TÀ SƯ RẤT NHIỀU

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÀ SƯ RẤT NHIỀU

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Muốn Không Bị Mê Lầm Thì Y Theo Kinh Luận Luận.

Không Y Theo Kinh Luật Luận Thì Tự Mình Đã Thành Tà Sư Chứ Chẳng Cần Ta Sư Nào Khác Làm Mê Lầm.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: TÀ SƯ RẤT NHIỀU

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Thánh_Tri đã viết:Người học Phật muốn không bị nhiễm tà thuyết ngoại đạo, hoặc tà sư thì:Phải mặt áo Lăng Nghiêm, đội nón Kim Cang Bát Nhã, mang đôi giày Tứ Thánh Đế, Bát Chánh Đạo, đứng trên tòa Liên Hoa, tay kiết Tam Pháp Ấn, miệng niệm A Di Đà, Tâm tịch tĩnh Niết Bàn.Đó là Kinh Nghiêm của tôi. Xin chia sẽ.
Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Kim Cang hay lắm nhưng tương lai mạt pháp tối hậu sẽ diệt mất, chỉ còn Kinh Vô Lượng Thọ trụ lại 100 năm dẫn độ chúng sanh.


Người học Phật muốn không bị nhiễm tà thuyết ngoại đạo, hoặc tà sư thì: Tìm minh sư (Thiện Tri Thức), nghe lời thầy, khi chưa khai trí huệ thì đừng xa thầy. Xưa kia ở Trung Quốc có những người tu hành thân cận thiện tri thức 20-30 năm mà còn không xa thầy nữa.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÀ SƯ RẤT NHIỀU

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Kim Cang hay lắm nhưng tương lai mạt pháp tối hậu sẽ diệt mất, chỉ còn Kinh Vô Lượng Thọ trụ lại 100 năm dẫn độ chúng sanh.
Biết Tu Thì Là Chánh Pháp Không Biết Tu Là Mạt Pháp.

Thời Phật Còn Có Người Không Tin Phật.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: TÀ SƯ RẤT NHIỀU

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Chư Tổ đều y theo Kinh Điển, chỉ là chẳng còn bị chữ nghĩa chuyển.

Người tự cho đã hiểu hết Kinh Điển chẳng còn gì tu chứng thì đó là lời Tà. Chẳng khác gì tự xưng là Phật.

Kinh Điển còn đó mà rời bỏ Kinh Điển theo thuyết khác thì chẳng đợi Tà Sư, tự họ cũng tìm đến Tà Sư.

Nhiễm là do bệnh. Do có bệnh nên kị thứ này, nhiễm thứ kia, chẳng phải do các thứ bên ngoài làm tổn hại. Đó là bệnh tham sân si mà chẳng hay biết, lầm nhận vọng thức làm chân. Sạch hết tham sân si, sạch hết vọng thức, mơ tưởng thì ngoại đạo hay tà sư nào làm lay chuyển được!

Kinh Điển chỉ cho hành giả con đường giải thoát mà các thuyết khác chẳng có. Luận trên thuyết thì Kinh Điển Phật Pháp là rốt ráo hơn hết.

Cho nên nếu y theo thuyết khác thì chắc chắn, chẳng thể tu hành giải thoát, vì lý chẳng rốt ráo nên hành bao nhiêu cũng là mê muội.

Y theo Kinh Điển lời dạy chư Phật, chư Thánh mà tu hành thì chắc chắn sẽ giải thoát. Chỉ sợ rằng, hiểu sai lời dạy thì tuy dùng từ Nhà Phật mà chẳng khác gì ngoại Đạo, tu hành bao nhiêu cũng uổng công sức.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: TÀ SƯ RẤT NHIỀU

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"nguynlinhtam"]

Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Kim Cang hay lắm nhưng tương lai mạt pháp tối hậu sẽ diệt mất, chỉ còn Kinh Vô Lượng Thọ trụ lại 100 năm dẫn độ chúng sanh.
Tương lai là tương lai, hiện tại là hiện tại. Nếu không truyền Lăng Nghiêm và Kim Cang Kinh thì tương lai mới bị thất truyền. Kinh Vô Lượng Thọ thì có nhiều người hiện đang truyền rồi, phải có người khác truyền các Kinh khác. Mỗi người góp sức mà làm để duy trì Phật pháp cho hậu thế. Thế thì tôi cũng vì lo xa cho Phật Pháp đó thôi!

Hơn nữa, không có Lăng Nghiêm và Kim Cang Bát Nhã, Tịnh Độ khó hoằng truyền! Tôi cũng vì lo xa cho Tịnh Độ đấy thôi! Đó là điều tôi thấy được. Hồi xưa tôi cũng cực lực khuyên tu Tịnh Độ. Nhưng bây giờ chỉ khuyên người nào hữu duyên chứ không phải ai cũng thế. Từ từ diều dắt họ tu các pháp môn nguyện sanh Tịnh Độ. Vì sao? Tịnh Độ tuy là dễ mà thật là pháp môn khó hiểu khó tin, cần phải có Trí Tuệ mới hiểu mới tin được cho chắc thật, nêu không thành ra mê tín. Nếu học Kim Cang và Lăng Nghiêm thì Tịnh Độ mới sáng tỏ được cả lý lẫn sự (lý sự vô ngại). Do vậy người thời nay mới tin được một cách chính chắn triệt để, mới chịu nguyện về và niệm Phật. Đấy cũng là lý do vì sao tôi phải đi tìm học Kim Cang và Lăng Nghiêm, cũng như Tứ Tánh Đế, Tam Pháp Ấn v.v...

Người học Phật muốn không bị nhiễm tà thuyết ngoại đạo, hoặc tà sư thì: Tìm minh sư (Thiện Tri Thức), nghe lời thầy, khi chưa khai trí huệ thì đừng xa thầy. Xưa kia ở Trung Quốc có những người tu hành thân cận thiện tri thức 20-30 năm mà còn không xa thầy nữa.
Ôi dĩ nhiên là ai không biết tìm minh sư, nhưng mà cũng có người ở nơi xa lạ, chẳng biết nơi nào để tìm Minh Sư Thiện Tri Thức, có khi lại tìm lầm, chỉ còn cách là tự tìm tòi học Kinh Phật và các sách chú giải của người xưa đã được đăng lên mạng. Lâu lâu có duyên gặp thiện tri thức, trình bày cái hiểu để ấn chứng.

Thời nay chánh tà lẫn lộn, thật khó phân, chỉ nương vào lời Phật dạy mới biết ai chánh ai tà.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÀ SƯ RẤT NHIỀU

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Tà Sư Thì Hay Khoe Khoang Tu Chứng.

Càng Khoe Chứng Cao Thì Cái Tà Càng Lớn.

Trong Phật Pháp Cũng Vậy Ai Mà Khoe Khoang Xưng Là Kiến Tánh, Chứng Ngộ Thì Đều Là Tà



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: TÀ SƯ RẤT NHIỀU

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Trích Kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo:
http://niemphat.net/Luan/phatkhoibotat/ ... botat4.htm

(Phật bảo Di Lặc Bồ Tát rằng:
- Này Di Lặc! Vào đời mạt sau, trong năm trăm năm)
(Ít có Bồ Tát có thể sanh lo hối, bỏ lìa phiền não)
(Có nhiều Bồ Tát tâm họ ương bướng, chẳng thể tôn kính, ôm lòng tăng thượng mạn, cùng nhau thị phi, nghe nói nghĩa thú rất sâu, công đức thù thắng như thế, dù vẫn thọ trì, đọc tụng, diễn nói, nhưng do những Bồ Tát ấy nghiệp chướng sâu nặng nên chẳng thể sanh công đức thù thắng)
(Bèn ngờ vực chẳng tin kinh này, chẳng còn thọ trì, vì người khác diễn nói)
(Khi ấy Ma Ba Tuần thấy việc như vậy rồi, nhằm lừa gạt nên hiện tướng tỳ-kheo, đến chỗ kẻ ấy)[/i]
(Đến chỗ kẻ ấy, nói như thế này:
- Các kinh điển này đều là do kẻ giỏi văn chương trong thế tục chế tạo ra, chẳng phải do đức Như Lai tuyên nói)
(Vì sao thế? Những công đức, lợi ích nói trong kinh này, các ông đều chẳng đạt được)
(Do Ma Ba Tuần dối gạt, mê hoặc như thế)
(Đối với khế kinh rất sâu, tương ứng với tánh Không và nghĩa lợi này, lòng sanh ngờ vực, khởi các tranh cãi, chẳng còn thọ trì, đọc tụng, diễn nói)
(Này Di Lặc! Những kẻ ngu kia chẳng thể hiểu rõ)
(Do nghiệp của chính mình, chẳng thể đạt được công đức thù thắng kia)
(Nghiệp của chính mình tiêu rồi thì nhất định sẽ đạt được công đức như thế)




Pháp Sư Tịnh Không giảng:
Nếu ai ngã lòng, ắt sẽ hoài nghi kinh giáo, rất tệ vậy! Yêu ma, quỷ quái ở bên cạnh trông thấy rất rõ ràng, quý vị tín tâm vừa dao động, chúng nó đến liền. Ma hóa thành tỳ-kheo, đó là một loại. Còn có loại ma cũng đầu thai trong thế gian này, ứng hóa trong thế gian này, xuất gia làm pháp sư. Kinh Lăng Nghiêm từng nói: “Tà sư thuyết pháp như hằng hà sa”, cũng là nói về thời đại này vậy! Vậy những tà sư đó là ai? Là con cháu của Ba Tuần, con cháu Ma Vương.

Lúc đức Thế Tôn còn tại thế, Ba Tuần (Ma Vương) cũng rất hộ trì đức Thế Tôn, nhưng chẳng muốn cho các chúng sanh đều thoát khỏi tam giới. Người ta thoát khỏi tam giới hết thì những kẻ bị Ma thống trị giảm thiểu, đều thoát đi hết, Ma chẳng thích thú gì. Khi ấy, có lần Ma thưa cùng Phật: “Tôi phải phá hoại Phật pháp”. Phật bảo Ma: “Phật pháp là chánh pháp, chẳng có năng lực nào có thể phá hoại Phật pháp cả”. Ma cười cợt nói: “Tôi đợi đến thời kỳ Mạt Pháp, tôi sai con cháu đi xuất gia, mặc lấy ca-sa phá hoại Phật pháp”. Thế Tôn nghe nói thế, không đáp lấy một câu, ứa nước mắt. Bởi thế, mới nói thí dụ: Ví như trùng trong thân sư tử lại ăn thịt sư tử. Những kẻ ấy chẳng phải là đệ tử Phật, là con cháu Ma Vương đến tiêu diệt Phật pháp. Chúng ta thấy đó, những kẻ ấy mang hình tướng tỳ-kheo, xuất gia vậy.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÀ SƯ RẤT NHIỀU

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Đệ Tử Ma Thì Chẳng Y Theo Kinh Luật Luận Và Hay Khoe Khoang Tu Chứng



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: TÀ SƯ RẤT NHIỀU

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tuy nhiên tự mình học Kinh cũng có cái nguy hiểm là mình chấp vào chữ nghĩa quá nặng mà quên đi hay không hiểu ý chính của Kinh. Có người đem trích Kinh Niết Bàn ra giảng nói tầm bậy hết sức. Cho nên muốn nghiên cứu Kinh nào phải:

1. Trước là đọc và tụng kinh đó nhiều lần.

2. Phải đặc câu hỏi, như "tại sao lại nói thế?" "thực hành như thế nào?" "chữ nầy nghĩa là gì?" v.v... nói chung phải đặc nghi vấn câu hỏi.

3. Sau đó nếu chữ nghĩa không hiểu thì tra từ điển Phật Học. Còn những câu hỏi khác có thể đọc các sách do các vị Tiền Bối đi trước giảng giải, đọc xem quý ngài nói cái gì, giải thích đoạn kinh văn đó thế nào.

4. Tự mình tư duy coi những lời các vị Tiền Bối giải thích vậy có đúng không? có hợp với cái hiểu của mình không? Mình sai chỗ nào, họ đúng chỗ nào v.v...

5. Có thể viết ra cái hiểu của mình khi đã đọc kinh và chú giải.

6. Tìm Thầy hay các bạn đồng tu, thiện tri thức ấn chứng xem cái hiểu mình đúng không, có thể vào diễn đàn nầy nếu không tìm được ai ngoài đời.

7. Rồi đem những lời dạy thật sự áp dụng vào đời sống hằng ngày để thử nghiệm. Có hiệu quả tiếp tục thực hành, hoặc hành cái mới học hiểu. Sai thì phải tìm hiểu tại sao?

8. Luôn luôn trao dồi ôn đi ôn lại học đi học lại đọc đi đọc lại Kinh, để làm gì? Để mình nhớ, không có quên. Chứ còn không thì dễ quên. Nói chung ngày nào cũng phải đọc Kinh hoặc tụng Kinh một chút. Đó là lý do chính của việc Tụng Kinh.

Nên nhớ, tìm hiểu nghĩa lý trong Kinh mình hiểu mình vui, ngay nơi lúc vui có nghĩa là có "Pháp Lạc" có giải thoát, bớt phiền não ngay lập tức lúc đó. Trong tâm lân lân phơi phới.

Chỉ nghe đọc Kinh đã thế, huống gì là đem áp dụng, lại còn vui và lý thú hơn nhiều lắm!

Lâu ngày dầy tháng sẽ có thành tựu, trí tuệ cũng dần dần khai sáng, phiền não dần dần bớt đi, tâm tham sân si luôn đề phòng, thân miệng ý luôn cảnh giác. Ai nói chánh tà tự nhiên biết ngay. Xa dần việc thế sự thị phi nhân ngã, không còn muốn nghe nữa huống chi là bàn nói. Chỉ muốn nghe lời Phật dạy trong Kinh thôi. Không còn muốn gì nữa cả, thiểu dục tri túc an bần giữ đạo thôi.

Vài hàng chia sẽ cùng mọi người. Tôi cũng nương theo mọi người ở diễn đàn nầy mà học Phật Pháp mà tu hành thôi. Thành ra trả lời quý vị tức là trả lời cho tôi đấy! Khuyên quý vị tức là nhắc nhở tôi đấy!

Thành ra nếu tôi không vào các diễn đàn Phật Giáo mà viết bài mấy năm nay thì tôi LÚ MÙ Phật Pháp! Chứ không được như bây giờ đâu! Thành ra nương với nhau mà học mà tiến tới giải thoát giác ngộ. Tôi cũng rất cảm ơn quý vị đã cùng tôi nhiều năm nay ở trong các diễn đàn cùng học cùng tu Phật Pháp.

Quý vị nào đọc bài tôi trong các diễn đàn Phật Giáo mấy năm nay từ 2004 đến nay 2011 thì quý vị sẽ thấy mấy năm trước tôi viết bài tầm bậy lắm, hiểu khác bây giờ. Mỗi năm tôi nhìn lại thấy mình còn lỗi nhiều!

Thời gian thắm thoát trôi qua nhánh quá! Phải gắng học Phật Pháp, hiểu đúng mà tu hành, mới không uổng đời nầy!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÀ SƯ RẤT NHIỀU

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Kinh Nghĩa Rất Sâu Cho Nên Muốn Hiểu Kinh Thì Phải Nương Nơi Luận Của Chư Tổ Giảng Giải.

Đức Phật Giảng Kinh Thì Rất Rõ Ràng Chỉ Là Người Học Kinh Không Học Thức Tự Cho Nên Không Hiểu Đúng.

Cũng Như Chưa Có Căn Bản Toán Trung Học Mà Nhìn Vào Bài Toán Đại Học Thì Chẳng Hiểu Gì Cả.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: TÀ SƯ RẤT NHIỀU

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Hiện nay, có rất nhiều người mượn tăng phục nhà Phật, mượn danh từ Nhà Phật,...viết ra nhiều sách, tuyên giảng khắp nơi đả phá Đại Thừa Phật Pháp, nhất là Tịnh Độ.

Không cần biết người đó là ai. Hễ đả phá như vậy thì chớ nên học theo, kẻo vào đường tà!


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÀ SƯ RẤT NHIỀU

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Hiện nay, có rất nhiều người mượn tăng phục nhà Phật, mượn danh từ Nhà Phật,...viết ra nhiều sách, tuyên giảng khắp nơi đả phá Đại Thừa Phật Pháp, nhất là Tịnh Độ.

Không cần biết người đó là ai. Hễ đả phá như vậy thì chớ nên học theo, kẻo vào đường tà!
Cảm ơn Thầy VHBK nhắc nhở. tangbong tangbong tangbong
Chính vì vậy mà người học Phật, muốn tu theo Phật phải xác lập cho được Chánh Kiến cho mình. Phải đứng được trên đôi chân của mình. Đây là cái Đạo đầu tiên trên con đường Bát Chánh Đạo của Phật. Mà Chánh Kiến đó tìm ở đâu ? Gần nhất là hỏi ngay trong "tâm" của mình. Cầm dao lên giết người mình có cảm thấy gì không, phỉ báng nhục mạ người khác mình có vui không, thấy người ta tranh giành đấu đá, đánh giết nhau mình có cảm giác gì không ?...
Người có cái "Tâm", có Chánh Kiến đầu tiên như vậy mới khả dĩ bước đi được trên con đường Đạo. Chánh Kiến như vậy có cần tìm kiếm, lục lọi nhiều trong Kinh Điển không... ? Không ai cần phải "suy nghĩ, lý luận, học nhiều..." để yêu thương 1 người. Nếu mà suy nghĩ, lý luận...thì chẳng thể nào yêu thương nổi đâu. Đấy là không có Chánh Kiến.
Áp dụng được Chánh Kiến đầu tiên (cái Tâm) vào cuộc sống để yêu thương, chia sẻ, để chan hòa... cùng người khác nghĩa là người có Đạo. Sẽ có được an vui trong hiện đời, người khác thấy mình được như vậy cũng sẽ muốn tu theo, còn nói về Nhân Quả thì người đem an vui, thương yêu...cho người khác thì Nhân Quả đời sau của họ là gì ? ... thì bay về chỗ nào chỉ có an vui, yêu thương...mà ở :D
Sâu dần rồi thì mới tìm hiểu những nghĩa lý trong Kinh Điển, lúc đó mình có đủ trí tuệ (từ bi sanh trí tuệ), đủ Chánh Kiến để biết mình còn sai chỗ nào, thiếu chỗ nào...Khi đó thì tùy bệnh mà tìm thuốc.
Còn ban đầu mình mơ hồ non nớt, đã nhào vô những tập Kinh Luận cao siêu. Lúc đó thì học nhiều mà không biết là hiểu bao nhiêu.
Không đi cho kỹ những bước đầu tiên như vậy, thì chỉ có hoang mang lo lắng, bơi trong rừng Kinh Điển, không biết chừng nào mà ra.
Vài lời con chia sẻ tâm tình. Mong các Sư Thầy, Sư Cô...hoan hỷ mà chỉ dạy !!! kinhle kinhle kinhle

Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách