ĐẠO PHẬT - TĂNG GIÀ - LẢNH TỤ ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

ĐẠO PHẬT - TĂNG GIÀ - LẢNH TỤ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

CÓ MỘT LÃNH TỤ TINH THẦN CỦA PHẬT GIÁO KHÔNG ?

Trong mỗi quốc gia Phật giáo, hay mỗi truyền thống khác nhau thường có những vị lãnh đạo như Tăng thống, Pháp chủ, hay Thượng thủ,... danh xưng tuỳ theo mỗi nền văn hoá; hay những vị đứng đầu mỗi Tông phái như Tăng trưởng, Tông trưởng, Chưởng môn, Pháp vương, Chủ tịch,...hay các vị Tu Viện trưởng, Viện chủ, Trụ trì,Trưởng lão,...Người được toàn thể tăng ni tôn kính sâu sắc, ở Đông Nam Á, Đông Á,...có những thành tựu đạo nghiệp lớn lao trong cuộc đời của các Ngài đã được tôn kính như những vị lãnh đạo tinh thần.


Đối với Tây tạng, Đức Dalai Lama, Karmapa, Sakya Trizin và Minling Trichen được xem như những bậc thầy quan trọng nhất, các Ngài hiện diện trên toàn Ấn độ, những nơi các Ngài đặt chân đến, hay những nơi giáo pháp của các Ngài được lưu truyền đến.

Không có một lãnh tụ duy nhất của Phật giáo, mặc dù hiện nay xuyên qua uy tín và tầm ảnh hưởng quốc tế công nhận, sự thành tựu đạo quả, sự vị tha toàn hảo và lãnh giải Nobel Hoà bình, Đức Dalai Lama được xem như là một vị lãnh đạo Phật giáo được tôn kính nhất trên thế giới - Kế đến cũng với tầm vóc quốc tế phải kể đến một Thiền sư Việt Nam, Người đã từng được Mục sư Martin Luther King đề cử lãnh giải Nobel Hoà bình - Tại Việt Nam phải kể đến Thiền sư đã có công khôi phục Thiền Phái Trúc Lâm,...


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: ĐẠO PHẬT - TĂNG GIÀ - LẢNH TỤ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Lãnh tụ nghe sao thấy hơi "chuyên chế" một chút, nhưng không có thì không được, mạnh ai người đó làm thế thì loạn. Như Tây Tạng, Thái Lan thế mà hay, cái gì cũng có mặt trái và mặt phải của nó, nếu lập lãnh tụ thì nên lập đức đừng lập tài, ngoài ra phải có thêm một hội đồng điều hành để giúp nữa, các ngài xem như "chứng minh" lấy đức lập uy là được rồi. vậy mới khỏi loạn và có cơ may phát triển :-/


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: ĐẠO PHẬT - TĂNG GIÀ - LẢNH TỤ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

monggiac đã viết:Lãnh tụ nghe sao thấy hơi "chuyên chế" một chút, nhưng không có thì không được, mạnh ai người đó làm thế thì loạn. Như Tây Tạng, Thái Lan thế mà hay, cái gì cũng có mặt trái và mặt phải của nó, nếu lập lãnh tụ thì nên lập đức đừng lập tài, ngoài ra phải có thêm một hội đồng điều hành để giúp nữa, các ngài xem như "chứng minh" lấy đức lập uy là được rồi. vậy mới khỏi loạn và có cơ may phát triển :-/
Ý BÁC MONGGIAC MỚI NGHE NGỞ LÀ CỨNG, NHƯNG XEM RA CŨNG MỀM ĐẤY.
ĐỐI VỚI ĐỨC DALAI LAMA THÌ NGÀI VỪA LÀ QUỐC VƯƠNG TÂY TẠNG VỪA LÀ PHÁP VƯƠNG HAY TĂNG THỐNG CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG VÀ DÙ LÀ ĐANG LƯU VONG NHƯNG TẦM ẢNH HƯỞNG QUỐC TẾ CỦA NGÀI RẤT RỘNG RÃI VÀ VI DIỆU VÀ VẪN THƯỜNG ĐƯỢC CÁC NGUYÊN THỦ QUỐC GIA TIẾP KIẾN, VÀ GIỚI PHẬT TỬ CŨNG NHƯ KHÔNG PHẬT TỬ TOÀN CẦU KÍNH NGƯỠNG. HIỂN NHIÊN ẤY LÀ DO ĐẠO LỰC THẬM THÂM, ĐỨC ĐỘ BAO TRÙM, CHỨ KHÔNG PHẢI UY QUYỀN, MỆNH LỆNH, VÀ ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂY TẠNG LÀ THIÊNG LIÊNG. LÃNH TỤ TINH THẦN LÀ VỚI NGHĨA ĐẠO LỰC, ĐỨC ĐỘ THÌ TỰ NHIÊN TOẢ RA UY LỰC,...TUYÊN BỐ MỘT LỜI , KHÔNG CẦN MỆNH LỆNH THÌ TÍN ĐỒ CŨNG Y GIÁO PHỤNG HÀNH,...BÁC NGHĨ THẾ NÀO ?


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

ĐẠO PHẬT - ĐẠO SƯ - LAMA ?

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

THẾ NÀO LÀ MỘT LAMA ĐÚNG NGHĨA?

CÓ PHẢI TẤT CẢ NHỮNG TU SĨ TÂY TẠNG ĐỀU LÀ LAMA ?

Trong tiếng Tây tạng, Lama đúng nghĩa là một người mẹ tối thượng hay quý báu mà một người có thể có.

Lama là một thuật ngữ và được dùng qúa phổ biến đến quá tải. Những cá nhân hoàn thành một khoá huấn luyện ba năm thì được gọi là Drupay Lama,là những vị giáo thọ nhưng chưa phải là những bậc thầy hoàn toàn (với đầy đủ tư cách và năng lực).

Lama có thể bao hàm ý nghĩa là:
- Một Bậc Đạo sư (Thầy thực thụ): người kế thừa ngọn đèn chính pháp của tông phái, có thể giảng dạy, có đủ tư cách, và có thể trực tiếp chỉ dẫn, truyền trao đến người đệ tử về "tính giác bổn nhiên".
-Hoặc chỉ là một giáo thọ phổ thông hay một người hướng dẫn.

Một cách cá nhân, Simhas, chỉ dành riêng thuật ngữ Lama cho những bậc Đạo sư để có sự phân biệt và tôn trọng.

Lama là một thuật ngữ Tây tạng mà ý nghĩa hoàn toàn khác biệt ở Tây tạng với cách dùng ở Tây phương. Lama ám chỉ đến một thầy tinh thần là một tu sĩ. Ở Tây tạng, tất cả những Lama là tu sĩ, nhưng tất cả những tu sĩ không phải đều là Lama. Một vị nữ giáo thọ thường được dùng với thuật ngữ Jetsunma. Có những thuật ngữ khác nhau ở Tây tạng để gọi cho những vị thầy có gia đình hoặc nữ đạo sư, nhưng ngày nay ở Tây phương bao gồm chung chỉ với một thuật ngữ "Lama".

Vì vậy, sự phiên dịch thuật ngữ Lama đã làm mất đi giá trị của nguyên nghĩa rất nhiều. Nó bắt đầu có ý nghĩa đơn thuần là "vị thầy" đối với nhiều Phật tử, vì vậy, hôm nay nó bắt đầu có ý nghĩa cao hơn với cá nhân nào muốn xử dụng thuật ngữ Lama.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: ĐẠO PHẬT - TĂNG GIÀ - LẢNH TỤ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng các vị đứng đầu các dòng tu đều là Hóa Thân của Chư Phật chứ không phải là Thánh Tăng nói chi là Phàm Tăng.

Điều này đối với Phật Tử Việt Nam rất khó hiểu nhưng đối với Phật Tử Tây Tạng thì rất là bình thường.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: ĐẠO PHẬT - TĂNG GIÀ - LẢNH TỤ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

CÓ PHẢI MỘT VỊ THẦY MẪU MỰC TRONG PHẬT GIÁO KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THIỀN SƯ, MỘT LAMA ,HAY MỘT TRƯỠNG LÃO MÀ LÀ SỰ THU THẬP TRÍ TUỆ CỦA TĂNG GIÀ(cộng đồng tu sĩ) ?

Kiểu mẫu của tăng già - cộng đồng Phật giáo - là gì ? Một cộng đồng của những vị Phật hay cộng đồng của những hành giả thông thường ?

Cộng đồng của những hành giả thông thường tiềm tàng sự chia sẽ tư duy và quán chiếu. Trong phạm vi Phật giáo thường có sự thảo luận rất phong phú, hay tranh luận rất thường.Vì vây, một cộng đồng những hành giả thông thường vẫn cần sự chỉ đạo và hướng dẫn trên con đường giác ngộ và không thể đơn thuần tự giản trạch để thực tập và khám phá mọi thứ .

Điều này cũng giống như những người không chuyên nghiệp, những người thợ lần đầu tiên cố gắng để xây dựng một toà nhà khổng lồ. Người ta tích luỹ hàng khối những tư tưởng và ý kiến khác nhau có thể đi đến một giải pháp, mặc dù người ta không có bất cứ một sự cố vấn chuyên môn nào. Như vậy nó sẽ ra thế nào rằng, hãy để những người thợ lần đầu tiên này tự hành động mà không bị tổn thương hay có thể làm cho vấn đề thông suốt và rằng người ta có thể hoàn thành một cách tuyệt hảo với giải pháp như vậy.

Một cộng đồng cần sự cố vấn chuyên môn; sự cố vấn đáng tin cậy từ một bậc thầy thực sự đáng tin cậy. Sự thu thập trí tuệ của những hành giả thông thường chỉ là tổng cộng những sự thảo luận thông thường và của trí tuệ thế gian. Những tư tưởng và sự lý giải của hàng trăm cá nhân lộn xộn, trái ngược nhau, những người vẫn còn trong vòng sinh tử luân hồi, sẽ chỉ làm lớn hơn tổng cộng những tư tưởng và sự diễn giải lộn xộn, đối kháng khi chúng gặp gở nhau. Khối lượng tư tưởng to lớn này có thể rất sáng tạo và bổ ích, nhưng chắc rằng, nó không phải là trí tuệ tuyệt hảo của giác ngộ hay của một bậc thầy thật sự.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: ĐẠO PHẬT - TĂNG GIÀ - LẢNH TỤ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

THẾ NÀO LÀ MỘT LAMA ĐÚNG NGHĨA?
....
đoạn này của bác chính xác. Hà hà nhưng đáng tiếc bây giờ người ta lạm dụng quá mức cho nên ai cũng là lama cả. Ngay cả Rimpoche hay Tulku cũng bị tình trạng này.
ĐỐI VỚI ĐỨC DALAI LAMA THÌ NGÀI VỪA LÀ QUỐC VƯƠNG TÂY TẠNG VỪA LÀ PHÁP VƯƠNG HAY TĂNG THỐNG CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG VÀ DÙ LÀ ĐANG LƯU VONG NHƯNG TẦM ẢNH HƯỞNG QUỐC TẾ CỦA NGÀI RẤT RỘNG RÃI VÀ VI DIỆU VÀ VẪN THƯỜNG ĐƯỢC CÁC NGUYÊN THỦ QUỐC GIA TIẾP KIẾN, VÀ GIỚI PHẬT TỬ CŨNG NHƯ KHÔNG PHẬT TỬ TOÀN CẦU KÍNH NGƯỠNG. HIỂN NHIÊN ẤY LÀ DO ĐẠO LỰC THẬM THÂM, ĐỨC ĐỘ BAO TRÙM, CHỨ KHÔNG PHẢI UY QUYỀN, MỆNH LỆNH, VÀ ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂY TẠNG LÀ THIÊNG LIÊNG. LÃNH TỤ TINH THẦN LÀ VỚI NGHĨA ĐẠO LỰC, ĐỨC ĐỘ THÌ TỰ NHIÊN TOẢ RA UY LỰC,...TUYÊN BỐ MỘT LỜI , KHÔNG CẦN MỆNH LỆNH THÌ TÍN ĐỒ CŨNG Y GIÁO PHỤNG HÀNH,...BÁC NGHĨ THẾ NÀO ?

Đồng ý hai tay và hai chân luôn, trường hợp ngài Đạt Lai Lạt Ma thì ngoại lệ và hy hữu, là quốc vương không quan trọng mà quan trọng là pháp vương có tu và pháp vương mà là danh tướng pháp vương thì cũng chẳng là gì. Người ta tiếp kiến ngài không vì ngài là nguyên thủ quốc gia đâu mà vì đức của ngài. Dân Tây Tạng chỉ có 6 -10 triệu và đã là thuộc địa của Trung Quốc, thì còn gì. Mình đã đọc qua tiểu sử của 14 vị Đạt-lai La-ma, nếu theo nhận định của mình dựa trên quyển sách đó chỉ có khoảng 5-7 vị là kiệt xuất thôi kinhle đây chỉ là nhận định cá nhân và mình hoàn toàn kính trọng các ngài đấy nhé.

Mặt dù nhiều người trên thế giới kính trọng ngài nhưng không phải toàn dân Tây Tạng đều nghe lời ngài đâu nhé. Tông phái tây tạng phức tạp lắm, phức tạp hơn chúng ta nghĩ nhiều. Nhưng nhìn chung ngài là lãnh tụ tinh thần tối cao của nhân dân Tây tạng đặc biệt là quốc dân Tây tạng tại Tây tạng và phái Gelupa. Nhìn người ta rồi tự thương lấy mình :(( Đôi khi tôi nghĩ giáo quyền và chính quyền hình như phải đi chung với nhau thì giáo quyền đó mới có giá trị hay sao đó. Tây Tạng, Thái Lan, Cam pu chia, Lào, Miến Điện, Tích Lan nhìn sơ thì thấy chức vụ tăng thống hay vua sãi nó độc lập không có chính trị xen vào nhưng xét kỹ thì vua sãi hay tăng thống đều có và được sự hỗ trợ bởi chính quyền. Lịnh của vua sãi được sự hậu thuẫn của chính quyền. cho nên lời nói có giá trị và lịnh của vua sãi là lịnh của hội đồng điều hành chứ không loạn như ... những nước khác.

Đã gọi là giáo thì phải có giáo quyền, phải có giáo chỉ, phải có giáo sản... không có mấy thứ này thì chỉ nói chơi và thêm loạn thôi. Chứ giáo hội gì mà đợi cái chứng điệp với giới điệp đến mấy năm, lên hầu mấy ngài đến năm lần bảy lượt vẫn chẳng có. Nếu thế thì người ta nói xin lỗi, chẳng vào giáo giáo hội làm gì. Tôi tu tôi chứng, cần gì mấy cái giới điệp với chứng điệp ấy ? Có nó để làm gì ? có lợi gì đâu ? Chẳng biết dùng nó cho mục đích gì ? Chính quyền cũng chẳng công nhận, thử phân tích xem ? ta dùng cái giới điệp đó để làm gì ? cất trong hợp cho mối ăn ? hay để làm kỷ niệm ? Đừng nói đâu xa cái bằng cao cấp Phật học của "Đại Học Vạn Hạnh" dùng để làm gì ? chẳng được nhà nước công nhận nó tương đương với bằng đại học ngoài đời. Ta chẳng cần công nhận nó để dương danh với đời nhưng ta cần được công nhận nếu ta muốn học thêm MA hay tiến sĩ trong các trường đại học ngoài đời. Chỉ cái này thôi mà hơn 30 năm không tiến triển, nếu ta không đủ tiêu chuẩn thì phải cải cách cho đủ...

Rồi còn nữa vào giáo hội để làm gì ? có quyền lợi gì ? ngay cả cái quyền đi bầu cũng chẳng có, thế thì thành viên giáo hội để làm gì ? Mỗi lần có chuyện lên giáo hội ? cơ sở giáo hội chổ nào ? chẳng có! đụng chuyện giáo hội nào giúp ? Chẳng ma nào! còn nhiều nữa ... con xin hỏi các ngài thế con vào giáo hội làm gì :-/ Trước giờ chỉ có người khen giáo hội, hôm nay con không khen, thế con là đứa con hư không nghe lời giáo hội rồi. :(( Con nói ra thì các ngài bảo con bất kính nhưng giáo hội của chúng ta thế đó.

Nói thì nói vậy thôi chứ con vẫn luôn luôn kính trọng các ngài. Giáo hội là ai ? Thầy tổ của con và con cũng là thành viên giáo hội đó chứ. :)
Kính lễ,
kinhle kinhle kinhle


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: ĐẠO PHẬT - TĂNG GIÀ - LẢNH TỤ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Lạt ma theo Tây tạng được dùng theo nghĩa vừa là giảng sư vừa là đạo sư, nghĩa là có thể thuyết giảng Phật pháp có thể truyền pháp mà theo Mật tông là lễ quán đảnh nhập môn cho người cầu đạo, đương nhiên phải là tỳ kheo, và có nghĩa là dù là tỳ kheo nhưng chưa có nhãn hiệu hay đúng hơn là bằng cấp hay sự chuẩn nhận là Lạt ma thì không thể hay không có khã năng giảng đạo và truyền pháp, và địa vị một Lạt ma tỳ kheo thì ở trên địa vị một vị tỳ kheo không phải Lạt ma dù tăng lạp ít hơn. Phật giáo Việt Nam (và các nước khác?) không có cái ngạch này?

Phần tiếp theo nghe tâm sự như thoáng cảm nhận một nỗi niềm man mác của Mộng Giác,...!


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: ĐẠO PHẬT - TĂNG GIÀ - LẢNH TỤ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

phuoctuong đã viết:Lạt ma theo Tây tạng được dùng theo nghĩa vừa là giảng sư vừa là đạo sư, nghĩa là có thể thuyết giảng Phật pháp có thể truyền pháp mà theo Mật tông là lễ quán đảnh nhập môn cho người cầu đạo, đương nhiên phải là tỳ kheo, và có nghĩa là dù là tỳ kheo nhưng chưa có nhãn hiệu hay đúng hơn là bằng cấp hay sự chuẩn nhận là Lạt ma thì không thể hay không có khã năng giảng đạo và truyền pháp, và địa vị một Lạt ma tỳ kheo thì ở trên địa vị một vị tỳ kheo không phải Lạt ma dù tăng lạp ít hơn. Phật giáo Việt Nam (và các nước khác?) không có cái ngạch này?
Trong các dòng Tu Tây Tạng thì chỉ có dòng Gelupa thì các vị Lama là thuần xuất gia mà thôi còn trong cá dòng khác thì không phải như vậy.

Dòng Nyingma, Kagyu,Sakya thì vừa có các vị Lama xuất gia và Lama cư sĩ.

Điển hình là các vị như là Ngài Marpa thầy của Ngài Milarepa là một vị cư sĩ.

Ngài Sogyal Rinpoche tác giả của quyển Tạng Thư Sống Chếtdo Sư Cô Trí Hải dịch ra Việt Văn.

Sogyal Rinpoche là một vị cư sĩ, Thầy của Ngài là Tổ Kyabje Dudjom Rinpoche (Tổ dòng Nyingma) cũng là một vị cư sĩ.

Tổ Liên Hoa Sanh là vị truyền Phật Giáo Mật Tông vào Tây Tạng cũng là một vị cư sĩ.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]39 khách