Ăn mặn- Niệm Phật tâm

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

TamTrung
Bài viết: 9
Ngày: 07/01/11 17:15
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam

Ăn mặn- Niệm Phật tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi TamTrung »

Tôi hay nghe thế này, ăn mặn niệm phật là tội nặng, theo kinh nhân quả thì đời sau sẽ dẫn đến quả là ho ra máu.
Tôi mặc dù chưa ăn chay trường được (hiện tại chỉ ăn được 4 ngày/ tháng) nhưng do dạo gần đây có duyên lành gặp gỡ pháp môn tịnh độ nên vẫn thường niệm phật dù có lúc không tinh tấn. Vì tin nhân quả nên sau khi ăn mặn thì tôi đánh răng súc miệng rồi mới niệm phật, nhưng gần đây đôi lúc có trạng thái trong tâm khởi câu phật hiệu A DI ĐÀ PHẬT. Tôi đang thắc mắc niệm phật- miệng niệm sau khi ăn mặn thì chắc chắn có tội rồi, nhưng trong tâm mình niệm phật thì ăn mặn trong lúc đó có tội không, vì lúc tôi ăn mặn, câu phật hiệu vẫn khởi lên trong tâm không dứt thì làm thế nào? Ngưng câu phật hiệu trong tâm không được trong lúc đang ăn thì phải làm sao? Mà nếu có cách ngưng được thì có nên ngưng hay không, vì đây là tâm niệm phật tức là ý, không phải miệng niệm tức là khẩu nghiệp. Xin các đạo hữu và quý thầy cho tôi lời giải thích, hoan hỉ. A DI ĐÀ PHẬT.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ăn mặn- Niệm Phật tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Khởi trong tâm thì để tự tâm niệm, đừng miệng niệm là được rồi.

Nên hồi hướng chúng sanh mình ăn cùng giải thoát. Từ từ rồi nẩy nở tâm từ bi thì không ăn nữa.

Chớ nên mua đồ sống về sát sanh ở nhà ăn!

Dù người ăn chay trường, mà nấu cơm cho chồng con ăn mà mua con vật sống về giết thì cũng mang tội, và lòng từ bi khó mà nẩy sanh.

Ăn chay cốt là để trưởng dưỡng tâm từ bi, nay ăn chay mà đi giết vật thì cũng như không.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Ăn mặn- Niệm Phật tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

TamTrung đã viết:Tôi hay nghe thế này, ăn mặn niệm phật là tội nặng, theo kinh nhân quả thì đời sau sẽ dẫn đến quả là ho ra máu.
Tôi mặc dù chưa ăn chay trường được (hiện tại chỉ ăn được 4 ngày/ tháng) nhưng do dạo gần đây có duyên lành gặp gỡ pháp môn tịnh độ nên vẫn thường niệm phật dù có lúc không tinh tấn. Vì tin nhân quả nên sau khi ăn mặn thì tôi đánh răng súc miệng rồi mới niệm phật, nhưng gần đây đôi lúc có trạng thái trong tâm khởi câu phật hiệu A DI ĐÀ PHẬT. Tôi đang thắc mắc niệm phật- miệng niệm sau khi ăn mặn thì chắc chắn có tội rồi, nhưng trong tâm mình niệm phật thì ăn mặn trong lúc đó có tội không, vì lúc tôi ăn mặn, câu phật hiệu vẫn khởi lên trong tâm không dứt thì làm thế nào? Ngưng câu phật hiệu trong tâm không được trong lúc đang ăn thì phải làm sao? Mà nếu có cách ngưng được thì có nên ngưng hay không, vì đây là tâm niệm phật tức là ý, không phải miệng niệm tức là khẩu nghiệp. Xin các đạo hữu và quý thầy cho tôi lời giải thích, hoan hỉ. A DI ĐÀ PHẬT.
Ăn mặn niệm Phật vẫn được! Như Thánh_tri nói, trong lúc ăn uống, mình niệm Phật cầu xin cho những sinh linh bé nhỏ được vãng sanh cực lạc, nhưng khi đối trước bàn Phật, tượng Phật hay trong chùa thì trước khi niệm Phật phải súc miệng sạch sẽ. Còn như niệm thường ngày (bằng miệng hay bằng tâm) vẫn được dù ăn mặn, chỉ cần có tâm chí thành!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Ăn mặn- Niệm Phật tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Đ/H Tam Trung ! Đạo Phật là đạo trí tuệ , thế nên bất kể hành giả theo pháp môn nào cũng cần củng cố phần trí tuệ , có như thế việc tu học mới có kết quả ! PL mạn phép có đôi lời góp ý mong giúp phần nào vào việc quán chiếu trong việc tu học của đ/h !
Người niệm Phật bằng miệng , thì khi miệng ăn , miệng không niệm ! nếu miệng muốn ăn mà lại lấy niệm Phật khống chế thì sinh ra tâm bị ức chế , lâu ngày ức chế thái quá sẽ bị thổ huyết ! thế nên kinh nói là có !
Nay đ/h dùng ý niệm , là người niệm Phật ở trình độ cao , ý niệm mà miệng ăn hai lãnh vực này không liên quan với nhau , nhưng nếu ý đ/h vấn vương chay mặn thì vô hình dung đ/h đang rơi vào sự hình thành trạng thái tâm bị ức chế nếu điều kiện đ/h chưa thể ăn chay ! do đó nếu vì điều kiện nào đó đ/h không ăn chay mà ăn mặn với tinh thần ăn chỉ vì bịnh đói thôi thì đ/h cứ tự nhiên ! nếu ý muốn ăn mặn , mà Ý lại niệm Phật điều này không thể xảy ra , (đ/h không thể hát hai bè cùng một lúc), trên dđ lời nói rất hạn chế , PL chỉ có đôi lời góp ý thế thôi !


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Ăn mặn- Niệm Phật tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

TamTrung đã viết:Tôi hay nghe thế này, ăn mặn niệm phật là tội nặng, theo kinh nhân quả thì đời sau sẽ dẫn đến quả là ho ra máu.
Tôi mặc dù chưa ăn chay trường được (hiện tại chỉ ăn được 4 ngày/ tháng) nhưng do dạo gần đây có duyên lành gặp gỡ pháp môn tịnh độ nên vẫn thường niệm phật dù có lúc không tinh tấn. Vì tin nhân quả nên sau khi ăn mặn thì tôi đánh răng súc miệng rồi mới niệm phật, nhưng gần đây đôi lúc có trạng thái trong tâm khởi câu phật hiệu A DI ĐÀ PHẬT. Tôi đang thắc mắc niệm phật- miệng niệm sau khi ăn mặn thì chắc chắn có tội rồi, nhưng trong tâm mình niệm phật thì ăn mặn trong lúc đó có tội không, vì lúc tôi ăn mặn, câu phật hiệu vẫn khởi lên trong tâm không dứt thì làm thế nào? Ngưng câu phật hiệu trong tâm không được trong lúc đang ăn thì phải làm sao? Mà nếu có cách ngưng được thì có nên ngưng hay không, vì đây là tâm niệm phật tức là ý, không phải miệng niệm tức là khẩu nghiệp. Xin các đạo hữu và quý thầy cho tôi lời giải thích, hoan hỉ. A DI ĐÀ PHẬT.
http://niemphat.net/Luan/anquangdaisukhaithi.htm
II. Một lá thư gởi khắp

(lời lẽ tuy vụng về chất phác, nhưng nghĩa vốn lấy từ kinh Phật. Nếu chịu hành theo, lợi lạc vô cùng. Năm Dân Quốc 21 (1932))



Pháp môn Tịnh Độ độ khắp ba căn, lợi - độn trọn thâu, chính là đại pháp để đức Như Lai phổ độ hết thảy thượng thánh hạ phàm khiến cho họ liễu sanh tử ngay trong một đời này. Đối với pháp này chẳng tin, chẳng tu, chẳng đáng buồn ư? Pháp môn này lấy ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh làm tông[81]. Tín là tin thế giới chúng ta đây là khổ, tin thế giới Cực Lạc là vui. Tin ta là nghiệp lực phàm phu, quyết định chẳng thể cậy vào Tự Lực để đoạn Hoặc chứng Chân hòng liễu sanh thoát tử. Tin A Di Đà Phật có đại thệ nguyện; nếu có chúng sanh niệm danh hiệu Phật, cầu sanh cõi Phật, lúc người ấy mạng chung, Phật ắt rủ lòng từ tiếp dẫn sanh về Tây Phương. Nguyện là nguyện mau thoát lìa thế giới khổ sở này, nguyện mau vãng sanh thế giới Cực Lạc kia. Hạnh là chí thành khẩn thiết, thường niệm Nam Mô (âm đọc là Nạp-mạc[82]) A Di Đà Phật, thời thời khắc khắc chớ để tạm quên. Sáng tối đối trước Phật lễ bái, trì tụng, tùy theo bản thân rảnh rỗi hay bận bịu mà lập một khóa trình[83]. Ngoài ra, [trong lúc] đi - đứng - ngồi - nằm và những chuyện chẳng phải dùng đến tâm thì đều khéo niệm. Lúc ngủ nên thầm niệm, chẳng nên niệm ra tiếng.

Chỉ nên niệm bốn chữ A Di Đà Phật để khỏi bị nhiều chữ khó niệm. Nếu áo mũ không chỉnh tề, hoặc đang lúc rửa ráy, đại tiểu tiện, hoặc đến chỗ không sạch sẽ đều nên niệm thầm. Niệm thầm có cùng một công đức [như niệm ra tiếng], niệm ra tiếng không hợp lễ. Bất luận niệm lớn tiếng hay niệm nhỏ tiếng, niệm Kim Cang (niệm có tiếng nhưng người bên cạnh không nghe được), niệm thầm trong tâm, đều phải niệm cho rõ ràng rành rẽ trong tâm, niệm cho rõ ràng rành rẽ nơi niệm, tai nghe cho rõ ràng rành rẽ. Như thế thì tâm chẳng rong ruổi theo bên ngoài, vọng tưởng dần dần dứt, Phật niệm dần dần thuần, công đức rất lớn!
Người niệm Phật phải hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng (tức thầy dạy ta và những vị có đạo đức), từ bi không giết (nên ăn chay trường, hoặc ăn chay kỳ. Nếu chưa dứt được ăn mặn thì đừng đích thân giết), tu Thập Thiện nghiệp (tức là thân chẳng làm chuyện sát sanh, trộm cắp, tà dâm; miệng chẳng nói dối, thêu dệt, nói đôi chiều, nói lời ác; tâm chẳng khởi niệm tham dục, nóng giận, ngu si). Lại còn phải cha nhân từ, con hiếu thuận, anh nhường, em kính, chồng hòa, vợ thuận, chủ nhân từ, tớ trung thành, tận hết bổn phận của chính mình. Chẳng cần biết người khác có trọn hết bổn phận đối với ta hay không, ta phải luôn trọn hết phận ta. Nếu có thể đối với gia đình và xã hội tận tình, tận hết bổn phận thì gọi là thiện nhân. Thiện nhân niệm Phật cầu sanh Tây Phương chắc chắn khi lâm chung liền được vãng sanh bởi tâm hợp với Phật, nên cảm được Phật từ tiếp dẫn. Nếu tuy thường niệm Phật, nhưng tâm chẳng nương theo đạo, hoặc đối với cha mẹ, anh em, thê thiếp, con cái, bạn bè, xóm làng chẳng thể tận hết bổn phận thì tâm đã trái nghịch Phật, khó thể vãng sanh! Do tự tâm phát sanh chướng ngại, Phật cũng không có cách nào rủ lòng từ tiếp dẫn được!

Lại phải nên khuyên cha mẹ, anh em, chị em, thê thiếp, con cái, xóm làng, thân hữu đều cùng thường niệm “nam-mô A Di Đà Phật” và “nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát” (mỗi ngày nếu niệm một vạn câu Phật hiệu thì niệm năm ngàn câu Quán Âm, nhiều hay ít chiếu theo đây mà gia giảm). Bởi chuyện này lợi ích rất lớn, nỡ nào để người sanh ra ta và quyến thuộc của ta cũng như thân hữu chẳng được hưởng lợi ích này hay sao? Huống chi hiện tại đang là lúc cõi đời hoạn nạn lớn lao, tai họa xảy đến không cách gì đối phó được. Nếu thường niệm Phật và niệm Quán Âm, nhất định được Phật từ che chở, gặp chuyện dữ hóa lành. Dẫu không tai nạn cũng được túc nghiệp tiêu, trí rạng, chướng tận, phước tăng. Huống chi khuyên người niệm Phật cầu sanh Tây Phương chính là thành tựu cho kẻ phàm phu thành Phật, công đức rất lớn. Dùng công đức này hồi hướng vãng sanh, ắt được mãn nguyện.

Phàm tụng kinh, trì chú, lễ bái, sám hối và cứu tai nạn, giúp kẻ nghèo, mọi thứ công đức từ thiện đều phải hồi hướng vãng sanh Tây Phương, chớ nên cầu phước báo nhân thiên trong đời sau. Nếu có tâm ấy sẽ chẳng có phần vãng sanh! Hễ sanh tử chưa giải quyết xong, phước càng lớn ắt nghiệp càng nặng. Hễ sanh lần nữa, khó khỏi đọa trong ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Nếu muốn lại được thân người, lại được gặp pháp môn Tịnh Độ liễu thoát ngay trong một đời, thật khó như lên trời vậy! Phật dạy người niệm Phật cầu sanh Tây Phương là nhằm để con người liễu thoát sanh tử ngay trong đời này. Nếu cầu phước báo nhân thiên đời sau thì là trái nghịch lời Phật dạy, giống như đem một viên bảo châu vô giá trong khắp cõi đời đổi lấy một thẻ đường để ăn, chẳng đáng tiếc ư? Người ngu niệm Phật chẳng cầu sanh Tây Phương, cầu phước báo nhân thiên đời sau cũng chẳng khác gì!

Người niệm Phật chẳng được lạm tu con đường tham cứu của nhà Thiền, bởi người tham cứu chẳng chú trọng nơi tín nguyện cầu sanh; dẫu có niệm Phật cũng chỉ chú trọng khán câu “người niệm Phật là ai?” để cầu khai ngộ mà thôi! Nếu sanh Tây Phương thì không có ai chẳng khai ngộ! Nếu khai ngộ mà Hoặc nghiệp hết sạch thì có thể liễu sanh tử. Nếu Hoặc nghiệp chưa hết sẽ chẳng thể cậy vào Tự Lực để liễu sanh tử. Lại do không có tín nguyện nên chẳng thể cậy vào Phật Lực để liễu sanh tử. Tự Lực lẫn Phật Lực đều không nhờ cậy được, muốn thoát luân hồi há có được chăng? Phải biết: Pháp Thân Bồ Tát lúc chưa thành Phật còn đều phải cậy vào oai lực của Phật, huống chi nghiệp lực phàm phu phí công bàn chuyện Tự Lực, chẳng cậy Phật Lực ư! Lời lẽ tuy cao siêu, nhưng hạnh thật hèn tệ. Phật Lực, Tự Lực lớn - nhỏ, nào phải chỉ khác biệt như trời với vực! Nguyện đồng nhân[84] đều hiểu nghĩa này.

Người niệm Phật chớ nên bắt chước kẻ ngu, làm những “Phật sự” như hoàn thọ sanh[85], gởi kho v.v… bởi chuyện “hoàn thọ sanh” chẳng phát xuất từ kinh Phật, mà do người đời sau ngụy tạo. Gởi kho là nguyện chết đi làm quỷ, chuẩn bị sẵn tiền tiêu dùng trong quỷ đạo. Đã có tâm nguyện làm quỷ sẽ khó thể vãng sanh. Nếu chưa làm hãy chớ có làm. Nếu trót đã làm hãy bẩm rõ cùng Phật: “Đệ tử tên là… chỉ cầu vãng sanh, tiền trước kia gởi kho nơi cõi âm, đều dùng chẩn tế cô hồn hết” thì mới chẳng gây chướng ngại cho việc vãng sanh. Phàm những kinh như Thọ Sanh, Huyết Bồn, Thái Dương, Thái Âm, Nhãn Quang, Táo Vương, Thai Cốt, Phân Châu, Diệu Sa[86] v.v… đều do những kẻ lầm lạc ngụy tạo, chớ nên niệm. Kẻ ngu chẳng biết niệm kinh Đại Thừa (tức là các kinh A Di Đà Kinh, Vô Lượng Thọ Kinh, Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh, Tâm Kinh, Kim Cang, Dược Sư, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm, Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm v.v...) Tin vào các thứ ngụy kinh ngụy tạo mù quáng ấy, ắt phải làm những chuyện hoàn thọ sanh, phá địa ngục, phá huyết hồ mới an tâm được! Có người hiểu lý nói những kinh ấy là ngụy tạo, cũng chẳng chịu tin. Phải biết: Làm Phật sự thì chỉ có niệm Phật là công đức lớn nhất. Nên dùng tiền làm chuyện hoàn thọ sanh, phá địa ngục, phá huyết hồ[87] để thỉnh vị Tăng có chánh niệm niệm Phật thì lợi ích lớn lắm.

Người niệm Phật nên ăn chay trường. Nếu như chưa thể thì nên giữ Lục Trai, hoặc Thập Trai (mồng 8, 14, 15, 23, 29, 30 là Lục Trai. Thêm vào ngày mồng Một, 18, 24, 28 thì thành Thập Trai. Gặp tháng thiếu thì ăn lên trước đó một ngày. Lại còn tháng Giêng, tháng Năm, tháng Chín là ba tháng chay, nên ăn chay trường, làm các công đức). Từ giảm dần đến vĩnh viễn dứt ăn mặn thì mới hợp lý. Tuy chưa dứt được ăn mặn, hãy nên mua thịt làm sẵn, chớ có sát sanh trong nhà. Do trong nhà thường nguyện cát tường (tốt lành, may mắn), nếu hằng ngày sát sanh thì nhà ấy liền trở thành nơi giết chóc. Nơi giết chóc chính là chỗ oán quỷ tụ hội, chẳng tốt lành, [điều này] quan trọng lắm! Do vậy phải kiêng sát sanh trong nhà.
Người niệm Phật nên khuyên cha mẹ niệm Phật cầu sanh Tây Phương, nhưng muốn cho cha mẹ lúc lâm chung quyết định vãng sanh Tây Phương mà không nói sẵn cho quyến thuộc biết về việc trợ niệm lâm chung, và lợi - hại của việc phô trương phù quáng và khóc lóc sẽ chẳng thể được! Vì vậy, muốn cho cha mẹ lâm chung được hưởng sự lợi ích do quyến thuộc trợ niệm, chẳng bị mắc hại phá hoại chánh niệm mà lúc thường ngày không nói cho họ biết sự lợi ích của việc niệm Phật, khiến cho ai nấy đều thường niệm sẽ không thể được! Như thế chẳng những có ích cho cha mẹ mà thật sự còn có ích cho những quyến thuộc hiện đời, con cháu đời sau. Lâm chung trợ niệm bất luận già trẻ đều nên như vậy, xem cuốn Sức Chung Tân Lương[88] sẽ tự biết (Thượng Hải Phật Học Thư Cục, chùa Báo Quốc ở Tô Châu đều có bán cuốn ấy).

Nữ nhân khi sanh nở thường đau đớn chẳng kham nổi, mấy ngày chưa sanh rất có thể bị mất mạng. Lại có người sanh xong bị băng huyết, đủ mọi nỗi nguy hiểm, và con cái mắc chứng kinh phong chậm hay gấp, đủ mọi nỗi nguy hiểm. Nếu nhằm lúc sắp sanh, hãy chí thành khẩn thiết niệm ra tiếng rõ ràng “nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát”, chớ đừng niệm thầm trong tâm, bởi niệm thầm sức nhỏ, nên cảm ứng cũng nhỏ. Lại do lúc ấy dùng sức đẩy đứa con ra, nếu thầm niệm thì rất có thể do bế khí mà thành bệnh. Nếu chí thành khẩn thiết niệm chắc chắn chẳng bị đau đớn, khó sanh và băng huyết sau khi sanh, con mắc các chứng kinh phong v.v… Dẫu cho khó sanh đến tột bậc, người đã sắp chết, hãy nên dạy sản phụ ấy và những người chăm sóc chung quanh đều cùng niệm Quán Thế Âm ra tiếng, người nhà dẫu ở phòng khác cũng đều có thể niệm, chắc chắn công phu chưa đến một khắc liền được an nhiên sanh nở. Ngoại đạo chẳng hiểu lý, chấp chết vào một pháp cung kính, chẳng biết căn cứ vào sự để luận lý, đến nỗi những bà cụ niệm Phật coi sanh nở là chuyện đáng sợ, dẫu là con gái ruột, con dâu cũng chẳng dám nhìn đến, huống chi là dám dạy họ niệm Quán Âm ư? Phải biết Bồ Tát mang tâm cứu khổ, lúc sắp sanh lõa lồ, bất tịnh, là chuyện không thể nào tránh được, chứ không phải là do cố ý luông tuồng, chẳng những [niệm Quán Âm khi ấy] không có tội lỗi gì, mà lại còn gieo được đại thiện căn cho cả mẹ lẫn con. Nghĩa này đức Phật dạy trong kinh Dược Sư, chứ không phải là ý kiến ức đoán của tôi, chẳng qua tôi chỉ đề xướng mà thôi! (Kinh Dược Sư nói về thệ nguyện công đức Phật Dược Sư, cho nên dạy niệm Phật Dược Sư. Nhưng danh hiệu Quán Âm ai nấy đều biết cho nên bất tất phải niệm Phật Dược Sư, cứ niệm Quán Âm cũng được).

Nữ nhân từ mười hai, mười ba tuổi cho đến bốn mươi tám, bốn mươi chín tuổi đều có kinh nguyệt. Có kẻ nói trong lúc có kinh không được lễ bái, trì tụng. Lời ấy chẳng thông tình lý. Người có kinh ngắn ngày thì hai ba ngày là hết, có người kéo dài đến năm sáu ngày mới hết. Người tu trì ắt phải niệm niệm không gián đoạn, lẽ đâu vì một tật nhỏ trời sanh ấy để rồi bỏ phế việc tu trì ư? Nay tôi nói: Trong lúc có kinh, chỉ nên lễ bái ít hơn (nên ít lễ bái, chứ không phải là tuyệt đối chẳng được làm lễ), niệm Phật, tụng kinh đều theo như lệ thường. Nên thường thay vải dơ (băng vệ sinh). Nếu tay sờ vào vải dơ, hãy nên rửa sạch, chớ dùng tay đã chạm đồ dơ để lật kinh và thắp hương. Phật pháp pháp nào cũng viên dung, ngoại đạo chỉ chấp vào lý ngoài rìa. Người đời đa phần chỉ tin lời ngoại đạo, chẳng biết đến chánh lý trong Phật pháp. Vì thế, khiến cho hết thảy đồng nhân chẳng thể được nhuần thấm lợi ích nơi pháp.

Quán Thế Âm Bồ Tát thệ nguyện rộng sâu, theo tiếng cứu khổ. Nếu gặp phải những hoạn nạn như đao binh, nước, lửa, đói kém, sâu rầy, châu chấu, ôn dịch, hạn hán, lụt lội, giặc cướp, oan gia, ác thú, rắn độc, ác quỷ, yêu mị, bệnh tật do oán nghiệp, tiểu nhân hãm hại…. mà có thể phát tâm sửa lỗi hướng thiện, tự lợi lợi người, chí thành khẩn thiết niệm Quán Thế Âm, niệm niệm không gián đoạn, chắc chắn sẽ được Ngài từ bi che chở, chẳng bị nguy hiểm gì. Nếu vẫn giữ tấm lòng chẳng lành, dẫu có xưng niệm, chẳng qua chỉ tạm gieo căn lành cho vị lai, chẳng được cảm ứng trong hiện thời. Bởi lẽ Phật, Bồ Tát đều là thành tựu thiện niệm cho người, trọn chẳng thành tựu ác niệm cho người. Nếu chẳng phát tâm sửa lỗi hướng thiện, lầm lạc muốn niệm danh hiệu Phật, Bồ Tát để mong thành tựu ác sự cho mình thì quyết định không được cảm ứng, chớ có dấy lên cái tâm điên đảo ấy!

Niệm Phật khẩn yếu nhất là giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng làm các điều thiện, giữ tấm lòng tốt, nói lời tốt lành, làm chuyện tốt. Có sức làm được thì tích cực làm, chẳng thể làm được thì cũng phải phát thiện tâm ấy, hoặc khuyên người có sức làm, hoặc thấy người khác làm bèn phát tâm hoan hỷ, thốt lời khen ngợi thì cũng là thuộc về công đức nơi tâm và miệng. Nếu chẳng thể tự làm được, thấy người khác làm bèn sanh ganh ghét, liền thành ra tâm hạnh tiểu nhân gian ác, chắc chắn bị tổn phước, giảm thọ, chẳng được kết quả tốt lành, hãy nên thống thiết răn dè. Chẳng được làm chuyện giả dối để được tiếng, buôn danh chuốc dự, tâm hạnh ấy quả thật bị thiên địa quỷ thần đều cùng ghét. Nếu có thì phải sửa đổi, nếu không thì càng thêm cố gắng.

Trong đời có kẻ nữ, chẳng hiểu chí lý (lý tột cùng), hoặc chẳng hiếu đối với cha mẹ chồng, lừa dối, khinh miệt chồng, nuông chiều con cái mù quáng, ngược đãi tôi tớ, hoặc là mẹ kế ngược đãi con cái đời vợ trước, chẳng biết hiếu dưỡng cha mẹ chồng, kính trọng chồng, dạy con cái, rộng rãi với tôi tớ, nuôi dạy, chăm sóc con cái vợ trước, [chẳng biết những điều ấy] quả thật là đạo thánh hiền trong thế gian, mà cũng là pháp vun bồi cái gốc trong nhà Phật. Đầy đủ công đức này, do tu tập Tịnh nghiệp chắc chắn danh dự ngày càng cao, phước tăng, tuổi thọ lâu dài, lâm chung được Phật tiếp dẫn lên thẳng chín phẩm sen. Phải biết: Có nhân ắt chắc chắn có quả. Nếu mình đã gieo cái nhân hiếu kính từ ái, sẽ tự hưởng cái quả hiếu kính từ ái. Vì người chính là vì mình, hại người còn tệ hơn tự hại mình. Vì thế phải tận hết chức phận của chính mình để mong Phật trời cùng soi xét.

Trẻ nhỏ từ lúc có sự hiểu biết, liền dạy cho chúng đạo hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ, và những sự nhân quả ba đời, luân hồi lục đạo khiến cho chúng biết tâm của chính chúng nó trong từng hơi thở đều thông với tâm của trời, đất, quỷ thần, Phật, Bồ Tát. Khởi lên một niệm bất chánh, làm một chuyện bất chánh đã sớm bị trời, đất, quỷ thần, Phật, Bồ Tát thấy biết tường tận, như đối trước gương sáng đều hiện ra hình bóng xấu không thể trốn tránh được, ngõ hầu chúng nó biết kiêng sợ, gắng làm người lương thiện. Bất luận là ai, dẫu là tôi tớ, trẻ nhỏ cũng chẳng được phép đánh chửi. Dạy chúng tôn kính bậc tôn trưởng, giữ phận người dưới. Phải chú trọng dạy chúng nó kính tiếc giấy có viết chữ, yêu tiếc ngũ cốc, y phục, đồ đạc, thương tiếc che chở trùng kiến, cấm ngặt ăn vặt để khỏi bị bệnh. Dạy được như thế thì phần đông chắc chắn trở thành người hiền thiện. Nếu lúc nhỏ để mặc theo thói quen, điều gì cũng chẳng giáo huấn, lớn lên không thành hạng tầm thường cũng thành phường trộm cướp. Lúc ấy có hối cũng chẳng có ích gì! Cổ nhân nói: “Dạy vợ từ thuở mới về, dạy con từ tấm bé”, bởi lẽ do huân tập sẽ trở thành bản tánh nên phải cẩn thận ngay từ đầu. Thiên hạ yên hay loạn đều bắt nguồn từ đây; chớ nghĩ lão tăng nói chuyện viễn vông, không quan hệ, khẩn yếu chi!

Quang đã già rồi, tinh thần ngày càng suy, không có sức trả lời thư gởi đến. Chỉ vì đường bưu điện thuận tiện khiến cho xa gần nghe lầm hư danh, thường gởi thư đến hỏi mãi. Nếu nhất loạt chẳng phúc đáp cũng cảm thấy phụ lòng người hỏi đến. Nếu phúc đáp từng thư một, thật chẳng có đủ tinh thần làm như vậy. Vì thế, cho in bức thư dài này, phàm những gì liên quan đến chuyện tu trì và lập thân, xử thế, thờ cha mẹ, dạy con, đều nói đại lược. Sau này có ai gởi thư đến, dùng thư này gởi lại. Nếu có một hai chuyện chi đặc biệt liền phê vào thư gởi đến mấy chữ để đôi bên thấu hiểu tình nhau, không đến nỗi nhọc nhằn quá đáng. Nếu muốn thông hiểu sâu xa kinh giáo, xin hãy thỉnh giáo nơi những bậc pháp sư thông hiểu sâu xa dựng cao tràng pháp. Nên biết rằng: Người thông hiểu sâu xa kinh giáo chưa chắc đã liễu sanh tử ngay trong đời này. Nếu muốn liễu sanh tử ngay trong đời này, hãy nên chú trọng nơi tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Ăn mặn- Niệm Phật tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Xin hỏi:
1. Quý đạo hữu niệm Phật A Di Đà đúng không ?
2. Đoạn kinh điển nào trong kinh A Di Đà có nhắc tới:
TamTrung đã viết:ăn mặn niệm phật là tội nặng


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Ăn mặn- Niệm Phật tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Nam Mô A Di Đà Phật tangbong
Vấn đề này không đơn giản. Bởi theo như Kinh Nhân quả ba đời thì khi ăn mặn mà chưa tịnh khẩu đã niệm kinh phật là sẽ bị quả báo đời sau bị thổ huyết.

Ở đây đệ cũng là một người tại gia nên đã vướng phải điều này rất nhiều lần ( có lẽ có nhiều người cùng gặp phải vấn đề này ). Nhưng nếu nói rằng ăn mặn không nên đọc kinh, niệm phật thì tôi thấy không được ổn lắm. Bởi chúng sanh quá nhiều nghiệp, trong mỗi sát na vẫn tạo nghiệp. Chính vì vậy cần phải thường xuyên đọc tụng kinh phật, niệm phật. Tôi nghĩ niệm phật là để diệt tội cho mình và cả chúng sanh nữa. Đương nhiên nếu dừng cái nghiệp sát sanh, ăn mặn là tốt nhất. Nhưng thử hỏi đời nay làm được vậy có được bao nhiêu người. Không lẽ những chúng sanh còn lại đó không thể làm gì nữa hay sao? Tiếp tục đọc kinh, tụng kinh niệm phật. Hãy khởi cái tâm sám hối, hồi hướng cho mình và tất cả chúng sinh khác ( cả chúng sinh bị hại). Điều này xem ra có vẻ hơi nghịch lý, nhưng đệ không biết có cách nào tốt hơn nữa.

Nguyện sao tất cả chúng sanh đã bị hại đều được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Nguyện khi hết báo thân này được vãng sanh về Tây Phương và tất cả chúng sanh có nghiệp báo hay không có nghiệp báo với tôi đều được vãng sanh về Tây Phương. tangbong

Nam Mô A Di Đà Phật


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Ăn mặn- Niệm Phật tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

tuniemphat đã viết:Nam Mô A Di Đà Phật tangbong
Vấn đề này không đơn giản. Bởi theo như Kinh Nhân quả ba đời thì khi ăn mặn mà chưa tịnh khẩu đã niệm kinh phật là sẽ bị quả báo đời sau bị thổ huyết.

Ở đây đệ cũng là một người tại gia nên đã vướng phải điều này rất nhiều lần ( có lẽ có nhiều người cùng gặp phải vấn đề này ). Nhưng nếu nói rằng ăn mặn không nên đọc kinh, niệm phật thì tôi thấy không được ổn lắm. Bởi chúng sanh quá nhiều nghiệp, trong mỗi sát na vẫn tạo nghiệp. Chính vì vậy cần phải thường xuyên đọc tụng kinh phật, niệm phật. Tôi nghĩ niệm phật là để diệt tội cho mình và cả chúng sanh nữa. Đương nhiên nếu dừng cái nghiệp sát sanh, ăn mặn là tốt nhất. Nhưng thử hỏi đời nay làm được vậy có được bao nhiêu người. Không lẽ những chúng sanh còn lại đó không thể làm gì nữa hay sao? Tiếp tục đọc kinh, tụng kinh niệm phật. Hãy khởi cái tâm sám hối, hồi hướng cho mình và tất cả chúng sinh khác ( cả chúng sinh bị hại). Điều này xem ra có vẻ hơi nghịch lý, nhưng đệ không biết có cách nào tốt hơn nữa.

Nguyện sao tất cả chúng sanh đã bị hại đều được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Nguyện khi hết báo thân này được vãng sanh về Tây Phương và tất cả chúng sanh có nghiệp báo hay không có nghiệp báo với tôi đều được vãng sanh về Tây Phương. tangbong

Nam Mô A Di Đà Phật
Đúng! Bạn nói được câu đó là tự thấy rồi. Tụng kinh niệm Phật sau khi súc miệng sạch sẽ cũng có sao đâu! Phật pháp tùy duyên, phải biết tùy duyên!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
TamTrung
Bài viết: 9
Ngày: 07/01/11 17:15
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam

Re: Ăn mặn- Niệm Phật tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi TamTrung »

A Di Đà Phật. Cảm ơn mọi người. Chúc cho mọi người đều tâm lành kiên cố,tin phật niệm phật vãng sanh cực lạc quốc.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách