Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

tubihyxa_nguyen
Bài viết: 38
Ngày: 19/12/10 23:36
Giới tính: Nam
Đến từ: toi den tu trang chuyenphapluan.com

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi tubihyxa_nguyen »

Nam mo Bản sư THÍCH CA MÂU NI PHẬT
" .. Ưng vô sở trụ , nhi sinh kỳ tâm .." để giải nghĩa ra sẽ như tính niết bàn vậy . Niết bàn dễ thấy , nhưng khó thấu triệt , Phật mới thấu triệt được niết bàn . Tuy nhiên Phật dạy " chúng sinh vốn sẵn Phật tính " nên cố gắng tinh tấn chúng ta cũng phần nào có niết bàn cho tự tại .
Giải nghĩa như này : giống như thật tướng cõi Sa bà" không có trụ vào đâu cả , tất nhiên không gì sinh khởi ", tự tính vắng bặt ở tại giác tỉnh này .
Ví dụ không trụ vào xác thân tất không sinh đau đớn tật bệnh , chẳng trụ vào tâm tất nhiên Pháp pháp chẳng sinh .
Thêm cho ví dụ nữa : không trụ vào tham dục tất không sinh khổ luân hồi , hoặc nói dễ hơn nữa là không trụ vào yêu sẽ không sinh đôi lứa , không trụ vào ghét sẽ không sinh lìa bỏ .
Nói ở đây là nói theo sự học hỏi KINH PHẬT GIÁO . Như vậy là đang trụ vào giáo lý ĐẠO PHẬT để nói , thô giáp hơn thì là trụ vào đôi tay và chiếc máy tính cùng mạng dây internet để nói . Nói đây vốn không phải "ƯNG VÔ SỞ TRỤ , NHI SINH KỲ TÂM"
Nam mô tương lai hạ sinh giáo chủ Phật Di Lặc


Phật chẳng là phật
Không vốn chẳng không
Bảo Phật như không
Dẫn Không hóa Phật
( Xưa ai là tôi_ . _mai tôi là ai
Nay vui bỏ hôm xưa - ngày mai đó )
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

"Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm"
Nghĩa Là Chẳng Nương Vào Bất Cứ Đâu Mà Khởi Tâm.

Hễ Có Dính Mắc Thì Có Khởi Tâm, Có Khởi Tâm Thì Có Sanh Diệt.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Chúng sanh khởi tâm liền dính mắc, Chư Phật khởi tâm mà chẳng dính mắc.

Đúng như thế suốt trong Bảo Đàn Kinh, Tổ chẳng dạy không khởi tâm (bằng chứng đối đáp với TS Ngọa Luân), Tổ chỉ nêu bày chẳng dính mắc trong tâm khởi.

Nếu tu hành không khởi tâm vì sợ dính mắc thì đúng một nữa, nhưng nếu chẳng khởi tâm thì chẳng thể nào sanh trí tuệ tạo công đức độ sanh, chẳng thể sanh Pháp Tối Thù Thắng đưa chúng sanh vào Niết Bàn, chỗ hay của tâm ngộ thiền là ngay khởi tâm mà chẳng hề khởi, như thế mới tự tại sanh tử Ta Bà.


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

dính mắc vào 6 trần thì vọng tâm sinh khởi . không dính vào 6 trần thì chơn tâm hiển lộ. vọng tâm sinh khởi là người mê suốt ngày chỉ làm việc trong mộng khi tĩnh giấc mới thấy nó chẳng có ý nghĩa gì. chơn tâm hiển lộ như người tĩnh mộng thì làm việc gì cũng là việc có ý nghĩa.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Đúng như thế suốt trong Bảo Đàn Kinh, Tổ chẳng dạy không khởi tâm (bằng chứng đối đáp với TS Ngọa Luân), Tổ chỉ nêu bày chẳng dính mắc trong tâm khởi.
Tâm Chẳng Có Tướng Khởi Diệt Cho Nên Còn Khởi Diệt Là Còn Đối Đãi, Còn Trong Đối Đãi Là Còn Trong Sanh Tử.

Chư Phật Chẳng Có Tâm Khởi Diệt .

Lời Lục Tổ Là Lời Phá Chấp Của TS Ngọa Luân.

TS Ngọa Luân Chấp Không Khởi Niệm Là Cứu Cánh Cho Nên Tổ Nói Lời Phá Chấp.

Tâm Không Có Tướng Khởi Diệt Cho Nên Chấp Không Khởi Niệm Là Si Định



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

kimcang đã viết:
Đúng như thế suốt trong Bảo Đàn Kinh, Tổ chẳng dạy không khởi tâm (bằng chứng đối đáp với TS Ngọa Luân), Tổ chỉ nêu bày chẳng dính mắc trong tâm khởi.
Tâm Chẳng Có Tướng Khởi Diệt Cho Nên Còn Khởi Diệt Là Còn Đối Đãi, Còn Trong Đối Đãi Là Còn Trong Sanh Tử.

Chư Phật Chẳng Có Tâm Khởi Diệt .

Lời Lục Tổ Là Lời Phá Chấp Của TS Ngọa Luân.

TS Ngọa Luân Chấp Không Khởi Niệm Là Cứu Cánh Cho Nên Tổ Nói Lời Phá Chấp.

Tâm Không Có Tướng Khởi Diệt Cho Nên Chấp Không Khởi Niệm Là Si Định
Tâm không là chỉ cho thể bất sanh diệt của tâm, vốn là đại định - nhưng chấp vào chơn thể đại định này mà không sanh trí tuệ, tức vẫn là si định đó - Tổ ở đây phá chấp vô sanh khi chứng nhập bản thể rồi an trú trong định vô tướng, vô sanh ấy của TS Ngọa Luân, dụng tâm vẫn là Pháp sanh diệt Thầy ạ. Chúng sanh thì chấp vào sanh diệt của dụng tâm này mà sanh điên đảo, Tổ Phật kiến thật Tâm Không liền chứng tánh thể vô sanh diệt nơi tâm, nhưng chư Phật không vì thế mà tịch diệt theo thể vô sanh , mà thường hiển chơn dụng sanh diệt từ thật thể ấy để sinh ra các trí tuệ , các Pháp thù thằng.

Ngay chỗ này không phải ai cũng thấy được hiển ý của Tổ, chỉ thường nghĩ đó là Tổ Phá chấp.

Chúng sanh chỉ khác Phật là luôn bị kẹt trong sanh diệt, còn Phật thì dụng tướng sanh diệt từ bản thể vô sanh hiển lộ mà không kẹt dính.

Tóm lại nhận định thế này:

Người tu dù đã kiến vô sanh của bản tánh thường hằng, rồi xem đó là cứu cánh chưa thể phát lồ tuệ trí từ vô sanh ấy, vẫn rơi vào đối đãi - đối đãi ở đây là - thể tánh vô sanh đối với diệu dụng sanh diệt, vẫn còn kẹt, nói chi là chưa kiến tự tánh. Đó là trường hợp Ngọa Luân TS.

Khi thoát khỏi chấp vô sanh vô tường tự tánh thường khởi chơn dụng, thì diệu dụng và bản thể Nhất như không hai, chẳng khác thì mới bắt đầu chứng bất nhị pháp môn tam muội.

Đó là điểm trọng yếu tiếp theo sau khi đã kiến bản thể vô sanh vô tướng. Đừng nghĩ kiến tánh, kiến bản thể xong là hết chuyện, tu đã kiến tánh nhưng chưa minh tâm, minh tâm ở đây chỉ là hiển chơn dụng sanh diệt bổn tâm mà đắc các pháp.

Cũng vậy vọng tưởng là tâm sanh diệt, chúng sanh thường mê lầm trong vọng tưởng sanh diệt này mà điên đảo, Tổ - Phật thật kiến bản thể vô sanh vô tướng mà chứng tâm không. Nhưng Tổ - Phật khác ở người sơ nhập tâm không là vận dụng tâm sanh diệt để sanh trí tuệ, nhưng vẫn nhập trong đại định vô sanh bản thể vô tướng ấy. Dù có diễn Pháp suốt 49 năm, dù có nói 49 năm thuyết Pháp Phật vẫn trong đại định bản thể vô sanh, tức là Phhật chưa hề khởi tâm vọng tưởng để thuyết pháp - 49 năm thuyết pháp của Phật như chưa từng thuyết. Chưa từng nói lời nào.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Vô sở trụ, tương ứng với kiến tánh, tức kiến chỗ chẳng dính bám của tâm, nhưng nếu mê hoặc trong cái chỗ kiến tự tánh vô sở trụ ấy tức lập cái sở trụ, đó chính là trụ vào tâm kiến vô sở trụ.

Kiến tánh là hầu như tâm không còn nương vào sanh diệt của tâm dụng, rũ bỏ hầu hết các dính mắc tự tâm, nhưng chỗ này rất nguy hiểm cho người tu thiền, do thấy chỗ chẳng dính bám của tự tánh quá mạnh, nên không muốn rời bỏ nó, hầu như phủ sạch tất cả các tâm sanh diệt sinh ra , để an trú vào tâm định vô sanh tự tánh. Như chính ngay ấy là rơi vào chấp tâm không, chấp vô tướng, chấp vô sanh, chấp tự tánh. Ngay ấy không có thiện hữu tri thức chỉ bảo thì kẹt khá lâu vào Tâm Không này.

Thiện hữu tri thức chỉ cần tìm cách kéo người đó ra khởi tâm không đó, để nhập trở lại vào tâm sanh diệt, rồi chứng nhập vô sanh ấy chẳng từng lìa tâm sanh diệt, thấy nơi sanh diệt thường hằng vô sanh, ngay vô sanh thường khởi tâm sanh diệt. Thì mới giúp người kia thoát khỏi Tâm không, mà cũng gọi là chấp không vô tướng.

Khi đó sẽ không còn vương bám tâm chấp không, cũng chẳng lập nơi có, ngay chỗ tâm không và dụng thực có vốn chẳng khác thì chẳng thể lập không, cũng chẳng thể gọi có. Khi ấy mới thực sự gần như triệt ngộ.


tubihyxa_nguyen
Bài viết: 38
Ngày: 19/12/10 23:36
Giới tính: Nam
Đến từ: toi den tu trang chuyenphapluan.com

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi tubihyxa_nguyen »

Nam mô bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kim Cang nói " ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm " nghĩa là '' chẳng trụ vào đâu cả mà sinh tâm " như vậy gần như hoàn toàn đúng hẳn với ngữ nghĩa dịch chuẩn , con thiếu tý chút , cho tôi góp thêm cho đủ như này " chẳng trụ vào đâu sinh các loại tâm "
Tâm sở , tâm vương , tâm ma v.v.. các lọai tâm chẳng hề có chỗ trụ mà vẫn cứ sinh ra không dừng nghỉ . Vậy thì chủ thể các loai tâm NÊN giác tỉnh được phần nào mà tiến dần đến giải thoát . Như KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA dạy ".. pháp ta nói ra , chỉ toàn một vị , giải thoát niết bàn .." do vậy khi giải Kinh Kệ , cứ hễ thấy mùi giải thoát tức như đã có phần nào sát với chân nghĩa NHƯ LAI . Như câu " ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm " cũng áp dụng cả với TÂM PHẬT , cho nên tại KINH VĂN THÙ mới dạy ".. suốt bốn mươi chín năm qua ta chưa từng thuyết một pháp môn nào cũng như chưa từng nói một lời nào.. " . Không có chỗ trụ là thực tướng chân thật nhất của cõi Sa Bà , không có chỗ trụ tất nhiên vạn vật , vạn pháp ( tính cả PHÁP PHẬT) đều là tạm bợ , hư ảo gọi là huyễn hoặc chẳng chắc thật tý nào . Dùng ngay Tâm Phật làm ví dụ cho các lọai tâm khác noi theo , tại nơi tịch diệt chưa có tâm nào , Đức THÍCH CA NHƯ LAI khởi tâm tượng trưng cho PHẬT TÂM tức TỪ-BI-HỶ-XẢ , từ bi hỷ xả cũng không có điểm trụ , cũng chịu chung tính năng huyễn hoặc không chắc thật . Vậy căn cứ vào điểm trụ nào mà các loai tâm v.v.. lại dám nhận là chân tâm thường còn . Như tôi làm môt phật tử cũng vẫn mong có được thời điểm diệt đi tứ vô lượng tâm :TỪ-BI-HỶ-XẢ .
NAM MÔ tương lai hạ sinh giáo chủ PHẬT DI LẶC


Phật chẳng là phật
Không vốn chẳng không
Bảo Phật như không
Dẫn Không hóa Phật
( Xưa ai là tôi_ . _mai tôi là ai
Nay vui bỏ hôm xưa - ngày mai đó )
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

còn thiếu tý chút , cho tôi góp thêm cho đủ như này " chẳng trụ vào đâu sinh các loại tâm "
Chẳng trụ vào đâu mà sanh tâm này, có nghĩa là chẳng sanh tâm, vì tâm không có chỗ trụ.
Thế mà đạo hữu lại thêm vào một lô cac loại tâm. Tâm sở , tâm vương , tâm ma v.v.. Như vậy là chẳng hiểu nghĩa kinh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

tubihyxa_nguyen đã viết:Nam mô bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kim Cang nói " ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm " nghĩa là '' chẳng trụ vào đâu cả mà sinh tâm " như vậy gần như hoàn toàn đúng hẳn với ngữ nghĩa dịch chuẩn , con thiếu tý chút , cho tôi góp thêm cho đủ như này " chẳng trụ vào đâu sinh các loại tâm "
Tâm sở , tâm vương , tâm ma v.v.. các lọai tâm chẳng hề có chỗ trụ mà vẫn cứ sinh ra không dừng nghỉ . Vậy thì chủ thể các loai tâm NÊN giác tỉnh được phần nào mà tiến dần đến giải thoát . Như KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA dạy ".. pháp ta nói ra , chỉ toàn một vị , giải thoát niết bàn .." do vậy khi giải Kinh Kệ , cứ hễ thấy mùi giải thoát tức như đã có phần nào sát với chân nghĩa NHƯ LAI . Như câu " ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm " cũng áp dụng cả với TÂM PHẬT , cho nên tại KINH VĂN THÙ mới dạy ".. suốt bốn mươi chín năm qua ta chưa từng thuyết một pháp môn nào cũng như chưa từng nói một lời nào.. " . Không có chỗ trụ là thực tướng chân thật nhất của cõi Sa Bà , không có chỗ trụ tất nhiên vạn vật , vạn pháp ( tính cả PHÁP PHẬT) đều là tạm bợ , hư ảo gọi là huyễn hoặc chẳng chắc thật tý nào . Dùng ngay Tâm Phật làm ví dụ cho các lọai tâm khác noi theo , tại nơi tịch diệt chưa có tâm nào , Đức THÍCH CA NHƯ LAI khởi tâm tượng trưng cho PHẬT TÂM tức TỪ-BI-HỶ-XẢ , từ bi hỷ xả cũng không có điểm trụ , cũng chịu chung tính năng huyễn hoặc không chắc thật . Vậy căn cứ vào điểm trụ nào mà các loai tâm v.v.. lại dám nhận là chân tâm thường còn . Như tôi làm môt phật tử cũng vẫn mong có được thời điểm diệt đi tứ vô lượng tâm :TỪ-BI-HỶ-XẢ .
NAM MÔ tương lai hạ sinh giáo chủ PHẬT DI LẶC
Do hiểu chỗ này chưa đủ nên nhiều người dù vẫn đã kiến tâm không, những không dám dùng tâm sanh diệt, bởi họ quan niệm sanh diệt là hư ngụy ảo tưởng, đối với Tổ - Phật thì hư ngụy giả tạo là cách diễn nghĩa phương tiện để chỉ ra bản tánh vô sanh, nhưng nếu đã kiến vô sanh mà còn sợ hư ngụy ảo tưởng thì sẽ là "Chấp Không".

Đối với bậc giác ngộ, thì ngay hư ngụy giả tạo đích thị chơn như, bởi hư ngụy giả tạo ấy chưa từng lìa bản thể vô tướng bao giờ. Ngay giả tạo tức chưa từng giả tạo, thị danh giả tạo chứ thực chưa là giả tạo hay chơn như bao giờ.

Hư giả vẫn là phạm trù đối đãi với chơn như, không lẽ thoát sanh tử, ra khởi nhị nguyên đối đãi hai bên, sao vẫn còn cái gọi hư ngụy hay chơn như?

Riêng tâm ma, tâm chấp thiện, tâm tạo tác, tâm khiếp trược..., hoàn toàn là do vọng tưởng, nếu đã nhập thực tánh vô sanh, kiến vô tướng thì duyên đến tình sanh duyên qua tình diệt chẳng có vương vấn sanh diệt nối tiếp trong vọng tưởng, suy nghĩ không dứt, rồi để theo đó tại nghiệp sanh tử.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Thấy Tâm Không Chưa Phải Là Thấy Tánh.

Thấy Tâm Không Chỉ Là Thấy Tướng Không Niệm Nhưng Đây Vẫn Còn Là Trong Đối Đãi.

Tâm Thể Lìa 2 Tướng Có Không

Chấp Không Là Bịnh Chẳng Phải Là Chứng Vô Sanh.

Do hiểu chỗ này chưa đủ nên nhiều người dù vẫn đã kiến tâm không, những không dám dùng tâm sanh diệt, bởi họ quan niệm sanh diệt là hư ngụy ảo tưởng, đối với Tổ - Phật thì hư ngụy giả tạo là cách diễn nghĩa phương tiện để chỉ ra bản tánh vô sanh, nhưng nếu đã kiến vô sanh mà còn sợ hư ngụy ảo tưởng thì sẽ là "Chấp Không".
Còn Tâm Sanh Diệt Tức Là Còn Vọng Tưởng Còn Vọng Tưởng Thì Còn Bị Sanh Tử.

Kinh Lăng Già Nói Diệt Thức Lưu Chú Nghĩa Là Dứt Dòng Thức Tâm Sanh Diệt.

Dòng Thức Tâm Sanh Diệt Chính Là Nói Niệm Sanh Diệt Liên Tục Không Dừng.

đã kiến vô sanh mà còn sợ hư ngụy ảo tưởng thì sẽ là "Chấp Không".
Chứng Vô Sanh Nghĩa Là Hết Chấp Có Chấp Không.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Tâm không: Phải hiểu có 2 dạng.

Dạng tâm không ngoại đạo: Đây là tâm tĩnh lặng do đạt định (thường định do tu luyện), nhưng tâm này vẫn còn trong tướng đối đãy tâm không và tâm có, tâm tĩnh và tâm động. Vẫn là vô minh. Tâm không này có thể gọi là hầm hố vô minh. Thật ra tâm không này hoàn toàn trống vắng, nhưng chẳng ngộ ra bản thể vốn đã thường tịch như vậy xưa nay.

Tâm không Thiền tông: Đây là thực sư tâm không của chứng ngộ, dù có niệm sanh khởi mà tâm chẳng động, ngay niệm động mà tâm hằng vô sanh. Bản thể ngộ nhập ấy vốn tự xưa này chưa từng đổi.

Nhưng ngộ tâm không của Thiền Tông vẫn là ngộ được vượt đối đãi thô của niệm sanh diệt và không sanh diệt, nhưng vẫn còn chấp sâu vi tế một chút kiến hoặc tâm không, tánh không, vẫn còn cái giới hạn về thực tánh vô sanh sanh. Nên vẫn chưa tự tại. Ở đây người chợt ngộ nhập nơi này, là đại ngộ vô sanh, kiến tánh vô sanh.

Tâm sanh diệt gọi là thức sanh diệt vọng tưởng, nhưng ngộ nhập thực sự tánh vô sanh, thì thức ây chuyển thành trí, hay còn gọi là hậu đắc trí, hậu đắc trí vẫn là niệm sanh diệt, hậu đắc trí vẫn là sự phân biệt, vẫn là tâm sanh khởi, nhưng không thể gọi là vọng tưởng. Do khi ấy chứng biết rõ ràng từ vô niệm vô sanh tự tánh thường khởi ra tâm sanh diệt phân biệt hậu đắc trí. Vô phân niệm là chỉ bản thể tự tánh vô sanh, thường sanh khởi ra các tâm phân biệt được gọi là chơn trí.

Còn thức phân biệt sanh diệt vọng tưởng thì không có tâm giác được bản thể vô niệm, chỉ có sự phân biệt sanh khởi này nối tiếp tâm sanh diệt sanh khởi khác. Có nghĩa là thức phân biệt này sanh thì nối tiếp thức phân biệt niệm khác sanh tiếp không ngừng nghỉ. Do không rời, liên tục như vậy cho nên không bao giờ kiến được bản thể vắng lặng thường bất động của bản thể - tức bản thể vô sanh căn bản trí. Vô minh là tự đó.

Nhưng kinh Phật dạy để thấy rõ, chuyển thức thành chơn trí, Tổ cũng bảo rõ, chỉ đổi tên gọi chứ không thay đổi tâm năng phân biệt rõ biết ấy của tâm. Chỉ khác một chỗ là tâm thường giác niệm vô sanh tự tánh rõ biết sự sanh khởi nào của tâm, muốn tâm dừng thì tự dừng, duyên qua thì biết, thường sanh trí tuệ (rõ ràng chơn trí sanh ra là sanh diệt rồi), không còn vướng bận.

Chỗ chưa đúng của Tu Thiền là không hiểu rõ vọng tưởng là gì và chơn trí là gì, vọng tưởng sanh là do thức sanh, tình sanh. Nhưng nó vẫn chính là chơn trí sanh (nếu đã ngộ ra bản tánh), đó vẫn là chính là thức (chỉ khác tên gọi - tính phân biệt tâm này không thay đổi). Có nghĩa là khả năng tâm phân biệt của tâm trước và sau khi kiến tánh là không đổi, chỉ khác là vọng tưởng ở người chưa kiến thì sự phân biệt trên thức liên tục tiếp nối thức chưa thấy được nguồn gốc vô sanh, còn người kiến tánh thì biết rõ điều đó.

Chứng vô sanh tuyệt đối mới thoát được đối đãi hoàn toàn. Chứng vô sanh cũng có từng bậc chứng, từ vượt đối đãi thô cho đến vượt đối đãi vi tế. Nếu gọi chứng vô sanh là chứng ngay vượt đối đãi liền, làm nhiều người sơ chứng vô sanh thối chuyển, cũng có thể làm nhiều người ngộ nhận vượt đối đãi thô làm rốt ráo (ngay cả từng chặn chứng ngộ sau khi đại ngộ kiến tự tánh Thiền Tông cũng nêu rõ).
Sửa lần cuối bởi Ma Ha Bát Nhã vào ngày 23/01/11 03:54 với 1 lần sửa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách