Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:
Ma Ha Bát Nhã đã viết:Khi xả bỏ vô tâm phân biệt, mới bước đi tiếp đến chỗ này - Chứng nhập chúng sanh đều đã là Phật (chẳng cầu chẳng độ, chẳng dụng độ sanh - mỗi mỗi tác pháp đều chỉ dắt dụ chúng sanh để hay biết mình đã là Phật).
Tâm vô phân biệt chính là trí vô phân biệt. Chứng nhập chúng sanh đều là Phật mới bắt đầu "khởi" trí vô phân biệt, trí thâm nhập vào kho tạng bí mật của chư Phật, trí thâm nhập pháp vô tự, vô ngôn, lìa tất cả lý luận và phương tiện, trí này thường trụ, khéo chuyển hết tất cả nghiệp duyên mà chẳng phá hoại tướng trạng. Trí này phân biệt rành rọt tất cả sanh tử, phương tiện mà chẳng làm phân đôi, vẫn thường trụ, sanh - diệt chẳng lay động.

Trí này hiển lộ ở bậc giải thoát sanh tử nhưng chẳng phải bậc giải thoát sanh tử nào cũng hiện lộ trí này. Không phải riêng phải bậc thánh mới có, mà phải vào bậc thánh mới có thể hiển lộ. Trí này tuy siêu vượt phương tiện nhưng vẫn trong tương quan, tương quan thôi chớ không phải đối đãi qua lại. Tương quan ấy cũng chẳng còn nữa mới gọi là Thật Trí, mới viên mãn tột cùng.

Cho nên "Trí Vô Phân Biệt" chính là Tánh Thường Trụ của "Thật Trí" mà bậc thánh ấy nghiệm thấy. Vì do nghiệm thấy nên vẫn chưa phải Thật Trí nhưng nghiệm thấy TÁNH LÝ TỘT CÙNG này rồi thì các SỰ HÀNH sẽ thẳng tiến đến chỗ TỘT CÙNG là Phật Quả.

Trí Vô Phân Biệt này goi là PHẬT NHÂN vậy.

Đúng vậy, mong ai ai cũng được như thế! Khì khì!


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Tâm Tịnh thì những thứ ấy là gì?
Tâm Vốn Không Động Tịnh.

Động Tịnh Là Tướng Của Tâm Sanh Diệt.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

kimcang đã viết:
Tâm Tịnh thì những thứ ấy là gì?
Tâm Vốn Không Động Tịnh.

Động Tịnh Là Tướng Của Tâm Sanh Diệt.
Không động không tịnh tức tịnh. Nhưng tịnh ấy tức chẳng phải tịnh gọi là Tịnh vậy thôi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Khi Hành Thiền Được Chút Ít Công Phu Thì Tâm Được Lặng.

Cái Lặng Lẽ Này Thì Gọi Là Tịnh Nhưng Rồi Dễ Sanh Đắm Vào Cái Không Lặng Lẽ Này.

Tâm Không Có Tướng Động Tịnh Như Ướt Không Có Tướng Động Tịnh.

Động Tịnh Là Nói Về Tướng Cũng Như Là Khi Nổi Sóng (Dấy Niệm), Khi Sóng Lặng (Niệm Lặng Xuống), Khi Không Dấy Niệm (Tâm Lặng).

KC Lúc Hành Thiền Thì Thấy Lúc Tâm Lặng Thì Phát Sanh Cái Vui Thích Muốn Được Như Vậy Mãi.

Đây Là Bịnh Của Người Mới Tu Thiền

Tu Thiền Mà Đắm Vào Cái Không Lặng Thì Sanh Vào Cõi Trời Vô Sắc.

Trong Kinh Nói Bậc A LA Hán Duyên Giác Dứt Tham Sân Si Nhưng Còn Đắm Trong Không Tịch Nghĩa Là Tâm Các Ngài Lặng Lẽ Nhưng Vẫn Còn Chấp Vào Cái Sự Lặng Lẽ Không Dấy Niệm (Hóa Thành).



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

-Thế giới xuất hiện do sự phóng chiếu của tâm, rồi tự nó nhận thức cái nó đã tạo tác. Nó tồn tại riêng biệt theo mỗi cá nhân. Không có thế giới chung nào cho tất cả, nhưng do cộng nghiệp cùng tập khí lâu ngày, lại có nhiều quy ước chung để đánh giá thế giới.

-Như một họa sĩ tự mình vẽ ra một bức tranh, rồi cho nó là xấu hay đẹp, mang những tính chất này nọ. Không thể có hai bức tranh được vẽ giống nhau hoàn toàn. Nhưng có nhiều tiêu chuẩn thẩm mỹ chung mà giới nghệ sĩ cùng thống nhất với nhau.

Khi tâm không trở về với phẩm tính trong sáng, thế giới ảo tưởng sụp đổ, tiêu hoại.

Đây là ảo tưởng, quan kiến về thế giới của tqh009, chia sẻ với mọi người.
Cuối cùng, chỉ có kẻ bán đồ giả mới tìm đủ mọi lý lẽ, ra sức chứng minh đồ mình bán là thật. Không hiểu kiến tánh là cái gì mà khiến nhiều người nháo nhào lên như kiến vỡ tổ, về mặt ngôn từ, nó chỉ là tánh của loài kiến, không hơn ???


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

tqh009 đã viết:-Thế giới xuất hiện do sự phóng chiếu của tâm, rồi tự nó nhận thức cái nó đã tạo tác. Nó tồn tại riêng biệt theo mỗi cá nhân. Không có thế giới chung nào cho tất cả, nhưng do cộng nghiệp cùng tập khí lâu ngày, lại có nhiều quy ước chung để đánh giá thế giới.

-Như một họa sĩ tự mình vẽ ra một bức tranh, rồi cho nó là xấu hay đẹp, mang những tính chất này nọ. Không thể có hai bức tranh được vẽ giống nhau hoàn toàn. Nhưng có nhiều tiêu chuẩn thẩm mỹ chung mà giới nghệ sĩ cùng thống nhất với nhau.

Khi tâm không trở về với phẩm tính trong sáng, thế giới ảo tưởng sụp đổ, tiêu hoại.

Đây là ảo tưởng, quan kiến về thế giới của tqh009, chia sẻ với mọi người.
Cuối cùng, chỉ có kẻ bán đồ giả mới tìm đủ mọi lý lẽ, ra sức chứng minh đồ mình bán là thật. Không hiểu kiến tánh là cái gì mà khiến nhiều người nháo nhào lên như kiến vỡ tổ, về mặt ngôn từ, nó chỉ là tánh của loài kiến, không hơn ???
Phần trên nghe tốt, phần đậm chưa tốt lắm! :D


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

kimcang đã viết:
Tâm Tịnh thì những thứ ấy là gì?
Tâm Vốn Không Động Tịnh.

Động Tịnh Là Tướng Của Tâm Sanh Diệt.
Tâm vốn hằng tịnh, vốn hằng động. Khi biết tâm hằng động, biết ngay vốn đã hằng tịnh, biết ngay hằng tịnh tức liễu chơn diệu khôn lường.

Liễu tâm hằng động ngay hằng tịnh, hằng tịnh ngay hằng động. Sẽ rõ chứng tri chẳng động chẳng tịnh.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

"Khi một người thành Phật, không gian mười phuơng đổ vỡ, cung điện của ma vuơng sụp đổ. Nhưng tại sao các cõi Tịnh lại không sụp đổ ?"


Cõi uế độ này (bao gồm cả các tầng trời) do nghiệp lực của chúng sinh tạo ra. Do đó khi một hành giả quán không (trở về chơn không) thì cấu tạo của nó sẽ bị suy yếu. Chúng thiên ma thấy cung điện sụp đổ.

Còn các cõi Phật tại sao không ảnh hưởng ?
Vì các cõi Phật do công đức của chư Phật tạo ra, dựa trên công đức nơi Phật tánh, nơi Tánh Không mà tạo ra. Vì cùng một thể nên không hư hoại.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Trong Kinh Lăn Nghiêm cũng có dạy về các thứ bệnh của Thiền (phần gần cuối). Những người học Thiền nên tham khảo, khi chưa hiểu rõ Thiền cũng nên biết các loại bệnh Thiền, cũng tại đó sẽ càng hiểu rõ hơn.
kimcang đã viết: Trong Kinh Nói Bậc A LA Hán Duyên Giác Dứt Tham Sân Si Nhưng Còn Đắm Trong Không Tịch Nghĩa Là Tâm Các Ngài Lặng Lẽ Nhưng Vẫn Còn Chấp Vào Cái Sự Lặng Lẽ Không Dấy Niệm (Hóa Thành). [/b]
Vì cứu cánh hướng tới ban đầu đã định sẵn nên chứng tác tịch lặng. LÝ chưa rốt ráo tột cùng thì trụ Sự.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

binh đã viết:
"Khi một người thành Phật, không gian mười phuơng đổ vỡ, cung điện của ma vuơng sụp đổ. Nhưng tại sao các cõi Tịnh lại không sụp đổ ?"


Cõi uế độ này (bao gồm cả các tầng trời) do nghiệp lực của chúng sinh tạo ra. Do đó khi một hành giả quán không (trở về chơn không) thì cấu tạo của nó sẽ bị suy yếu. Chúng thiên ma thấy cung điện sụp đổ.

Còn các cõi Phật tại sao không ảnh hưởng ?
Vì các cõi Phật do công đức của chư Phật tạo ra, dựa trên công đức nơi Phật tánh, nơi Tánh Không mà tạo ra. Vì cùng một thể nên không hư hoại.
DH binh: Câu hỏi là nói Thành Phật, chớ đâu phải quán Không?
Đại Bồ Tát còn chẳng thấy Tịnh - uế, huống chi thành Phật rồi, còn hỏi thêm gì nữa!


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

DH binh: Câu hỏi là nói Thành Phật, chớ đâu phải quán Không?
Đại Bồ Tát còn chẳng thấy Tịnh - uế, huống chi thành Phật rồi, còn hỏi thêm gì nữa
Quán không còn tác dụng như thế, huống chi là thành Phật .
đ/h :VHBK đã là đại Bồ Tát chưa ?
đ/h không cần cầu vãng sinh Tịnh Độ à ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

kimcang đã viết:Khi Hành Thiền Được Chút Ít Công Phu Thì Tâm Được Lặng.

Cái Lặng Lẽ Này Thì Gọi Là Tịnh Nhưng Rồi Dễ Sanh Đắm Vào Cái Không Lặng Lẽ Này.

Tâm Không Có Tướng Động Tịnh Như Ướt Không Có Tướng Động Tịnh.

Động Tịnh Là Nói Về Tướng Cũng Như Là Khi Nổi Sóng (Dấy Niệm), Khi Sóng Lặng (Niệm Lặng Xuống), Khi Không Dấy Niệm (Tâm Lặng).

KC Lúc Hành Thiền Thì Thấy Lúc Tâm Lặng Thì Phát Sanh Cái Vui Thích Muốn Được Như Vậy Mãi.

Đây Là Bịnh Của Người Mới Tu Thiền

Tu Thiền Mà Đắm Vào Cái Không Lặng Thì Sanh Vào Cõi Trời Vô Sắc.

Trong Kinh Nói Bậc A LA Hán Duyên Giác Dứt Tham Sân Si Nhưng Còn Đắm Trong Không Tịch Nghĩa Là Tâm Các Ngài Lặng Lẽ Nhưng Vẫn Còn Chấp Vào Cái Sự Lặng Lẽ Không Dấy Niệm (Hóa Thành).
Thường biết tức là có giác chiếu thì làm sao lọt vào cái không lặng lẽ được. Hễ thấy lặng lẽ thì phải giác chiếu trở lại. Như hỏi "Ai? Đang Niệm Phật" hoặc "Ai đang biết thấy lặng lẽ đây?" hoặc chỉ cần khởi hỏi chữ "Ai?" thôi cũng được ngay nơi đó là giác chiếu trở lại, tỉnh lại liền!

Cho nên chữ "Ai?" hay lắm!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.41 khách