THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

230 – GIÁC CHIẾU

Phật Trí Dụ hòa thượng nói :
Ngựa tuấn chạy nhanh, không dám để cho chân nó tự do chạy, mà phải dùng hàm thiếc, dây cương ngăn lại. Tiểu nhân cương cường, hoạnh bạo, không dám để cho họ buông thả tình thức, nên phải dùng hình pháp mà chế ngự. Sự lưu lãng của ý thức, không dám để cho nó vin theo duyên trần mà phải dùng năng lực giác chiếu.
Ôi người học Phật không biết dùng năng lực giác chiếu cũng như ngựa tuấn không có hàm thiếc, dây cương, cũng như tiểu nhân không có hình pháp, thì lấy gì dứt bỏ được tham dục, điều trị được vọng tưởng !


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

231 – HỔ TƯƠNG

Ngài Phật Trí nói với ngài Thủy Am :
Thực thể trụ trì có bốn pháp: Một là đạo đức, hai là ngôn hành, ba là nhân nghĩa, bốn là lễ pháp. Đạo đức, ngôn hành là căn bản của sự giáo hóa. Nhân nghĩa, lễ pháp là chi mạt của sự giáo hóa. Không có căn bản không lập đạo nghiệp được. Không có chi mạt không thành sự được.
Tiên, Thánh thấy người học đạo không tự trị được, nên dựng tùng lâm để cho họ có chỗ an cư, và lập trụ trì để thống lý các việc. Song tùng lâm không được tôn trọng, không phải là vì trụ trì. Cơm ăn, áo mặc, đồ nằm, thuốc thang đầy đủ không phải là vì người học đạo, mà đều vì đạo của Phật Tổ. Cho nên người khéo trụ trì, quyết định trước tiên là phải tôn đạo đức, giữ ngôn hành. Người học đạo trước tiên phải giữ nhân nghĩa, tuân lễ pháp. Người trụ trì không có người học đạo không lập đạo nghiệp được. Người học đạo không có trụ trì không thành ý nguyện được. Người trụ trì và người học đạo cũng như thân với cánh tay , đầu với chân. Lớn, nhỏ xứng hợp không trái nhau mới nương nhau làm việc được. Vì vậy có chỗ nói : Người tu học phải bảo thủ tùng lâm. Tùng lâm phải bảo thủ đạo đức. Người trụ trì không có đạo đức thì thấy rõ tùng lâm bị phế hủy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

232 – ĐẠO VÀ LỢI

Thủy Am Nhất hòa thượng nói
Kinh dịch nói ”Người quân tử lo ngĩ đến tai hoạn nên luôn luôn dự phòng “ vì vậy, cổ nhân ngĩ đến đại hoạn sinh-tử , nên dùng đạo để đề phòng thì sự lợi ích mới lớn lao và sự truyền trì mới xa, rộng.
Người đời nay cho cầu đạo là vu khoát, chẳng bằng cầu lợi thiết đáng hơn. Do đó đua tranh học tập phù hoa, so sánh từng hào ly nhỏ nhặt, hy vọng những việc trước mắt, hoài bão những kế cẩu thả. Như thế việc mực thước của một năm còn không chịu làm, huống là lo đến lẽ sinh tử. Vì vậy người học đạo càng ngày càng bỉ lậu, tùng lâm càng ngày càng phế hủy, kỷ cương càng ngày càng trụy lạc. Và cho đến lúc suy đồi, nghiêng ngửa thực sự , không sao cứu vãn được. Ôi há không soi nghiệm sao !


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

233 – CHÍ ĐẠO

Ngài Thủy Am nói :
Xưa kia tôi đi hành cước tới chùa Vân Cư , thấy ngài Cao Am, dạ sam nói rằng ”Chí đạo thẳng thắn, đĩnh đạc, không gần nhân tình, cần phải thành tâm, chính ý, đừng chuộng kiểu sức, thiên tà. Kiếu sức thì gần trá nịnh. Thiên tà thì không trung chính. Những việc ấy không hợp với chí đạo”.
Tôi trộm nghĩ lời của ngài Cao Am rất gần chân lý, nên tôi khắc ý, theo làm. Đến khi được yết kiến Phật Trí tiên sư, tôi mới thực sự triệt ngộ một cách rộng lớn. Và như thế mới không phụ chí hành cước bình sinh của tôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

234 – LỢI DỤNG

Ngài Thủy Am nói :
Ngài Nguyệt Đường (Tịnh Từ, Nguyệt Đường, Đạo Xương thiền sư ở phủ Lam An. Ngài họ Ngô ở Bảo Khê, Triều Châu. Ngài nối pháp Diệu Trạm Huệ thiền sư thuộc đời thứ 14 phái Thanh Nguyên) đi trụ trì, tới đâu ngài cũng chỉ lấy việc hành đạo làm trách nhiệm của mình. Ngài không cần các hóa chủ, cũng không yết kiến các quí nhân. Sự ăn uống hàng năm, tùy thường trụ có bao nhiêu thì dùng vậy. Những Tăng sĩ có chí muốn sung vào việc đi khất thực, hóa đạo, ngài đều khước từ. Hoặc có người nói :”Phật răn các Tỳ Khưu làm hạnh trì bát để giúp thêm cho thân mệnh, sao ngài lại chống đối, không dung cho các vị ?” Ngài Nguyệt Đường nói :”Khi Đức Phật chúng ta còn tại thế thì được. Nhưng ngày nay làm hạnh ấy, quyết định có người ham lợi đến bán cả thân mình !”.
Nhân đó tôi nghĩ rằng Ngài Nguyệt Đường ngừa lỗi từ lúc còn vi tế, ngăn lấp tệ bệnh sẽ tiến dần, thực là thâm thiết và rõ ràng vậy. Lời nói xứng thực ấy , nay còn rất đúng. Ngày nay đem lời nói ấy mà quan sát , thì còn nhiều sự tệ hơn thế, há chỉ có sự bán mình mà thôi đâu !


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

235 – TỰ TIẾN

Ngài Thủy Am nói với Thị lang Vưu Diên Chi (Thị Lang Vưu Mậu, tự Diên Chi, hiệu Toại Sơ cư sĩ hỏi đạo nơi ngài Thủy Am, Đoan Nhất thiền sư) : Xưa kia ngài Đại Ngu Chi, ngài Từ Viên Minh, ngài Cốc Tuyền Đạo va ngài Lang Da giác kết bạn, đi tham học nơi ngài Phần Dương Chiếu thiền sư . Miền Hà Đông, tức vùng Thái Nguyên, thuộc Phần Châu, rét ghê gớm, chúng nhân đều sợ. Chỉ có ngài Từ Viên Minh để chí vào đạo, sớm hôm không lười, và đêm ngồi chứ không nằm. Nếu buồn ngủ thì ngài cầm cái dùi sắt đâm vào mình và than :”Cổ nhân vì đại sự sinh tử, không ăn, không nghỉ. Ta đây là người gì mà lại buông thả cho sự lười biếng, sinh tâm phóng dật, sống vô ích cho đời, chết không để tiếng về sau, như thế là tự bỏ mình vậy !”
Một hôm ngài từ biệt trở về, ngài Phần Dương than :”Nay Sở Viên đi về, đạo của ta cũng trở về miền Đông vậy !”


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

236 – BIẾT ĐƯỜNG

Ngài Thủy Am nói :
Cổ đức trụ trì, tự đem thân mình hành đạo, chưa bao giờ có sự phóng túng, cẩu thả và sơ sót. Xưa kia ngài Phần Dương thường than là đời tượng quí khinh bạc, người học đạo khó giáo hóa. Nhưng ngài Từ Minh lại nói “Rất dễ, Chỉ lo người chủ pháp không khéo dẫn đạo mà thôi”. Ngài Phần Dương nói : “Cổ nhân thuần thành, còn đến hai, ba mươi năm mới thàn đạt được”. Ngài Từ Minh nói “Việc ấy không phải là lời bàn chí lý của thánh triết. Tôi nghĩ nếu người khéo biết đường tới đạo, gắng công một nghìn ngày là có thể đạt thành”. Có người cho là ngài Từ Minh nói dối, không nghe.
Miến Phần Dương lạnh nhiều, nhân khi bãi cuộc dạ sam, bỗng nhiên có một vị tỳ khưu lạ tới hỏi ngài rằng :”Trong pháp hội này có sáu bậc đại sĩ, sao không ra đời thuyết pháp, độ sinh ?” . Quả thực chưa đến ba năm có sáu vị thành đạo. Tức là các ngài :Từ Minh Viên, Đại Ngu Chi, Lang Da Giác, Cốc Tuyền Đạo, Pháp Hoa Cử và Thiên Thắng Thái.Ngài Phần Dương thường đọc bài tụng tán dương về việc sáu ngài thành đạo như sau :

Hồ Tăng kim tích quang
Thỉnh pháp đáo Phần Dương
Lục nhân thành đại kí
Khuyến thỉnh vị phu dương

Nghĩa
Đạt Ma rung trượng ánh thiền soi
Pháp đến Phần Dương pháp rạng ngời
Sáu vị hoát nhiên thành đại khí
Tuyên dương diệu chỉ khắp nơi nơi .


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

237 – TỰ TÁN

Đầu Tử Thanh hòa thượng (Đầu Tử Sơn, Nghĩa Thanh thiền sư ở Thư Châu, nối pháp Thủy Am, Đoan Nhất thiền sư, thuộc đời thứ 17 phái Nam Nhạc) vẽ tranh ngài Thủy Am. Vẽ xong, ngài Đầu Tử Thanh xin ngài Thủy Am cho một bài tán, đề vào bức tranh ấy. Ngài Thủy Am tự tán như sau :

Tự Thanh thiền nhân Cô ngạnh vô địch
Thần hôn nhất trai Hiếp bất chí tịch
Thâm nhập thiền định Ly xuất nhập tức
Danh đạt cửu trùng Đàm thiền, tuyển đức
Long nhan đại duyệt Tứ dĩ kim bạch
Lực từ giả tam Thượng nải gia thân
Chân đạo nhân giả Thảo mộc đằng hoán
Truyền dư lậu chất Chú hương thỉnh tán
Thị sở vị: Thanh xuất ư lam, nhi thanh ư lam giả giã!

Phỏng dịch

Người, Thanh nối pháp Cứng cỏi vô chừng
Một bữa trong ngày Nách không bén giường
Vào sâu thiền định Hơi thở không vương
Tiếng suốt cửu trùng Đức, thiền bàn thường
Long nhan vui vẻ Ban lắm lụa vàng
Từ chối ba bận Thêm lời tán dương.
Đạo nhân chân thực Cây cỏ mến thương
Truyền lậu chất ta Tán ghi ,tâm hương.

Rõ thực : Màu xanh sinh bởi màu lam nọ, Xanh đậm hơn lam vượt mức thường


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

238 – TƯƠNG KHẢ

Ngài Thủy Am nói :
Phật Trí Tiên sư nói “Đông Sơn, Diễn Tổ thường nói với ông Cảnh Long Học : Sơn tăng này có ngài Viên Ngộ như cá có nước, chim có cánh”. Cho nên thừa tướng Tử Nham cư sĩ (Thừa tướng Trương Tuấn, tự Đức Viễn, hiệu Tử Nham cư sĩ. Năm đầu Thiệu Hưng bái phong làm Hòa Quốc Công. Ông hỏi đạo nơi Viên Ngộ Cần thiền sư) khen: Thày trò tương khả, tương đắc, ít gặp trong một thời. Và đó là tố phận thủy chung, ít ai có thể gián cách được ! Thực, Tử Nham cư sĩ là người biết người và nói đúng vậy.
Gần đây thấy bậc tôn túc các nơi, dùng tâm thuật để ngừa Tăng sĩ. Tăng sĩ đem thế lợi để phụng sự các bậc tôn túc. Chủ khách giao với nhau bằng lợi, thì trên dưới bị khinh khi, làm sao mà pháp môn hưng hiển, thịnh vượng tùng lâm được ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

239 – DẶN DÒ

Ngài Thủy Am nói :
Nói cảm động đến người cốt ở chỗ chân thực và thiết đáng. Nói không chân thực và thiết đáng thì sự cảm động hẳn ít, vì ai là người hoài mộ. Xưa kia Bạch Vân sư tổ đưa sư ông đi trụ trì chùa Tứ Diện, ngài đinh ninh dăn dò : “Tổ đạo suy tàn, nguy như xếp trứng vậy. Ông đừng nên để tâm phóng túng, sơ sót đạo nghiệp, phóng dật hành vi , hao phí quang âm (ngày tháng) và làm bại hoại chí đức. Ông nên có độ lượng khoan dung, làm lợi cho người, giữ gìn tăng chúng. Ông nắm giữ và làm được những việc ấy là báo ơn Phật tổ đấy ! “ Đương thời ai nghe thấy cử chỉ của ngài cũng đều cảm động.
Tới đây ngài Thủy Am nói với ngài Đầu Tử Thanh:
Từ trước tới nay ông được nhà vua triệu vào cung Thần Đình hỏi đạo, thực là sự may mắn cho pháp môn. Nhưng ông nên luôn luôn nhún mình xuống, tôn đạo lên, lấy sự lợi ích và cứu giúp người làm tâm niệm mình và không nên cậy mình, khoe khoang . Ông nên theo các bậc tiên triết trên mình nhún nhường, kính sợ, bảo thân, toàn đức, đừng cho thế vị là vinh mới có thể được tiếng trong sạch một thời và danh thơm muôn thủa. Tôi sợ đời tôi, bóng sáng không còn dài, không còn gặp mặt được nữa, nên tôi đem những lời trên này tha thiết dặn dò ông. Ông nên cố gắng !


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

240 – TỰ NHƯ

Ngài Thủy Am khi còn ít tuổi, tính tình vẫn nhẹ nhàng, thong thả, không gò bó, nhưng có chí lớn, chuộng khí tiết, không tập phù hoa, không xem xét những sự nhỏ nhặt, lòng dạ rộng rãi và luôn luôn dấn thân theo việc nghĩa. Tuy có lúc họa hại đến ngay trước mắt, nhưng không thấy biến sắc. Ngài trụ trì tám ngôi chùa, trải khắp bốn quận. Đến đâu ngài cũng tha thiết lo nghĩ về việc hành đạo và xây dựng. Năm thứ năm, niên hiệu Thuần Hy ngài rút lui cùa Tịnh Từ ở Tây hồ. Ngài có làm bài kệ như sau :

Lục niên sái tảo Hoàng Đô tự
Ngõa lịch phiên thành Thích Phạn cung
Kim nhật công thành, qui khứ dã
Trượng đầu bát diện khởi thanh phong.

Dịch
Sáu năm quét dọn chốn chùa vua
Lộng lẫy cung trời khác hẳn xưa
Về vậy ! viên thành công quả đạo
Gậy rung gió mát tám phương lùa.

Quan chức, thứ dân ở đây, thỉn ngài lưu lại mãi, nưng ngài không nhận. Ngài đi trên con thuyền nhỏ, đến chùa Thiên Minh, thuộc huyện Tú Thủy (Gia Hưng). Không bao lâu ngài bị bệnh, từ biệt đại chúng và thị tịch.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

241 – CỔ PHÁP

Nguyệt Đường Xương hòa thượng nói :
Xưa kia Đại Trí thiền sư lo các tỳ khưu đời mạt pháp kiêu mạn, lười biếng, nên đặc biệt chế ra qui củ để ngăn ngừa và tùy theo khí lượng, tài năng, đặt ra các chức vị cho mỗi người phải chấp sự. Chủ pháp ở trượng đường, đại chúng ở thông đường (1). Đặt ra mười chức vị như sau : Trụ trì, Thủ tọa, thư ký, tạng chủ, tri khách, đô quản, giám tự, phó tự, duy na, điển tọa, để trông coi công việc, nghiêm túc như nơi quan phủ vậy. Người trên nắm giữ đại cương, người dưới trông coi các mục. Trên dưới nối tiếp nhau làm việc như thân sai khiến cánh tay, cánh tay sai khiến ngón tay. Nhất nhất đều noi theo nhau làm các việc. Vì vậy bậc tiền bối noi theo, tôn phù và tha thiết phụng hành, khiến cho đạo phong của chư thánh chưa mất vậy.
Gần đây, tùng lâm suy kém, thấy người học đạo chỉ quí người tài ba, thông suốt, mà khinh người giữ tiết nghĩa, ưa chuông sự phù hoa mà khinh rẻ sự chân thực. Cứ như thế, ngày qua tháng lại, tùng lâm đi dần tới chỗ khinh bạc. Đầu tiên mới trộm yên một chút, sau sinh huân tập lâu ngày, và cho là lý đương nhiên như thế, chứ không cho là phi nghĩa, phi lý. Người trên phập phồng sợ người dưới, người dưới ngấp nghé rình người trên. Khi bình thường thì nói ngọt, khuất mình, siểm mị cho nhau vui, nhưng được ít lâu thì sau lưng dùng gian tâm, quỉ kế để giết nhau. Thành là người hiền, bại là người ngu, không cần hỏi đến tôn ty, trật tự, lý lẽ phải trái. Người kia đã làm, người này bắt chước, người dưới nói, người trên theo, người trước làm, người sau nói. Ôi ! nếu không phải là hiền thánh, nhân nguyện lục xưa ra đời, làm sư phạm cho đời, và chứa góp công đức giáo hóa hàng trăm năm mới có thể chuyển nổi sự tệ ác, kiên cố của họ, bằng không thì không thể nào thay đổi được !

GHI CHÚ
- Trượng đường là phương trượng, nơi dành cho vị trụ trì trong tùng lâm. Phương trượng là căn nhà vuông, mối bề một trượng, theo kiểu căn nhà đá của ông Duy Ma Cật ngày xưa.
- Thông đường là những dãy nhà phổ thông cho đại chúng ở.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.26 khách