Nghi hoặc, báng pháp nhất định sẽ đọa địa ngục A Tỳ

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Nghi hoặc, báng pháp nhất định sẽ đọa địa ngục A Tỳ

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »





Xin mở kinh, xem đoạn kinh tiếp theo.

Duy nguyện Thế Tôn quảng thuyết Ðịa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát nhân địa tác hà hạnh, lập hà nguyện, nhi năng thành tựu bất tư nghị sự.

Xin nguyện Thế Tôn nói rõ Ðịa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát lúc còn tu nhân đã làm hạnh gì, lập nguyện gì mà thành tựu được sự không thể nghĩ bàn như vậy.

Văn Thù Bồ Tát thấy trong đại hội này đại chúng hy hữu, đông đảo, đương nhiên ngài biết rất rõ ràng, rất minh bạch, nhưng còn người, trời, phàm phu, Nhị Thừa, cho đến Quyền Giáo Bồ Tát nhìn thấy tình trạng thù thắng này sẽ tránh không khởi nghi hoặc, thậm chí còn có ý niệm hủy báng. Tổ sư đại đức y theo kinh luận nói với chúng ta: nghi hoặc, báng pháp nhất định sẽ đọa địa ngục A Tỳ. Những lời giống như vầy chúng ta thường chẳng dám nói, tại sao? Nói ra người ta càng nghi hoặc, càng hủy báng, họ nghe xong sẽ nói: “Ông lấy chuyện này ra để dọa người ta, đâu có tội nặng như vậy? Làm gì có địa ngục?” Họ chẳng thể tiếp nhận, chẳng thể tin tưởng. Thế nên những lời nói như vầy, chúng ta tin tưởng thì tự mình sẽ có cảnh giác cao độ: còn đối với đại chúng trừ phi đọc đến đoạn kinh này thì chẳng thể không nói, nếu không đọc đến đoạn kinh này thì chúng ta sẽ chẳng nói. Phải biết tại sao chẳng nói? Nói xong không những không có lợi mà còn giúp cho người ta tạo tội nghiệp, vậy thì nói ra làm chi! Người ta đã đọa lạc rất thảm rồi, chẳng nên làm cho họ đọa nặng thêm, đây chính là đại từ đại bi. Thế nên trong thời trược ác, Phật, Bồ Tát chẳng dùng thân tướng của Phật xuất hiện trong thế gian là để giảm bớt sự nghi hoặc, hủy báng của chúng sanh. Văn Thù Bồ Tát vô cùng từ bi, giúp Thế Tôn giáo hóa chúng sanh. Giống như hai Ngài đang biểu diễn trên sân khấu vậy, một người hỏi, một người đáp. Ðịa Tạng Bồ Tát làm sao có phước đức nhân duyên lớn lao như thế? Triệu tập tận hư không trọn khắp pháp giới hết thảy chư Phật, Bồ Tát, chúng sanh có duyên trong lục đạo đến tham dự đại hội này, đây là chuyện chẳng thể nghĩ bàn. Xin xem đoạn kinh phía dưới:



Phật cáo Văn Thù Sư Lợi, thí như tam thiên đại thiên thế giới sở hữu thảo mộc tòng lâm đạo ma trúc vĩ, sơn thạch vi trần, nhất vật nhất số, tác nhất Hằng hà, nhất Hằng hà sa, nhất sa nhất giới, nhất giới chi nội, nhất trần nhất kiếp, nhất kiếp chi nội, sở tích trần số, tận sung vi kiếp.

Phật bảo Văn Thù Sư Lợi thí dụ như trong tam thiên đại thiên thế giới hết thảy cây, cỏ, lùm, rừng, lúa, đay [4], trúc, lau, núi, đá, hạt bụi, mỗi vật tính thành một số, mỗi số là một sông Hằng, số cát trong mỗi sông Hằng cứ một hạt cát là một thế giới, trong mỗi thế giới tính mỗi hạt bụi là một kiếp, số bụi tích chứa trong mỗi kiếp đều tính thành kiếp.

Trong đoạn này, Thế Tôn vì Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói ra nhân duyên sự tích độ hóa chúng sanh của Ðịa Tạng Bồ Tát trước kia. Nói với Văn Thù Bồ Tát tức là nói với chúng ta, Văn Thù Bồ Tát ở đây đại diện cho chúng ta. Ðoạn này trước hết số lượng chẳng thể nghĩ bàn; thí dụ này chúng ta chẳng cần giải thích từng câu, giảng ký của Thánh Nhất pháp sư có thuyết minh, ở đây chúng ta lược bớt. Con số này chẳng có cách chi tính nổi, người trong thế gian không thể tính, hiện nay máy móc, kỹ thuật điện toán tối tân nhất cũng tính không nổi.



Ðịa Tạng Bồ Tát chứng Thập Ðịa quả vị dĩ lai thiên bội đa ư thượng dụ.

Ðịa Tạng Bồ Tát chứng quả vị Thập Ðịa đến nay còn lâu gấp ngàn lần thí dụ trên.

Con số trong thí dụ trên, đây là nói về lúc Ðịa Tạng Bồ Tát chứng quả vị Thập Ðịa đến nay, từ lúc chứng Sơ Ðịa đến Thập Ðịa; nói cách khác thời gian lúc trước quả Thập Ðịa đều không tính, nếu tính thì càng nhiều hơn nữa, đếm chẳng nổi.



Hà huống Ðịa Tạng Bồ Tát tại Thanh Văn, Bích Chi Phật địa.

Huống gì lúc Ðịa Tạng Bồ Tát còn là Thanh Văn, Bích Chi Phật.

Chẳng tính thời gian trước đó, chỉ tính từ lúc chứng được Ðịa Thượng [5] Bồ Tát trở đi đến nay, con số Hằng hà sa kiếp chẳng sánh vào đâu? Thí dụ này nói thật ra cũng chỉ có Phật mới nói được, nếu chúng ta dùng ngôn ngữ văn tự để hình dung con số này cũng hình dung không nổi.



Văn Thù Sư Lợi, thử Bồ Tát oai thần thệ nguyện bất khả tư nghị.

Văn Thù Sư Lợi, oai thần thệ nguyện của Bồ Tát đó chẳng thể nghĩ bàn.

Ðây là lời tán thán Ðịa Tạng Bồ Tát, oai đức, thần thông, hoằng nguyện của ngài chẳng thể nghĩ bàn. Nhưng chư vị nhất định phải ghi nhớ bổn nguyện của Ðịa Tạng Bồ Tát tức là bổn nguyện của tự tánh chúng ta; nói cách khác nếu chẳng có bổn nguyện của Ðịa Tạng Bồ Tát chúng ta nhất định chẳng thể chứng được Phật quả viên mãn. Bạn sẽ hỏi tại sao? Trong tánh đức có thiếu khuyết thì bạn làm sao được viên mãn! Ðịa Tạng pháp môn là khóa học thứ nhất của Phật pháp Ðại Thừa, phải chiếu theo thứ tự này để nói, đây là học trình của lớp đầu tiên, khóa trình cơ sở, khóa trình cần thiết phải học. Tại sao phát nguyện này: ‘Ðịa ngục chẳng không, thề chẳng thành Phật’? Ðịa ngục là do tự tánh chúng ta biến hiện thành, chẳng từ bên ngoài đến, y báo, chánh báo trang nghiêm trong thập pháp giới đều do tâm địa biến hiện ra. Trong tâm bạn còn hiện lên hiện tượng địa ngục, còn hiện ra hiện tượng lục đạo luân hồi, thì bạn làm sao chứng được viên mãn Bồ Ðề! Ðây là đạo lý nhất định. Phật pháp nói Lý với bạn, Lý chân thật, Sự chân thật, chẳng phát nguyện này được không? Chúng sanh khổ nạn trong địa ngục đều phải độ thoát vô điều kiện, những người đang chịu khổ nạn trước mắt ta có thể không giúp đỡ, không dang cánh tay ra trợ giúp sao? Chúng ta nhìn thấy nhiều chuyện và nhiều người chẳng như ý, còn sân giận, phải biết đây chẳng phải là lỗi lầm của cảnh giới bên ngoài, mà là lỗi lầm của chính chúng ta. Tại sao họ làm chuyện ác, làm những việc chẳng đúng như pháp? Vì chính mình chẳng tu hoàn hảo, chẳng làm gương tốt cho người ta, là tội nghiệp của mình, phải tu từ chỗ này. Bạn còn đập bàn nạt người ta, trừng mắt nhìn người ta, thì tội bạn tăng thêm nữa, bạn chẳng biết chúng sanh từ đâu đến sao? Chúng sanh tạo tội nghiệp từ chỗ nào? Phật, Bồ Tát biết, Phật, Bồ Tát đối với hết thảy chúng sanh đều từ bi.

Chúng ta học Phật phải bắt đầu từ đâu? Phải giác ngộ từ những chỗ này, chân chánh giác ngộ! Người ác đối với chúng ta, chúng ta phải dùng thiện ý giúp đỡ họ, nếu họ chẳng tiếp nhận thì không sao cả. Kinh Ðịa Tạng nói rất rõ, căn cơ của chúng sanh có bốn thứ, chẳng thể chấp nhận, càng hiện rõ tội nghiệp của chúng ta sâu nặng, chúng ta phải sám hối từ chỗ này, tự độ rồi sau đó mới độ người, đây là đạo lý nhất định. Phật, Bồ Tát tiếp dẫn chúng sanh cũng chẳng có pháp nhất định, có lúc cũng nổi giận, cũng trừng mắt nhìn, nhưng bạn phải biết lúc họ nổi giận [có thể làm cho] chúng sanh giác ngộ, sửa sai, quay đầu hướng thiện; còn chúng ta nổi giận thì chúng sanh khởi tâm oán hận, tâm báo thù, như vậy thì bạn sai rồi. Chúng ta ngu si, Bồ Tát có trí huệ, chúng ta phải hiểu làm cách nào xử sự, đãi người, tiếp vật, cho nên đặc biệt đề ra việc ‘làm thầy, làm mô phạm’. Phật, Bồ Tát là thầy của trời, người, khi chúng ta xuất gia, người ta gặp mặt liền xưng ‘Pháp sư’, đều xưng bạn là thầy; ‘Thầy’ tức là biểu suất (có nghĩa là nêu gương, dẫn đầu), mô phạm, chúng ta khởi tâm động niệm, cử chỉ hành động có thể làm mô phạm cho người ta không?

Hôm qua cư sĩ Lý Mộc Nguyên nói ra, tôi mới biết. Cả đời tôi đối với chuyện của bất cứ ai, trước giờ đều chẳng nghe, chẳng hỏi đến. Ông nói với tôi sau khi những đồng tu khóa trước rời khỏi nơi đây, họ phải dọn dẹp phòng, nhìn thấy những đồ chẳng cần đều bỏ bừa bãi trong phòng, còn nhìn thấy trái táo mới cắn một miếng xong rồi bỏ. Họ nhìn thấy rất buồn, cách làm như vậy có thể làm gương tốt cho người thế gian không? Chúng tôi nghe xong rất buồn, chúng tôi không trách các bạn đồng học, chỉ trách mình, tự chúng tôi làm không tốt, nhưng chúng tôi sẽ nỗ lực sửa đổi, những đạo lý này đều phải biết. Ðồ vật của thường trú chúng ta đều phải trân trọng, quý tiếc từng ly từng tí. Cả đời tôi chẳng xin ai một đồng nào, tại sao? Người ta kiếm tiền chẳng dễ, phải hiểu dùm cho người ta. Mỗi khi chúng ta dùng tiền đều phải tiết kiệm, chúng ta tiết kiệm một phần tiền tức là đối với thường trú, đối với Phật pháp bố thí một phần tiền, chúng ta tu phước. Nếu bạn chẳng tu phước, thì phước của bạn từ đâu đến? Ngày nay bạn chẳng thể đoạn vô minh, tánh đức của bạn chẳng thể lưu lộ, thì phước báo của bạn đều do tu mà có, nhất định chẳng dám lãng phí. Cổ đại đức đều làm được, quy củ của tòng lâm mỗi cây kim mỗi sợi chỉ, mỗi cọng cỏ mỗi khúc cây, tuy rất nhỏ nhoi, chẳng có gì không quý tiếc, đó là tích phước! Tích phước tức là tu phước. Hiện nay nguyên nhân căn bản của hết thảy lỗi lầm của con người chính là vì từ nhỏ chẳng có người dạy, lớn lên tập thành thói quen này, dưỡng thành tập khí rồi thì rất khó sửa, thế nên chúng ta phải đề cao cảnh giác từng giờ từng phút. Tại sao phải đọc kinh mỗi ngày? Ðọc kinh chính là kiểm điểm mình, phản tỉnh, y theo lời dạy trong kinh sửa đổi, tự tân, được vậy chúng ta mới được cứu. Xử thế phải nhẫn nhường, phải nghĩ cho người khác, phải nghĩ cho sự an toàn của cả xã hội; đừng nghĩ cho cá nhân mình, nghĩ cho cá nhân chẳng có gì không là tội, không là nghiệp. Tự mình mỗi ngày đều tạo tội nghiệp nhưng không biết, còn tưởng mình tu công đức. Trên đây đã nói xen vào chuyện khác nhưng cũng rất quan trọng.

http://www.niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk3.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách