NGHE KINH

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

NGHE KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »



trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Chủ Quan Trí Năng Thúc Đẩy Động Lực

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Chủ Quan Trí Năng Thúc Đẩy Động Lực

Động lực thúc đẩy trí năng chủ quan, phương pháp giảng kinh nầy trước đây chưa hề có, nhưng không thể nói là sau nầy sẽ tuyệt hậu, không còn nữa. Theo phương pháp nầy, mỗi cá nhân đều có thể phát huy kiến giải của riêng mình, để nói ra tiếng nói của lòng mình và biểu hiện trí tuệ của chính mình. Tôi đã nghe quý vị nói pháp nhiều lắm rồi, tuy không thể nói là tôi gặt hái được nhiều điều hay, nhưng tôi được ích lợi cũng không phải nhỏ.

Hơn mười năm qua, mỗi ngày tôi đã làm thầy giảng kinh thuyết Pháp cho quý vị. Vậy bây giờ tôi là học sinh vỡ lòng theo quý vị học tập. Điều nầy thật là không thể nghĩ bàn! Làm thầy rồi lại làm trò. Nhưng nếu tôi đóng vai làm thầy giáo thì tôi sẽ không thể làm được vậy. Quý vị cần nên chú ý về điểm nầy!

Nếu quý vị không ra giảng Pháp, vậy tôi xin khấu đầu, đảnh lễ quý vị. Còn nếu quý vị vẫn không chịu đi ra thì tôi quỳ. Bây giờ có nhiều người tranh nhau lên giảng kinh trước. Công phu nầy không phải một sớm một chiều mà có được. Nghe quý vị giảng Pháp, tôi như được pháp vị cam lồ và pháp hỷ sung mãn. Những bài giảng của quý vị hôm nay, mỗi người đều có chỗ ưu điểm (sở trường) và khuyết điểm (sở đoản) của mình. Quý vị nên cùng nhau hỗ tương ngắt dài bù ngắn, đem cái hay của người để bù đắp cho cái dở của mình, đó là dùng theo biện pháp “chiết trung.” Nếu cảm thấy mình nói có đạo lý thời càng nên tự khích lệ mình thêm lên. Còn nếu mình giảng không bằng như người ta, vậy thì đừng ngại gì mà không lấy cái hay sở trường của người mà bổ túc cho cái dở sở đoản của mình. Đó là tinh thần học tập để mình ngày càng thêm phát triển.

Nhất là đừng tự mãn, tự khoe khoang, sanh tâm tự kiêu ngạo, bằng không thì đó sẽ trở thành những nhân duyên chướng đạo mình đấy. Cho nên mọi người càng nên tập trung, lấy trí huệ của mọi người làm trí huệ mình, lấy kiến giải của mọi người làm kiến giải mình. Mỗi cá nhân có thể nghe được nhiều người khác phát huy trí tuệ vốn có riêng biệt nhau. Phương pháp nầy xưa nay chưa có, nhưng tương lai về sau thì nào ai biết được.

Lại nữa, về cách thức thỉnh Pháp, trên căn bản, dù chúng ta giảng Pháp ở đâu thì cũng nên có người thỉnh Pháp. Nhưng hiện nay có một số người chỉ biết giảng Pháp, mà không biết xin thỉnh Pháp. Bây giờ Vạn Phật Thành dùng phương cách thỉnh Pháp nầy để trùng tân khiến hưng thịnh trở lại, ngõ hầu khôi phục lại những quy chế của Phật đã đặt ra.

Nghiên cứu Phật Pháp là chúng ta nên “tinh ích cầu tinh,” đã tinh thông còn muốn tinh thông hơn, mỗi ngày nên cầu tiến bộ hơn. Đừng thấy khó rồi rút lui, vì nếu vậy chúng ta vĩnh viễn sẽ không thể nào hiểu rõ được Phật Pháp. Cho nên mỗi người đều có cơ hội để giảng kinh, mỗi người đều có dịp nói lên những lời công đạo hợp lý. Nói lời công đạo, tức là chúng ta không cần phải tâng bốc, thổi phồng nhau, hoặc đề cao, nịnh bợ lẫn nhau. Nếu không, chúng ta sẽ không thể nào hiểu rõ được ý nghĩa chân thật của Phật Pháp. Ở đây chúng ta nên thật thà, nên nói lời chân thật và nói về chân lý. Chúng ta nên nói tóm tắt, đừng nói vòng vo tam quốc, thêu hoa dệt lá. Chỉ cần chúng ta giảng giải chân nghĩa của kinh điển cho rõ ràng, vậy là được rồi.

Khi nghe người giảng kinh xong, thính chúng nam nữ mỗi bên nên cử ra một người để tóm tắt phê bình. Phê bình đây không phải là với ác ý, mà là thiện ý và bình luận có tánh cách xây dựng. Nếu ai giảng không đúng, quý vị cũng có thể nêu ra để sửa đổi cho đúng. Đó là mài dũa, trau dồi, để cùng nhau sửa chữa những kiến giải không đúng. Bởi vì người trong cuộc thường mê muội, còn kẻ bàng quan thì thường tỉnh táo hơn. Nhưng không được nịnh hót, cho người ta “đội mũ cao”.

Quý vị phải “đơn đao trực nhập,” nói ra một cách thẳng thừng và “khai môn kiến sơn,” đi ngay vào vấn đề. Nếu cảm thấy chỗ phê bình không hợp lý, quý vị cũng vẫn có thể nói lên. Đây không phải là biện luận, mà nên như “nhất châm kiến huyết” là nói ngắn gọn, đúng ngay điểm quan trọng để nêu ra chỗ không đúng. Thế mới có thể như là rèn luyện trong lò lửa lớn để được vàng tinh chất. Cũng như tại chùa Thiếu Lâm, hành giả phải vượt qua đám người gỗ, nơi đám người gỗ nầy mà rèn luyện để được công phu chân thật. Nếu không thể vượt ra trận đánh, tức là họ phải luyện lại từ đầu. Nếu đánh thoát ra được, tức là họ có thể ở thế gian cưỡi mây đạp sóng để hoằng dương Phật Pháp. Đây là biện pháp tốt có thể phá trừ được tướng ngã. Đừng nên cho rằng vì người ta phê bình mình, rồi mình cảm thấy xấu hổ, hoặc là mình nêu ra khuyết điểm của người khác, nhưng lại sợ họ không chịu nỗi. Đây là chân cũng lại là chân, thật cũng lại là thật, thật thật thà thà, không được có một chút tạo tác tạp nhạp, bất tịnh nào.

Tôi tin rằng từ cổ chí kim, chưa có ai giảng kinh theo cách thức như vầy. Nhưng tại Hoa Kỳ thì đặc biệt khai mở theo phong cách khuôn phạm nầy. Hoa Kỳ là một quốc gia dân chủ, cho nên mọi người nên nói lời chân thật với cả tấm lòng chân thành của mình. Chúng ta hoằng dương Phật Pháp tại Hoa Kỳ, đi đến đâu cũng nên nói lời chân thật, thành thử chúng ta vào nước không bị chìm, vào lửa không bị đốt và không bị đao thương xâm phạm. Đừng giảng lời hư ngụy giả dối, không nói tốt để lấy lòng người, để khiến người ta có thiện cảm với mình. Tôi nói lời chân thật, dù cho quý vị giết tôi cũng không sao, chẳng hề chi. Chúng ta nên có tinh thần như thế để nói lời chân thật, dù mình có chết cũng là chết có ý nghĩa. Chúng ta nên có tinh thần bình luận như thế, chớ có lo trước ngó sau, nhút nhát rụt rè. Nếu không, chúng ta chẳng thể nào hiểu được Phật Pháp.

“Tổn pháp tài, diệt công đức,
Mạc bất do tư tâm ý thức.”
(Chứng Đạo Ca)

Làm hại Pháp, hủy diệt công đức,
Không đâu là không do tâm, ý, thức.

Tức là do tâm, ý và thức của mình sẽ hại chết mình. “Thị dữ thiền môn liễu khước tâm,” qua pháp thiền mà từ bỏ tâm. Cho nên người tham thiền không dùng tâm, ý, thức. Cái gì họ cũng không nghĩ, cũng không suy tưởng tới, nhưng lại thường tham thiền với câu “Ai là người niệm Phật?” Đây là họ đi ngược dòng trở về nguồn cội, tìm cho ra bổn lai nguồn gốc, mình vốn là thế nào? Đây gọi là: “Chuyên nhất tắc linh,” chuyên nhất tới cực điểm thì hoát nhiên thông suốt, khai ngộ và đạt được đại trí tuệ. Hiện nay có một số người giả mạo khai ngộ, hoặc tìm người chứng minh rằng mình đã khai ngộ rồi. Đó là vì ai nấy đều cho rằng khai ngộ là việc tốt, và người tu hành thì vẫn chưa quên được cái danh từ tốt nầy. Nếu bảo rằng người khai ngộ sau nầy sẽ biến thành chó, chắc người ta sẽ không nói là mình khai ngộ đâu! Tự xưng mình đã khai ngộ, vậy cũng như là người vô tri đến cực điểm rồi. Vì sao lại muốn tự quảng cáo để nói cho người khác biết. Như thế là có ý gì? Đó cũng vẫn là để phan duyên, tự mình khua chiêng đánh trống. Nếu thật sự hiểu biết thì mình sẽ không tìm cầu danh lợi, mình cũng không ích kỷ, tự lợi đâu. Mỗi người nên làm việc với tinh thần vì Phật Giáo, chứ không phải cái nầy cũng sợ, cái kia cũng sợ, sợ luôn cả lá cây rơi xuống sẽ làm vỡ đầu, bể óc mình.

Người giảng kinh nên nói tóm tắt vào chỗ trọng yếu, đừng nhây nhưa, rắc rối. Những lời quý vị giảng thì nhất định phải có liên hệ đến ý kinh. Quý vị không được mang giấy ghi sẵn tài liệu lên bục giảng. Khi rút thăm (thẻ tre có ghi danh), rút đến tên ai thì người đó nhất định phải lên giảng. Quý vị không được thoái thác, vì như thế là trái với pháp lệnh, là không tôn trọng pháp. Đây là một thiên mệnh, rút đúng tên ai thời người đó phải lên giảng. Nếu không lên giảng tức vị đó đã làm trái với pháp công cộng. Dù là vị nào đi chăng nữa, cũng không được nói rằng:

- Hôm nay tôi không nói đâu.

Ai có hành vi như thế, dù có giảng hay bao nhiêu, người đó cũng không được điểm nào hết. Nếu như không có chuẩn bị, nhưng quý vị lại thường lên giảng thì mới tính. Còn như quý vị có chuẩn bị để lên giảng thì không tính. Nếu quý vị lên giảng mà mang theo giấy tờ cũng không được điểm nào. Tại sao? Vì không hợp quy củ! Cầm giấy lên đọc, đó là lừa dối mọi người, chỉ thêm sự quấy rầy thôi. Bởi quý vị không chú ý nghe giảng nên mới đem giấy tờ bài bản theo. Ở đây chúng ta không phải là “Open Book Test” thi được mở sách.

Khi thuyết giảng: Nếu biết thì nói chỗ mình biết, không biết thời không được nói mình biết, đừng giả bộ. Nếu vốn không biết câu chuyện là thế nào, vậy ta đàm huyền thuyết diệu để làm chi? Đó cũng như là nuốt trửng cả sách vở chớ mình có biết gì, vậy nói ra đâu có giá trị chân chánh gì? Cho nên muốn có cái trí chân thật và kiến giải rõ ràng, thời đừng vẽ rắn thêm chân, làm chuyện dư thừa.

Với phương pháp giảng kinh nầy, mỗi người sẽ tự phát huy trí huệ vốn có của mình. Lúc có người bên phía nam đang giảng trên bục, người kế tiếp nên ngồi dưới bục để chờ đến phiên mình. Bên phía nữ cũng vậy. Như vậy mọi người sẽ không vọng tưởng nghĩ ngợi rằng: “Kế tiếp sẽ đến phiên ai đây?” Nếu có người lên trước chờ thì sẽ khiến cho mọi người được yên tâm, còn tự người đó cũng có thể nhân cơ hội nầy mà an tĩnh chốc lát để chuẩn bị thuyết Pháp. Tuy nhiên, không phải ai ai cũng suy đoán: “Kế tiếp nữa sẽ đến phiên ai?” nhưng trong đại chúng cũng có người rất là sốt ruột, chẳng yên.

“Thiên hạ bổn vô sự, dung nhân tự nhiễu chi.” Thế gian vốn không có chuyện gì, nhưng người ngu lại muốn tìm chút chuyện để làm. Bởi vậy, gặp tình cảnh nào họ cũng đều chấp trước hết. Phương pháp giảng kinh nầy vốn rất tự nhiên, người trí thấy trí, người nhân từ thấy nhân từ, người sâu sắc sẽ thấy sâu sắc, người nông cạn thì thấy nông cạn. Mỗi mỗi đều có sở trường riêng, đạo lý giảng thuyết của mỗi người cũng không giống nhau. Nay chúng ta sẽ thâu lấy hết các thứ khác biệt đó, rồi bỏ chung vào một lò để cùng luyện đúc, hầu tập hợp trí tuệ của chúng sanh để kết tập thành những suy tư hữu ích và sâu rộng. Như thế thì người không có trí huệ cũng biến thành người có trí huệ. Tại sao? Bởi chúng ta có nhiều cơ hội học tập và trí huệ sẽ dần dần phát sanh. Đấy là lúc mọi người lấy dài bù ngắn, căn cứ vào luận lý lôgíc và chân lý, chúng ta sẽ rất mau thâm nhập được kinh tạng, trí huệ như hải. Một khi đã có trí huệ như hải, dù gặp chuyện gì đi chăng nữa, chúng ta cũng có thể giải quyết dễ dàng như chẻ tre. Cũng như tấm gương chiếu rõ mọi vật, lúc việc đến thời đối ứng, việc qua rồi thời tĩnh lặng. Điều nầy đối với việc nghiên cứu Phật Pháp rất là trọng yếu vậy.

Còn một điểm nữa, lúc lên đài tập giảng, nếu quý vị có những lối nói theo kiểu quen miệng quen mồm, hoặc giả có chút cử chỉ gì không đàng hoàng thì cũng nên bỏ đi. Ở đây một mặt là học tập giảng kinh văn, một mặt là học tập cách diễn giảng trước đại chúng. Tôi thấy mọi người mỗi ngày một thêm tiến bộ, từ từ đi trên con đường chánh đáng. Lại nữa, người không biết tiếng Hoa, nhất định phải nói tiếng Hoa, và người không biết tiếng Anh, nhất định phải nói tiếng Anh.

Ở đây có rất nhiều người Tây phương, hồi trước họ cũng đâu có biết nói tiếng Hoa, nhưng vì bị bắt buộc học mà nay họ cũng biết được rồi. Tôi có một đệ tử rất thích ăn kẹo, nhưng cậu ta thà rằng không ăn kẹo chứ không muốn bỏ học nói tiếng Hoa. Bây giờ cậu ta đã nói được rồi đó. Ở đây người Tây phương nên nói tiếng Hoa, người Hoa thì nên nói tiếng Anh để cho ngôn ngữ đông tây cùng nhau giao lưu thành một khối. Mức độ tối thiểu là quý vị nên biết hai ngôn ngữ. Nếu quý vị có thể tiếp tục học thêm một chút nữa như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý..., như vậy trong tương lai sẽ rất tiện lợi đối với việc đi ra ngoài hoằng dương Phật Pháp. Xin quý vị đừng bỏ sót điểm nầy.

Tôi rất là hổ thẹn vì tôi đã không biết các ngôn ngữ khác. Như mới gần đây, khi đi Indonesia, bởi không biết tiếng Nam Dương nên tôi như người điếc vậy. Quý vị là những người còn trẻ, bây giờ quý vị có cơ hội để luyện tập, tương lai quý vị sẽ làm trụ cột của Phật Giáo. Đó là kỳ vọng mà tôi đặt hết vào quý vị đấy.

Giảng ngày 6 tháng 8 năm 1986

 


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

tại sao Hòa Thượng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trì giớ

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Nhận Thức Của Một Bác Sĩ Tâm Lý

1D4FF34AD33B41C89D40588ADC8A5212.jpg` Bác Sĩ Tâm Lý Trang Nhã Trinh (Ya-Jen Chuang)

Trích từ Những Vong Linh Thai Nhi Vô Tội – VPTT Xuất Bản http://www.dharmasite.net/NhungVongLinhThaiNhiVoToi.htm

 

Sau khi nghe những câu chuyện của một bệnh nhân bị Rối Loạn Lưỡng Cực (Bipolar Disorders), tôi nhận ra tại sao Hòa Thượng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trì giới...



Tôi làm quen với những bài thuyết giảng của Hòa Thượng khoảng bốn năm về trước. Vào khoảng thời gian này, tại Đài Loan đang có dịch bệnh SARS. Thật ra, bệnh SARS giống như các loại bệnh về hô hấp, rất nguy hiểm và dễ lây đã được Hòa Thượng đề cập trong những bài thuyết pháp. Là người làm việc trong ngành sức khỏe, tôi có nỗi lo sợ mỗi khi ra khỏi bệnh viện nơi tôi đang làm việc. Bởi vì tôi có thể bị cách ly nếu tôi bị sốt dù là loại nhẹ nhất, do đó tôi rất ít đi đến bất cứ nơi nào. Vào lúc đó Dì tôi gửi cho tôi những sách báo có những bài thuyết giảng của Hòa Thượng và tôi bắt đầu nghiên cứu những bài giảng này. Hòa Thượng nói rằng những người trì tụng Chú Đại Bi và Chú Lăng Nghiêm sẽ không bi bệnh dịch lây nhiễm, từ đó tôi học Chú Lăng Nghiêm.

Khi tôi đọc những bài thuyết giảng của Hòa Thượng, tôi kinh ngạc về cách Ngài nói lên chân lý và xiển dương đạo đức, Ngài không theo những lề thói truyền thống để vừa lòng người. Tôi sống trong xã hội Đài Loan nơi chân lý trở nên hiếm hoi trong khi dối trá thì mỗi ngày mỗi gia tăng. Lòng kính trọng của tôi đối với Hòa Thượng khởi lên một cách tự nhiên. Lời giảng dạy của Ngài dẫn tôi vượt qua những khó khăn và những tình huống dễ lầm lẫn trong nghề nghiệp của mình, chuyển hóa tôi từ một người chưa bao giờ đụng đến Kinh điển thành con người mong muốn khám phá kho tàng Kinh điển quý báu, và giúp tôi hiểu những bệnh tâm thần từ quan điểm của Phật Giáo. Ngài cũng chỉ cho tôi sự sai lầm của việc xem nhẹ giới luật và thay vào đó đã cho tôi hứng khởi để học hỏi và trì giới.

Sau khi tốt nghiệp, tôi đi vào ngành chuyên môn của mình với những mong đợi đầy lý tưởng. Tôi được làm việc bên cạnh những bác sĩ phân tâm thâm niên và đầy kinh nghiệm ở bệnh viện mà tôi hằng kính trọng. Thế nhưng, một hôm tôi nhận ra những đồng nghiệp của tôi đã dùng sự hồn nhiên và kính trọng tha nhân của tôi làm một điểm yếu để lợi dụng. Tôi đã trải qua trạng thái tâm lý bất ổn cao độ. Tôi bắt đầu tự hỏi có phải muốn thành công trong ngành, ngoài việc phát triển chuyên môn, tôi cần phải học cách lợi dụng điểm yếu của người khác để làm lợi cho mình. Tuy nhiên, tôi biết tôi không thể làm được điều đó. May mắn thay, Hòa Thượng nhấn mạnh sự quan trọng của việc tuân theo các quy tắc về đạo đức và luân lý. Ngài cũng chỉ ra rằng chúng sinh sống trong thời Mạt pháp rất thường hay tranh chấp; do đó những hành vi nhằm làm lợi mình bất chấp sự thiệt hại của người khác rất phổ biến. Những lời giảng dạy của Ngài đã tái xác nhận niềm tin ban đầu của tôi và cho phép tôi phân biệt rõ ràng giữa cái đúng và cái sai trong chỗ làm việc, cho nên tôi không còn bị phiền toái bởi những tranh giành hay thị phi.

Lớn lên ở Đài Loan, là sinh viên, tôi phải học những sách cổ Trung Hoa (viết bằng chữ Hoa cổ điển). Tuy nhiên, tôi không hiểu nhiều lắm. Tôi đã phải đoán mò trong những kỳ thi cho những lớp này. Trước khi gặp lời dạy của Hòa Thượng, tôi đã học giáo lý Phật pháp, đã tham dự nhiều khóa tu thiền và niệm Phật; nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc học Kinh vì Kinh viết bằng chữ Hoa cổ điển, tôi tưởng rằng tôi sẽ không thể nào hiểu được trong kiếp này. May mắn thay, Hòa Thượng đã dùng ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu khi giảng Kinh, vì thế tôi thể nghiệm được rằng sự súc tích của Kinh đã vượt xa kiến thức thế gian của chúng ta. Tôi cũng nhận thức được rằng Kinh đang nói về cách chúng ta suy nghĩ và hành động ngay trong đời sống hàng ngày, và sự nhận thức này khơi dậy lòng thích thú muốn nghiên cứu Kinh điển của tôi và mong muốn khám phá kho tàng Kinh điển này.

Là một bác sĩ phân tâm lâm sàng (làm việc trực tiếp với bệnh nhân), tôi đã gặp vài trường hợp bệnh tâm thần không thể chữa tri được; ngay cả sau khi dùng tất cả các phương pháp tâm lý trị liệu và những thuốc mới nhất. Khi gặp những bệnh nhân như thế, tôi không thể giúp gì cho họ, do đó tôi cảm thấy phẫn nộ và bất lực. Hòa Thượng có nói rằng những người bi rối loạn tâm thần thường là do phạm phải những nghiệp chướng trầm trọng, do đó những chúng sinh mà họ đã gây hại hay thiếu nợ cứ theo đuổi họ để tìm cách trả thù hay đòi nợ. Hơn nữa, con người cần có công đức và căn lành mới gặp được thiện pháp. Dựa trên đạo lý này, khi thảo luận với các bệnh nhân của mình về những sinh hoạt hằng ngày của họ, tôi chú trọng khuyến khích họ làm việc thiện nhiều hơn, như làm các việc thiện nguyện, điều đó sẽ giúp họ tạo công đức. Tôi cũng can ngăn họ để đừng phí phạm thì giờ đi tìm những khoái lạc.

Hòa Thượng cũng đề cập rằng “đồng tính luyến ái” là sai trái. Tuy nhiên trong khoa phân tâm học, vấn đề đồng tính luyến ái không còn được xem là một sự lệch lạc tâm thần nữa. Tôi cũng có một số bạn bè và bệnh nhân là “đồng tính luyến ái”. Tôi nhớ trong một bài thuyết giảng của thầy Hằng Thật có nói rằng khi Hòa Thượng gặp những người đồng tính luyến ái, Ngài sáng suốt và từ bi giúp họ về phương diện giảm thiểu dục tính. Tôi mang lời dạy này làm hướng dẫn trong việc điều trị bệnh nhân hay giao tiếp với những bạn bè đồng tính luyến ái. Trên thực tế, không phải tất cả kiến thức đều đúng. Vì thế, tôi rất may mắn được học Phật pháp và giáo pháp của Hòa Thượng, và sử dụng giáo pháp này để tham cứu và suy tư về những kiến thức thế gian mà tôi dùng hằng ngày.

Trước kia tôi không hiểu những lý do của việc giữ giới, do đó tôi đã hoài nghi về việc giữ giới. Tôi tự hỏi, nếu tôi giữ giới chỉ vì những người khác đều làm như thế, thì làm sao việc giữ giới giúp tôi trong việc tu hành? Tuy nhiên, sau khi biết được Hòa Thượng nhấn mạnh về việc giữ giới và lắng nghe những câu chuyện của bệnh nhân, tôi đã hiểu đuợc sự quan trọng của việc giữ giới.

Tôi xin chia sẻ với quý vị về những câu chuyện của một số bệnh nhân của tôi. Tôi có một bệnh nhân chừng bốn mươi tuổi bị Rối Loạn Lưỡng Cực Loại I (Bipolar I Disorder). Ông kể cho tôi nghe là khi còn trẻ, ông nghi ngờ người bạn gái của mình không chung thủy, và không cần bằng chứng, ông đã giết người bạn gái đó. Ông bị án tù, sau khi mãn hạn tù, ông bắt đầu một cuộc đời mới. Ông làm việc rất siêng năng, lập gia đình và nuôi nấng hai đứa con mà ông rất thương yêu. Nhưng đến khi ông có thể hưởng thành quả do công sức siêng năng của mình thì ông ngã bệnh. Ông được chẩn đoán là bị Rối Loạn Lưỡng Cực Loại I. Sự rối lọan tâm thần này là một loại bệnh tâm thần trầm trọng, cơ hội bình phục rất mong manh. Vợ ông nộp đơn ly dị và mang mấy đứa con đi mất. Kết quả là người bệnh nhân này đau khổ cùng cực.

59 (1).jpgMột thí dụ khác là về một số nữ bệnh nhân bị Rối Loạn Lưỡng Cực Loại II (Bipolar II Disorder). Khi tôi hỏi họ đã từng phá thai trong quá khứ hay không thì mới biết rằng bảy người trong số mười người này đã từng phá thai. Loại bệnh rối loạn lưỡng cực này có hai giai đọan: giai đoạn Thích đến điên cuồng (Hypomanic Episode) và giai đoạn Buồn đến vô vọng (Major Depressive Episode). Khi đang ở trong giai đoạn Thích đến điên cuồng thì bệnh nhân cảm thấy hưng phấn, luôn tìm cách thỏa mãn những ao ước khác nhau và không cần biết những hậu quả nguy hại có thể xảy ra do hành động của mình. Ví dụ, họ có thể mua sắm không kiềm chế được và cuối cùng bị ngập nợ, hoặc họ qua đêm với người lạ mặt. Trong giai đoạn Buồn đến vô vọng, bệnh nhân cảm thấy buồn chán, vô vọng. Vô vọng đến độ họ thấy đời sống không còn giá trị hay ý nghĩa gì nữa. Những cảm giác này có thể đưa họ đến việc tự sát.

Một câu chuyện để lại ấn tượng sâu đậm trong tôi là về một người đàn bà trẻ đẹp có người chồng luôn yêu thương bà và hai đứa con ngoan. Sau nhiều năm làm việc chuyên cần, sau cùng người bệnh nhân và chồng có được cuộc sống tốt đẹp, có nhà, xe hơi và con cái. Chẳng may, người vợ mắc chứng Rối Loạn Lưỡng Cực Loại II. Bà phải nhập viện mấy lần, nhưng các phương pháp trị liệu đều không hiệu quả lắm. Mặc dù bà biết làm sao để sống một đời sống bình thường nhưng lại không làm được vì mắc căn bệnh này. Khi tôi hỏi đến câu hỏi là bà đã từng phá thai hay không thì bà bảo tôi rằng trước khi kết hôn, bà đã một lần có thai, vì họ chưa kết hôn và sợ việc có thai ngoài hôn nhân sẽ làm cha mẹ bị mang tai tiếng nên họ đã chọn phá thai thay vì giữ lại thai nhi.

Một thí dụ khác là về một bệnh nhân chừng ba mươi tuổi bị bệnh Rối Loạn Trầm Cảm Nặng (Major Depressive Disorder) cứ tái đi tái lại. Cô bệnh nhân có một gia đình đàng hoàng. Chồng cô là kỹ sư vi tính biết chăm sóc vợ và hai con. Con gái của cô mới chỉ học tiểu học, nhưng cô bé rất hiểu biết. Mỗi khi cô phải nhập viện, cô bé đều gửi thư qua ba cô bé nhờ nhắn với mẹ là cô yêu và nhớ mẹ lắm. Sau khi cô về nhà, con gái của cô luôn ở bên cạnh cô để bầu bạn, khuyến khích và làm cô hài lòng với cung cách xử sự rất ngoan của nó. Tuy nhiên, khi cô có triệu chứng lên cơn bệnh trầm cảm, cô luôn tự hành xác. Mỗi khi cảm thấy thật buồn bực hay đau khổ, cô tự đâm đầu vào tường hay tự cắt thân thể mình; và tự giải tỏa nỗi đau trong tâm thần bằng cái đau thể xác. Trong những thời kỳ trạng thái bất thường gia tăng, cô làm như vậy mỗi ngày. Khi được hỏi, cô cho biết cô đã từng phá thai. Mặc dù tôi không biết có phải bệnh tình của cô phát sinh từ việc phá thai hay không, nhưng tình trạng của cô thật đáng buồn.

Sau khi nghe những câu chuyện này, tôi nhận thức được tại sao Hòa Thượng nhấn mạnh tầm quan trong của việc giữ giới. Nếu con người có thể giữ giới, thì những việc giết hại đó sẽ không xảy ra, và họ sẽ không phải chịu đựng sự đau khổ của quả báo. Do đó, tôi quyết tâm học và giữ giới. Năm nay tôi có đủ may mắn được thọ Bồ Tát giới ở chùa Vạn Phật Thánh Thành.

Mặc dù tôi chưa bao giờ được diện kiến Hòa Thượng, nhưng giáo lý của Ngài không ngừng hướng dẫn tôi vào con đường đúng đắn trong cuộc đời. Tôi tin vào tất cả các chỉ dẫn của Hòa Thượng, và từng bước cố gằng đem thực hành những điều Ngài giảng dạy.

 


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: NGHE KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

tangbong
Biết mình còn tham , sân , si mà lại không trì giới gì hết thì không những tham sân si còn nguyên mà còn dữ dội thêm, nghiệp tạo không dứt.

Trì thân bất động
Trì tâm chẳng khởi.

Trước là ngăn việc ác, sau là được giải thoát!

Nói suông thì dễ.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: NGHE KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Qua Sông Rồi Mới Nói Đến Việc Bỏ Bè.

Còn Ở Giữa Dòng Mà Nói Bỏ Bè Thì Là Chết Chìm.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: NGHE KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

kimcang đã viết:Qua Sông Rồi Mới Nói Đến Việc Bỏ Bè. Còn Ở Giữa Dòng Mà Nói Bỏ Bè Thì Là Chết Chìm.
KC nói hay quá kinhle tangbong kinhle :">


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách