Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Thánh_Tri đã viết:Có lần tôi định in Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao mà cả mấy ngàn trang, nhiều quá, bên Mỹ Tốn Tiền lắm, thành ra thôi tôi không in.
TT ở bên Mĩ à :) ở nơi đó chắc ít Kinh sách lắm phải không? kinhle

Trong Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh đức Phật có dạy:
Chánh kinh:

Trụ A-lan-nhã, tịch tĩnh lâm trung.

住阿蘭若。寂靜林中。

(Ở A-lan-nhã, trong rừng vắng lặng)



Tuy câu này tựa hồ để nói với người xuất gia, nhưng người tại gia mà muốn thành tựu thì cũng chẳng thể tránh khỏi. Bây giờ ta phải hiểu câu kinh này như thế nào đây? Chính là dạy quý vị phải chọn lựa địa phương để cư ngụ. Chúng ta ở chỗ nào mới là tốt? Ở chỗ nào an tịnh thì mới tốt! Người Trung Quốc đặc biệt những ai sống ở Đài Loan, náo nhiệt đã biến thành thói quen, đột nhiên thanh tịnh thì tựa hồ chẳng thể chịu đựng nổi. Chúng tôi ở ngoại quốc thấy người quen sống ở Đài Loan, đến Mỹ quốc sẽ chẳng thể chịu đựng nổi.

Nước Mỹ rất thanh tịnh, hoàn cảnh cư trú rất êm đềm. Họ quy hoạch từng khu vực rất phân minh, trong khu vực buôn bán nhất định không thể ở được, trong khu vực gia cư nhất định không thể buôn bán được. Họ mong cầu hoàn cảnh yên vắng, tuy khoảng cách giữa các nhà lân cận chẳng xa, nhưng nhất định quý vị chẳng nghe thấy âm thanh nhà hàng xóm. Đấy là hoàn cảnh cư trú hiện tại của Mỹ quốc, yêu cầu của họ rất phù hợp với điều được dạy trong kinh này đây. :x Có những người Trung Quốc già cả, về hưu, sang Mỹ, sống trong hoàn cảnh ấy cảm thấy rất tịch mịch, rất quạnh quẽ nên chẳng sống lâu ở đấy được. Đó đều là vì đã quen ưa chỗ náo nhiệt, đột nhiên an tịnh bèn chẳng thể chịu được!

Thế nhưng đức Phật dạy chúng ta: người tu hành nhất định phải sống nơi thanh tịnh. “A-lan-nhã” (Aranya) là tiếng Phạn, có nghĩa là chỗ tịch tĩnh. Thời cổ, tiêu chuẩn an tịnh là chẳng nghe thấy tiếng trâu rống. Do người tu hành quá nửa là sống trong vùng núi hoang, trong thôn quê có nông phu nuôi gia súc. Tiếng trâu rống vang xa nhất. Chỗ nào chẳng nghe thấy tiếng trâu rống, chỗ đấy gọi là A Lan Nhã. Chúng ta phải thấu hiểu ý nghĩa, cảnh giới ấy. “Tịch tĩnh lâm trung” là chọn lựa chỗ tu học, chọn lựa chỗ cư trú.


Trên Trái đất này nguynlinhtam nghe Pháp Sư Tịnh Không giảng thấy chỉ có Singapore là đất phước thế gian, nơi đó phong thủy tốt đẹp người dân tính tình hiền lương cảm được hoàn cảnh sống an lành. :)
Bên Mĩ cũng có Bộ Văn Sao của Ấn Tổ TT tìm mua được rồi cần gì phải in ra cho tốn. Kì trước, nguynlinhtam thấy không có bán ở Việt Nam nên in ra rất tốn kém mà bây giờ nxb Phương Đông họ đã in ra thành 4 quyển rồi rất giống như Bản gốc không giống như lần trước nữa, giấy láng bóng vàng khi xem qua có thể sanh tâm cung kính quý trọng kinhle .
Thánh_Tri đã viết:*Nói tới vụ nầy thì nhớ nguynlinhtam và laitutran247 đăng bài nào cũng In Đậm (Bold) hết, không đẹp mắt, khó đọc. Còn laitutran247 còn In Đậm đủ thứ Màu (Color) thật là không biết đọc từ đâu, búa lua xua. Xin nói thẳng để góp ý nhé đừng chấp trước mà buồn giận nữa đi.
Không giận không buồn kinhle đâu.
Tại nguynlinhtam mới vào diễn đàn noi theo ĐH KC dẫn đường thôi mà kinhle :) . Kì đó TT nhắc nguynlinhtam cũng sửa lại rồi. Bây giờ nguynlinhtam không viết như vậy nữa ngay cả dùng chữ kí cũng gọn gàng kinhle :)
Kính TT.
tangbong Nam Mô A Mi Đà Phật tangbong


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"nguynlinhtam"]TT ở bên Mĩ à :) ở nơi đó chắc ít Kinh sách lắm phải không?
Đúng, ở Mỹ ít chùa, nhưng những thành phố lớn thì có. Kinh sách cũng khó tìm, nhưng ở chỗ nào nhiều người Việt như California thì dĩ nhiên có nhiều chùa và kinh sách hơn.

Ở Mỹ dĩ nhiên nhà ai nấy ở, rất yên tịnh, rất khác với ở Việt Nam. Nhưng nếu biết tu thì nơi nào lại không tu được.
Trên Trái đất này nguynlinhtam nghe Pháp Sư Tịnh Không giảng thấy chỉ có Singapore là đất phước thế gian, nơi đó phong thủy tốt đẹp người dân tính tình hiền lương cảm được hoàn cảnh sống an lành. :)
Không hẳng thế. Hễ sống trên cõi đời trái đất nầy đều đau khổ cả (vì vậy gọi là Ta Bà), chỉ là tùy nơi khổ ít khổ nhiều mà thôi. Nơi chốn an lành mà tâm mình bất an, cứ sống trong hận thù hơn thua vinh nhục, không biết và không chịu buông xã thì làm sao mà an.

Bên Mĩ cũng có Bộ Văn Sao của Ấn Tổ TT tìm mua được rồi cần gì phải in ra cho tốn.
Thật ra tôi đọc trên mạng được rồi, vào niemphat.net mà đọc thôi. Chỉ là muốn in ra để tặng mọi người quen đó mà.

Tri có in sách "Niệm Phật Tông Yếu" của ngài Pháp Nhiên Thượng Nhơn 50 quyển, đem chia ra tặng cho hai chùa tôi quen. Mà trị giá nhớ là khoản $300 đô trở xuống.

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao mấy ngàn trang, có lẽ cộng lại tương đương 50 quyển kia hoặc hơn. Vậy mỗi quyển Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao phải tốn $200-$300 đô, nên tôi không có nhiều tiền in đành thôi. Hơn nữa tôi nghĩ ai ở Mỹ mà ở không để đọc quyển sách mấy ngàn trang! Người ta thấy một quyển sách nhiều trang là ớn rồi, theo tâm lý con người là vậy. Do vậy tôi nghĩ nên in cái nào ngắn ngọn dễ hiểu cho người ta đọc mà tu Tịnh Độ, bèn nghĩ đến sách "Niệm Phật Tông Yếu" của ngài Pháp Nhiên Thượng Nhơn, bèn đem in gửi tặng các chùa làm pháp duyên thôi.

http://bodetam.org/Vietnamese/NghiQuyTi ... ngYeu.html

Pháp Nhiên Đại Sư là Tổ Tông Tịnh Độ của nước Nhật. Ngài học theo Tổ Thiện Đạo Đại Sư (Tức tổ thứ hai của Tịnh Độ Tông Trung Quốc) chuyên trì một câu Nam Mô A Mi Đà Phật mà thôi. Nương vào Kinh Quán Vô Lượng Thọ.

nguynlinhtam nên đọc để sanh thêm tín tâm.

Thời nầy căn tánh con người tệ lắm, chỉ có thể nương vào một câu Nam Mô A Mi Đà Phật mới ổn thỏa thôi.

Tuy là nói thế nhưng một câu "A Mi Đà Phật" có mấy ai tin! Hiện giờ đa phần Phật Tử tu chỉ để cầu phước thôi chứ không nghĩ mình vãng sanh Cực Lạc!

Tuy mọi người ai ai cũng có kiến thức Phật học vì nghe băng giảng khắp nơi, nhưng chỉ là ưa chuộn kiến thức để nói chuyện cho vui mà thôi, ưa chuộn hư danh, chứ nào phải thật dụng công tu hành! Nghe nhiều mà Không biết có biết đường lối tu đúng đắng hành hay không nữa là khác.

Nào biết rằng dù thông cả đại tạng, không thật dụng công tu hành thì cũng khó thoát luân hồi sanh tử!

Mọi người thời nay Chấp trước nặng lắm, không biết cách buông xã! Tôi thấy ở chùa tôi đi rồi, đi chùa bao năm mà hơn thua sân giận còn nhiều lắm! Vì thấy cái gì cũng thật, chấp nặng, không biết cách buông xã làm sao!

Vì thế tôi mới cực lực ở diễn đàn khuyên hãy tìm hiểu và tập quán Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Duyên Sinh, Không Tánh. Mới hòng buông xuống, bớt chấp trước hơn thua danh lợi tài sắc.

Khi buông rồi mới niệm Phật.

Tịnh Không Pháp sư cũng nói:

"Nhìn Thấu, Buông Xuống, Tự Tại, Tùy Duyên, Niệm Phật.
Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Chánh Giác, Từ Bi"


Nhìn Thấu vạn vật là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Duyên sinh, Không Tánh. Sau đó mới buông xuống được vạn vật, mà tự tại niệm Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

tangbong Cảm ân Thánh_Tri nhiều nguynlinhtam hiểu rồi tangbong


Nam Mô A Di Đà Phật
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Đó là cách giảng phương tiện của pháp sư Tịnh Không thôi vì nếu ai đọc kỷ kinh Phật thì củng thấy như trong các bộ kinh Nikaya, Agamas, Kim Cang, và Bát Nhã Tâm Kinh nói rằng thời Đức Phật tại thế, Đức Phật không có ở núi hay quá xa xóm làng như sau này theo cách giảng của các pháp sư Trung Quốc :D

Lý do là vì ở chổ không có tiếng trâu rống thì lấy gì mà có xóm làng để đi khất thực. Nếu quý vị đọc kinh KC nhiều lần sẻ thấy, tới giờ ăn (chánh ngọ), Đức Phật mới đắp y vào thành khất thực. Đức Phật và tăng đoàn đi rất chậm rãi, khoan thai. Đi nhanh hay chạy thì còn ra gì.

Nếu nói ở xa xóm làng ý nói chỉ ở xa thành Xá Vệ cở nửa tiếng đi bộ. Người dịch sát nghĩa lại cho là ở tận trên núi. :D

Tạm cho là Đức Phật và tăng đoàn đi kinh hành với tốc độ 6 km/giờ thì nữa tiếng thì cở 3 km. Rỏ ràng không xa thành phố lắm như cách giảng phương tiện thường thấy. Theo tôi thì cách lý giải phải hợp với ý trong kinh, có kinh điển ấn chứng chứ không phải muốn nói sao thì nói :D

Ví như đâu phải chổ nào ở Ấn củng trồng cây bồ đề đâu. Đức Phật vẩn ở trong vườn xoài đó thôi.

Theo tôi thì mấy cây xoài, cây mận, cây ổi, cây bơ, hay bất cứ cây gì, hể cây nào có Đức Phật ngồi là cây Bồ Đề. Bởi mới nói học kinh là phải hiểu ý kinh chứ đừng khư khư văn tự....không được đâu :D :D

Nên thường xuyên quán chiếu tư duy Vô Thường, Khổ, Vô Ngã, Không, Nhân Quả, Duyên Sinh, và niệm Phật là được :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Mô Phật kinhle

Lại có người quên câu "Tùy kì tâm tịnh tắc Phật độ tịnh. Dục tịnh Phật độ, tiên tịnh kỳ tâm" và câu "Phật hiệu Di Đà, pháp giới tàng thân tùy xứ hiện; Quốc danh cực lạc tịch quang chân cảnh cá trung huyền" rồi. :D Quý vị quán chiếu phẩm đầu trong kinh Kim Cang và Giải Thâm Mật thì tự hiểu ý tôi muốn nói gì :D

Ở Mỹ, Việt Nam, hay bất cứ nơi nào trong không gian vô tận, thời gian vô cùng, hay hỏa tinh, kim tinh, mộc tinh gì đó hể tâm tịnh mà niệm Phật là được tangbong

Thời Đức Phật hoàn toàn không có chùa nhé. :D

Tôi nói ý để nhắc nên đi chùa để nghe pháp nhưng không cần bắt buộc phải có chùa mới tu được

A Di Đà Phật


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thông thường Phật dạy phải ở nơi A Lan Nhã là đúng rồi như trong rừng, dễ tu tập thiền định. Nhưng nên nhớ thời xưa cả 3000 năm trước dân số ít, rừng cây nhiều. Cho nên muốn tìm khu rừng đâu có khó, khu rừng cách thành thị cũng đâu có xa mấy!

Chứ còn bây giờ dân số đông, thành phố rộng, phải đi xa thiệt xa mới thấy khu rừng.

Như ở dưới quê của tôi Tỉnh Cữu Long, huyện Long Hồ, rừng cây ăn trái nhiều, đi bộ chút là ra ngoài chợ. Khi tôi vào rừng cây ăn trái của nhà Dì Hai tôi, thì nó yên tĩnh vô cùng. Nhưng từ nhà Dì tôi ra ngoài chợ cũng không xa mấy khoảng 30 phút-1 tiếng đi bộ. Láy xe thì lẹ rồi.

Thường Phật thuyết pháp là ở Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên, nằm trong thành Thất La Phiệt của nước Xá Vệ. Cho nên từ Kỳ Viên Tịnh Xá đi ra ngoài thành thị tôi nghĩ không có xa. Nhưng mình hiểu là trong Kỳ Viên Tịnh Xá là khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà con Vua Ba Tư Nặc có nhiều cây cối, giống như rừng rồi vậy, đó là A Lan Nhã, yên tịnh.

Có khi Phật ở núi Kỳ Xà Quật, hình như tôi có xem phim thấy núi cũng đâu cao mấy, đi bộ vài tiếng là tới?

Có khi phải thức dậy sớm đi khất thực đó Đạo Hữu Hieule! :)

Tôi nhớ không lầm trong Kinh Mi Tiên Tỳ Kheo, vua Mi Lan Đà mời Tỳ Kheo Mi Tiên vào cung thọ trai và nói pháp, lúc sáng 4 giờ. Đi bộ đường dày lâu mất mấy tiếng ăn trưa khoảng 10-11 giờ. :)

Thành ra tùy theo chỗ thôi.

À tôi rất thích hạnh đi khất thực như vậy nếu tôi là một Tỳ Kheo. Tôi thấy nó hay vô cùng.

Nhưng mà tôi ăn chay, có thể đề lên bình bát "only vegetable please". Được không :) đặc biệt là ở Mỹ! Rồi tôi tối đến vào Park (công viên) nghĩ ngơi. Sáng ra thành phố khất thực. Ở Mỹ tôi chưa thấy ai làm vậy cả. Có lẽ họ nghĩ là người homeless hơn là Tăng Sĩ :))

Nhưng mà mùa lạnh mà ngủ ngoài trời có lẽ chịu không nỏi. :)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Hieule đã viết:Đó là cách giảng phương tiện của pháp sư Tịnh Không thôi
Dạ Pháp Sư giảng Kinh thì không có chuyện giảng không thật đâu chú Hieule kinhle
Hieule đã viết:Lý do là vì ở chổ không có tiếng trâu rống thì lấy gì mà có xóm làng để đi khất thực. Nếu quý vị đọc kinh KC nhiều lần sẻ thấy, tới giờ ăn (chánh ngọ), Đức Phật mới đắp y vào thành khất thực. Đức Phật và tăng đoàn đi rất chậm rãi, khoan thai. Đi nhanh hay chạy thì còn ra gì.
:D Chú Hieule nói chuyện :x
Hieule đã viết:Nếu nói ở xa xóm làng ý nói chỉ ở xa thành Xá Vệ cở nửa tiếng đi bộ. Người dịch sát nghĩa lại cho là ở tận trên núi. Tạm cho là Đức Phật và tăng đoàn đi kinh hành với tốc độ 6 km/giờ thì nữa tiếng thì cở 3 km. Rỏ ràng không xa thành phố lắm như cách giảng phương tiện thường thấy. Theo tôi thì cách lý giải phải hợp với ý trong kinh, có kinh điển ấn chứng chứ không phải muốn nói sao thì nói
Sao chú Hieule biết vậy phong cảnh ở Việt Nam vào thời cách đây 200 năm nguynlinhtam còn khó tưởng tượng huống gì là hơn 3000 năm :D .
Với lại chú Hieule nghĩ con trâu rống bao xa vậy chú :D
Hieule đã viết:Mô Phật Lại có người quên câu "Tùy kì tâm tịnh tắc Phật độ tịnh. Dục tịnh Phật độ, tiên tịnh kỳ tâm" và câu "Phật hiệu Di Đà, pháp giới tàng thân tùy xứ hiện; Quốc danh cực lạc tịch quang chân cảnh cá trung huyền" rồi. Quý vị quán chiếu phẩm đầu trong kinh Kim Cang và Giải Thâm Mật thì tự hiểu ý tôi muốn nói gì Ở Mỹ, Việt Nam, hay bất cứ nơi nào trong không gian vô tận, thời gian vô cùng, hay hỏa tinh, kim tinh, mộc tinh gì đó hể tâm tịnh mà niệm Phật là được
:)

Dạ con nói thật chứ trong Kinh này Phật dạy chú không nghe thì con không nói nữa ./..,.,
Đức Đại Thế Chí dạy: Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế.
Lấy ví dụ tu ở thành thị chẳng hạn: Đang niệm phật mà xe cộ chạy qua bóp kèn 1 cái tinthì :D khó tu chú ơi kinhle
Thánh_Tri đã viết:Có khi Phật ở núi Kỳ Xà Quật, hình như tôi có xem phim thấy núi cũng đâu cao mấy, đi bộ vài tiếng là tới?
Ngọn núi này nó bị bào mòn theo năm tháng đấy ạ :D
Hieule đã viết:Ví như đâu phải chổ nào ở Ấn củng trồng cây bồ đề đâu. Đức Phật vẩn ở trong vườn xoài đó thôi.Theo tôi thì mấy cây xoài, cây mận, cây ổi, cây bơ, hay bất cứ cây gì, hể cây nào có Đức Phật ngồi là cây Bồ Đề. Bởi mới nói học kinh là phải hiểu ý kinh chứ đừng khư khư văn tự....không được đâu
Kinh Hoa Nghiêm đức Thế Tôn tịnh tọa ở đâu vậy chú không lẻ ở cây bơ kinhle . Cái gì chứ ba cái vụ cây cối này phải rõ ràng chứ chú kinhle

Trích Kinh Kiến Chính:
Chính tôi được nghe đúng như thế này:http://www.quangduc.com/kinhdien-2/422k ... chinh.html

(Lời ngài A Nan) Trong thơì kỳ Phật ở Tịnh xá tại nước La-duyệt-kỳ có một hôm gần đúng bưã ăn, Phật đem 500 vị Tỳ Kheo, Bồ tát, và 1000 người Ưu-bà-tắc, ai nấy đều cùng mang các thứ cúng dường đi theo ra ngoài thành đó.

Ở đấy có một cây tên là HƯƠNG CAM, cây rất cao lớn, rễ sâu gốc to, cành lá um tùm, hoa qủa đỏ ối. Đất ở chung quanh đều bằng phẳng, người ta xếp đá làm toà ngồi, ý Phật mốn ngồi nghỉ ở đấy.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Vậy theo ý ĐH NLT thì câu "Vào nhà Như Lai; đắp y Như Lai; ngồi tòa Như Lai" trong kinh Pháp Hoa phải hiểu ra sao.... :D

Theo ĐH NLT thì phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa có đoạn "Niệm Quán Âm, vào lữa thì chẳng cháy, vào nước thì chẳng chìm..." phải lý giải ra sao đây :-/


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Hieule đã viết:Vậy theo ý ĐH NLT thì câu "Vào nhà Như Lai; đắp y Như Lai; ngồi tòa Như Lai" trong kinh Pháp Hoa phải hiểu ra sao....
Vì người này chính là Như Lai vậy, là người thay Phật thuyết Pháp khi Phật nhập diệt ./..,.,
Hieule đã viết:Theo ĐH NLT thì phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa có đoạn "Niệm Quán Âm, vào lữa thì chẳng cháy, vào nước thì chẳng chìm..." phải lý giải ra sao đây
Nước là do lòng tham cảm thành.
Lửa là do lòng sân cảm thành.
Bão tố là do si mê cảm thành.
Tam tai là do tham, sân, si cảm thành.
Kinh Phổ Môn dạy: http://www.quangduc.com/kinhdien/23phaphoa25.html
Nếu có chúng sanh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, liền được ly dục.

Nếu người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, liền được lìa lòng giận.

Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, liền được lìa ngu si.

Nếu người này niệm Quán Âm mà đè xuống tâm tham sân si thì như Hieule nói vậy :( .
Còn 1 mặt niệm Bồ Tát 1 mặt vẫn còn tham sân si thì không được.

kinhle kinhle kinhle


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hieule đã viết:Theo ĐH NLT thì phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa có đoạn "Niệm Quán Âm, vào lữa thì chẳng cháy, vào nước thì chẳng chìm..." phải lý giải ra sao đây :-/
Tuy đối với người học hiểu giáo lý thì không nên y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan. Nhưng cũng không phải là niệm Quán Thế Âm không được cứu.

Chúng ta biết người đi vượt biên các năm 1975, lên đên trôi dạt biển khơi, tưởng chừng sắp chết bị bảo tố, nhờ có người trong lúc nguy kịch sợ hải thành tâm niệm "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát" liền được thoát nạn, chính họ kể lại như thế, không phải chỉ một thuyền một người, mà nhiều thuyền khác nhiều người khác cũng nói thế.

Trước năm 1975, thời chiến loạn ở nơi thôn quê không tránh khỏi nạn binh lửa, vậy mà có nhà thời Phật, người niệm Phật hằng ngày, cả làng bị cháy, nhà người ấy không bị cháy.

Phải nên hiểu như thế, chứ không phải hiểu khờ dạy rằng bây giờ đốt lửa lên mình nhảy vào đó chơi rồi niệm Quán Âm, hoặc bây giờ đi nhẩy sông rồi niệm Quán Âm. Chớ nên như thế!
Vậy theo ý ĐH NLT thì câu "Vào nhà Như Lai; đắp y Như Lai; ngồi tòa Như Lai" trong kinh Pháp Hoa phải hiểu ra sao.... :D
Các điều kiện đó Phật nói rỏ rồi. Vào nhà Như Lai nghĩa là có Tâm Đại Bi. Đắp y Như Lai nghĩa là có Nhu Hòa Nhẫn Nhục. Ngồi tòa Như Lai nghĩa là chứng Pháp Không.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Cám ơn bác Thánh Tri đã nói rỏ giùm ý tôi.

A Di Đà Phật


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh Lược Giảng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Bộ kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo là bộ Kinh đức Thế Tôn giảng nói về tình trạng trong Xã Hội hiện tại của chúng ta, quý ĐH nếu có thời gian thì hãy nhín 1 ít thời gian xem qua.
nguynlinhtam xem qua Kinh này thấy mà dựng lông tóc đức Thế Tôn từ 3000 năm trước đã thấy rõ hết tình trạng xã hôi bây giờ rồi. Những hiện tượng đó đều nằm trong đây cả.


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]22 khách