THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

219 – THIỀN LƯU

Ngài Vạn Am nói :
Sơ tổ Đạt Ma nơi Thiếu Lâm trao truyền cả y và pháp. Nhưng đến đời Lục tổ Huệ Năng thì không truyền y nữa. và chỉ lấy hành, giải tương ưng mà thôi. Do đó đời đời truyền thừa gia nghiệp, Tổ đạo thêm sáng, con cháu đông đúc. Sau ngài Đại Giám tức Lục tổ, ngài Thạch Đầu, ngài Mã Tổ đều là đích tôn, xiển dương Thiền đạo, thực ứng vào huyền sấm của ngài Bát Nhã Đa La “Cần nhờ con cháu về sau thực hành” vậy (1). Huyền ngôn diệu ngữ của hai vị Đại sĩ trên lưu bá khắp hoàn khu. Và những vị tiềm phù, mật chứng đạo chỉ trên, thường thường xuất hiện.
Sư, pháp nhiều nên người học đạo không phải chuyên theo một pháp môn nhất định. Vì vậy nguồn dòng Tào Khê chia thành năm phái (2). Tuy đồ chúng vuông, tròn khác nhau nhưng thể của nước chỉ là một. Năm phái trên đều chuyển theo hóa môn của phái mình, làm cho tiếng hay vang dội, và gia sức làm theo trách nhiệm của mình. Trong lúc nhàn rảnh, các ngài phát ngôn ra một pháp lệnh là thu thập được các học giả, làm cho tùng lâm hưng thịnh. Như thế không phải cẩu thả mà có được ! Bởi thế có sự thù, xướng lẫn nhau, làm rõ nghĩa vi diệu, mở rộng lý u thâm, tùy thời, hoặc nén xuống, hoặc dương lên, đều là phụ giúp cho pháp hóa. Những lời nói coi như vô vị, như nấu vỏ cây làm canh, nấu đinh sắt làm cơm cho hậu bối nhai, nhắp gọi là niêm cổ (nhặt lấy và đem những bài tụng của cổ nhân ra để giải thích thêm). Và bắt đầu tụng lời của cổ nhân này bắt đầu từ ngài Phần Dương, Thiện Chiêu thiền sư, đến ngài Tuyết Đậu (Tuyết Đậu, Trọng Hiển thiền sư, ở Minh Khôn. Ngài họ Lý ở Toại Châu. Ngài nối pháp Trí Môn, Quang Tộ thiền sư, thuộc đời thứ 9 phái Thanh Nguyên) mở rộng diệu âm, làm rõ ý chỉ mênh mông như biển không bờ .
Những tác giả sau này cũng bắt chước làm theo ngài Tuyết Đậu, không nhìn lại đạo đức mình ra sao, mà chie chuyên dùng những lời, những câu văn vẻ, màu mè, mới mẻ khiến cho kẻ hậu sinh, vãn tiễn, không thể thấy được ý chỉ hồn thuần, đại toàn của cổ nhân.
Tôi đi thăm các nơi tùng lâm và yết kiến các vị tiền bối, nếu nơi nào tôi thấy không phải là ngữ lục của cổ nhân, tôi không xem, không phải là hiệu lệnh cùa ngài Bách Trượng, tôi không làm. Như thế đâu phải là tôi đặc biệt hiếu cổ. Nhưng vì người đời nay không làm đủ qui pháp cho tôi noi theo ! Tôi mong các bậc thông nhân đạt sĩ hiếu ý tôi ở ngoài lời nói của tôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

GHI CHÚ :
(1) Huyền sấm: Đạt Ma Tổ sư là sơ tổ thiền tông ở Trung Hoa. Sau khi đắc pháp nơi ngài Bát Nhã Đa La, ngài có hỏi : “Sau này con nên đến nước nào để làm Phật sự ?” Ngài Bát Nhã Đa La nói :”Ông tuy đắc pháp nhưng chưa đi xa được, ông hãy ở yên tại miền nam Thiên Trúc. Đợi sau khi tôi thị tịch 67 năm, khi đó ông hãy đi sang nước Chấn Đán (Trung Hoa) mà truyền bá đại pháp. Ông cần trực tiếp với bậc thượng căn. Ông nên cẩn thận đừng đi xa và khi bị suy, Ở nơi mặt trời lặn”. Hỏi “ Nơi ấy có Đại Sĩ nào lãnh thụ được pháp không ?” Đáp “Nơi ông giáo hóa, những người được đạo đếm không xiết. Sau khi tôi diệt độ 67 năm, nước ấy có nạn, ông không nên ở lại. Nước ấy ưa làm công đức hữu vi mà không thấy được Phật lý”.
(2) Năm phái : Lục tổ Huệ Năng truyền xuống 2 vị : Nam Nhạc, Hoài Nhượng và Thanh Nguyên, Hành Tư.

Nam Nhạc, Hoài Nhượng
Mã Tổ Đạo Nhất
Bách Trượng Hoài Hải
a) Qui sơn Linh Hựu………… b) Hoàng Bá Hy Vận
Ngưỡng Sơn Huệ Tịch……… Lâm Tế Nghĩa Huyền
Lập Tông QUI NGƯỠNG…… Lập Tông LÂM TẾ

Thanh Nguyên Hành Tư
Thạch Đầu Hy Thiên
Dược Sơn Duy Nghiễm……….. Thiên Hoàng Đạo Ngộ
Vân Nham Đàm Thạch………… Long Đàm Sùng Tín
Động Sơn Lương Giới ………… Đức Sơn Tuyên Giám
Lập Tông TÀO ĐỘNG …………. Tuyết Phong Nghĩa Tồn
------------------------------------------- Vân Môn Văn Yển ----------------Huyền Sa Sư Bị
------------------------------------------- Lập Tông VÂN MÔN --------- La Hán Quế Thâm
----------------------------------------------------------------------------- Thanh Lương Văn Ích
--------------------------------------------------------------------------- Lập Tông PHÁP NHÃN


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

220 – THIÊN KIẾN

Ngài Vạn Am nói :
Gần đây thấy các Tăng sĩ hay chấp thiên kiến, không thông tình người, nhẹ tin những lời nói của người mà không thể kéo lại được, và lại thích những người nịnh mình. Thuận thì khen, trái thì xa. Nếu có vị nào mới hiểu biết được một chút hay nửa phần, lại bị những ác tập ấy che lấp và cho đến lúc bạc đầu cũng không thành đạt được gì thì nhiều vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

221 – TAM HỌC

Ngài Vạn Am nói:
Tùng lâm suy vi đến nỗi các tà thuyết bùng lên mạnh mẽ. Họ nói “Giới luật bất tất phải giữ. Định tuệ bất tất phải tập. Đạo đức bất tất phải tu. Ham muốn bất tất phải bỏ. Họ lại dẫn kinh Duy Ma Cật và kinh Viên Giác làm chứng, và khen ngợi tham, sân, si, sát đạo, dâm là phạm hạnh. Ôi những lời nói ấy không những làm hại cho tùng lâm ngày nay, mà thực sự làm hại cho pháp môn muôn đời vậy.
Tại khắp cõi đất của phàm phu này, tham sân, ái dục, nhân ngã, vô minh, niệm niệm vin theo duyên trần, khác gì như vạc nước sôi, làm sao cho nó trong mát lại được ? Tiên Thánh tất phải suy nghĩ nhiều về vấn đề ấy, nên mới đặt ra tam học : Giới, định, tuệ để ngăn giữ, ngõ hầu làm cho tâm người có thể quay trở lại với chân tâm. Nay những kẻ hậu sinh, vãn tiến không giữ giới luật, không tập định tuệ, không tu đạo đức, chuyên đem sự học rộng, bàn giỏi ra làm dao động kẻ lưu tục mà không có gì kéo trở lại được. Do đó tôi quyết cho những lời nói đó là làm hại cho muôn đời.
Chỉ những cao sĩ hành cước có chính nhân, thường đem đại sự sinh tử biện minh, giữ gìn thành tín là không bị bọn này lôi kéo. Các vị ấy nói : Lời bàn của họ không thể tin được, như phân của chim trẫm độc, như nước của rắn độc uống. Các thứ ấy còn không nên nghe thấy, trông thấy, huống là ăn uống ư ? Bọn ấy thực là những kẻ giết người, không còn ngờ vực gì nữa. Những người hiểu biết tự nhiên xa tránh chúng


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

222 – CỔ PHONG

Ngài Vạn Am nói :
Đệ tử ngài Thảo Đường, chỉ có ngài Sơn Đường là có phong cách cổ nhân. Khi ngài Sơn Đường ở chùa Hoàng Long, ai trông coi việc gì hay đi công cán cho tùng lâm, đều phải giữ đầy đủ uy nghi. Trước tiên đến nhà phương trượng nhận lãnh sự dặn dò, sau đó ngài cho sắm sửa trà, thang để thù tiếp rồi mới đi làm việc. Nghi lễ ấy trước sau không thay đổi.
Trong chúng có Trí Ân Thượng Tọa, sửa việc minh phúc, cầu siêu cho thân mẫu, vô ý đánh rớt hai đồng tiền, và suốt hai ngày không tìm. Thánh Tăng Tài, thị giả quét nhà thấy được, đem treo vào chỗ gắn thập di bài (nơi để thẻ bài, ai nhặt được của rơi đem cất vào đó. Ai mất đồ thì đến nhận), cả chúng đều biết. Thế mới biết : Vị chủ pháp thanh tịnh, nên trên dưới bắt chước vậy


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

223 – ĂN UỐNG

Ngài Vạn Am giữ tính tiết kiệm. Trong hàng Tăng sĩ có người bàn trộm. Ngài Van Am nghe được nói :
Buổi sáng ăn cao lương mỹ vị, buổi chiều chán món ăn không ngon, là thường tình của người. Các vị đã nghĩ đến đại sự sinh tử, cùng nhau tìm đến nơi tịch mịch này, nghĩ đến đạo nghiệp chưa xong, cách thời thánh nhân đã xa, gắng sức tu hành, há sáng chiều chỉ nghĩ đến việc ăn uống ư ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

224 – BÌNH LUẬN

Ngài Vạn Am tính nhân hậu, xử mình liêm ước. Khi bình thường ngài nói ra một lời, một câu nào thì lời gọn, nghĩa tinh, học rộng, nhớ dai, hỏi suốt đạo lý chứ không tạm ngưng hay theo càn lời nói của người. Khi ngài cùng những người khác bình luận cổ kim, thì như thân ngài ở ngay thời gian ấy, làm cho người nghe hiểu rõ như tự mắt trông thấy. Các tăng sĩ thường nói : Tham học suốt năm, không bằng nhận được sự bàn luận của ngài một ngày


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lại nữa, Đại Huệ ! Đại Bồ Tát dựng lập tướng trí huệ, trụ rồi ở trên ba tướng Thánh Trí phải siêng tu học.

Trí huệ là do đối bất giác mà nói. Bất giác tự tâm ắt hàng ngày ở trong hiện lượng mà không thể trụ. Đã giác an trụ vẫn có ba tướng Thánh Trí, nương ngộ cùng tiêu, bi nguyện sẽ viên mãn.

Những gì là ba tướng Thánh Trí phải siêng tu học ?
Nghĩa là :
- Tướng vô sở hữu
- Tướng tướng tất cả chỗ, chư Phật tự nguyện (tướng vô trụ chư Phật sở nguyện)
- Tướng tự giác Thánh Trí cứu cánh.
Tu hành được đây rồi hay xả tướng tâm : trí huệ lừa què, được địa thứ tám của bậc Tối thắng tử, ở trên ba tướng kia, do tu hành mà sanh.
Đại Huệ !
- Tướng vô sở hữu ấy là tướng của Thanh Văn, Duyên Giác và ngoại đạo kia, do tu tập mà sanh.
- Tướng tất cả chỗ tự nguyện ấy là chỗ chư Phật trước tự nguyện sanh.
- Tướng tự giác Thánh Trí cứu cánh ấy, là tất cả pháp tướng không có chỗ chấp trước, được thân Như huyễn tam muội, chỗ chư Phật địa tiến thú tu hành mà sanh.
Đại Huệ ! Đây gọi là ba tướng Thánh Trí. Nếu người thành tựu ba tướng Thánh Trí này, hay đến cảnh giới tự giác Thánh Trí cứu cánh. Thế nên Đại Huệ ! ba tướng Thánh Trí này phải nên tu học.


Thất địa đoạn ngã chấp đã hết, tất cả tâm dứt không còn khởi lại, tương tự với nhị thừa, nên nói là trí lừa què. Vào Bát địa rồi sau mới xả.
- Tướng Vô sở hữu là quán không của nhị thừa. Bồ tát trụ tướng trí tuệ mà vẫn dùng thiền tịnh của nhị thừa để trừ sạch pháp chấp vi tế. Đây gọi là chẳng bỏ phương tiện mà chẳng chấp là thật pháp.
- Tướng Phật trước tự nguyện: Kinh Anh Lạc nói “Chưa qua khổ đế, khiến qua khổ đế. Chưa hiểu tập đế, khiến hiểu tập đế. Chưa an đạo đế, khiến an đạo đế. Chưa được diệt đế, khiến được diệt đế”. Đây là tứ hoằng thệ, y nơi giáo, biệt, viên đều duyên hai thứ “Tứ thánh đế “ hữu tác và vô tác. Đây là tướng Phật trước tự nguyện. Bồ Tát phát tâm không đồng với nhị thừa.
- Tướng tự giác Thánh Trí cứu cánh là ở tất cả chỗ, chứng được cảnh giới tự tâm hiện lượng, đạt tất cả pháp không ngăn ngại, được thân như huyễn viên mãn Phật địa. Đây là sai biệt trí vậy. Chẳng nói sai biệt mà nói Thánh trí cứu cánh, là do sai biệt cứu cánh là căn bản. Trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài Đồng tử trải qua 110 thành học đạo Bồ Tát, rốt sau đi đến chỗ Di Lạc lại khiến trở lại yết kiến Văn Thù . Bảo “Ông trước được gặp các Thiện tri thức, nghe hạnh Bồ Tát, vào môn giải thoát, đầy đủ đại nguyện, đều là sức oai thần của Văn Thù. Văn Thù Sư Lợi ở tất cả chỗ đều được cứu cánh”. Cho nên biết , trước trụ tướng trí tuệ, sau siêng tu ba tướng. Ba tướng thành tựu cũng chỉ nói : hay đến cảnh giới tự giác Thánh trí cứu cánh. Bởi vì căn bản trí sáng tột thì các sai biệt, cũng cứu cánh không khác vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

225 – BẤT NHIỄM

Ngài Vạn Am nói với Biện Thủ tọa (Đại Biện thiền sư, chùa Chiêu Giác, phủ Thành Đô, nối pháp Đại Qui Thái thiền sư, đời thứ 16 phái Nam Nhạc).
Viên Ngộ sư ông có nói :”Tăng sĩ đời nay ít tiết nghĩa, không liêm sỉ, và bị các sĩ, đại phu khinh rẻ nhiều”. Vậy các ông, trong thời gian sau này, thảng hoặc không tránh khỏi được sự bao vây của những bọn người như những loại trùng có chân hay không chân, thì các ông phải luôn luôn cố gắng thực hành theo qui củ, thẳng mặc, đừng chạy theo thế-lợi và nịnh người ra mặt. Họa hoạn, sinh tử đều gánh vác. Nếu được như thế, tức là thông ra ngoài cõi ma, mà vào cõi Phật vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

226 – VỪA Ý

Biện Thủ tọa khi ra trụ trì chùa Thê Hiền ở Lư Sơn, ngài thường mang theo mình một gậy trúc, mắc hai chiếc giầy cỏ vào đấy và đi qua đất Cửu Giang. Đông Lâm, Hỗn Dung trưởng lão (1) trông thấy thế trách
- Sư là mô phạm của người. Cử chỉ của ông như thế, không những tự khinh mình, mà còn rất thất lễ đối với chủ nhân.
Biện Thủ tọa cười, nói :
- Nhân sinh lấy vừa ý làm vui, tôi có lỗi gì ?
Biện Thủ tọa nói xong, cầm bút viết bài kệ để lại, rồi đi. Bài kệ như sau :

Vật vị Thê Hiền cùng
Thân cùng đạo bất cùng
Thảo hài nanh tự hổ
Trụ trượng hoạt như long
Khát ẩm Tào Khê thủy
Cơ thôn lật cức bồng
Đầu đồng, thiết ngạnh hán
Tận tại ngã sơn trung

Dịch
Đừng bảo Thê Hiền cùng (nghèo)
Thân cùng đạo chẳng cùng
Giầy sô hăng tựa hổ
Gậy chống quẫy như rồng
Khát uống Tào Khê thủy
Đói ăn hạt cỏ bồng
Hạng đầu đồng, trán sắt
Đều tại núi ta không.

GHI CHÚ
(1) Hỗn Dung trưởng lão tức Phổ Dung thiền sư. Ngài là người Phúc Châu, đắc pháp nơi Ngũ Tổ Diễn thiền sư, thuộc đời thứ 14 phái Nam Nhạc. Khi ngài làm Tri tạng ở nơi ngài Ngũ Tổ Diễn, ai đến ngài cũng tiếp chuyện bằng tiếng xứ Mân và tụng lời thật quê nên người ta đặt tên ngài là Hỗn Dung.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

227 - PHÙ HOA

Ngài Biện Công nói với ngài Hỗn Dung :
Rồng giả không làm được mưa, bánh vẽ làm sao khỏi đói. Tăng sĩ không có thực đức ngoài cậy hoa sảo như chiếc thuyền mục nát, sơn phết màu mè, sai người bù nhìn chở. Thuyền này khi để trên đất liền thì khả quan, nhưng một ngày kia, thả xuống sông, hồ , gặp sóng gió, há không nguy sao ?

228 – TẬN THÀNH

Ngài Biện Công nói :
Là bậc trưởng lão thay Phật tuyên hóa, cốt ở chỗ đối với chúng, mình phải trong sạch, làm việc nên hết lòng thành thực, không nên chọn lợi-hại để tâm mình bị phân biệt. Tôi làm, quyết phải như thế còn thành hay không thành dù tiên thánh cũng không thể quyết định được, huống là tôi. Làm sao có thể cưỡng thành được !


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

229 – HÌNH THỨC

Ngài Biện Công nói :
Ngài Phật Trí (Phật Trí Dụ thiền sư ở chùa Dục Vương, phủ Khánh Nguyên, dòng dõi Ngô Sở Vương, ngài nối phápViên Ngộ Cần thiền sư) ở chùa Tây Thiên, các tăng sĩ đều lo về việc uy nghi, y phục tề chỉnh. Nhưng chỉ có ngài Thủy Am (Tịnh Từ, Thủy Am, Đoan Nhất thiền sư ở phủ Lâm An, Ngài nối pháp Phật Trí Dụ thiền sư, thuộc đời thứ 16 phái Nam Nhạc) phú tính ,hồn nhiên, thanh đạm, ăn mặc sơ sài, mà vẫn ngang nhiên ở trong chúng đông người, không chút lo nghĩ gì. Ngài Phật Trí thấy thế trách “Sao ông ăn mặc bừa bãi thế ?”. Ngài Thủy Am thưa “Tôi không phải là không biết thụ dụng, nhưng thực sự chỉ vì nghèo, không thể may sắm được. . Nếu tôi có tiền tôi cũng may một đôi áo lông, bằng lông con chuột tuyết để cùng dự vào làng lửa nóng, nhưng vì nghèo , nên không làm sao được”. Ngài Phật Trí cười, ý hẳn không cưỡng ép ông ấy được, liền thôi


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.46 khách