Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Kinh Hoa Nghiêm Nói Rộng Kinh Thủ Lăng Nghiêm Nói Gọn.

Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật Cũng Nói Rộng Về Thập Địa



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

kimcang đã viết:Kinh Hoa Nghiêm Nói Rộng Kinh Thủ Lăng Nghiêm Nói Gọn.

Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật Cũng Nói Rộng Về Thập Địa
Ở Kinh Lăng Nghiêm thì Tín Tâm Trụ đã đủ sức thoát luân hồi sanh tử. Còn ở Kinh Hoa Nghiêm thì chưa, phải đến Thất Địa. Xin cùng mọi người giải bày!


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Ở Kinh Lăng Nghiêm thì Tín Tâm Trụ đã đủ sức thoát luân hồi sanh tử. Còn ở Kinh Hoa Nghiêm thì chưa, phải đến Thất Địa. Xin cùng mọi người giải bày![/quote]

Kinh Hoa Nghiêm Nói Bồ Tát Lục Địa Đã Chứng Diệt Tận Định.

Chứng Diệt Tận Định Là Ra Khỏi Sanh Tử Trong 3 Cõi.

Không Thấy Kinh Thủ Lăng Nghiêm Nói Bồ Tát Trong Thập Trụ Đã Ra Khỏi Sanh Tử Trong 3 Cõi.

Trích Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phần Thập Trụ
.

Bồ Tát Chưa Chứng Đến Lục Địa Thì Chưa Dứt Sanh Tử Trong 3 Cõi Tuy Nhiên Các Ngài Do Nguyện Lực Mà Sanh Trong 3 Cõi Chứ Không Phải Là Nghiệp Lực Dẫn Đi Như Phàm Phu.

Như Trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật Nói

Phàm Phu Chứng 4 Thiền Sắc Và 4 Thiền Vô Sắc Thì Bị Nghiệp Dẫn Đi Sanh Trong Cõi Sắc Và Vô Sắc.

Bồ Tát Chứng Thiền Thì Tùy Nguyện Mà Sanh Trong 3 Cõi.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nói theo Thiên Thai Tông (Pháp Hoa Tông) thì Lăng Nghiêm 55 (tính Càn Huệ, Thập Tín và Tứ Gia Hạnh) địa vị và Hoa Nghiêm 40 Địa Vị (không kể Thập Tín) vừa là Biệt Giáo vừa là Viên Giáo Môn. Kinh Pháp Hoa là toàn Viên Giáo.

Nói theo Hiền Thủ Tông (Hoa Nghiêm Tông) Pháp Hoa lại là Đại Thừa Chung Giáo, Thiền Tông là Đốn Giáo, Hoa Nghiêm lại là Viên Giáo.

Nhưng thông thường các nhà học giả chú trọng cách của Tông Thiên Thai hơn là Hiền Thủ.

Thiên Thai Tông chia ra 4 giáo:

Tạng Giáo = Tiểu Thừa
Thông Giáo = Giữa Tiểu và Đại Thừa
Biệt Giáo = Đại Thừa Bồ Tát
Viên Giáo = Phật Thừa hay thâu nhiếp toàn Bộ Phật Pháp Từ đầy đến cuối (Kinh Pháp Hoa)

Cho nên trong các địa vị tu chứng sắp đặt có khác nhau theo từng tông phái.

Theo Thiền Tông, "Minh Tâm Kiến Tánh, Kiến Tánh Thành Phật" là vào Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo của Thiên Thai.

Mà theo Thiên Thai Tông, Sơ Trụ Bồ Tát là bắc đầu chính thức nhập vào Đại Thừa Phật Pháp, tức là đi con đường Bồ Tát đến Quả Phật không thối luôi nữa.

Cho nên người Kiến Tánh Minh Tâm tức là chứng được Sơ Trụ Bồ Tát, đã đoạn sạch Kiến Tư Hoặc cho đến Trần Sa Hoặc. Chỉ Còn Vô Minh Hoặc phải đoạn từng phần.

Người đã đoạn sạch Kiến Tư Hoặc thì tức là chứng quả A La Hán trong Tạng Giáo của Thiên Thai, tức không còn sanh tử luân hồi nữa.

Cho nên quả vị cao Nhứt của Tạng Giáo là A La Hán, tức tương đương với quả vị Sơ Trụ của Viên Giáo mà thôi!

Đem so sánh Biệt Giáo với Viên Giáo thì Sơ Địa (của Thập Địa) của Biệt Giáo chỉ bằng Sơ Trụ của Viên Giáo mà thôi.

Do vậy,

Ở Tạng Giáo đoạn Kiến Tư Hoặc, Thoát Sanh Tử Luân Hồi trong Lục Đạo là quả vị A La Hán cao nhứt trong Tạng Giáo.

Ở Biệt Giáo đoạn Kiến Tư Hoặc, Thoát Sanh Tử Luân Hồi trong Lục Đạo là quả vị Sơ Địa của Biệt Giáo.

Ở Viên Giáo, đoạn Kiến Tư Hoặc, Thoát Sanh Tử Luân Hồi Trong Lục Đạo là quả vị Sơ Trụ của Viên Giáo.

Thành ra Thành Phật không phải dễ, chúng ta phải tu lâu lắm!

Nếu như vãng sanh Cực Lạc thì chống thành Phật Đạo! Vì sao? vì về cõi Cực Lạc là lên ngôi "Bất Thối Chuyển".

Còn Thiền Tông cũng nhanh nhưng mà không phải dễ dàng đâu! Lục Tổ Huệ Năng cũng tu bao đời rồi, mới ở đời nầy nghe một câu kinh Kim Cang liền ngộ đạo. Do vậy có thể biết Lục Tổ Huệ Năng là Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo. Có chỗ nói ngài chứng cao hơn ở hàng Thập Địa. Nhưng tôi thấy Sơ Trụ Viên Giáo mới là đúng.

Nói Kiến Tánh Thành Phật thì tức là Phật Từng Phần, chư chưa Viên Mãn như Phật đã chứng trọn vẹn gọi là Diệu Giác.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

kimcang đã viết: Kinh Hoa Nghiêm Nói Bồ Tát Lục Địa Đã Chứng Diệt Tận Định.

Chứng Diệt Tận Định Là Ra Khỏi Sanh Tử Trong 3 Cõi.
[Giờ nói theo Hoa Nghiêm]
Thoát luân hồi sanh tử của Bồ Tát, chẳng đồng với thoát luân hồi sanh tử của A LA HÁN, DUYÊN GIÁC.

Bồ Tát Lục Địa tự bản thân chẳng còn khởi niệm sanh - diệt, sạch hết ngã chấp. Bồ Tát Lục Địa nhập diệt tận định là khi chẳng duyên với chúng sanh nên nhập. Khi duyên với chúng sanh thì chẳng thể nhập. Không gọi là chứng diệt tận định vì chẳng có tâm trụ vị.

Đến Bồ Tát Thất Địa dù duyên hay chẳng duyên với chúng sanh đều có thể nhập, có thể xuất, tùy tâm nguyện độ sanh, gọi là VÔ SANH PHÁP NHẪN.

Đến Bồ Tát Bát Địa, Pháp Nhẫn này thành tựu, diệt tận định như một quả báo chẳng cần dụng công như hai địa vị trước.

Không Thấy Kinh Thủ Lăng Nghiêm Nói Bồ Tát Trong Thập Trụ Đã Ra Khỏi Sanh Tử Trong 3 Cõi.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, nói Càn Huệ Địa là đã dứt sanh tử luân hồi, huống chi Thập Tín, Thập Trụ,......
Bồ Tát Chưa Chứng Đến Lục Địa Thì Chưa Dứt Sanh Tử Trong 3 Cõi Tuy Nhiên Các Ngài Do Nguyện Lực Mà Sanh Trong 3 Cõi Chứ Không Phải Là Nghiệp Lực Dẫn Đi Như Phàm Phu.

Như Trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật Nói

Phàm Phu Chứng 4 Thiền Sắc Và 4 Thiền Vô Sắc Thì Bị Nghiệp Dẫn Đi Sanh Trong Cõi Sắc Và Vô Sắc.

Bồ Tát Chứng Thiền Thì Tùy Nguyện Mà Sanh Trong 3 Cõi.
Đúng vậy. [Kinh Hoa Nghiêm]
Từ Sơ Địa trở lên tâm dụng bao trùm khắp ba cõi, chẳng bám vào nghiệp nhân đã tạo nên nghiệp chẳng dẫn dắt, mà tùy tâm dụng đó. Từ Sơ địa đến Thất Địa, vẫn còn đối đãi với ba cõi với tâm lượng bao trùm đó nên với sanh tử chưa dứt hẳn.
Bát địa trở lên mới dứt hẳn các thứ vọng niệm trong ba cõi.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Đem so sánh Biệt Giáo với Viên Giáo thì Sơ Địa (của Thập Địa) của Biệt Giáo chỉ bằng Sơ Trụ của Viên Giáo mà thôi.
Chẳng thể so sánh như vậy được. Sơ Trụ trong Lăng Nghiêm đã dứt sanh tử. Còn Sơ Địa trong Hoa Nghiêm vẫn chưa dứt sanh tử tuy chẳng phải do nghiệp lực, phải tới Bát Địa mới chẳng còn SANH.

Chỗ gặp nhau là PHẬT QUẢ, nên chẳng thể so sánh.

Do vậy có thể biết Lục Tổ Huệ Năng là Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo. Có chỗ nói ngài chứng cao hơn ở hàng Thập Địa. Nhưng tôi thấy Sơ Trụ Viên Giáo mới là đúng.


Cẩn thận! Không nên phán xét điều này. Quả thật không cần thiết! :D


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Tuy hai Kinh Điển: Lăng Nghiêm và Hoa Nghiêm cùng nói về các bậc vị tu chứng tiến lên Phật quả nhưng ứng với hai căn phần khác nhau.

Một bên là từ Thể Tánh Thanh Tịnh (Lý Tánh) mà vào.
Một bên là từ Dụng Tánh Thanh Tịnh (Sự Viên) mà vào.

Cả hai gặp nhau ở PHẬT QUẢ, nên chẳng thể đánh đồng được!


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Do vậy có thể biết Lục Tổ Huệ Năng là Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo. Có chỗ nói ngài chứng cao hơn ở hàng Thập Địa. Nhưng tôi thấy Sơ Trụ Viên Giáo mới là đúng.
Sao nguynlinhtam nghe Pháp sư Tịnh Không giảng:
Đại sư Huệ Năng kiến tánh cái tánh đó là Thường Tịch Quang


Và cũng nghe Pháp Sư giảng là: Đại Sư Huệ Năng đã chứng ngang bằng với Phật Thích Ca.


Khi ngài kiến Tánh ngài đã nói ra 5 câu:

Không ngờ tâm mình vốn sẳn thanh tịnh

Không ngờ tâm mình vốn không sanh diệt

Không ngờ tâm mình sẳn đủ các pháp

Không ngờ tâm mình vốn không lay động

Không ngờ tâm mình hay sanh muôn pháp.


Nam Mô A Di Đà Phật
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Kiến tánh thì vào hàng Bồ tát, nhưng cách Phật còn rất xa.

Ở đời vị lai sẽ có một vị thành Phật ở cõi Ta Bà , đó là Ngài Di Lặc.

Các vị thị hiện thành Phật sẽ như kinh nói, sẽ sanh vào dòng con vua , bước trên bảy tòa sen...v.v...

Lục Tổ Huệ Năng chỉ vẫn vào hàng Bồ Tát. Theo kinh Kim Cang, thì Phật chỉ cách trụ tâm cho hàng Bồ tát .
Các vị Đại Bồ tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Di Lặc, Đại Thế Chí Bồ tát ...đều kiến Tánh nhưng chưa gọi là Phật.

Kiến tánh rồi thì nơi tâm đó mà hành Bồ tát đạo. Con đường duy nhất đi đến quả Phật chỉ có một, đó là Bồ tát đạo. Như kinh Pháp Hoa đã đạy. Con đường đó rất lâu xa, mà Đức Thế Tôn nói ra trước sẽ làm cho chúng sanh nản lòng. Vì phải tu hành trải qua vô lượng kiếp.
Sửa lần cuối bởi quang_tam3 vào ngày 04/01/11 05:16 với 2 lần sửa.


_()_
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Kinh Tăng Chi Bộ Kinh tập I, trang 37 ghi chép: "Sự kiện này không xảy ra, này các Tỳ kheo, không có được trong một thế giới có hai vị A la hán Chánh đẳng giác, không trước không sau, xuất hiện một lần. Sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỳ-kheo. Trong một thế giới, chỉ có một vị A la hán Chánh đẳng giác, xuất hiện, sự kiện này có xảy ra".

Như vậy, chúng ta có thể nói, trong hiền kiếp hiện tại, tại thế giới này, chỉ có một Đức Phật, không có hai Đức Phật, có thể có 6 Đức Phật quá khứ như Đức Phật Tỳ Bà Thi, Đức Phật Thi Khi v.v... nhưng thuộc vào kiếp quá khứ, không thuộc kiếp hiện tại; và có đức Phật Di Lặc (Maitriya), nhưng thuộc vào kiếp tương lai, không thuộc kiếp hiện tại. Như vậy vị trí của Đức Phật, Thích Ca Mâu Ni thật là độc nhất vô nhị, ngay trong tiền kiếp của thời hiện đại của chúng ta, và ở trong thế giới mà hiện chúng ta đang sống. Từ nơi vị trí Phật độc nhất vô nhị này, Kinh Tăng Chi Bộ Kinh tập I trang 29 nói rõ thêm:

: ""Một người, này các Tỳ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có đặt ngang hàng, bậc tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A la hán, Chánh Đẳng giác; một người này khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tự, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng bậc Tối thắng giữa các loài hai chân".".

Như vậy Đức Phật của chúng ta không có một ai có thể sánh bằng, không có tương tự, không có đối phần đưa chúng ta đến một vấn đề mới, đức Phật đứng trên vị trí gì để trở thành một bậc tối thượng ở đời không ai có thể sánh bằng, Trung bộ kinh III, trang 110, nói lên địa vị tối thượng này của Sa môn Gotama tức là Đức Phật của chúng ta.

: ""Không thể có một vị Tỳ-kheo, này Ba-la-môn, thành tựu một cách trọn vẹn, một cách đầy đủ tất cả các pháp mà Thế Tôn bậc A la hán, Chánh đẳng giác đã thành tựu. Này Bà la môn, Thế Tôn là bậc làm khơi dậy con đường trước đây chưa được hiện khởi làm cho biết con đường trước đây chưa được nói, là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo. Và này, các đệ tử là những vị sống hành đạo và tùy hành, và sẽ thành tựu đạo quả".".

Kinh Tăng chi I, trang 28, xác nhận sự xuất hiện của bậc Đạo Sư của chúng ta là một sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số:

: """Một người, này các Tỳ kheo khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên, và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán. Chánh đẳng giác. Chính một người này, này các Tỳ kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người".

"Sự xuất hiện của một người, này các Tỳ kheo, khó gặp được ở đời. Của người nào? Của Như Lai, bậc A la hán, Chánh đẳng giác. Sự xuất hiện cuả một người này, này các Tỳ kheo, khó gặp ở đời".

"Một người này, này các Tỳ kheo, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện một người vi diện. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán, Cháng đẳng giác . Chính một người này, này các Tỳ kheo, khi xuất hiện ở đời là một sự xuất hiện vi diệu".

"Sự mệnh chung của một người, này các Tỳ kheo, được đa số thương tiếc. Của một người nào? Của Như Lai, bậc A la hán, Chánh đẳng giác. Sự mệnh chung của một người này, này các Tỳ kheo, đươc đa số thương tiếc"
"
.

http://vn.360plus.yahoo.com/chantam3/ar ... =47&fid=-1


_()_
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"nguynlinhtam"]
Đại sư Huệ Năng kiến tánh cái tánh đó là Thường Tịch Quang

Và cũng nghe Pháp Sư giảng là: Đại Sư Huệ Năng đã chứng ngang bằng với Phật Thích Ca.
Kiến Tánh tức là bằng vì nói theo Tánh Đức, nhưng Tu Đức thì chưa, thần thông diệu dụng trí tuệ v.v... phải phát huy cho viên mãn và tập khí từ vô thủy phải lột rửa mới thật bằng.

Giống như khi chúng ta mua máy vi tính về, phải luyện tập đánh máy mới bằng nhau.

Hai người cùng mua máy vi tính rồi là bằng nhau rồi. Vậy mà một người biết cách sử dụng, còn một người thì chưa. Người chưa đó tuy có cùng một máy vi tính, nhưng phải trải qua giai đoạn phát huy sử dụng nó.

Do vậy người có thể phát Bồ Đề Tâm tức là người đã chứng đến ngôi Sơ Trụ của Viên Giáo vì là Phát Tâm Trụ.

Còn hiện giờ mình phàm phu cho là tôi thề thốt mấy câu là đã phát Bồ Đề Tâm thì chưa làm nỏi đâu! Hễ đã phát Bồ Đề Tâm tức là làm nỏi việc độ sanh. Khi mình Bố Thí mình còn chấp trước quá thấy có ta, người, vật bố thí. Đây không phải là Bồ Tát!

Còn Sơ Trụ Bồ Tát là vị có thể làm nỏi việc Bố Thí không nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả - theo Kinh Kim Cang.

Tuy nhiên, nếu Phát Nguyện vãng sanh Cực Lạc thì theo Ngẫu Ích Đại Sư đó tức là tâm Bồ Đề vậy.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Còn Là Phàm Mà Bàn Cảnh Giới Thánh Chi.

Các Tổ Chứng Đến Đâu Với Mình Lại Có Quan Hệ Gì.

Hãy Nên Tu Thiền Thì Được Kiến Tánh, Niệm Phật Thì Được Nhất Tâm.

Vãng Sanh Cõi Cực Lạc Cùng Chư Phật Thánh Chúng Ở Chung Nghi Gì Cũng Giải Được Còn Ở Đây Phàm Với Phàm Nói Đến Đâu Vẫn Chỉ Là Trên Ngôn Ngữ



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách