Niệm Phật ! Pháp môn thiện xảo-Thù thắng-Vi diệu !

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Niệm Phật ! Pháp môn thiện xảo-Thù thắng-Vi diệu !

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Thời mạt pháp, Giáo Pháp của Như Lai chỉ còn lại một câu niệm Phật !
Nhiều kẻ giáo điều, không tư duy thẩm sát ý nghĩa, thực hành và khuyên người một cách nông cạn.

-Thứ nhất, chúng ta chắc chắn không ở trong thời mạt pháp, nên thật là đáng tiếc nếu không chịu làm gì thêm ngoài niệm Phật.

-Thứ hai, kiểu niệm Phật ê a của rất nhiều người, mà không hiểu thật nghĩa, có chăng mang lại sự thay đổi nào về nhận thức ?

Như vậy, pháp môn niệm Phật nếu không thực hành cùng với sự quán tưởng về phẩm tính cao thượng của một vị Phật, không quán tưởng về thân tướng thù thắng oai nghi của một vị Phật, không quán tưởng về quốc độ vinh quang của Phật. Không có gì chắc chắn cho một tâm thức tịnh hóa, an định, kiên cố trước cửa tử.

Hành trì như vậy, tất cả những gì liên quan đến Phật thấm đẫm, ngấm sâu, lan tỏa, ngập tràn trong tâm thức. Thay nhau sinh khởi lưu chuyển trong thời khắc quyết định, còn lo gì ác đạo ?

Danh hiệu Phật thâu nhiếp toàn bộ công hạnh của hành giả, hiện thân của mọi quán tưởng được hành trì trước đó. Kết quả không thể sai khác, nâng đỡ, hướng lối cho tâm thức đến quốc độ sở nguyện.

Nếu Giáo Pháp không được thực hiện, kẻ niệm Phật chẳng khác nào cái máy niệm Phật.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật ! Pháp môn thiện xảo-Thù thắng-Vi diệu !

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

DH tqh009, niệm Phật như thế nào, có thể chia sẽ cho mọi người tham khảo và học tập?


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Niệm Phật ! Pháp môn thiện xảo-Thù thắng-Vi diệu !

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Câu trả lời đã có trong bài viết.
Viết ngắn đọc còn chưa hết, còn nói gì đến viết dài.


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Niệm Phật ! Pháp môn thiện xảo-Thù thắng-Vi diệu !

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Một điều nữa đặc biệt quan trọng cần phải lưu ý:

Nghiệp tích tụ chính là những chiếc chìa khóa cho hành giả khi bước qua một đời sống mới.

Nghiệp xấu tốt lẫn lộn lưu xuất bởi tâm trong lúc hấp hối. Và quả nghiệp chính là hình dạng mà người hấp hối sắp mang trong kiếp kế tiếp. Tâm thức có quyền lựa chọn chìa khóa để mở cửa vào cõi giới tương xứng.

Với một tâm hôn ám, vì nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan, lưu xuất những nghiệp xấu, nghĩa là chọn nhầm chìa khóa mở cửa ác đạo, nếu không được nhắc nhở kịp thời, xem như toi đời.

Câu Phật hiệu được lưu xuất từ tâm thức hay tàng thức, hoặc được nhắc nhở cho nhớ đến, là một sự đảm bảo chắc chắn cho việc tái sanh trong quốc độ sở nguyện.

Bên cạnh đó, một tâm thức đạo đức, dù trước đó nó đã tạo nhiều ác nghiệp, nhưng khéo léo điều phục lúc lâm chung, vẫn có thể mang lại kết quả rất tốt.

Nó hệt như là kỳ sát hạch cuối cùng cần phải vượt qua, trong một thời gian giới hạn cùng những điều kiện khắc nghiệt. Kẻ lâm chung đã có chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước thì quá tốt, cùng lắm là dùng tài liệu, hoặc được nhắc bài, trước khi thần chết dắt đi. Ôi cái chết! Chúng ta sao chẳng chịu tìm hiểu về nó ?
Tất cả loài hữu tình đều có những cơ hội tương đương nhau, quan trọng là: chúng biết tận dụng ?


trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Niệm Phật ! Pháp môn thiện xảo-Thù thắng-Vi diệu !

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

http://www.youtube.com/watch?v=-qV1F6f9x84

Vô Tưởng Thiên.

Trời Vô Tưởng.

Cõi Tứ Thiền còn một tầng đặc biệt, ‘Trời Vô Tưởng’. Trong kinh Phật nói đây là trời ngoại đạo, hơn phân nửa đều là học Phật, giải sai ý tứ của Phật. Tu Ðịnh, trong Ðịnh, ý niệm gì cũng chẳng khởi lên, một niệm chẳng sanh, vô tưởng, tu thành công thì vãng sanh về cõi này. Chỉ có Ðịnh, chẳng có Huệ là sai lầm; ý nghĩa của Thiền Ðịnh là trong Ðịnh có Huệ. ‘Thiền Na’ là Phạn ngữ, dịch nghĩa là ‘Tịnh Lự’, ‘Tịnh’ là Ðịnh, ‘Lự’ là có công phu Quán Chiếu, cũng có nghĩa là họ hiểu rõ, họ chẳng Ðịnh đến nỗi không biết gì cả. Một niệm chẳng sanh, nhưng mọi việc đều rõ ràng, chuyện gì cũng minh liễu, như vậy mới gọi là Thiền Ðịnh. Nếu chỉ là một niệm chẳng sanh, việc gì bên ngoài cũng chẳng biết, như vậy là không được, là có Ðịnh chẳng có Huệ, tu như vậy thành công thì tương lai sẽ vãng sanh về cõi trời Vô Tưởng. Sự tu hành trong Phật pháp là ‘Ðịnh Huệ đẳng trì’ gọi là Thiền Ðịnh. Sa Ma Tha, Tỳ Bà Xá Na, ‘Sa Ma Tha’ dịch nghĩa là Chỉ Tức, ‘Tỳ Bà Xá Na’ dịch là Quán Tưởng, hoặc Quán Kiến, Quán Sát, có những nghĩa như vậy. Chỉ tu một thứ thì sẽ lệch về một bên, đều chẳng thể thành tựu. Người chỉ tu Ðịnh thì dễ hôn trầm, tu thành công thì sanh về cõi Trời Vô Tưởng. Người chỉ tu Huệ thì không thể được Ðịnh, tâm nhảy loạn xạ, vọng tưởng rất nhiều. Tại sao chú trọng tại Thiền Ðịnh? Thiền là Ðịnh - Huệ đều bằng nhau, Ðịnh - Huệ đẳng trì, công phu này mới chính xác.

Năm thứ sau này là chỗ thánh nhân tu hành:



Vô Phiền Thiên, Vô Nhiệt Thiên, Thiện Kiến Thiên, Thiện Hiện Thiên, Sắc Cứu Cánh Thiên.

Trời Vô Phiền, trời Vô Nhiệt, trời Thiện Kiến, trời Thiện Hiện, trời Sắc Cứu Cánh.

Thông thường còn xưng là ‘Ngũ Bất Hoàn Thiên’, ai trụ ở đó? Tiểu Thừa Tam Quả, cũng được gọi là ‘Tịnh Cư Thiên’, thế nên Tứ Thiền là Phàm Thánh Ðồng Cư Ðộ. Trời của phàm phu là trời Phước Sanh, Phước Ái, Quảng Quả, và Vô Tưởng, thiên nhân ở bốn cõi trời này chẳng nhìn thấy thiên nhân ở trời Tịnh Cư, biết là họ ở nơi đó tu hành nhưng không nhìn thấy họ. Giống như ở thế gian này, địa cầu chúng ta cũng là Phàm Thánh Ðồng Cư Ðộ, có Phật, Bồ Tát, A La Hán trụ ở địa phương này, loài người chúng ta chẳng nhìn thấy họ. Quý vị tụng Từ Bi Tam Muội Thủy Sám, trong ấy nói đạo tràng của tôn giả Ca Nặc Ca ở Tứ Xuyên, người thường đến đó thì thấy toàn là núi hoang vu, chẳng nhìn thấy gì hết, lúc Ngộ Ðạt quốc sư đến đó nhìn thấy đạo tràng trang nghiêm. Phải có duyên mới nhìn thấy cõi Phàm Thánh Ðồng Cư Ðộ, không có duyên thì chẳng thấy. Trong kinh nói tôn giả Ca Diếp còn chưa nhập Niết Bàn, còn ở núi Kê Túc, ngài cũng thường ra ngoài đời, lúc ra thì chúng ta cũng chẳng nhận biết được, ngài biết biến hóa. Ngài phải đợi Phật Di Lặc ra đời, truyền y bát của đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho Phật Di Lặc. Phật Di Lặc xuất thế, trong kinh nói năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn năm sau (5,670,000,000 năm), tôn giả Ca Diếp phải đợi thời gian dài như vậy. Tâm người được thanh tịnh, thọ mạng được tự tại, muốn trụ bao lâu thì trụ bấy lâu, chẳng trở ngại.

Thế nên tôi khuyên mọi người phải phát nguyện, nguyện lực phải mạnh hơn nghiệp lực thì bạn mới chuyển, mới được tự tại. Nếu bạn không chịu phát nguyện, đời này bạn nhất định sẽ chịu vận mạng chi phối, bạn sẽ chẳng thoát nổi vận mạng. Nhất định phải phát đại nguyện xả mình vì người, thì bạn mới được tự tại, đời sống tự tại, thọ mạng tự tại, trụ thế tự tại, giáo hóa tự tại, hết thảy sự nghiệp chẳng có gì là không tự tại, nguyện lực chẳng thể nghĩ bàn! Tại sao không chịu phát nguyện! Ðời Ðường, Pháp Chiếu đại sư, tổ thứ tư Tông Tịnh Ðộ, ngài nhìn thấy Ðại Thánh Trúc Lâm Tự của Văn Thù Bồ Tát trên núi Ngũ Ðài, đây là người có duyên. Ngài nhìn thấy Văn Thù, Phổ Hiền, nhìn thấy pháp hội hơn một vạn người tụ hội, Văn Thù Bồ Tát đang giảng kinh thuyết pháp, Ngài còn ở đó nghe một buổi, còn thỉnh giáo Văn Thù Bồ Tát:

Phật pháp đã đi đến đời Mạt pháp, căn tánh người đời Mạt Pháp độn, tu pháp môn gì dễ thành tựu?’.

Văn Thù Bồ Tát dạy Ngài tu pháp môn Niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ.

Pháp Chiếu vốn là tham thiền, nghe xong lời dạy của Văn Thù Bồ Tát, phát nguyện chuyên tâm niệm Phật. Ngài còn thỉnh giáo: ‘Làm thế nào niệm Phật?’. Văn Thù Bồ Tát dạy phương pháp niệm Phật cho Ngài. Sau đó ngài rời khỏi Ngũ Ðài Sơn, trên đường về đi đến đâu ngài cũng đều ghi dấu hiệu, sợ lạc đường, muốn lần sau trở lại. Kết quả là làm dấu được vài chỗ rồi quay trở lại, chùa chẳng còn nữa, chỉ còn một cảnh núi hoang vu, thế mới biết là chẳng thể nghĩ bàn, đạo tràng đã biến mất. Phàm phu chẳng nhìn thấy Phàm Thánh Ðồng Cư Ðộ, chẳng có duyên ấy thì chẳng nhìn thấy cảnh giới của thánh nhân.

Trong kinh nói Phàm Thánh Ðồng Cư Ðộ có ba chỗ: một là thế giới Sa Bà của chúng ta, thứ hai là trời Ðâu Suất tức là tầng trời thứ tư trên cõi Dục Giới, Ðâu Suất Nội Viện là đạo tràng của Di Lặc Bồ Tát, thiên nhân trời Ðâu Suất chẳng nhìn thấy, chỉ nghe nói, chẳng biết ở đâu. Thứ ba là Trời Tịnh Cư ở cõi trời Tứ Thiền tức là Ngũ Bất Hoàn Thiên, ba chỗ này là Phàm Thánh Ðồng Cư Ðộ. Họ ở chỗ này tu hành, tuy đều là thánh nhân Tam Quả, tại sao gọi là ‘Bất Hoàn’? Chẳng còn đến Dục Giới nữa, họ sẽ thành tựu ở chỗ đó. Trong kinh nói người lợi căn sẽ trụ ở Ngũ Bất Hoàn Thiên, trực tiếp ở đó chứng quả A La Hán và siêu việt Tam giới, siêu việt sáu nẻo luân hồi, đây là A La Hán lợi căn. Nếu kém hơn, họ còn phải thông qua Tứ Không Thiên mới có thể xuất Tam giới; người lợi căn chẳng cần thông qua Tứ Không Thiên, trực tiếp chứng quả A La Hán, liền xuất Tam giới, đây là thiên nhân cõi trời Tịnh Cư. Chúng ta không cần phải giới thiệu thêm về Ngũ Bất Hoàn Thiên. Kiến Tư phiền não trong Tam giới gọi là Kiến Tư Hoặc, tam giới tám mươi mốt phẩm; Tam giới chia thành chín cõi, mỗi cõi có chín phẩm, chín nhân chín thành tám mươi mốt phẩm Tư Hoặc, đến Ngũ Bất Hoàn Thiên mới đoạn hết, đoạn hết mới chứng quả A La Hán.

Năm xưa đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện trên thế gian này, thị hiện thành Phật dưới cây Bồ Ðề, sau khi thành Phật giáo hóa chúng sanh. Giáo hóa chúng sanh cần có người khải thỉnh, nếu không ai mời thì Phật chẳng thể dạy. Người thế gian tuy biết đức Phật nhưng ai biết được đây là một người có đại tri huệ, đại đạo sư cho trời và người, ai biết được? Người thế gian chẳng có người thỉnh thì Phật phải nhập Niết Bàn, phải thị hiện diệt độ. Thiên nhân ở trời Tịnh Cư nhìn thấy, họ thấy đức Phật Thích Ca thị hiện nên mau mau xuống để thỉnh cầu, thiên nhân cõi trời Tịnh Cư thay thế chúng ta thỉnh cầu nên đức Phật mới trụ thế tám mươi năm, giảng kinh thuyết pháp cho chúng ta trên ba trăm hội, chúng ta phải cảm kích người cõi trời Tịnh Cư. Nếu họ không thỉnh pháp thì thế gian này của chúng ta chẳng nghe được Phật pháp, họ cũng rất từ bi, thương xót hết thảy chúng sanh khổ nạn, khuyến thỉnh Như Lai thuyết pháp.

http://www.niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk3.htm


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Niệm Phật ! Pháp môn thiện xảo-Thù thắng-Vi diệu !

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

http://www.youtube.com/watch?v=t7ewbmeUWAM

http://www.youtube.com/watch?v=lM5qODoh8lU

Ma Hê Thủ La Thiên

Trời Ma Hê Thủ La

Có một số kinh nói Ma Hê Thủ La tức là Sắc Cứu Cánh Thiên. Ở đây tại sao phải liệt kê tên này riêng ra? Trong kinh cũng có nói, Ma Hê Thủ La là thượng thủ của thiên nhân cõi Tịnh Cư, ý nghĩa này cũng hay. Tịnh Cư thiên tức là Ngũ Bất Hoàn Thiên, vị đại đức được tôn kính nhất xưng là Ma Hê Thủ La. Ðây là do thiền định được đại tự tại nên Ma Hê Thủ La cũng có thể xưng là Ðại Tự Tại thiên. Ðây là mười tám tầng trời Sắc Giới, giới thiệu đơn giản đến đây.

Câu tiếp theo:



Nãi chí Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ thiên.

Cho đến trời Phi Tưởng Phi Phi Tướng Xứ.

Chữ nãi chí ở đây ngụ ý đã lược bớt. Ðã lược bớt ‘Tứ Không Thiên, Vô Sắc Giới Thiên’. Thiên nhân ở trời Vô Sắc Giới thật sự là phàm phu rất thông minh, rất có trí huệ. Ở Trung Quốc cổ đại, Lão Tử xuất hiện vào triều nhà Châu, thời đại Xuân Thu (722 truớc công nguyên đến 481 trước công nguyên), cùng thời với Khổng Tử, lớn tuổi hơn Khổng Tử. Người này rất thông minh, ngài nói: ‘Tôi có một mối lo lớn vì tôi có thân này’. Ngài nói tôi có một mối lo lớn, vì sao? Vì tôi có cái thân này. Thân là gốc khổ, nếu không có thân thể thì tốt biết mấy, tự tại biết mấy; ngài là phàm phu bậc cao nên mới biết thân là gốc khổ. Làm sao xả bỏ thân, không cần nữa? Ngài chán ghét sắc thân, cộng thêm công phu định lực của ngài, đích thật có thể xả bỏ sắc thân này, lìa khỏi, thăng lên cõi trên, phần nhiều chúng ta gọi là Linh Giới; y theo Phật pháp thì chỉ có thần thức chẳng có sắc thân, hạng này chúng ta xưng là ‘Vô Sắc Giới’. Người cõi trời Sắc Giới đã xả bỏ Dục, đã xả bỏ ngũ dục lục trần, phiền não nghiêm trọng này, thoát ra khỏi Dục Giới đến cõi Sắc Giới. Sắc Giới vẫn còn sắc tướng, thân thể, hoàn cảnh cư trú, những thứ này còn phiền phức, còn chưa rốt ráo, xả bỏ những thứ này thì lên đến Tứ Không Thiên. Tứ Không Thiên vẫn còn trong phạm vi của lục đạo, chưa thoát ra khỏi lục đạo.

Cõi thứ nhất ở Tứ Không Thiên là ‘Không Xứ Thiên’, sau khi lìa khỏi Sắc Giới thì vào Không Xứ, tâm duyên hư không chẳng có sắc tướng, Ðịnh này gọi là Hư Không Ðịnh. Thứ nhì gọi là ‘Thức Xứ Thiên’, ‘Không’ cũng xả bỏ, Không và Sắc là hiển hiện tương đối cho nên hư không chẳng chân thật. Họ xả bỏ luôn Không, xả Không rồi vẫn còn Thức tồn tại, chỗ họ duyên vào được đặt tên là ‘Thức Xứ’. Thật ra xả Không là chẳng chấp vào Không, chứ không phải thật sự xả bỏ Không. Chẳng còn chấp trước tướng Không, ý niệm Không và Sắc đối lập nhau trong tâm chẳng còn nữa, lúc đó còn Thức, nên gọi là Thức Xứ. Người tu hành đến mức này nếu phát hiện ‘Thức’ vẫn còn là một chuyện phiền phức, vẫn chưa rốt ráo, Thức chính là Phân Biệt, Phân Biệt cũng xả luôn thì sẽ vào ‘Vô Sở Hữu Xứ Thiên’, tầng thứ ba ở Vô Sắc Giới. Lúc tu Ðịnh này thì buông xả hết thảy cảnh giới Trong - Ngoài, cảnh giới hai bên Trong - Ngoài đều buông xả, xả bỏ hết nên gọi là ‘Vô Sở Hữu’. Ðến tầng cao nhất ‘Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên’, vì ngay cả Thức cũng chẳng duyên vào nên gọi là ‘Phi Tưởng’; chỗ chẳng khởi tác dụng cũng chẳng duyên vào nên gọi là ‘Phi Phi Tưởng’. ‘Phi Tưởng Phi Phi Tưởng’ là cảnh giới cao nhất trong Tam giới. Cách giải thích Phi Tưởng Phi Phi Tưởng rất nhiều, [chư vị] có thể tham khảo cách giải thích trong kinh luận, kinh Lăng Nghiêm nói rất rõ ràng, một số Phật Học Ðại Tự Ðiển cũng có giải thích rõ, trên đây đã giải thích về Vô Sắc Giới Thiên.

Phần đông những Học Nhân đến cảnh giới này cho rằng đó là đại Niết Bàn trên quả vị của Như Lai, họ chẳng biết đây là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên, cứ tưởng nhập vào cảnh giới này thì vĩnh viễn chẳng sanh chẳng diệt. Ðâu biết họ còn thọ mạng, thọ mạng của họ chính là công phu định lực, công phu định lực của họ có thể duy trì được bao lâu? Trong kinh nói tám vạn đại kiếp, con số này rất lớn. Tám vạn đại kiếp là gì? Thế giới này trải qua một lần ‘Thành, Trụ, Hoại, Không’ gọi là một đại kiếp. Ðại kiếp này có bốn Trung kiếp, tức là Thành, Trụ, Hoại, Không. Thế giới Sa Bà chúng ta hiện nay đang ở kiếp Trụ. Tám vạn đại kiếp tức là thế giới này thành, trụ, hoại, không tám vạn lần, họ có công phu định lực sâu như vậy, thọ mạng dài như vậy. Sau tám vạn lần thế giới thành, trụ, hoại, không, thì họ vẫn phải đọa lạc, chẳng thể nâng cao thêm nữa, chỉ có thể đọa xuống. Ðọa lần này thì đọa rất thê thảm! Người ta thường nói trèo cao, té nặng. Kinh Lăng Nghiêm nói người trời Tứ Không đọa xuống, hơn phân nửa là đọa vào địa ngục A Tỳ. Từ nơi cao nhất rớt xuống chỗ thấp nhất, tại sao? Vì báng Phật, báng Pháp, báng Tăng, vì lỗi hủy báng Tam Bảo nên phải đọa địa ngục A Tỳ. Tại sao họ có ý niệm hủy báng Tam Bảo? Họ tưởng mình đã thành Phật, chứng được đại Niết Bàn, tại sao ngày nay vẫn còn đọa lạc? Trong tâm liền hoài nghi rằng lời chư Phật Như Lai là giả, chẳng phải thiệt, thế nên đọa lạc. Vì họ hiểu sai, nhận lầm, đó chẳng phải cảnh giới Niết Bàn của Như Lai. Không những chẳng phải quả địa Như Lai, mà cũng chẳng phải là quả địa Tiểu Thừa, hoàn toàn hiểu lầm.

Thế nên khi càng tu lên trên, trong cảnh giới ấy tà - chánh rất khó phân biệt, đây là lý do tại sao trong kinh Lăng Nghiêm đức Thế Tôn giảng Năm Mươi Ấm Ma cho chúng ta. Khi ma cảnh hiện tiền mà chúng ta cho đó là cảnh giới Phật thì sẽ bị lầm to. Thế nên người sơ học chúng ta muốn tránh ma cảnh thì phương pháp duy nhất là phải y giáo phụng hành, tuyệt đối thuận theo những gì Phật dạy trong kinh; tuyệt đối chẳng thể nương dựa những gì người khác nói, chẳng giống lời Phật dạy trong kinh, như vậy mới có thể tránh rơi vào ma đạo. Quan trọng nhất là chúng ta phải tin Phật, chúng ta học theo Phật, chúng ta thân cận một thiện tri thức, những gì vị thiện tri thức này nói phù hợp với lời trong kinh thì chúng ta mới tin; trong kinh chẳng nói như vậy thì chúng ta không tin, chẳng thể học theo họ. Phật nói vô lượng pháp môn, nói là vì ứng theo cơ duyên lúc đó nên mới nói, cơ duyên khác nhau thì Phật nói pháp khác nhau, vì thế chúng ta muốn học pháp môn nào, y theo kinh điển nào, điểm này vô cùng quan trọng, được vậy mới chẳng đến nổi giải sai chân thật nghĩa của Như Lai. Thí dụ Phật nói với chúng ta tây phương Cực Lạc thế giới tuyệt đối là có thật, chúng ta tu Tịnh Ðộ thì chỉ noi theo kinh điển Tịnh Ðộ. Trong kinh điển khác Phật nói vạn pháp đều không, nếu bạn nói trong kinh đức Phật nói hết thảy pháp đều không, nên tây phương Cực Lạc thế giới cũng không, thế thì trật lất, bạn tin như vậy thì chẳng phải bạn đã bỏ uổng cơ hội này hay sao. Học pháp môn nào thì chỉ tu học noi theo kinh điển của pháp môn đó mà thôi, những kinh điển nói khác với kinh này thì tuyệt đối chẳng thể y theo kinh đó.

Thực ra đạo lý này rất cạn cợt, chẳng sâu lắm, chẳng khó hiểu. Giống như học trong trường đại học hiện nay, bạn học khoa hệ nào, nhất định phải học theo khóa trình của khoa hệ đó, bạn chẳng thể học khoa khác; nếu bạn học lớp của khoa hệ khác, chẳng giống với khoa mục của bạn, không những không trợ giúp mà ngược lại có thể phá hoại, đây không phải là đạo lý này sao! Trong kinh Phật thường dùng Y Vương để thí dụ, thí dụ này càng rõ hơn nữa. Thầy thuốc bắt mạch cho bịnh nhân rồi kê toa thuốc, người khác không dám uống theo toa thuốc của bạn, vì bịnh của họ không giống bịnh này. Nếu uống thuốc này, uống vô rồi thì xong ngay, người khác uống thuốc này thì chết liền. Tám vạn bốn ngàn pháp môn, tám vạn bốn ngàn toa thuốc khác nhau, chữa cho tám vạn bốn ngàn người bịnh khác nhau, làm sao uống bừa bãi được! Thế nên chúng ta tu pháp môn vãng sanh, nhất định phải noi theo ‘kinh vãng sanh’. Trong Ðại Tạng kinh thì tam kinh nhất luận gọi là ‘kinh vãng sanh’, đó là kinh Di Ðà, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ, Vãng Sanh Luận của Thiên Thân Bồ Tát. Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm, Ðại Thế Chí Bồ Tát Viên Thông Chương là sau này mới thêm vào, thêm rất đúng, cũng có thể noi theo, tuyệt đối sẽ không tạo thành vấn đề, hiện nay xưng là Ngũ Kinh Nhất Luận. Chúng ta niệm Phật cầu vãng sanh phải nương nhờ những kinh điển này, như vậy là không sai, chẳng thể nương vào những kinh khác. Nếu những gì nói trong kinh điển khác tương ứng, phù hợp với lý luận, phương pháp, cảnh giới nói trong Ngũ kinh Nhất luận này thì chúng ta có thể tham khảo, nếu không tương ứng thì chúng ta tuyệt đối không thể đọc, nhất định đừng xem, được vậy thì công phu của chúng ta mới có thể nắm vững, mới có thể thành tựu.

http://www.niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk3.htm


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.49 khách