Hát Thần Chú và Niệm Thần Chú

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Võ Tấn Hưng
Bài viết: 27
Ngày: 15/11/10 11:18
Giới tính: Nam

Hát Thần Chú và Niệm Thần Chú

Bài viết chưa xem gửi bởi Võ Tấn Hưng »

Nói đến Thần chú là sự linh thiêng. Trước khi Niệm phải có sự chuẫn bị cho bản thân mình phải sạch sẽ, tập trung tâm trí không bị tác động bên ngoài và đặc biệt là khi Niệm Thần chú phải có nơi như đến Chùa, quỳ trước Đạo tràng, hay bàn thờ Thổ địa Thần tài để Niệm. Nhưng nói đến hát Thần chú ( nhạc Thần chú tất nhiên là hát ) thì có thể áp dụng ở nhiều nơi và có thể cho nhiều thành trong xã hội. Như vậy có được không ?


Hình đại diện của người dùng
hphilong
Bài viết: 26
Ngày: 12/12/10 06:24
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Hát Thần Chú và Niệm Thần Chú

Bài viết chưa xem gửi bởi hphilong »

Thần chú phát huy công năng và sự linh ứng do tín tâm, sự thọ trì, giữ giới của người trì tụng. Nên 1 bài Nhạc Thần chú phát ra từ 1 cái máy có tính chất nghe cho vui, thanh tịnh 1 ko gian ở đó hoặc tạo cảm giác thoải mái cho tinh thần người nghe thôi chứ ko mang ý nghĩa khác :) Còn hát thần chú thì chưa thấy ai hát live show bao giờ ;)


Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Hát Thần Chú và Niệm Thần Chú

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Võ Tấn Hưng đã viết:Nói đến Thần chú là sự linh thiêng. Trước khi Niệm phải có sự chuẫn bị cho bản thân mình phải sạch sẽ, tập trung tâm trí không bị tác động bên ngoài và đặc biệt là khi Niệm Thần chú phải có nơi như đến Chùa, quỳ trước Đạo tràng, hay bàn thờ Thổ địa Thần tài để Niệm. Nhưng nói đến hát Thần chú ( nhạc Thần chú tất nhiên là hát ) thì có thể áp dụng ở nhiều nơi và có thể cho nhiều thành trong xã hội. Như vậy có được không ?
Hát thần chút ! Theo TTLL thì không gọi là như vậy. Trong thời mạt pháp này, căn cơ chúng sinh đa dạng nên tùy duyên mà hóa giải. Phổ nhạc thần chú cũng giống như phổ nhạc Hồng Danh của Chư Phật, để tạo bước khởi đầu tu tập cho tụng danh hiệu cũng như tụng Thần chú cho những bước tu tập cao hơn.
Thực tế TTLL thấy nếu có phổ nhạc thì bản thân TTLL hay "hát" hơn từ đó dễ đưa danh hiệu và thần chú vào tâm thức, từ đó dễ nhắc nhở TTLL phải nhớ và tụng niệm hàng ngày.


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Võ Tấn Hưng
Bài viết: 27
Ngày: 15/11/10 11:18
Giới tính: Nam

Re: Hát Thần Chú và Niệm Thần Chú (tt)

Bài viết chưa xem gửi bởi Võ Tấn Hưng »

Việc Kinh Phật ngày nay phổ nhạc không phải ít. Nếu việc phổ nhạc từ Kinh Phật để cho người hát hoặc những bài hát phát ra từ băng đĩa thật sự không linh nghiệm và "để nghe cho vui" theo Tấn Hưng thì không nên. Có ai cao siêu tự mình thử nghỉ : Phật có đồng ý cho việc làm này không, hay là trên đời này do sự phát triển ngày càng cao của tâm não, con người muốn sáng chế thêm những gì mình muốn?
Niệm Phật (Niệm Thần chú) là có giờ giấc, có nơi, có chổ, ăn mặc sạch sẽ, tập trung toàn năng và sự tín tâm của mình vào việc Niệm Phật, ... Nhưng hát Thần chú lại là việc khác, không mang tính ràng buộc như vậy.
Tấn Hưng rất cảm ơn Thầy Thanh Tinh Lưu Ly và đạo hữu hphilong qua những gì đã chia sẻ. Nhưng thật sự Tấn Hưng vẫn còn cảm thấy chưa vừa lòng lắm. Bởi vì, khi mở nhạc Thần chú ra nghe thì thấy rất hay và mọi người trong nhà hoặc khách đến thăm chơi đều cảm kích. Do vậy, việc dành thời gian để hát (tập hát), nghe nhạc Thần chú có thể chiếm nhiều hơn. Nhưng đạo hữu hphilong nói là " để nghe cho vui ". Tấn Hưng cảm thấy nếu nói "nghe cho vui" nghĩa là không linh nghiệm hay nói một cách khác là có thể có hại thêm. Kính mong Quý Thầy cảm thông và các đạo hữu, vì sự muốn thấu hiểu nên cần được sẻ chia thêm.
Xin chân thành cảm ơn.


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Hát Thần Chú và Niệm Thần Chú (tt)

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Võ Tấn Hưng đã viết:Việc Kinh Phật ngày nay phổ nhạc không phải ít. Nếu việc phổ nhạc từ Kinh Phật để cho người hát hoặc những bài hát phát ra từ băng đĩa thật sự không linh nghiệm và "để nghe cho vui" theo Tấn Hưng thì không nên. Có ai cao siêu tự mình thử nghỉ : Phật có đồng ý cho việc làm này không, hay là trên đời này do sự phát triển ngày càng cao của tâm não, con người muốn sáng chế thêm những gì mình muốn?
Niệm Phật (Niệm Thần chú) là có giờ giấc, có nơi, có chổ, ăn mặc sạch sẽ, tập trung toàn năng và sự tín tâm của mình vào việc Niệm Phật, ... Nhưng hát Thần chú lại là việc khác, không mang tính ràng buộc như vậy.
Tấn Hưng rất cảm ơn Thầy Thanh Tinh Lưu Ly và đạo hữu hphilong qua những gì đã chia sẻ. Nhưng thật sự Tấn Hưng vẫn còn cảm thấy chưa vừa lòng lắm. Bởi vì, khi mở nhạc Thần chú ra nghe thì thấy rất hay và mọi người trong nhà hoặc khách đến thăm chơi đều cảm kích. Do vậy, việc dành thời gian để hát (tập hát), nghe nhạc Thần chú có thể chiếm nhiều hơn. Nhưng đạo hữu hphilong nói là " để nghe cho vui ". Tấn Hưng cảm thấy nếu nói "nghe cho vui" nghĩa là không linh nghiệm hay nói một cách khác là có thể có hại thêm. Kính mong Quý Thầy cảm thông và các đạo hữu, vì sự muốn thấu hiểu nên cần được sẻ chia thêm.
Xin chân thành cảm ơn.
Tùy duyên, tùy duyên thôi! Muốn hóa độ phải tùy duyên, người chưa biết Phật pháp thì tùy duyên mà chỉ cho họ biết, họ biết được rồi thì ta nói sự thật cho họ nghe, sợ gì mà không được!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Hát Thần Chú và Niệm Thần Chú

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Tấn Hưng thân mến !
Lời dạy cuối cùng của Đức Thế Tôn có câu:
Các pháp hữu vi là vô thường
Nên đừng chấp nhiều. Tùy duyên và tùy căn cơ mà lựa chọn, không ai giống ai đâu ! Tu nhiều tu ít, cách này hay cách khác không quan trọng, quan trọng hơn cả là đạt quả giải thoát.
Tấn Hưng đọc lại kinh KINH THỦ LĂNG NGHIÊM - CHƯƠNG ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG để hiểu rõ hơn về niệm Phật.
Với Tấn Hưng "hát" danh hiệu, kinh điển hay thần chú không được linh nghiệm nhưng với người khác lại linh nghiệm thì sao ? Bản thân TTLL cũng thấy nếu vừa nghe vừa niệm thì có thể chút ít đạt tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý (Chính niệm). Nếu TH thấy không linh nghiệm thì Tấn Hưng cứ niệm Phật thôi. Thời gian Tấn Hưng chấp thì dành thời gian niệm Phật phù hợp duyên Tấn Hưng sẽ tốt hơn nhiều.

Nếu
Võ Tấn Hưng đã viết:Niệm Phật (Niệm Thần chú) là có giờ giấc, có nơi, có chổ, ăn mặc sạch sẽ, tập trung toàn năng và sự tín tâm của mình vào việc Niệm Phật, ...
Thì trong thời đại này không biết được bao nhiêu sát na,bao nhiêu thời có điều kiện lý tưởng này.

Xin nhắc lại câu mà TTLL rất thích:
VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết: Đời người qua mau, không khéo chỉ uổng kiếp được Phật Pháp. Tất cả như ảo ảnh, phút chóc tan biến, trơ trọi một mình ta!
Võ Tấn Hưng nên đọc kỹ lời của hphilong, philong không có ý đó:
hphilong đã viết:Thần chú phát huy công năng và sự linh ứng do tín tâm, sự thọ trì, giữ giới của người trì tụng. Nên 1 bài Nhạc Thần chú phát ra từ 1 cái máy có tính chất nghe cho vui, thanh tịnh 1 ko gian ở đó hoặc tạo cảm giác thoải mái cho tinh thần người nghe thôi chứ ko mang ý nghĩa khác :) Còn hát thần chú thì chưa thấy ai hát live show bao giờ ;)
Tuy nhiên quý đạo hữu phổ nhạc cho Kinh điển, danh hiệu, thần chú không có mục đích cũng như không mong muốn sau đó chỉ là
nghe cho vui, thanh tịnh 1 ko gian ở đó hoặc tạo cảm giác thoải mái cho tinh thần người nghe thôi chứ ko mang ý nghĩa khác
Tấn Hưng đừng khách sáo, có băn khoăn hoặc khó khăn thì cứ chia sẻ, đừng ngại :) kẻo lại
không khéo chỉ uổng kiếp được Phật Pháp
Võ Tấn Hưng đã viết:Tấn Hưng rất cảm ơn Thầy Thanh Tinh Lưu Ly
TTLL rất cảm ơn, nhưng TTLL chưa có đủ phước duyên nên vẫn là Phật tử tại gia thôi :(

Chúc đạo hữu thân tâm an lạc và tu tập tinh tấn !


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Võ Tấn Hưng
Bài viết: 27
Ngày: 15/11/10 11:18
Giới tính: Nam

Re: TTLL thân mến!

Bài viết chưa xem gửi bởi Võ Tấn Hưng »

Trước hết, xin kính chúc Điều hành viên TTLL vui vẻ và thành công trong mọi công việc.
Góp phần lớn cho Diễn đàn. TH được biết TTLL ngoài phật tử còn là một bác sỹ. TH có nhiều điều cần hỏi ở TTLL và xin địa chỉ mail của TTLL ?


Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: TTLL thân mến!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Võ Tấn Hưng đã viết:Trước hết, xin kính chúc Điều hành viên TTLL vui vẻ và thành công trong mọi công việc.
Góp phần lớn cho Diễn đàn. TH được biết TTLL ngoài phật tử còn là một bác sỹ. TH có nhiều điều cần hỏi ở TTLL và xin địa chỉ mail của TTLL ?
:"> Cảm ơn Tấn Hưng
Địa chỉ email của TTLL là: [email protected]
TTLL rất vui khi có duyên được tu học, chia sẻ kinh nghiệm tu học, giúp đỡ về kiến thức chăm sóc sức khỏe dù TTLL có vốn kiến thức không nhiều.
Chúc TH an lạc, tu tập tinh tấn, tâm Bồ Đề kiên cố.

NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Võ Tấn Hưng
Bài viết: 27
Ngày: 15/11/10 11:18
Giới tính: Nam

Re: Đi tìm bài viết

Bài viết chưa xem gửi bởi Võ Tấn Hưng »

Mình mới pot lên bài viết mới vào ngày 20.01.2011 nhưng đến 21.01.2011 tìm lại không thấy.
Bài viết mang tựa đề " chưa hiểu hết chữ tu "
TH không hiểu vì sao ?


Võ Tấn Hưng
Bài viết: 27
Ngày: 15/11/10 11:18
Giới tính: Nam

"Chưa biết thì hỏi, chưa giỏi phải hoc"

Bài viết chưa xem gửi bởi Võ Tấn Hưng »

-Nếu như mình đến Chùa hoặc ở nhà Niệm : " Nam Mô A Di Đà Phât ", đọc bao nhiều lần mới đúng.
-TH đọc trên các Diễn đàn hướng dẫn cách khấn vái, thường trước khi vào là khấn :
- Nam mô A di Đà Phật (đọc 3 lần)
- Con lạy Chín Phương trời, Mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Nhưng mâm cổ cúng mặn, khấn như vậy có được không ? kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: "Chưa biết thì hỏi, chưa giỏi phải hoc"

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Võ Tấn Hưng đã viết:-Nếu như mình đến Chùa hoặc ở nhà Niệm : " Nam Mô A Di Đà Phât ", đọc bao nhiều lần mới đúng.
-TH đọc trên các Diễn đàn hướng dẫn cách khấn vái, thường trước khi vào là khấn :
- Nam mô A di Đà Phật (đọc 3 lần)
- Con lạy Chín Phương trời, Mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Nhưng mâm cổ cúng mặn, khấn như vậy có được không ? kinhle kinhle
Ai dạy đọc bài "Con lạy chín phương trời mười phương Phật, phật tổ phật thầy, phật mẩu thiên thần v.v..." là tầm bậy đó. Bài đó mẹ tôi có tụng niệm lâu rồi, nói là hồi xưa có bà nào chỉ. Tôi biết liền ngăn, và soạn nghi thức mới cho mẹ tôi tụng niệm sáng tối hai thời, bà đã sửa lại mấy năm nay rồi.

Đã quy y Phật thì không có quy y một đấn thần linh, thiên thân quỷ vật trời nào khác. Phải hiểu rõ Tam Quy là gì. Hãy tìm đọc sách Phật Học Phổ Thông của cố HT Thích Thiện Hoa cho kỹ: http://old.thuvienhoasen.org/index-phathoc-phothong.htm

Hoặc Phật Học Tinh Yếu của cố HT Thích Thiền Tâm: http://niemphat.net/Luan/phathoctinhyeu.htm

Tôi không biết ông muốn tu tập pháp nào. Nhưng nếu tu Niệm Phật thì theo các nghi thức tụng Niệm trong các Kinh đã được HT Trí Tịnh dịch rồi theo đó mà làm. Ví dụ như là Tụng Kinh A Di Đà xong, đến tụng Bát Nhã Tâm Kinh, rồi đọc bài Tán Phật "A Di Đà Phật Thân Kim Sắc, Tướng Hảo Quang Minh Vô Đẳng Luân v.v.." Sau đó niệm Phật "Nam Mô A Di Đà Phật" bao nhiêu câu tùy khả năng, trăm câu, ngàn câu, vạn câu. Xong rồi đọc bài phát nguyện hồi hướng vãng sanh Cực Lạc.

Tôi có link đến cách tu CHUYÊN NIỆM PHẬT của cư sĩ Hạ Liên Cư soạn:

http://niemphat.net/Kinh/tinhtutiepyeu.htm

Tìm hiểu pháp môn Tịnh Độ và đường lối tu hành như thế nào nên đọc sách Niệm Phật Thập Yếu của cố HT Thích Thiền Tâm:

http://niemphat.net/Luan/niemphatthapyeu.htm

Lá Thư Tịnh Độ của Ấn Quang Pháp Sư:
http://niemphat.net/Luan/lathutinhdo.htm

Đường Về Cực Lạc của HT Thích Trí Tịnh:
http://niemphat.net/Luan/duongvecuclac.htm

Ngoài ra nên tìm đọc sách có viết về những người niệm Phật vãng sanh, để mình tăng thêm tín tâm, tu hành.

Chúc an vui.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: "Chưa biết thì hỏi, chưa giỏi phải hoc"

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Võ Tấn Hưng đã viết:-Nếu như mình đến Chùa hoặc ở nhà Niệm : " Nam Mô A Di Đà Phât ", đọc bao nhiều lần mới đúng.
-TH đọc trên các Diễn đàn hướng dẫn cách khấn vái, thường trước khi vào là khấn :
- Nam mô A di Đà Phật (đọc 3 lần)
- Con lạy Chín Phương trời, Mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Nhưng mâm cổ cúng mặn, khấn như vậy có được không ? kinhle kinhle
Niệm Phật bao nhiêu lần cũng được bạn à! Có nhiều hội niệm Phật một ngày là phải 10000 biến mới ngưng. Niệm hằng ngày, liên tục không gián đoạn (trừ khi làm việc đầu óc) đến khi nào nhất tâm bất loạn vẫn cứ niệm, niệm đến khi thấy Phật A Di Đà cùng thánh chúng hiện ra tiếp dẫn lên Tây Phương Cực Lạc ngồi lên tòa sen là hoàn thành tâm nguyện!

Còn câu "con lạy chín phương trời..." bạn xem ở đâu vậy ? Không phải Phật pháp đâu nhá! Nhất là kinh Địa Mẫu bạn đừng đọc, kinh giả đấy. Hãy sáng suốt mà quán soi, muốn quán soi sáng suốt phải đọc nhiều kinh điển đạo Phật và thực hành.

Tuyệt đối, cúng Phật không được cúng đồ mặn, nếu không đời sau sẽ bị ghẻ lác và bệnh phong (quả báo) bạn nên đọc kinh nhân quả ba đời!

Kính! tangbong


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách