Kinh Vô Lượng Thọ (HT.Thích Đức Niệm dịch) (Từ Phẩm 42 đến47

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Thiệnthông
Bài viết: 240
Ngày: 16/10/08 14:55
Giới tính: Nam
Đến từ: USA
Nghề nghiệp: www.phatam.com

Kinh Vô Lượng Thọ (HT.Thích Đức Niệm dịch) (Từ Phẩm 42 đến47

Bài viết chưa xem gửi bởi Thiệnthông »

PHẨM BỐN MƯƠI HAI
BỒ TÁT VÃNG SANH
Ngài Di Lặc Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Hiện nay có bao nhiêu các bậc Bất thối Bồ Tát ở cõi Ta bà này và các cõi Phật khác được sanh về nước Cực Lạc?”
Này Di Lặc! Ở thế giới Ta bà này có bảy trăm hai mươi ức Bồ Tát đã từng cúng dường vô số chư Phật, làm nhiều công đức đã sanh về Cực Lạc. Các bậc Bồ Tát sơ phát tâm, tu tập công đức đã được vãng sanh số lượng không thể tính được. Không những các bậc Bồ Tát ở cõi này được vãng sanh về Cực Lạc, mà các cõi Phật khác cũng lại như vậy.
Cõi nước của Đức Phật Viễn Chiếu có mười tám câu chi na do tha đại Bồ Tát sanh về cõi Cực Lạc.
Cõi nước Đức Phật Bảo Tạng ở phương Đông Bắc có chín mươi ức bất thối Bồ Tát sanh về cõi Cực Lạc.
Các bậc bất thối Bồ Tát ở những cõi nước Đức Phật Vô Lượng Âm, Đức Phật Quang Minh, đức Phật Long Thiên, đức Phật Thắng Lực, Đức Phật Sư Tử, Đức Phật Ly Trần, Đức Phật Đức Thủ, Đức Phật Nhân Vương, Đức Phật Hoa Tràng đã vãng sanh số lượng mười trăm ức, hoặc trăm ngàn ức cho đến vạn ức vị.
Đức Phật thứ mười hai hiệu là Vô Thượng Hoa, có vô số chúng Bồ Tát ở cõi Phật đó đều ở bậc bất thối chuyển, đã sanh về cõi Cực Lạc. Các vị ấy có trí huệ dõng mãnh, từng cúng dường vô lượng chư Phật, rất mực tinh tấn, thẳng đến nhứt thừa, trong bảy ngày đêm kiên cố tu tập như pháp bằng cả trăm ngàn ức kiếp tu tập.
Đức Phật thứ mười ba hiệu là Vô Úy có bảy trăm chín mươi ức đại Bồ Tát, các vị Bồ Tát thấp và chúng Tỳ kheo v.v… sanh về cõi Cực Lạc không đếm kể được.
Danh hiệu của chư Phật trong mười phương thế giới và chúng Bồ Tát đã vãng sanh, chỉ nói tên thôi mãn kiếp cũng không hết.

PHẨM BỐN MƯƠI BA
CHẲNG PHẢI LÀ TIỂU THỪA
Này Từ Thị! Ông thấy các bậc Bồ Tát Ma Ha Tát kia được nhiều lợi ích như vậy. Nếu có trai lành gái tín nào, được nghe danh hiệu đức Phật A Di Đà sanh tâm vui mừng hớn hở chừng một niệm, quy y chiêm lễ, như thuyết tu hành, phải biết người này được lợi ích rất lớn, được nhiều công đức như đã nói ở trên, tâm không tự ti, cũng không cống cao, thành tựu thiện căn được thêm tăng trưởng, phải biết người này không phải tiểu thừa, ở trong pháp của ta được gọi là đệ tử bậc nhứt.
Cho nên ta bảo ông rằng: Những Thiên, Nhơn, A tu la ở thế gian này nên phải hớn hở tin thích tu tập, sanh tâm hy hữu, nên lấy kinh này làm thầy hướng dẫn để cho vô lượng chúng sanh mau được vào bậc bất thối chuyển, thấy được cõi Cực Lạc rộng lớn trang nghiêm nhiếp thọ thù thắng, viên mãn công đức hơn cả.
Nên phải tinh tấn vâng giữ pháp môn này cầu được vãng sanh, không nên sanh tâm thối thất hư ngụy, dù có vào hầm lửa lớn cũng không được nghi ngờ hối hận.
Tại sao vậy? Vô lượng vô số Bồ Tát đều mong cầu trân trọng lắng nghe pháp môn vi diệu này, không có tâm sai trái. Có nhiều vị Bồ Tát muốn nghe kinh này mà còn không được. Nên các ngươi phải cầu giữ pháp môn này.

PHẨM BỐN MƯƠI BỐN
THỌ KÝ BỒ ĐỀ
Về đời sau đến khi chánh pháp diệt tận, nếu có chúng sanh nào đã trồng căn lành, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, nhờ vào oai lực của Phật Vô Lượng Thọ gia bị mới gặp được kinh pháp này, giữ gìn thọ trì sẽ được quảng đại Nhứt Thiết Trí. Ở trong kinh pháp đó hiểu rõ cặn kẽ, sẽ được nhiều hoan hỷ, nên lưu truyền cho mọi người tin theo tu tập. Các thiện nam tín nữ đối với pháp này nếu đã cầu, hiện cầu hay sẽ cầu vãng sanh đều được nhiều lợi ích.
Các ông nên phải kiên định chắc chắn, trồng các căn lành, nên luôn luôn tu tập không được ngừng nghỉ nghi ngờ, chẳng vào các cõi trân bảo thành tựu lao ngục.
Này A Dật Đa! Những hạng đại oai đức này thường từ nơi các pháp đại thừa khác mà được, nên đối với pháp này không chịu lóng nghe. Có đến một ức vị Bồ Tát thối chuyển bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Nếu có chúng sanh nào đối với kinh này viết chép cúng dường thọ trì đọc tụng, trong chút thời gian vì người diễn nói, khuyên họ lóng nghe, không sanh ưu não, cho đến ngày đêm suy nghĩ cõi Cực Lạc và công đức của Phật A Di Đà, đối với đạo vô thượng trọn không thối chuyển. Giả sử ba ngàn thế giới tràn ngập lửa lớn, người đó khi mạng chung cũng có thể vượt khỏi, sanh vào cõi nước Cực Lạc. Bởi người ấy đời quá khứ đã từng gặp Phật và được thọ ký Bồ Đề, tất cả Như Lai đồng tán thán. Vì thế nên phải chuyên tâm tin thọ, trì tụng diễn thuyết tu hành.

PHẨM BỐN MƯƠI LĂM
CHỈ LƯU LẠI MỘT KINH NÀY
Ta nay vì chúng sanh mà nói kinh này, khiến thấy được Đức Phật Vô Lượng Thọ và cảnh giới trang nghiêm ở cõi Cực Lạc, hễ có tâm nguyện cầu đều được như ý.
Chớ để sau khi Ta diệt độ rồi sanh lòng nghi hoặc.
Đời tương lai khi kinh pháp diệt tận, Ta đem lòng từ bi thương xót, đặc biệt lưu kinh này lại trong một trăm năm, chúng sanh nào gặp được kinh này tùy ý nguyện cầu đều được độ thoát.
Như Lai ra đời rất khó gặp khó thấy, kinh pháp của Phật khó được khó nghe, gặp thiện tri thức nghe pháp tu hành cũng đã là khó. Nếu nghe kinh này tin thích thọ trì là điều khó trong khó, không gì khó hơn.
Nếu có chúng sanh được nghe lời Phật, từ tâm thanh tịnh, hớn hở vui mừng, hoặc râu tóc dựng đứng hay mắt rơi lệ, là do đời trước từng làm Phật sự, không phải là người phàm.
Nếu nghe danh hiệu Phật tâm sanh hồ nghi, đối với kinh Phật đều không tin tưởng, đó là từ ác đạo sanh ra, túc ương chưa dứt, chưa được độ thoát, nên có tâm hồ nghi, không chịu tin tưởng.

PHẨM BỐN MƯƠI SÁU
CẦN TU KIÊN TRÌ
Này Di Lặc Bồ Tát! Pháp của chư Phật Như Lai vô thượng, đủ thập lực, vô úy, thậm thâm vô ngại vô trước; pháp Ba la mật của Bồ Tát cũng không dễ gặp. Nói pháp này cho người cũng khó khai thị. Người không có lòng tin sâu vững chắc cũng khó gặp được kinh pháp này.
Ta nay như lý tuyên nói pháp môn “Quảng đại vi diệu nhất thiết chư Phật xưng tán” này đem giao phó cho các ông, các ông phải cẩn thận thủ hộ, làm lợi ích cho các hữu tình chìm đắm trong đêm dài, chớ để cho chúng đọa lạc trong ngũ thú chịu các khổ ách. Nên siêng tu hành, thuận theo giáo pháp của ta, phải tâm nguyện như Phật, thường nhớ ân sư, phải làm cho pháp này lưu truyền dài lâu không bị tiêu diệt, kiên cố giữ gìn không để hủy hoại vong thất, kinh pháp nhiều ít nhớ kỹ không quên, quyết được đạo quả. Pháp của Ta như vậy, làm như vậy, nói như vậy, Như Lai đã hành trì cũng theo đó mà hành trì, tu các phước thiện, cầu sanh về cõi Tịnh độ.

PHẨM BỐN MƯƠI BẢY
PHƯỚC HUỆ ĐƯỢC NGHE
Bấy giờ đức Thế Tôn nói bài tụng rằng:
Nếu xa xưa không tu phước huệ,
Thì chánh pháp này không thể nghe
Đã từng cúng dường các Như Lai
Nên hay vui mừng tin pháp này.
Kiêu mạn giải đãi và tà kiến
Pháp vi diệu Như Lai khó tin
Như người mù hằng thấy tối đen
Không thể dẫn đường cho người khác
Chỉ từng trước Phật trồng căn lành
Cứu đời hành thiện mới tu tập.
Nghe rồi thọ trì và biên chép
Đọc tụng tán thán và cúng dường
Như vậy nhứt tâm cầu Tịnh độ
Giá sử lửa cháy khắp ba ngàn
Nhờ oai đức Phật tất siêu việt
Quyết định vãng sanh cõi Cực Lạc
Biển trí huệ Như Lai sâu rộng
Chỉ Phật cùng Phật mới biết được
Thanh văn ức kiếp suy trí Phật
Tận hết sức cũng không thể hiểu
Công đức Như Lai Phật tự biết
Chỉ có Thế Tôn mới khai thị.
Thân người khó được, Phật khó gặp
Tín huệ nghe pháp khó trong khó
Nếu các hữu tình sắp thành Phật
Hạnh hơn Phổ Hiền lên bờ giác
Hỡi những kẻ học rộng trí cả
Nên tin lời như thật của Ta
Diệu pháp này may phước được nghe
Nên vui mừng hãy chuyên niệm Phật.
Thọ trì quyết thoát biển sanh tử
Phật gọi người này thật bạn lành.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kinh Vô Lượng Thọ (HT.Thích Đức Niệm dịch) (Từ Phẩm 42 đến47

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Người muốn tìm đọc Kinh họ sẽ tìm được thôi, không cầu phải đăng.

Dù nếu có đăng, cũng nên đăng cùng một topic (thread), không nên đăng riêng rẽ ở một Box, lại càng không nên đăng riêng rẽ nhiều box khác nhau.

Vài lời góp ý.

Chúc niệm Phật vãng sanh cực lạc.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
MinhDao
Bài viết: 65
Ngày: 11/01/08 16:16

Re: Kinh Vô Lượng Thọ (HT.Thích Đức Niệm dịch) (Từ Phẩm 42 đến47

Bài viết chưa xem gửi bởi MinhDao »

Nam Mô A Di Đà Phật tangbong

Kính chào Ông Cụ Thánh Tri-

Chúc Ông thân tâm thường an lạc và Bồ Đề Tâm Kiên Cố tangbong .
Thread nầy có đăng bài của HT Thích Đức Niệm nên tôi cũng xin hỏi ý kiến ông và các DH.

Tôi nghe file Niệm Phật thầy Huệ Duyên Niệm.
http://tinhkhongphapngu.org/ttq/Thanh%2 ... hat%20.mp3
mỏi lần nghe tới câu "Phật Tâm Vô Xứ Bất Từ Bi" thì tôi thấy câu nầy không thông. và còn phần Đảnh Lễ 12 Danh Hiệu Phật A Di Đà thì Thầy lại tụng "Chí Tâm Đảnh Lễ Cực Lạc Giới" thay vì là "Chí Tâm Đảnh Lễ Cực Lạc Thế Giới" như http://www.quangduc.com/tinhdo/99didahu ... 0Đảnh%20lễ
5. Đảnh lễ

Nhứt Tâm Đảnh Lễ

- Cực Lạc thế giới
Vô Lượng Quang

Vô Biên Quang
Vô Ngại Quang

Vô Đối Quang
A Di Đà Phật

- Cực Lạc thế giới
Diệm Vương Quang

Thanh Tịnh Quang
Hoan Hỷ Quang

Trí Huệ Quang
A Di Đà Phật

- Cực Lạc thế giới
Nan Tư Quang

Bất Đoạn Quang
Vô Xứng Quang



Lâu nay tôi thấy thắc mắc và không thông tại sao hay là mình hiểu xai nhưng mấy hôm trước tôi soạn coi Kinh sách thì thấy một quyện Kinh do HT Thích Đức Niệm soạn và đọc thì thấy giống như file Thầy Huệ Duyên tụng tôi nghĩ rằng Thầy tụng từng quyển Kinh HT Thích Đức Niệm soạn.

Vấn đề là tôi thấy không hợp lý khi nghe tới mấy câu nầy "Phật Tâm Vô Xứ Bất Từ Bi" và phần Đảnh Lể "Chí Tâm Đảnh Lễ Cực Lạc Giới" thiếu chữ "Thế"

Theo tôi hiều "Thế" 3 đời quá khứ, hiện tại và vị lai, còn "Giới" thì 10 mười phương vậy nếu bỏ chữ "Thế" ra trong 12 câu thì ra sao?

Vì khi tôi nghe và đọc thì tôi thấy không thông và rất bang hoan.

xin chỉ điểm

Nam Mô A Di Đà Phật. tangbong


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Kinh Vô Lượng Thọ (HT.Thích Đức Niệm dịch) (Từ Phẩm 42 đến47

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

"Phật Tâm Xứ Bất Từ Bi"
Với tâm Phật, không xứ nào mà chẳng từ bi.

đúng là " Cực lạc thế giới ". Có thể nguòi đọc thiếu chữ thế.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kinh Vô Lượng Thọ (HT.Thích Đức Niệm dịch) (Từ Phẩm 42 đến47

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"MinhDao"]
Chúc Ông thân tâm thường an lạc và Bồ Đề Tâm Kiên Cố tangbong .
Thread nầy có đăng bài của HT Thích Đức Niệm nên tôi cũng xin hỏi ý kiến ông và các DH.
Lâu quá không gặp Minhdao, khỏe không, niệm Phật nhất tâm chưa? :)
Năm mới chúc ông buông xuống bớt muôn duyên, niệm Phật an vui, thân tâm thanh tịnh, chí nguyện vãng sanh sớm thành tựu.
Tôi nghe file Niệm Phật thầy Huệ Duyên Niệm.
http://tinhkhongphapngu.org/ttq/Thanh%2 ... hat%20.mp3
mỏi lần nghe tới câu "Phật Tâm Vô Xứ Bất Từ Bi" thì tôi thấy câu nầy không thông.
Phật Tâm Vô Xứ Bất Từ Bi phải hiểu là Tâm Phật Không Đâu Không Từ Bi. ý nói là tâm từ bi của Phật vô cùng vô tận, nếu không thì hiểu lầm là Phật không có từ bi :).

và còn phần Đảnh Lễ 12 Danh Hiệu Phật A Di Đà thì Thầy lại tụng "Chí Tâm Đảnh Lễ Cực Lạc Giới" thay vì là "Chí Tâm Đảnh Lễ Cực Lạc Thế Giới" như http://www.quangduc.com/tinhdo/99didahu ... 0Đảnh%20lễ
5. Đảnh lễ

Nhứt Tâm Đảnh Lễ

- Cực Lạc thế giới
Vô Lượng Quang
Đọc "Chí Tâm Đảnh Lễ" hay "Nhứt Tâm Đảnh Lễ" đều được cả, bởi vì tâm chí thành, và tâm chuyên nhất thì đâu có khác. Không chí thành thì làm sao chuyên nhất, không chuyên nhất thì sao gọi là chí thành.

Lễ 12 danh hiệu đầy đủ thì đọc như vầy:

Chí Tâm Đảnh Lễ, Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Vô Lượng Quang Như Lai.

Người ta viết cho có vần cho nên bỏ chữ "Thế". Vì vần bốn câu:

Chí tâm đảnh lễ
Nam mô An Dưỡng
Quốc Cực Lạc Giới
Di Đà hải Hội

Nếu bỏ thêm chữ "Thế" thì mất vần bốn câu. Thành ra đừng có chấp trước quá. :) Bây giờ ông muốn thêm chữ "Thế" thì cũng đâu có ai nói gì đâu, tùy ông thích thôi.

Cũng không cần thiết phải đọc y như sách, nếu ông thích củng có thể tự viết cho mình như là:

Chí Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi, Vô Lượng Quang Như Lai
Chí Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi, Vô Biên Quang Như Lai

v.v...

Không muốn rườm rà thì rút ngắn nữa thành:

Nam Mô Vô Lượng Quang Như Lai
Nam Mô Vô Biên Quang Như Lai

v.v..

Không muốn rườm rà nữa thì chỉ cần đảnh lễ như vầy:

Nam Mô A Di Đà Như Lai
Nam Mô A Di Đà Như Lai
Nam Mô A Di Đà Như Lai
Nam Mô A Di Đà Như Lai
Nam Mô A Di Đà Như Lai
Nam Mô A Di Đà Như Lai
v...v...
12 lần, 48 lần, 100 lần, 1000 lần tùy ý

Mỗi câu vẫn mỗi lạy như thường.

Pháp Giới Tàng Thân A Di Đà Phật thì một câu đã gồm trọn chư Phật rồi, ngay cả mình nữa, vì vậy mình lạy Phật cũng là lạy chính mình, tức Pháp Thân, Phật Tánh, Tánh Giác Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ của mình sẵn có.

Mượn Phật ở ngoài để hướng tâm về, nhờ vậy mà thấy Phật và quay về với Phật của Tâm Tánh mình.

Chúc an vui.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
MinhDao
Bài viết: 65
Ngày: 11/01/08 16:16

Re: Kinh Vô Lượng Thọ (HT.Thích Đức Niệm dịch) (Từ Phẩm 42 đến47

Bài viết chưa xem gửi bởi MinhDao »

Người ta viết cho có vần cho nên bỏ chữ "Thế". Vì vần bốn câu:

Chí tâm đảnh lễ
Nam mô An Dưỡng
Quốc Cực Lạc Giới
Di Đà hải Hội

Nếu bỏ thêm chữ "Thế" thì mất vần bốn câu. Thành ra đừng có chấp trước quá. :) Bây giờ ông muốn thêm chữ "Thế" thì cũng đâu có ai nói gì đâu, tùy ông thích thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật tangbong

Chúc Mừng Năm Mới :D

Thì ra là người ta viết cho vần. Tôi không có nghỉ tới cái nầy. kinhle

Vậy "giới' và "thế giới" có đồng nghĩa không?

Hay tôi nói là tôi muốn về "Cực Lạc Giới" không biết người ta hiểu không?

Trong trường hợp này thì tôi thà bỏ cái "vần" và thích "Cực Lạc Thế Giới" hơn vì đầy đủ ý nghỉa hơn là "Cực Lạc Giới".

hay muốn vần cũng có thể viết "Cực Lạc Thế" được không?

Hay Niệm như dưới thì đủ nghỉa. Còn vì vần mà viết hay Niệm "Cực Lạc Giới" thì tôi cảm thấy không đủ nghỉa thay vì "Cưc Lạc Thế Giới" thỉ đầy đủ nghỉa vì "Thế Giới" 2 chữ mà là 1, nếu thiếu một thì không đủ nghỉa.

Nam Mô Vô Lượng Quang Như Lai
Nam Mô Vô Biên Quang Như Lai


hay

Nam Mô A Di Đà Như Lai
Nam Mô A Di Đà Như Lai
Nam Mô A Di Đà Như Lai
Nam Mô A Di Đà Như Lai
Nam Mô A Di Đà Như Lai
Nam Mô A Di Đà Như Lai




Nam Mô A Di Đà Phật tangbong


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kinh Vô Lượng Thọ (HT.Thích Đức Niệm dịch) (Từ Phẩm 42 đến47

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"MinhDao"]
Vậy "giới' và "thế giới" có đồng nghĩa không?
Thế thời gian, có ba (tam thế): quá khứ, hiện tại, vị lai.
Giớikhông gian, có mười (thập phương): đông, tây, nam, bắc, tây bắc, đông bắc, đông nam, tây nam, trên, dưới.

Gộp lại thì hiểu là vũ trụ, cõi nước, quốc độ.

Thì dĩ nhiên nói trọn đủ thì gọi là Thế Giới.
Hay tôi nói là tôi muốn về "Cực Lạc Giới" không biết người ta hiểu không?
Người nghe câu "Cực Lạc Thế Giới" quen rồi thì ai nói "Cực Lạc" hay nói "Cực Lạc Giới" thì họ cũng liền hiểu là Cực Lạc Thế Giới. Hơi đâu mà chấp trước quá. Chữ sai lệt một chút nhưng tâm ông vẫn biết vẫn hướng về một nơi thì có đọc sao mà chẳng được. Tâm ông luôn rõ biết ông lễ lạy là lễ lạy Tây Phương Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Phật, thì được rồi. Cho dù bỏ hai chữ cực lạc, hoặc bỏ hai chữ tây phương, tâm ông cũng chỉ biết lễ lạy là lễ Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc thì được rồi. Mục đích là tâm thanh tịnh, tâm chuyên nhất.
Trong trường hợp này thì tôi thà bỏ cái "vần" và thích "Cực Lạc Thế Giới" hơn vì đầy đủ ý nghỉa hơn là "Cực Lạc Giới".
Như đã nói nếu ông muốn thêm chữ Thế thì có ai nói gì ông đâu. Miễn sao ông thấy thoải mái khi đọc, chú tâm chuyên nhứt mà không còn động niệm như bây giờ nữa thì được rồi.

hoặc niệm: Chí Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi, Vô Lượng Quang Như Lai

Bởi vì câu "An dưỡng quốc, cực lạc giới" thì nói chung là đồng nghĩa An Dưỡng tức là Cực Lạc đó vậy.

Thế thì bỏ chữ an dưỡng quốc, chỉ đọc là "Cực Lạc Thế Giới" và thêm "Đại Từ Đại Bi" là đầy đủ lắm rồi.

Tôi đã bảo đừng chấp chữ nghĩa của sách người ta viết ra. Ông có thể tự sửa lại cho phù hợp với ông khi tụng niệm là được rồi.

Sao cứ phải vì một việc nhỏ mà làm tâm động niệm, thà ngồi yên chuyên chú tâm niệm Phật hay hơn.

Nếu ông cứ khăn khăn lạy thì chỉ cần niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" rồi lễ lạy là được rồi. Vậy đơn giảng đầy đủ mà giúp tâm ông được chuyên hơn.

Hoặc ông cứ khăn khăn đòi cho được "cực lạc thế giới" thì đọc:

Nam mô Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Phật.

Rồi lạy xuống.

Vậy thì có gì là không được.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
MinhDao
Bài viết: 65
Ngày: 11/01/08 16:16

Re: Kinh Vô Lượng Thọ (HT.Thích Đức Niệm dịch) (Từ Phẩm 42 đến47

Bài viết chưa xem gửi bởi MinhDao »

Thánh_Tri đã viết:
"MinhDao"]
Vậy "giới' và "thế giới" có đồng nghĩa không?
Thế thời gian, có ba (tam thế): quá khứ, hiện tại, vị lai.
Giớikhông gian, có mười (thập phương): đông, tây, nam, bắc, tây bắc, đông bắc, đông nam, tây nam, trên, dưới.

Gộp lại thì hiểu là vũ trụ, cõi nước, quốc độ.

Thì dĩ nhiên nói trọn đủ thì gọi là Thế Giới.
Hay tôi nói là tôi muốn về "Cực Lạc Giới" không biết người ta hiểu không?
Người nghe câu "Cực Lạc Thế Giới" quen rồi thì ai nói "Cực Lạc" hay nói "Cực Lạc Giới" thì họ cũng liền hiểu là Cực Lạc Thế Giới. Hơi đâu mà chấp trước quá. Chữ sai lệt một chút nhưng tâm ông vẫn biết vẫn hướng về một nơi thì có đọc sao mà chẳng được. Tâm ông luôn rõ biết ông lễ lạy là lễ lạy Tây Phương Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Phật, thì được rồi. Cho dù bỏ hai chữ cực lạc, hoặc bỏ hai chữ tây phương, tâm ông cũng chỉ biết lễ lạy là lễ Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc thì được rồi. Mục đích là tâm thanh tịnh, tâm chuyên nhất.
Trong trường hợp này thì tôi thà bỏ cái "vần" và thích "Cực Lạc Thế Giới" hơn vì đầy đủ ý nghỉa hơn là "Cực Lạc Giới".
Như đã nói nếu ông muốn thêm chữ Thế thì có ai nói gì ông đâu. Miễn sao ông thấy thoải mái khi đọc, chú tâm chuyên nhứt mà không còn động niệm như bây giờ nữa thì được rồi.

hoặc niệm: Chí Tâm Đảnh Lễ Nam Mô Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi, Vô Lượng Quang Như Lai

Bởi vì câu "An dưỡng quốc, cực lạc giới" thì nói chung là đồng nghĩa An Dưỡng tức là Cực Lạc đó vậy.

Thế thì bỏ chữ an dưỡng quốc, chỉ đọc là "Cực Lạc Thế Giới" và thêm "Đại Từ Đại Bi" là đầy đủ lắm rồi.

Tôi đã bảo đừng chấp chữ nghĩa của sách người ta viết ra. Ông có thể tự sửa lại cho phù hợp với ông khi tụng niệm là được rồi.

Sao cứ phải vì một việc nhỏ mà làm tâm động niệm, thà ngồi yên chuyên chú tâm niệm Phật hay hơn.

Nếu ông cứ khăn khăn lạy thì chỉ cần niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" rồi lễ lạy là được rồi. Vậy đơn giảng đầy đủ mà giúp tâm ông được chuyên hơn.

Hoặc ông cứ khăn khăn đòi cho được "cực lạc thế giới" thì đọc:

Nam mô Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Phật.

Rồi lạy xuống.

Vậy thì có gì là không được.


Nam Mô A Di Đà Phật kinhle


Xin tri ân ông nhiều lắm. tangbong

Tôi vì ngu dốt không hiểu nên hỏi cho rõ và cũng hỏi dùm cho người nào ngu cũng nhu tôi vậy :( .

Người học Phật có học Kinh nhiều thì cũng sẽ hiểu khi nghe nói "Cực Lạc Giới" thì sẽ hiểu là "Cực Lạc Thể Giới".
Nhưng tôi không hiểu sao lại viết ngắn lại bỏ chữ "thế" nên mới hỏi ông. giời tôi hiểu rồi.

Riêng tôi thì thích ngắn và đầy đủ ý nghỉa nên vẩn thích đọc đủ chữ " Cực Lạc Thế Giới", không vì vần mà viết hay đọc "Cực Lạc Giới" không cần thiếc, vì người học Phật ít học Kinh như tôi nghe sẽ ngỡ ngang.

Tôi nghỉ chắc cũng có người học Phật ít học Kinh nghe tôi nói "Cực Lạc Giới" sẽ ngỡ ngang và hỏi rằng sao tôi thường người ta nói "Cực Lạc Thế Giới" nhung nay ông lại nói "Cực Lạc Giới"?

Tôi sẽ trả lời rằng vì phương tiện "vần" nên tôi đọc vậy. Đây là ví dụ thôi.



Nam Mô A Di Đà Phật kinhle


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kinh Vô Lượng Thọ (HT.Thích Đức Niệm dịch) (Từ Phẩm 42 đến47

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"MinhDao"]

Tôi vì ngu dốt không hiểu nên hỏi cho rõ và cũng hỏi dùm cho người nào ngu cũng nhu tôi vậy :( .
Chưa hiểu thì nói là ngu dốt
Hiểu rồi thì còn ngu dốt không? :)

Nhưng mà cũng coi chừng! Đôi khi hiểu nhiều quá mới trở thành ngu muội, vọng tưởng phiền não nhiều, suy nghĩ nhiều, tranh hơn thua trí thức thế gian, sanh ngã mạn tâm. Còn nếu không biết gì thì đôi khi lại tốt hơn đó.

Người tu đạo hiểu rồi thì buông xuống hết, như kẻ không biết gì, chỉ gắng tu tập thôi.

Vậy nếu ông đã tín nguyện niệm Phật rồi thì không cần biết gì nữa, chỉ một lòng niệm Phật cầu sanh Cực Lạc thôi. Mà ông đã tín nguyện niệm Phật thì đâu là kẻ ngu dốt được. Người trí mới chịu niệm Phật cầu sanh Cực Lạc vậy.

À Nhớ thỉnh Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao ở http://www.niemphat.net của Tịnh Tông Học Hội Los Angles Miễn Phí:

http://niemphat.net/thinhsach.htm

Mỗi ngày đi làm về, theo thời tụng Kinh niệm Phật xong, có thể đọc vài lá thư của Ấn Quang Pháp Sư rồi nằm lên dường ngủ để coi như là nhắt nhở mình vậy.

Nếu đọc Kinh chỗ nào ông không hiểu, có thể hỏi để biết cách tu hành.

Mong là ông không phiền khi tôi trả lời. :)
An lành.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
MinhDao
Bài viết: 65
Ngày: 11/01/08 16:16

Re: Kinh Vô Lượng Thọ (HT.Thích Đức Niệm dịch) (Từ Phẩm 42 đến47

Bài viết chưa xem gửi bởi MinhDao »

Thánh_Tri đã viết: Mong là ông không phiền khi tôi trả lời. :)

Nam Mô A Di Đà Phật kinhle

Sao tôi lại phiền ư. Nếu tôi sợ phiền thì tôi không hỏi ông. Tôi xin cám ơn ông đã chia sẽ với tôi.
Tôi đang cố gắng học theo hạnh Phật Bồ Tát mà. Những thứ tánh hư tật xấu như hơn thưa tranh danh đoạt lợi, cống cao ngã mạn tôi đang học buông bỏ chưa được thì sao muốn giử để lại trong tâm chi cho nặng nhọc.

Xin cám ơn lời khuyến tấn của ông. Trên đường Tu Hành thật là nhọc nhằn nhưng vẩn cố gắng không nãn lòng.

Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ cùng hội ngộ tại quê hương an lạc quốc.

Phen này nhất định phải về quê hương caunguyen mới được vì đã lưu lạc xa quê hương không biết bao lâu rồi.
Thân Tâm đã mòn mỏi :(( .

Nam Mô A Di Đà Phật kinhle


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách