Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Bài Này KC Tìm Được Trong Mộtt Diễn Đàn PG Khác Không Biết Tác Giả Là Ai Nhưng Thấy Cũng Hay.

Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh


Chân Kiến Tánh là sự Kiến Tánh Chân Thực! một khi đã Kiến Tánh thì ngay lập tức đoạn tận tham lam - sân hận - si mê, ngã chấp!

Một thiền sư đã nói: một phen ngộ là hằng ngộ chẳng trở lại mê! , đạt được Niết Bàn quả. Xét như vậy thì thấy rõ bất cứ một sự Kiến Tánh nào mà không lập tức đoạn tận tham sân si thì đó chưa phải là Chân Kiến Tánh! mà chỉ là Tợ Kiến Tánh mà thôi!

Tợ Kiến Tánh thì có phần hơi giống như Kiến Tánh nói thiền nói đạo in hệt tổ sư nhưng trong tâm thì vẫn động loạn, tham sân si ngã chấp vẫn còn!

Vấn đề này là dùng để tự xét mình chẳng phải dùng để xét người!!! Tự xét mình thấy đã đoạn tậm tham sân si hay chưa sẽ tự biết! Thiền nói riêng và việc tu nói chung là phải tự mình phải thành thật với chính mình! còn nếu tự dối mình, rồi lại đi dối người, thì đó chỉ là "thiền danh", "tu danh" cũng chẳng dính dáng tới ai!!! tự làm tự chịu!!!

Vấn đề này em chỉ nói trên lý không nhằm ám chỉ ai! ai có tật ---> giật mình, ráng chịu!!!!

Riêng bản thân em tự xét mình vẫn còn tham sân si nên biết mình chưa có được Chân Kiến Tánh!!!!

Có loại Kiến Tánh Khởi Tu!!!! -----> mới vào cửa, bắt đầu tu! sao đó còn mở rộng ra thêm nữa!!!

Có loại Kiến Tánh Thành Phật!!!---->> đã hết việc để làm!!!

Sở dĩ trong thiền không cho phép tự chứng là để tránh sự ngộ nhận Tợ Tiến Tánh làm Chân Kiến Tánh đó!! Nhưng cái Danh Kiến tánh nó lớn quá, nó ngọt ngào quá khiến bao kẻ học đạo tu Thiền bỏ quên nó đi mà rơi vào ma đạo lúc nào không hay!!!



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Có chân có tợ là sao ! (chỗ này là do người được khai thị chân tâm mới thấy như thế ) ; kiến tánh thì tự người đó biết ! không thể nhầm lẫn đối với hành giả kiến tánh ! nói kiến tánh thành phật thì đã có cổ nhân nói : ai bảo kiến tánh thành Phật ! ta bảo kiến tánh còn cách Phật rất xa !
Nhưng xa là xa thế nào thì chỉ có hành giả đi trên con đường này mới biết ! khó là ở chỗ đó ! khi biết như thế nào thì khi đó hành giả biết được : trong cái đêm ấy Ngũ Tổ đã nói gì với Lục Tổ ! chỗ này không phải là đánh đố hay lươn lẹo , không đi chỗ này thì quý vị không nên bàn ! không phải là nói không được , nếu thật lòng muốn biết thì khi được nghe hành giả sẽ thấy toàn bộ vấn đề ! nhưng sở dĩ không nói mà như cổ nhân nói : hãy để cái miệng nó lên meo như cái quạt mùa đông ấy rồi hẵng nói ! nó có nguyên dolà : khi nói ra nếu hành giả chưa sẵn sàng đón nhận thì hại cho chính hành giả đó !


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Có chân có tợ là sao ! (chỗ này là do người được khai thị chân tâm mới thấy như thế ) ; kiến tánh thì tự người đó biết ! không thể nhầm lẫn đối với hành giả kiến tánh ! nói kiến tánh thành phật thì đã có cổ nhân nói : ai bảo kiến tánh thành Phật ! ta bảo kiến tánh còn cách Phật rất xa !

Có Khi Người Đã Kiến Tánh Mà Chưa Tự Biết.

Điển Hình Là Các Vị Tổ Thiền Tông Xưa Vẫn Phải Đi Cầu Ấn Chứng Nơi Các Vị Tổ Trước Về Sự Thấy Tánh.

Kiến Tánh Cũng Có Cạn Sâu Chẳng Đồng Chứ Không Phải Thấy Tánh Là Ai Cũng Như Ai.

Như Đệ Tử Đời Sau Của Lục Tổ Đâu Có Ai Thấy Bằng Lục Tổ.

Còn Tợ Kiến Tánh Là Nói Giải Ngộ.

Nhiều Khi Tự Nhiên Trí Được Thông Sáng Hiểu Ra Lý Lẽ Trong Kinh Mà Lâu Nay Không Biết Thì Lầm Cho Là Kiến Tánh.

Chân Kiến Tánh là sự Kiến Tánh Chân Thực! một khi đã Kiến Tánh thì ngay lập tức đoạn tận tham lam - sân hận - si mê, ngã chấp


Câu Này KC Thấy Rất Chính Xác.

Hành Giả Dùng Điều Trên Để Tự Xét Mình Thì Biết Là Mình Kiến Tánh Hay Chưa.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Đ/H không đi lối này thì không nên bàn sâu ! PL chỉ trao đổi những gì PL đã đi qua ! thực ra nó không là gì ghê gớm lắm đâu ! chỉ vì khi học đạo chính mỗi người chúng ta đã vô tình vẽ sẵn : nó là thế này ! thêm nữa do ảnh hưởng của những sách vở mà không nói rõ pháp hành !
"Có Khi Người Đã Kiến Tánh Mà Chưa Tự Biết"
-Không thể nói là hành giả không biết mà là chưa triệt ngộ mà thôi (như Lục Tổ)
Đã kiến tánh thì trước sau không đổi mà chỉ có trí tuệ rốt ráo hay chưa mà thôi !
"Nhiều Khi Tự Nhiên Trí Được Thông Sáng Hiểu Ra Lý Lẽ Trong Kinh Mà Lâu Nay Không Biết Thì Lầm Cho Là Kiến Tánh."
Nếu thực sự kiến tánh thì tức thì những hiểu biết bằng tri thức mất sạch ! và thấy tất cả mọi kinh điển (bất kể A hàm , pháp cú , phương đẳng , luận ..)chỉ tả có mỗi chỗ này !
Hành giả kiến tánh mặc dù trí tuệ chưa đầy đủ nhưng một người mở miệng nói đạo pháp thì liền biết người đó như thế nào , (chỉ là tự nhiên , do huệ cạn mà biết , không có "thần thông" gì ở đây hết , đó là lục thông )
"Chân Kiến Tánh là sự Kiến Tánh Chân Thực! một khi đã Kiến Tánh thì ngay lập tức đoạn tận tham lam - sân hận - si mê, ngã chấp"
Khoan bàn đến chỗ này ! phải nói là không nên ! nó chỉ làm trở ngại hành giả mà thôi ! cũng như PL đã nói ở trên là : khi học đạo vô tình chúng ta đã định sẵn nó phải như thế này ! như thế đồng nghĩa chúng ta vạch ra con đường cho chúng ta đi chứ không đi con đường mà Bổn Sư chỉ dẫn !


vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

Giờ mình mới để ý nik bạn : " KIMCANG_ Admin nhiệm kỳ "08_10".
May mà bạn đã soán ngôi rồi đó.... kinhle

Người cao biét được người thấp.Người thấp chẳng thể biết được người cao .
Đã chẳng thể biết thì việc luận bàn cũng chẳng nên đem ra !...

Bạn tự nhận mình chưa KIẾN TÁNH...vậy thì chưa thể dùng ngôn ngữ luận bàn người khác được !.
Bác nhâm kiến tánh hay chưa !..Đó là việc của 1 người kiến tánh nhận biết người kiến tánh.Thuộc về lãnh vực nhận định của 1 người khác !.CHưa tới lượt bạn !...

Mà mình bảo bác nhâm kiến tánh rồi đấy !...Nhập tánh rồi đấy !...
Mình cũng bảo bạn đang sống với cái Tánh rồi đấy !...bạn ko dám tin hả ?..Sợ hả ... :)) .

Thế mới biết căn lớn hay nhỏ !...Khác nhau ở chỗ "TIN hay Không"...nếu ko tin thì tự chặn lối của mình !.

Tin khác với kiêu mạn nhớ !..bác Nhâm có niềm tin chắc thật !... tangbong .Bản lãnh của niềm tin là thế..... =((


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

@ vu ngoc anh ! chúng ta lên diễn đàn chỉ nên ở tinh thần trao đổi ! chớ làm kinh động !


vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

DẠ !...Cháu sẽ nghiêm túc hơn... kinhle ..
Ko quậy quá đà...đùa quá trớn !... kinhle


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Kiến tánh ở đây có nghĩa là mới ngộ thôi chứ chưa chứng nhập.
Ngộ , có nghĩa là biết cái tánh của mình là gì, ở đâu. Vẫn còn ở trong mê.
Chứng nhập rồi thì có tam minh, lục thông, thụ dụng tùy ý.
Bởi vậy ai chưa có lục thông mà nghĩ mình đã chứng nhập rồi, tức là vẫn còn mê.
Sắp thành ma, phá hoại Phật pháp.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Đ/H bình mỗi người chúng ta lên đây phát biểu , tuy là thế giới ảo nhưng hoàn toàn chịu trách nhiệm về tư tưởng lời nói hành động của mỗi người đấy nhé !


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Theo tôi nghĩ thì:

Thật ra Hiểu đạo trên cái lý thì không khó, nhưng cũng đã khó với rất nhiều người. Đôi khi mình tưởng là mình hiểu nhưng có lúc chưa, có lúc ánh sáng hé lên, có lúc lại tối, dễ quên nếu không thường tu tập, cũng như dễ bị nghiệp thức và cảnh trần lôi đi nếu không thường chánh niệm tỉnh giác. Thành ra người Hiểu Đạo đang tu hành thì dụ như đôm đốm, thoạt có thoạt không, thoạt còn thoạt mất. Có người thì chóp tắc liên tục, có người thì chóp sáng một chút rồi tắc lâu, rồi mới chóp lên lại, nếu buông bỏ không thường tu tập thì từ từ sẽ mất. (Bên Tông gọi là Giai Đoạn Nghi Tình)

Còn Ngộ Đạo thật sự như Tổ thì khó, khi Đốn Ngộ rồi thì hằng tỉnh giác, như đèn điện sáng không gián đoạn. Nhưng khi đến gian đoạn nầy rồi thì vẫn còn tập khi quá khứ. Cho nên vẫn phải tu để tiêu trừ tập khí đến khi thành Phật. Nhưng cái hay là từ nay vô công dụng hạnh cho đến khi thành Phật. (Giai Đoạn đã Kiến Tánh)

Như bên Thanh Văn thì chứng quả Tu Đà Hoàn là ổn rồi, tức bước vào dòng Thánh (Nhập Lưu), chỉ còn 7 đời nữa thì thành A La Hán. Người Đốn Ngộ bên Tông cũng tương tựa, tức là ổn rồi, bước vào dòng Thánh, không còn trở lại địa vị phàm phu. Trải qua các địa vị của Bồ Tát để đến Diệu Giác.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

PL thiết nghĩ lên diễn đàn nên cùng nhau trao đổi đường lối tu hành là chính ! ai biết sao nói vậy ! hãy tôn trọng lẫn nhau , với tinh thần đó thì mỗi chúng ta mới nhìn ra lỗi của mình !
"Biết nói không biết , không biết nói biết " như trong kinh địa tạng nói thì chỉ tạo tội cho chính mình mà thôi ! chính nghiệp thức đó nó dẫn chúng ta vào đường khổ muôn kiếp không đường ra mà thôi !


vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

Cháu muốn nói tiếp...vì tư tưởng đang tràn ra !...NHưng ko biết nói ra có ích hay có hại cho người ta nữa !...Cháu ko biết ..cháu thử nói chơi nhé !...Bác nhâm thấy cháu sai thì cháu sẽ dừng !... kinhle

NA mới giải ngộ nhưng đủ hiểu biết và lập luận để phân định đúng sai của ngôn ngữ sách vở !

Theo NA nghĩ !...
Người kiến tánh và người chưa kiến tánh GIỐNG và KHÁc nhau ở điểm này :

GIỐNG : Cả 2 đều NHẬP TÁNH ,sống với Tánh !...

KHÁC :+ Người thấy TÁNH,sống với TÁNH,từ rày về sau ko triển khai tri kiến chúng sanh !...
+Người chưa thấy TÁNH,vừa sống với TÁNH lại vừa khai triển tri kiến chúng sanh mịt mù tới nỗi quên cả TÁNH mình !


_ Người kiến tánh thì từ đó về sau họ ko nhầm lẫn trong công phu nữa, mà thẳng tiến dứt trừ tập khí,lên dần tới quả vị Phật--> cái này thì lâu !.
Người chưa kiến tánh,lộn lên lộn xuống.Công phu kiểu gì thì TRI KIẾN chúng sanh cũng vẫn chưa dứt !...Hai chân đạp lên 2 con thuyền !.


Chả biết nói cái này có hại cho ai ko nữa !... kinhle ...


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]28 khách