Học Giới Luật Như Thế Nào?

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Học Giới Luật Như Thế Nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Học Giới Luật Như Thế Nào?

Hỏi: Chúng con hy vọng Sư Phụ sẽ chỉ dạy chúng con làm thế nào để Chánh Pháp được trụ thế lâu dài.

Đáp: Nếu quý vị có thể không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ vậy là làm cho Chánh Pháp trụ thế đó.

Hỏi: Chúng con không biết phải học giới luật như thế nào?

Đáp: Lục Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành là giới luật đấy. Tức là:

- Không tranh thì không phạm giới sát. Vì sao phải sát sanh? Bởi vì muốn tranh. Anh tranh tôi đoạt thì sanh ra hành vi giết người, phóng hỏa. Không tranh thì không sát, như vậy là giữ được giới không sát sanh.

- Không tham thì không phạm giới trộm cắp. Tại sao muốn trộm cắp? Thì đều bởi vì tham. Tham muốn vật của người làm của mình. Nếu không tham thì có thể giữ được giới không trộm cắp.

- Không cầu thì không phạm giới dâm. Người nam truy tìm người nữ, đó là cầu; người nữ truy tìm người nam cũng là cầu. Cầu không được thì thần hồn điên đảo, thậm chí trong giấc mộng vẫn còn truy cầu, thân tâm không yên.

- Không ích kỷ tự tư thì không phạm giới vọng ngữ. Tại sao phải vọng ngữ? Bởi vì muốn bảo vệ lợi ích riêng tư của mình, cho nên đi đến đâu thì gạt người và nói dối đến đó. Nếu mình không ích kỷ, dù ở đâu mình cũng có thể nói lời chân thật và không có chút hành vi lừa dối nào.

- Không tự lợi thì không phạm đến giới rượu. Người uống rượu cho rằng uống rượu có thể làm cho máu huyết lưu thông, có lợi cho thân thể, nhất định sẽ được mạnh khoẻ. Như người say cảm thấy nhẹ nhàng lâng lâng như đã thành thần, thành tiên. Đó đều là vọng tưởng của người uống rượu. Họ đang bị sự tự lợi tác quái đấy.

- Không vọng ngữ, trong năm điều kể trên đã bao hàm luôn cả vọng ngữ rồi. Tuy nhiên, vì để mọi người đề cao cảnh giác, tôi đặc biệt nhấn mạnh đến chỗ xấu xa của vọng ngữ. Bởi vậy tôi mới nhắc nhở thêm mục nầy.

Nếu như ai nấy đều thật sự không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ, thì xã hội nhất định sẽ được an ninh, gia đình nhất định sẽ được hạnh phúc.

Nếu người người trên thế gian chịu nghiêm chỉnh giữ gìn năm giới, không có những hành vi như: sát sanh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, và nghiện rượu thì họ sẽ không có phiền não, không có lo nghĩ, ưu sầu. Cho nên nói Lục Đại Tông Chỉ nầy là pháp môn tối diệu, lại cũng có thể nói là:

“Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp.
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì.
Nguyện giải tố nhân chân thật nghĩa.”


Tức là Pháp vi diệu rất sâu vô thượng. Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp. Nay con thấy nghe được thọ trì. Nguyện hiểu chân nghĩa cách làm người.

Tôi xin nói thêm một câu nữa, như thân làm Phật tử, mức độ thấp nhất là phải nghiêm giữ năm đại giới cơ bản nầy và thực hành theo một cách triệt để, như vậy chúng ta mới được an lạc và tự tại. Giả như năm giới nầy mà không giữ được, thế thời 250 giới của Tỳ Kheo, 348 giới của Tỳ Kheo Ni lại càng khó giữ hơn. Cho nên tại rừng Ta-la song thọ, lúc Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni sắp nhập Niết Bàn, Ngài đã nói với Tôn giả A Nan rằng: “Lấy giới luật làm thầy.” Do đó, chúng ta biết rằng giới luật thật là trọng yếu biết bao!

Giảng ngày 7 tháng 7 năm 1986

http://dharmasite.net/KhaiThi6_phan2.htm#82


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Muôn Chết, Ngàn Sống, Trăm Mài Luyện

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Muôn Chết, Ngàn Sống, Trăm Mài Luyện

“Vạn tử thiên sanh bách ma luyện” nghĩa là: Muôn chết ngàn sống trăm mài luyện, đây là câu đối liễn nói về cuộc đời tôi. Tôi đã trải qua trăm ngàn cay đắng mới có được Vạn Phật Thánh Thành, cho nên quý vị đừng phá hủy nó.

Ðến năm mười lăm tuổi tôi mới đi học, và học cách viết đối liễn. Tôi rất ưa thích môn đối liễn nầy. Ngay từ ban đầu tôi đã cảm thấy thân thiết với nó rồi. Lúc bấy giờ toàn ban trong lớp tôi có trên ba mươi học sinh. Khi họ làm câu đối không ra, họ đều tìm tôi giúp đỡ. Tôi bèn bắt chước theo nét chữ của họ mà làm câu đối dùm họ. Việc làm nầy không những đã huấn luyện lối suy nghĩ của tôi, mà tâm tư tôi cũng được mở rộng thêm ra. Tôi đi học được nửa năm lúc mười lăm tuổi, rồi đến mười sáu, mười bảy tuổi, tôi học được hai năm liền. Tôi học Tứ Thư, Ngũ Kinh tại trường tư thục. Năm mười tám tuổi là tôi bắt đầu dạy học. Một mình tôi dạy hơn 30 học sinh và tôi chia sẻ hết cho họ những gì tôi đã học. Học sinh đều là con em của những gia đình nghèo khó, cho nên tôi có nghĩa vụ dạy họ.

Một ngày kia, trong nhóm hơn ba mươi học sinh nầy, bỗng nhiên có khoảng hai mươi em phát bệnh dương mao đinh tức là mụt nhọt lông dê. Nói tới loại bệnh nầy là ai nấy cũng đều sợ khiếp vía. Vì nếu không trị bệnh kịp thời, nhất định trong ba ngày sẽ chết; còn nếu biết trị, bệnh sẽ khỏi ngay tức khắc. Bệnh nầy lúc vừa mới phát thì đầu đau rất khó chịu. Hồi đó tôi biết trị bệnh nầy. Tôi dùng một que diêm ấn ngay vào miệng của mụt nhọt trên ngực, nếu nó lõm xuống mà không phình trở lại, thì biết đó là bệnh nhọt lông dê. Và phải lập tức dùng dùi đâm vào thịt và khều ra phía trước, rồi dùng dao cắt bỏ miếng thịt đó. Chúng ta sẽ thấy trong miếng thịt đó có rất nhiều lông, còn chỗ bị mổ chỉ rịn ra chút ít máu thôi. Nhất định là phải chữa trị theo phương pháp đó; nhọt phía trước ngực thì khều ra bảy lần, mụt phía sau lưng thì khều ra tám lần. Quý vị sẽ hỏi là tại sao phải làm như thế? Ðừng hỏi tôi. Tôi ham học, nhưng tôi không cầu hiểu sâu xa. Tôi cũng không biết vì duyên cớ gì, nhưng hễ khều ra như thế rồi thì bệnh sẽ lành hẳn.

Tôi có một chú học sinh rất dễ thương, chú chẳng những biết giữ đúng quy củ, mà còn chăm học, thông minh lại biết chuyện. Tôi chọn chú làm trưởng lớp và cũng lo nuôi dưỡng dạy dỗ nó. Chú bé cũng mắc bệnh lông dê nầy. Có câu nói rằng: “Quan tâm tắc loạn,” khi lo lắng quá, ắt sanh rối loạn. Vì quá quan tâm cho tình trạng của nó mà tôi trở nên sốt ruột. Rồi chiều hôm đó, sau khi tan học, chính tôi cũng mắc bệnh nầy! Bệnh nầy cũng có quỷ, có vi trùng truyền nhiễm. Người ở vùng núi non mà mắc bệnh nầy thì chết rất mau.

Người khác bị bệnh thì tôi có thể mổ xẻ, nhưng tôi không thể tự cầm dao để cắt thịt mình. Tôi có thể tự mổ mụt nhọt phía trước, nhưng không thể làm được ở phía sau lưng mình. Bây giờ biết làm sao đây? Ðầu tôi đau nhức như sắp nổ tung ra, tôi tự nghĩ: “Mình muốn hiến thân cho Phật Giáo, nhưng bây giờ lại mắc bệnh như thế nầy, nhất định là phải chết thôi.” Bởi vậy tôi bắt đầu nói lời ma quỷ, mà cũng có thể nói những lời thần thánh hoặc lời Bồ Tát. Quý vị nghĩ sao thì nghĩ, vì cũng có thể là tôi nói lời hồ đồ hay lời đàm tiếu vậy. Tôi thầm nghĩ trong lòng: “Mình hiến thân cho Phật Giáo, nếu Phật không dùng thì mình chết đi cũng cam; còn nếu có thể dùng mình, thì dù cho mình không thể khều mụt nhọt ra được, nhưng bệnh nầy cũng sẽ lành lặn mà.” Nghĩ thế rồi tôi miễn cưỡng ngủ thiếp đi. Ngủ một lúc, tôi giật mình tỉnh dậy vì như bị nghẹt thở. Tôi ngủ mà cảm thấy đầu óc mình to lớn ra, lại khó thở như có gì vương vướng trong cuống họng. Tôi ráng sức ho và khạc ra một cục lông. Sau đó, bệnh mụt lông dê của tôi không cần mổ xẻ mà cũng khỏi. Ðó là lần thập tử nhất sanh khiến tôi xém chết.

Hôm nay tôi nói với quý vị nghe về duyên khởi của câu đối liễn “muôn chết, ngàn sống, trăm mài luyện” như trên. Bây giờ tôi đã về hưu, nếu nhớ được chút nào thì tôi kể lại cho quý vị nghe chút nấy vậy.

Giảng ngày 6 tháng 7 năm 1986


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Học Giới Luật Như Thế Nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Lòng Ích Kỷ Là Tảng Đá Vướng Chân Người Tu Đạo

Người tu đạo như chúng ta dễ phát tâm dũng mãnh, nhưng khó mà lập chí cho vĩnh cửu lâu dài. Đó cũng là nói, phát tâm nhất thời, ai cũng có thể làm được đến nơi đến chốn. Nhưng nếu ngày ngày mà năng chiếu soi chí nguyện và tông chỉ của mình để làm theo, tức là điều không dễ làm.

Bởi vì con người không thể giữ tâm được thường hằng bất biến. Dẫu biết rõ tu hành vốn là việc tốt, nhưng sau một thời gian lâu thì chúng ta lại giải đãi lười biếng. Chúng ta quên mất tâm đạo, rồi để lòng tự tư ích kỷ của mình nắm hết quyền hành. Người tu đạo nếu dứt trừ được lòng ích kỷ, thì sẽ không có vấn đề gì và phiền phức gì cũng không còn. Nếu quý vị không có tâm ích kỷ, quý vị cũng sẽ không tranh, sẽ không tham, và sẽ không có mong cầu. Quý vị cũng sẽ không có cái ngã to lớn, cũng sẽ không nghĩ đến lợi lạc cho riêng mình và càng sẽ không vọng ngữ.

Vì sao chúng ta có quá nhiều tật xấu như thế? Là bởi cái tâm tự tư ích kỷ tác quái đó. Kẻ thù của người tu đạo là ai? Thật ra, kẻ thù thật sự không phải là Ma Vương, mà là tâm tự tư ích kỷ. Tâm ích kỷ của mình chính là ác tri thức của ta. Nó khiến cho chúng ta quên mất tâm đạo. Một khi lòng ích kỷ riêng tư nổi lên, nhất cử, nhất động, từng lời nói, từng việc làm của mình cũng đều là ích kỷ. Bởi vậy mình làm việc gì cũng không thành công, làm chuyện gì cũng bị hư hại. Mà nếu có thành công thì cũng là hư vọng, bởi sự thành công đó không phải là mình đạt được từ trí tuệ, công đức chân thật.

Con người vì sao không có trí tuệ chân chánh? Cũng bởi có lòng tự tư ích kỷ, cho nên từ thủy tới chung, người ta không thể đạt được trí tuệ chân chánh. Thời gian lâu dần, người tu hành bị thối lui tâm đạo, rồi quên mất chí nguyện phát tâm ban đầu của họ. Cho nên họ cứ trì kéo, dây dưa không dứt khoát hẳn hoi. Đó chính là đại chướng ngại của người tu đạo. Đại chướng ngại đó từ đâu mà sanh ra? Là từ lòng ích kỷ phát sanh. Nếu quý vị có thể giác ngộ được những câu nói trên và đuổi mấy con trùng lười biếng giải đãi chạy hết, như thế quý vị sẽ đạt được mối thu hoạch to lớn.

Giảng ngày 28 tháng 7 năm 1986


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Học Giới Luật Như Thế Nào?

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Bản Sắc Người Phật Tử - Cương Trực Không A Dua

Tại Vạn Phật Thánh Thành, ai ai cũng không được nịnh hót, nói những lời tâng bốc người khác. Trong quá khứ, tại sao có một số người đã hoàn tục? Bởi vì họ thích được nịnh hót cho " đội mũ cao" đến đấy, đó là một hành vi xấu xa nhất. Tông chỉ của tôi vốn là không tán thán khen người, mà cũng không cố ý phỉ báng chê ai. Những lời tôi nói đều là sự thât, không thêm, cũng không bớt. Bởi vậy, tại Vạn Phật Thành đâu có ai nói hai tiếng "cám ơn", gọi là "Trực tâm thị đạo tràng", tâm ngay thẳng chính là nhà chùa đó!

Tại Vạn Phật Thành, chúng ta không nói một chút nhân tình gì. Chúng ta hoàn toàn chỉ nói về Phật Pháp, chứ không đem Phật Pháp ra để tống tặng theo lối thế thái nhân tình, tức là để lấy lòng người. Tôi cũng không cho phép đệ tử quy y tôi đến đâu là nịnh nọt, cho người "đội mũ cao". Lúc tôi mới mua Vạn Phật Thánh Thành, những đệ tử quy y tôi đều sợ đến gần tôi. Họ sợ tôi lôi thôi muốn quyên góp tiền của. Họ bảo là: "Chỗ đó sao mà lớn quá! Coi bộ trong vòng một năm, nhất định là ổng sẽ đóng cửa phá sản cho coi!". Song, tôi vẫn một mực ấp ủ ba đại tông chỉ:

"Rét chết không phan duyên,
Đói chết không hóa duyên,
Nghèo chết không cầu duyên."



Tôi cũng không đê đầu, khúm núm với ai hết. Tôi nói với quý vị một cách thật thà rằng: Tôi chẳng những không đê đầu với người, mà khi đảnh lễ Phật, Bồ Tát, tôi cũng không bao giờ nói: "Bồ Tát ơi! Xin Ngài giúp con! Lần nầy con không xong rồi..." Kể như là vừa khổ, lại vừa gian nan, nhưng tôi cũng tự mình gánh vác vượt qua, chứ không để người ta biết. Bộ tôi muốn xin sự thương hại của người ta à! --- người xuất gia gì mà như vậy ư! Bởi nhờ vào tinh thần nầy tôi mới dám nói: "Không cho phép San Francisco động đất."

Giảng ngày 29 tháng 7 năm 1986


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.35 khách