Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

hlich đã viết:tangbong
trong các kinh luận khởi thủy không có từ "vô phân biệt trí", chỉ nói bậc a la hán ngay lúc chứng niết bàn thì đắc "lậu tận trí" (biết mình đã hết tham sân si), và "vô sanh trí" (biết mình không còn tái sinh nữa)

từ "vô phân biệt trí" có thể bị hiểu khác nhau; chúng ta có thể đồng ý rằng bậc a la hán chỉ "thấy sự khác nhau giữa các pháp"; còn hơn thế nữa là "thấy sự khác nhau giữa các pháp và cũng thấy sự không khác nhau của các pháp", tức là "vô phân biệt trí", do chứng tánh không?
:)
Lậu tận trí còn gọi là thấy được lậu tận khi tâm niệm rò rỉ (tận cùng sự rò rỉ tâm), chỉ khi chứng được căn bản trí, hay vô phân biệt trí thì mới thấy rõ lậu tận sanh khởi từ trí vô phân biệt sanh khởi lên tâm phân biệt (hậu đắc trí) này (lậu tận cũng do thức sanh khởi mà có), tuy là 2 tên khác nhau nhưng đồng một nghĩa.

Nếu niệm phân biệt sanh khởi mà không quán sát được nguồn gốc vô sanh từ căn bản trí, thì lậu tận không thể thấy biết hết được, không kiểm soát hết được, cho nên tham sân si sanh khởi không thể nào quán sát được do không rõ lậu hoặc sanh khởi từ đâu. Nói chung gọi là biết thấy hết các lậu hoặc thì đúng hơn là biết mình hết lậu hoặc (khi biết rõ lậu hoặc sanh khởi như thế thì nên đoạn trừ hay không?!)

Kiến nhập các pháp chỉ lập khi từ niệm phân biệt sanh khởi, khi nhập trong diệt thọ tận, tức là nhập vào định vô sanh của căn bản trí, hkoong dụng tâm đến niệm phân biêt thì muôn pháp tịch diệt.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
lậu tận không thể thấy biết hết được
mình chỉ nói "lậu tận trí" được hiểu là "biết mình hết tham sân si"
biết thấy hết thì có từ "nhất thiết chủng trí"
nhập trong diệt thọ tận, tức là nhập vào định vô sanh của căn bản trí, hkoong dụng tâm đến niệm phân biêt thì muôn pháp tịch diệt.
diệt thọ tận liên quan đến trí vô phân biệt như thế nào? trí vô phân biệt như mình đã nói cũng gọi là "bát nhã trí" mà ở phật quả gọi là "nhất thiết chủng trí"
:)


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

hlich đã viết:...
mình chỉ nói "lậu tận trí" được hiểu là "biết mình hết tham sân si"
biết thấy hết thì có từ "nhất thiết chủng trí"
Nhất thiết chủng trí , có nhiều nhiều nghĩa hiểu: Thấy hết các pháp thế gian và xuất thế gian, còn có nghĩa mọi trí đều cùng một trí duy nhất.

Còn lậu tận trí còn nghĩa là trí thấy tận cùng sự rò rỉ . Câu nghĩa Hán văn rất thực và sát nghĩa.
hlich đã viết:...
....
diệt thọ tận liên quan đến trí vô phân biệt như thế nào? trí vô phân biệt như mình đã nói cũng gọi là "bát nhã trí" mà ở phật quả gọi là "nhất thiết chủng trí"
:)
Thế DH hiểu diệt thọ tưởng định là thế nào?

Còn gọi VPBT và BNT cùng nghĩa hiểu, nhưng đôi khi được hiểu theo nhiều trường hợp. BNT nếu dụng hậu đắt trí thì thấy được thực thể rộng lớn các pháp, nếu thấy được thực thể các pháp thì kiến nhập được vô phân biệt trí và hậu đắc trí vốn chẳng khác, còn gọi vô phân biệt trí là BNT cũng đúng, nhưng chưa đầy đủ. Nếu người tu theo Phật giáo Nam Truyền chứng nhập được vô phân biệt trí sẽ dễ phủ nhận bản thể vô sanh, còn người kiến thực thể vô sanh ở hậu đắc trí thì lại không thể nào hiểu nổi hay chỉ hiểu là sự không phân biệt mà thôi.

Đây chính là cách hiểu gây tranh cải... Bởi vì Phật Giáo nguyên thủy không công nhận bản thể. Chỉ hiểu sát na trí, hay chánh niệm, mà chánh niệm rất dễ chứng nhập vô phân biệt trí, hay vô sanh sanh trí.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
DH hiểu diệt thọ tưởng định là thế nào?
đang cố tìm một cái hiểu chung cho vô phân biệt trí thì đ/h nhảy qua nói đến diệt thọ tưởng định cho nên mình mới hỏi đ/h mà! :D

diệt thọ tưởng định là định, trong định này không có sự hoạt động của hai tâm sở "thọ" và "tưởng"; đây là hai tâm sở biến hành nên sự ngưng hoạt động thì gần như là sự chết; trong Trung bộ kinh có một bài kinh nói đến sự như là niết bàn khi xuất định này; một thiền sư Nhật hiện đại nói tông Tào động chuyên tu định này và sự như là kiến tánh khi xuất định này; riêng các bộ kinh đại thừa ít nói đến diệt tận định, không coi nó là quan trọng lắm
Câu nghĩa Hán văn rất thực và sát nghĩa.
nên coi chừng chỗ này vì nghĩa hán văn có thể không chỉnh với nguyên nghĩa tiếng phạn thì sao?
người tu theo Phật giáo Nam Truyền chứng nhập được vô phân biệt trí sẽ dễ phủ nhận bản thể vô sanh
câu này hời hợt thôi vì PGNT không có những từ "vô phân biệt trí" hay "bản thể vô sanh"; hệ tư tưởng của PGNT đã đủ cho cứu cánh của PGNT; hệ đại thừa với cứu cánh phật quả thì tất nhiên phải có thêm tư tưởng sâu rộng hơn, nhưng chung qui đó cũng chỉ là một tư tưởng "không tánh" (=bản thể vô sanh?)

tuy nhiên chúng mình cũng đã đi xa cái mục đích tìm một cái hiểu chung cho "vô phân biệt trí" rồi
:)


tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< >:D< >:D<




Chào các Bạn đến đây Tôi thấy cũng tạm đủ, về câu “ tương tợ Kiến Tánh ” chưa ai có dẫn chứng về câu tt Kiến Tánh, thôi thì chúng ta nên Phủ nhận việc tương tợ Kiến Tánh là không phải có nhé ! riêng Tôi cho rằng : nếu ai đó cho là có tương tợ Kiến Tánh cũng là một cái bệnh vọng tưởng sau một thời gian dài Học về Thiền , vì Thiền Tông : nếu có luận thì chỉ Luận về Tâm và Tánh ngoài ra không Luận chi khác , thí dụ : biết Bổn Tâm thì Tấy Bổn Tánh.
>:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

hlich đã viết:tangbong
DH hiểu diệt thọ tưởng định là thế nào?
đang cố tìm một cái hiểu chung cho vô phân biệt trí thì đ/h nhảy qua nói đến diệt thọ tưởng định cho nên mình mới hỏi đ/h mà! :D

diệt thọ tưởng định là định, trong định này không có sự hoạt động của hai tâm sở "thọ" và "tưởng"; đây là hai tâm sở biến hành nên sự ngưng hoạt động thì gần như là sự chết; trong Trung bộ kinh có một bài kinh nói đến sự như là niết bàn khi xuất định này; một thiền sư Nhật hiện đại nói tông Tào động chuyên tu định này và sự như là kiến tánh khi xuất định này; riêng các bộ kinh đại thừa ít nói đến diệt tận định, không coi nó là quan trọng lắm
Câu nghĩa Hán văn rất thực và sát nghĩa.
nên coi chừng chỗ này vì nghĩa hán văn có thể không chỉnh với nguyên nghĩa tiếng phạn thì sao?
người tu theo Phật giáo Nam Truyền chứng nhập được vô phân biệt trí sẽ dễ phủ nhận bản thể vô sanh
câu này hời hợt thôi vì PGNT không có những từ "vô phân biệt trí" hay "bản thể vô sanh"; hệ tư tưởng của PGNT đã đủ cho cứu cánh của PGNT; hệ đại thừa với cứu cánh phật quả thì tất nhiên phải có thêm tư tưởng sâu rộng hơn, nhưng chung qui đó cũng chỉ là một tư tưởng "không tánh" (=bản thể vô sanh?)

tuy nhiên chúng mình cũng đã đi xa cái mục đích tìm một cái hiểu chung cho "vô phân biệt trí" rồi
:)
Hì hì, tùy cách hiểu thôi bạn, ở đây không có gì gọi là hời hợt, mà chủ yếu là hiểu như thế nào và không hiểu như thế nào?
Bên cạnh đó việc hiểu, cũng là sở nhập mỗi người, có thể chưa đạt được và đạt được.
Cũng vậy ở đây để thảo luận về sở tu chứ không bàn đến việc người nào chứng cái gì, cũng chẳng bàn ai học và biết được cái gì để đem ra diễn giải...
Có thể bạn chưa hiểu hay có thể bạn suy nghĩ theo hướng khác MHBN, nên chưa thấy hay đồng chỗ hiểu thôi!
Sửa lần cuối bởi Ma Ha Bát Nhã vào ngày 08/01/11 04:01 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

tietphuochung đã viết:>:D< >:D< >:D<




Chào các Bạn đến đây Tôi thấy cũng tạm đủ, về câu “ tương tợ Kiến Tánh ” chưa ai có dẫn chứng về câu tt Kiến Tánh, thôi thì chúng ta nên Phủ nhận việc tương tợ Kiến Tánh là không phải có nhé ! riêng Tôi cho rằng : nếu ai đó cho là có tương tợ Kiến Tánh cũng là một cái bệnh vọng tưởng sau một thời gian dài Học về Thiền , vì Thiền Tông : nếu có luận thì chỉ Luận về Tâm và Tánh ngoài ra không Luận chi khác , thí dụ : biết Bổn Tâm thì Tấy Bổn Tánh.
>:D<
Thật ra hiểu bản tánh rồi, thì luận chỗ nào cái gì cũng là tánh cả, còn tợ kiến tánh luận thì còn thấy có tánh và không có tánh.

Không có cái gọi lìa tánh, cũng chẳng có cái nào dính mắc tánh cả đâu! Nếu hiểu rồi!


thanhvi1611
Bài viết: 2
Ngày: 29/12/10 08:15
Giới tính: Nam
Đến từ: đồng nai

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhvi1611 »

Cho con hỏi ở đây có ai kiến tánh chưa ạ!


vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

Mình ko đọc kinh điển nên nghe các bạn LUẬN ,mình ko hiểu gì... :-SS . .Mình dốt chữ dốt nghĩa... kinhle

Nhưng mình hiểu cái này :

Triết Học Là Gì?

Ðể mở mang kiến thức cho Tăng chúng. Thầy Giám học mời một vị Giáo sư đến dạy môn Triết.

Sau nhiều giờ học, Vô Văn lôi Ða Văn ra góc vườn nói một cách phấn khởi:

- Ðến nay tôi đã hiểu Triết học là gì rồi.

Ða Văn đang mù tịt cái môn quái đản này, hăm hở muốn nghe.

Vô Văn nói:

- Có gì đâu, Triết học chỉ là hệ thống một mớ ngôn ngữ phức tạp nói về những điều rất giản dị.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

thanhvi1611 đã viết:Cho con hỏi ở đây có ai kiến tánh chưa ạ!
Nếu nói chưa, không lẽ tánh ấy có sanh có diệt nên bảo chưa và có thấy, thế sao gọi là "kiến vô sanh", nếu nói kiến tánh rồi rồi, tánh ấy cũng có sanh diệt hay sao mà bảo đã kiến rồi?

Nói kiến thì từ loài thấp trùng , cho đến mọi loài đều đã kiến, chỉ khác nhau ở chỗ là chưa hiểu "chỗ đó" chính là tánh, mới bảo vô minh. Thật vậy ai cũng đã kiến cả hết rồi!


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

thanhvi1611 đã viết:Cho con hỏi ở đây có ai kiến tánh chưa ạ!
Một Tổ nữa sắp ra đời.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chân Kiến Tánh Và Tương Tợ Kiến Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:
thanhvi1611 đã viết:Cho con hỏi ở đây có ai kiến tánh chưa ạ!
Một Tổ nữa sắp ra đời.
Ôi thời nay nhiều "Tổ" quá (chưa kể còn vài vị "Phật" nữa).... :))


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]40 khách