Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

tnmp đã viết:Nếu niệm phật đạt niệm tương tục sẽ được vãng sanh , có nghĩa là nếu ta niệm theo đúng tiêu chuẩn thì chắc chắn sẽ vãng sanh không nghĩ bàn , đó như là một vé thông hành để ta đi lên thế giới cự lạc , hay nói cách khác niệm phật từ 3 vạn câu trở lên (3van câu =30.000 câu )
mà không gián đoạn sẽ được " Thượng phẩm " ở cõi cực lạc
Tôi chưa từng nghe ai nói thế.

Thôi đừng cao xa quá. Hãy tập niệm Phật từ 1 câu đến 10 câu. Trong 10 câu đó không xen tạp vọng niệm, chỉ thuần một câu Phật hiệu cũng đã khá rồi.

10 câu không xen tạp vọng tưởng thì tiếp tục từ 1 đến 10.

Lại tiếp tục từ 1 đến 10

tiếp tục nữa và nữa từ 1 đến 10.

Không cần biết cả đời niệm bao nhiêu. Chỉ cần biết từ 1 đến 10, rồi lại từ 1 đến 10, rồi vậy mãi thôi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Mọi người chia sẽ với nhau nên nói lời thận trọng, tâm ý đừng có thù hận, giận tức, hành động viết ra bài cũng đừng chưởi mắng. Đó là tạo nghiệp luân hồi vậy. Rất nên cẩn thận.

Không nói về cá nhân, moi móc cá nhân, nói sâu cá nhân nào
Chỉ nói về Phật Pháp thôi, bài giải cách mình hiểu vấn đề đó là như thế nào. Chân lý sẽ lộ ra, thì ai ai cũng phải tuân theo chân lý.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

A Di Đà Phật,
Tình cờ vào diễn đàn đọc thấy topic này, xin được tạm mạn phép góp ý vài điều vì có quá nhiều điều cần phân tích mà thời gian có hạn, sẽ nói rõ sau nếu cần!

1. tqh009 khi phân tích về điều của dct87 nói là căn bản không hiểu ý người ta viết. Ý của dct87 khi nói câu "vãng sanh không có liên quan gì đến chứng quả hay không chứng quả" là muốn đả phá tư tưởng của đạo hữu khi cho rằng phải đặt tiêu chuẩn chứng quả này quả nọ, phải nhập lưu,... để làm căn bản việc vãng sanh hay không vãng sanh. Điều đạo hữu phân tích thì lại hoàn toàn trái nghịch ý này, chỉ là nói chỗ "hướng đến". Hướng đến khác với "thực chứng", bài trước tqh009 nói về sự thực chứng là cần thiết để vãng sanh: "Thành tựu đến mức này, hành giả có thể chân chánh tuyên bố mình đã nhập lưu, chắc chắn không còn trôi lăn trong ác đạo. Đây không phải là sơ quả, thánh vị đầu tiên chứng đắc ngay trong đời sống hay sao? Nếu không được như vậy là vì thiếu sót cả 3: tín-nguyện –hạnh. Thiếu 3 tiêu chuẩn này, có vãng sanh được không ?". Tức, câu trả lời của đạo hữu hoàn toàn chẳng đi vào việc giải quyết vấn đề nếu không muốn nói là loanh quanh tung hỏa mù.
Điều dct87 nói là còn nhẹ, vì trong đây lại có hàng loạt vấn đề khác.
- Thứ nhất: như dct nói, "hành giả có thể chân chánh tuyên bố mình đã nhập lưu", xét theo Kinh điển là kẻ này phạm phải đại trọng tội vì tự xưng Thánh quả sau khi Phật nhập diệt, kẻ này chính là phạm phải điều tối kỵ mà Kinh nói chẳng có Thánh nhân chân chính nào làm ngoại trừ hạng ma ngoại đội lốt giả mạo nhận xằng. Kinh nói có Thánh nhân ứng tích để độ sanh, nhưng tuyệt đối phải giữ kín tung tích, chỉ lộ ra gần khi tịch, hoặc sau khi tịch, lộ còn không cho, huống chi là dung túng cho tự xưng chứng này chứng nọ ư?
- Thứ hai: Điều dct đã đề cập: lấy cái Thánh quả thấp nhỏ hạn hẹp kém trí của Tiểu thừa quyền pháp cho làm con đường cần phải có của 1 pháp Đại thừa thâm diệu là chuyện hoàn toàn nực cười! Trong Kinh tuy có xác quyết là có hạng Nhị thừa tồn tại nơi cõi Cực Lạc nhưng cõi đó từ đầu tới cuối là Thánh cảnh Tịnh độ thuần Đại thừa, hạng Nhị thừa được vãng sanh toàn là hạng vì lòng từ thương hại mà cứu vớt nhưng toàn bộ đều phải đạp bỏ tâm chấp Nhị thừa trước khi vãng sanh, nếu không bỏ pháp Nhị thừa thì có tâm chướng ngại Chánh pháp Đại thừa, quyết định lọt vào hạng "phỉ báng Chánh pháp" trong nguyện của Di Đà có đề cập là loại trừ ra, cũng chính là lý do Ngài Thiên Thân Bồ Tát, người ban đầu lầm tu theo Tiểu thừa, sau chuyển tâm hối cải tu theo Đại thừa Diệu pháp đã nói: "Nhị thừa chủng không sanh" trong Vãng Sanh Tịnh Độ Luận, là ý này vậy! Nhị thừa nếu có trên cõi đó chỉ là hạng trót lỡ lầm theo Nhị thừa, sau tuy đã đạp bỏ tâm chấp Nhị thừa nhưng vì tâm ái với pháp Nhị thừa còn chưa trừ sạch nọc nên tạm bất đắc dĩ mà nói ra pháp Nhị thừa, tạm cho chứng quả Nhị thừa, có bằng chứng hẳn hoi trong Kinh văn Tịnh độ, không phải tự nói, nếu cần sẽ chứng minh sau. Nhị thừa như vậy nếu có chỉ là 1 bộ phận rất rất nhỏ, hoàn toàn không phải mọi người vãng sanh đều phải biết, phải thông qua Nhị thừa, cũng như trong Kinh cũng không có 1 dòng 1 chữ nào đề cập tới việc phải chứng quả Nhập lưu cho tới A La Hán để vãng sanh, hoàn toàn là do tqh009 tự gán ghép và suy diễn nên. Nên, tóm lại, gán ghép Thánh quả Tiểu thừa cho Diệu pháp Đại thừa, lại đặt đó là 1 điều kiện phải bắt buộc đạt để vãng sanh thì là chuyện hoàn toàn nực cười!
- Thứ ba: Nói không được chứng Sơ quả là do “không có Tín Nguyện Hạnh, mà không đủ Tín Nguyện Hạnh thì không vãng sanh” lại càng là điều nực cười hơn nữa! Đúng là không có Tín Nguyện Hạnh thì không thể có vãng sanh, nhưng nói không chứng Sơ quả là do không đủ Tín Nguyện Hạnh, ngầm ý muốn có Tín Nguyện Hạnh vãng sanh tức là phải toàn chứng Sơ quả, đây là việc cực kỳ nực cười nếu không muốn nói là cực kỳ tà kiến! Căn bản là bởi vì tqh009 hoàn toàn không biết chút gì về Tín Nguyện Hạnh của Đại thừa Tịnh độ Diệu pháp mới có cái tà kiến này. Tín thế nào, Nguyện ra sao, Hạnh thế nào, mà dám nói cần lấy Sơ quả toàn chứng để làm thước đo cho Tín Nguyện Hạnh??? Điều này kẻ sơ cơ nhất của Pháp môn Tịnh độ nghe qua cũng thấy nực cười!

2. Về vấn đề Đại thừa và Tiểu thừa, cá nhân tôi đã có rất, rất nhiều bài viết vạch trần bộ mặt vấn đề, và chứng minh thẳng cái chuyện bác bỏ danh từ Tiểu thừa, Đại thừa để suy tôn cái thứ tà thuyết gọi là “Phật giáo Nguyên thuỷ, Phật giáo Phát triển” là của 1 trong 3 dạng, ác ma phá pháp, kẻ ngu bị ác ma thao túng mà tin theo, và kẻ biết sai mà ủng hộ cho ác ma vì dĩ hoà vi quý. Điều này cần thì tôi sẽ tái đăng hàng loạt bài chứng minh từ nhiều năm nay để làm rõ vấn đề. Cái danh từ Đại thừa, Tiểu thừa là do đời đời vô số Đại Tổ Sư, Đại Thánh Tăng trí tuệ rộng khắp, đức hạnh vô biên thừa nhận và chứng minh chỗ hơn kém như trời với vực, và nêu rõ chỗ đại trí của Kinh điển Đại thừa khi Bổn sư Thích Ca dùng trí tuệ chứng minh chỗ tệ hại thấp nhỏ của Tiểu thừa pháp, tuy có khá hơn Nhân Thiên nhưng lại có vô lượng chấp mắc nếu không muốn nói là có vô lượng nguy hại. Chính vì lòng từ bi vô lượng, với hạng hoàn toàn hết thuốc chữa không có nhân duyên hội nhập Chánh pháp Đại thừa mà Bổn sư đành bất đắc dĩ mà nói ra thời pháp Nhị thừa Thanh Văn - Duyên Giác, chứ với hạng có căn tánh Đại thừa thì hoàn toàn không bao giờ cho dính phải pháp nguy hại này, như lời Long Thọ Bồ Tát đã nói: phải biết cái tai hại của hạng dính phải Nhị thừa còn nguy hiểm hơn là đoạ vào Địa ngục, vì vĩnh viễn không có ngày thành Phật đạo. Ngày xưa những Đại Thánh hiển dương rõ ràng, chứng minh bằng trí tuệ, những vị đó trí và đức siêu tột thế nhân, đã thường nói và chứng minh trên quan điểm Đại thừa-Tiểu thừa, còn ngày nay, thời mà Như Lai đã tiên đoán trước, “tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng”, thời “pháp nhược ma cường”, thời tà kiến lộng hành, thời Mạt pháp mà Chánh pháp suy vi, thế nhân mê muội, mới đẻ ra cái tệ nạn cho rằng không có Đại thừa Tiểu thừa, đánh đồng cá mè 1 lứa, lại còn nảy sinh cái tà kiến cho giáo pháp Tiểu thừa là gốc, Đại thừa không do Phật nói mà do kẻ đời sau chế ra, thật là thảm trạng trong nanh vuốt loài ma! Những kẻ ngày nay bày ra trò này có ai dám nói trí tuệ và chỗ tu chứng, công đức hơn hẳn những Thánh nhân xưa hay không? Có thể dùng trí để phản bác điều chứng minh trong Kinh điển Đại thừa không? Chỉ nội 1 vài điều tôi đã chứng minh ra bọn họ đã chẳng thể phản bác được tính xác thực của giáo nghĩa thậm thâm vi diệu Đại thừa, và chỗ hạn hẹp thấp nhỏ của Tiểu thừa, cũng như thông qua đó mà chứng minh Đại thừa vạn lần chỉ có thể do Phật thuyết và cái gọi là Phật giáo Nguyên thuỷ chỉ có thể là tà pháp của ma nhằm phá hoại và gây lũng đoạn Chánh pháp của Phật, vậy còn chưa đủ hay sao? (Khi cần tôi sẵn sàng post các điểm cụ thể và tranh luận tới cùng để vạch mặt trắng đen vụ này).
Lại, có kẻ lợi dụng điều trong Kinh Pháp Hoa nói “chỉ có 1 Phật thừa, không có 2 hay 3, trừ Phật phương tiện thuyết” để làm bình phong mà tăng trưởng tà kiến trên kia, chẳng biết giáo nghĩa Pháp Hoa hội tam quy nhất là trước chính Thích Ca đã thuyết tam thừa dị biệt mỗi mỗi phân minh, sau tới thời Pháp Hoa dung hội vào biển Chân Tánh nên phá chấp để hiển bày Phật tánh trùm khắp vạn thế chúng sanh trọn có, dẫn cho muôn loài về cùng nguồn, như chính Ngài nói “Ta sở dĩ thị hiện là vì 1 Đại sự nhân duyên là khai thị cho chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”, là cái chúng sanh đã vốn trọn có. Chính vì vậy mà phá trừ tâm chấp, dẫn về nguồn Tánh bình đẳng là đặc trưng của Kinh Pháp Hoa, dẫu là tâm chấp của Đại Bồ tát cũng đập bỏ, cũng như nói “Chư pháp tùng bản lai, thường tự tịch diệt tướng”, KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ CÁC PHÁP KHÔNG CÓ DỊ BIỆT TƯỚNG, CŨNG NHƯ DẪN BA THỪA CÙNG HƯỚNG PHẬT THỪA KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ 3 THỪA KHÔNG CÓ DỊ BIỆT, nên chấp chỗ Phật thừa mà bác bỏ Tam thừa là kẻ căn bản chẳng hiểu chút gì về Kinh Pháp Hoa, lại do đây mà nói thuận theo tà thuyết bác bỏ danh từ Đại, Tiểu thừa để dẫn về cái thứ gọi là Phật giáo Nguyên thuỷ thì chỉ có thể là tà kiến của ma. Chỉ trong thời Mạt pháp xa Phật gần ma, đạo đức suy đồi, mê nhiều trí ít, nhiều tệ nạn này mới có thảm trạng đó!
Lại nữa, nói rằng 1 bậc A La Hán không thể phát Bồ Đề Tâm của Đại thừa, là điều hoàn toàn chính xác, nếu đó là 1 vị A La Hán chấp trụ Tiểu thừa chứ chưa dám đạp bỏ tâm chấp Tiểu thừa hạ liệt pháp mà tiến tu Đại thừa. Chính vì tâm lượng thấp nhỏ, chấp pháp thấp nhỏ, phước trí thấp nhỏ chỉ tin nổi cái pháp Tiểu thừa, ham chỗ chứng của Tiểu thừa, mới không thể hướng tâm Đại thừa, nên không bao giờ có ngày nhập Phật trí, không bao giờ có ngày thành Phật quả, mà Kinh Duy Ma Cật gọi là hàng Thanh Văn là hạng “tiêu nha bại chủng”, huỷ diệt hột giống thành Phật; Kinh Niết Bàn gọi chỗ chấp của Thanh Văn là “Phải biết Vô thường, Khổ, Vô Ngã và Bất Tịnh chính là điên đảo tà kiến, chỉ có Thường, Lạc, Ngã, Tịnh của Chân Vô Dư Niết Bàn là chỗ chân chính đáng an trụ”. Lại như Kinh Niết Bàn nói “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, riêng Nhất Xiển Đề không có Phật tánh”, thì hạng A La Hán chấp trụ Tiểu thừa không hướng Đại thừa thành tâm ngăn ngại chính là 1 dạng Nhất Xiển Đề đó vậy! Vì tâm lực ngăn ngại nên quả báo ngăn ngại, không thể chứng được chỗ chứng của chư Phật và chư Bồ Tát, nên cái thấy biết cũng có ngăn ngại như vô số bằng chứng trong Kinh sách có nêu ra. Vì vậy, lý luận của Đạo hữu không hợp lý, vì A La Hán quả thực là Thánh quả khó đạt, là chỗ quả thực có trí tuệ và công đức hơn người, xứng đáng nhận cúng dường của người, Trời, nhưng KHÔNG PHẢI DO VẬY MÀ NÓI A LA HÁN ĐÃ VIÊN MÃN VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ HOẶC ĐÃ PHÁT VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ TÂM. 1 vị Thánh là đáng trọng, đáng cúng dường, nhưng không phải chỉ có 1 vị Thánh hay chỉ có 1 cấp bậc Thánh. Trong Tiểu thừa cũng có Tứ Thánh quả, trong Đại thừa thì 52 cấp bậc Bồ tát, đâu phải hễ có chỗ hơn người thì cái gì cũng phải toàn vẹn??? Lý luận này thật nực cười!!!

3. Tạo topic về Tịnh độ, nói về điều kiện vãng sanh Tịnh độ là Diệu pháp thù thắng của Đại thừa, là đường tắt thành Phật, là chỗ hiển bày thâm diệu của Chân như Phật tánh, mà lấy các nền tảng Kinh điển Tiểu thừa thấp nhỏ hạ liệt nói cho hạng bất đắc dĩ phải nói vì hết thuốc chữa với Chánh pháp Đại thừa, thì điều này thật là ấu trĩ vậy! Lại còn tự xưng dương nói là chỉ dựa nền tảng của Kinh điển Nam Tông, đã không biết chánh pháp Đại thừa thì không có tư cách bàn luận tới giáo nghĩa của Tịnh Độ Tông, nhiều kẻ mấy chục năm nghiên cứu Đại thừa còn không thông đạt được chỗ huyền vi thâm diệu của Thắng pháp Tịnh độ này, đây đâu phải là pháp sơ sài cho kẻ sơ học dám nói là liễu thông, dù là hạng sơ cơ nhất cũng có thể hội nhập lợi ích nhưng nói cho tột đâu phải dễ, mà dám đem giáo pháp trái nghịch để cho làm thước đo và nền tảng của Diệu pháp này thì cực kỳ nực cười vậy!
Tạm nói vài lời sơ lược, có thời gian xin post cụ thể phân tích từng câu, từng chữ sau nếu cần.

Mong mọi người luôn thắp sang đuốc trí tuệ, vững tiến trong lý đạo, dùng thành tâm dẫn hướng, kẻo lạc nẻo ma, cẩn thận lời tà!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật_()_
Nam Mô A Di Đà Phật_()_
Nam Mô Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật_()_
Nam Mô Thập Phương Tam Thế Nhất Thiết Chư Phật_()_


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

ĐH Thiên Tinh tangbong

Khoan nóng... :D

Tôi nghỉ ĐH Tqh009 nói có dựa trên kinh điển Bắc Tông đó ĐH

Vì trong quyển kinh Sám Hối tôi có ở nhà (chùa tôi học tu theo pháp môn Tịnh Độ) phần Tam Tự Quy Y có nói rỏ "Quy Y Phật; không quy y Trời Thần Quỷ Vật; Quy Y Pháp, không quy y ngoại đạo tà giáo; Quy Y Tăng, không quy y người làm việc bậy bạ."

Tôi dám khẳng định theo luật Nhân Quả người quy y Phật sẻ được Nhập Lưu; còn nhanh hay chậm, lâu hay mau, tự do người đó nổ lực phấn đấu.

Cái này ĐH Tqh009 chính là nói đúng theo kinh điển "Đại Thừa" thì không phải nhập lưu "vào dòng Thánh" là gì :-/

A Di Đà Phật
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 12/02/11 10:55 với 1 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Lại nữa, nói rằng 1 bậc A La Hán không thể phát Bồ Đề Tâm của Đại thừa, là điều hoàn toàn chính xác, nếu đó là 1 vị A La Hán chấp trụ Tiểu thừa chứ chưa dám đạp bỏ tâm chấp Tiểu thừa hạ liệt pháp mà tiến tu Đại thừa.
Tôi thấy nói cái này hay trên lý thuyết nhưng chưa chắc; ĐH có thể nào biết chắc hay chính xác ngày mai mưa lúc mấy giờ, mưa bao lâu, tạnh lúc nào, mưa được bao nhiêu cm hay inch nước...nước đến từ vùng nào ở Thái Bình Dương, nước đó là nước sông gì chảy ra....thì ai dám chắc; biết đâu đây không phải là màn kịch có dụng ý của Đức Phật thị hiện để khuyến khích chúng ta tu hành chứ.

Với một chử "Nếu" tôi có thể bỏ nguyên nước Việt Nam trong cái chai Coca Cola trong xe tôi mà. Mô Phật

Trong kinh A Di Đà củng có nói, cỏi Phật củng có các vị A La Hán tới tu học với Đức Phật A Di Đà thì sao ĐH lại hấp tấp bác bỏ chứ.

A Di Đà Phật


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Lại nữa, nói rằng 1 bậc A La Hán không thể phát Bồ Đề Tâm của Đại thừa, là điều hoàn toàn chính xác, nếu đó là 1 vị A La Hán chấp trụ Tiểu thừa chứ chưa dám đạp bỏ tâm chấp Tiểu thừa hạ liệt pháp mà tiến tu Đại thừa.

Chấp trụ chỉ là nhất thời, chẳng phãi vĩnh viễn. Cho rằng có sự chấp trụ vĩnh viễn là lầm đường theo thức.

Quả A LA HÁN cũng là phương tiện thiện xảo đấy DH.Tất cả sau cùng đều thành Phật Quả, chỉ là lâu hay mau mà thôi.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Hieule đã viết:Trong kinh A Di Đà củng có nói, cỏi Phật củng có các vị A La Hán tới tu học với Đức Phật A Di Đà thì sao ĐH lại hấp tấp bác bỏ chứ.
Ở Cõi Cực Lạc, A La Hán đã hướng tâm về Đại Thừa rồi nên mới được Phật A Di Đà tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương đấy chú Hieule ạ kinhle :). Nếu không hướng về Đại Thừa về bên đó không được chú ơi! Vô Hữu Thị Xứ. kinhle

http://niemphat.net/Luan/niemphatthapyeu/chuong3.htm
2) Hỏi: Cổ thi có câu:

Thân khinh luyện đắc đồng tiên hạc
Cực Lạc hoành hoành nhứt trực phi.

Ý nói:
Luyện thân nhẹ được đồng tiên hạc,
Cực Lạc bay ngang thẳng trở về!

Thế thì ta cứ tham thiền, chờ khi chứng được thần thông, chừng ấy có thể đi về Cực Lạc, hoặc tùy ý sang các cõi Tịnh Độ khác. Như vậy, hà tất phải khăng khăng niệm Phật cầu về Cực Lạc làm chi?

- Đáp: Hai câu thi trên, ý nói cảnh giới cảm thông từ hành giả dung hòa với thần lực nhiếp thọ của Phật, chớ không phải chỉ cho cảnh giới thần thông. Xin tuần tự giải thích hai điều ấy, trước tiên hãy nói về cảnh giới thần thông.

* Theo trong kinh, đạo nhãn và thần thông của bậc Sơ Quả Tu Đà Hoàn thuộc phạm vi một tiểu thế giới, gồm bốn cõi ác thú, bốn đại châu, một núi Tu Di, một nhật nguyệt, sáu cõi trời Dục, và một cõi Sơ Thiền. Đạo nhãn và thần thông của bậc nhị quả Tư Đà Hàm ở trong chu vi một tiểu thiên thế giới; bậc A Na Hàm, một trung thiên thế giới; bậc A La Hán, một đại thiên thế giới. Bậc Sơ Địa Bồ Tát, đạo nhãn thấy được một trăm cõi Phật cùng trăm đức Phật, chứng một trăm Tam Muội; thần lực có thể phóng ánh sáng và làm rung động một trăm cõi Phật, đi sang khắp một trăm Phật độ. Đạo nhãn và thần thông của bậc Nhị Địa Bồ Tát ở trong chu vi một ngàn cõi Phật; bậc Tam Địa Bồ Tát, một trăm ngàn cõi Phật. Cứ như thế lần lượt tăng gấp bội lên mãi cho đến bậc đệ Thập Địa Bồ Tát thuộc ngôi Pháp Vân, thần thông đạo lực, bao hàm vô biên quốc độ. Từ thế giới Ta Bà này sang Cực Lạc cách mười muôn ức Phật độ. Số ức của Ấn Độ thời xưa có ba bậc, mà mức trung bình là một triệu bây giờ. Như thế, nếu lấy mười muôn nhân cho một triệu (100.000 x 1.000.000) thì Ta Bà cách Cực Lạc đến một trăm ngàn triệu Phật độ. Lại về Phật độ, tức phạm vi ứng thân giáo hóa của một vị Phật, có đức Phật lấy một đại thiên thế giới gồm một ngàn triệu thái dương hệ làm một Phật độ; có đức Phật lấy hai, ba hoặc trăm, ngàn, muôn, ức cõi đại thiên làm một Phật độ; có đức Phật lấy từ một hằng hà sa cho đến nhiều hằng hà sa cõi đại thiên làm một Phật độ. Ấy là chưa kể những khoảng trống xa cách từ Phật độ này đến Phật độ kia. Như thế ta thấy từ Ta Bà đến Cực Lạc, chẳng những bậc A La Hán, mà với thần thông của các vị hạ địa Bồ Tát cũng khó nỗi tìm sang. Cho nên khi xưa ngài Mục Kiền Liên tuy hiện thân ở ngôi A La Hán, song kỳ thật là bậc Bồ Tát thị hiện làm Thanh Văn để tu Bồ Tát hạnh, nghe Phật nói Kinh A Di Đà, có lúc đã dùng sức thần thông của mình tìm sang Cực Lạc. Nhưng Ngài tìm mãi không thấy, sau cùng lạc đến thế giới của Phật Tu Di Tướng. Núi Tu Di cao tám muôn bốn ngàn do tuần, mỗi do tuần trung bình là sáu mươi dặm, Phật Tu Di Tướng và dân chúng ở cõi ấy, thân hình đều to lớn như núi Tu Di. Khi ngài Mục Kiền Liên đến cõi này, thấy Phật đang thuyết pháp cho đại chúng nghe, liền đi vòng quanh trên miệng bát của một vị tăng. Vị tăng ấy bạch với Phật rằng: “Có một con trùng nhỏ giống hình người bò trên miệng bát của mình”. Phật Tu Di Tướng bảo: "Không phải thế đâu, đó chính là vị Thanh Văn đệ tử thần thông bậc nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni ở thế giới Ta Bà, tên gọi là Mục Kiền Liên." Ngài Mục Kiền Liên nghe nói thế, liền hiện thân lớn bằng núi Tu Di, đồng với thân lượng chúng sanh ở cõi ấy, bạch với Phật nguyên nhân mình đi lạc đến thế giới này, và kính xin Phật dùng thần lực đưa trở lại quốc độ Ta Bà. Như thế, ta thấy nếu căn cứ nơi thần lực thì thần thông không rộng lớn, chẳng thể đi về Cực Lạc.

Ở thời mạt pháp này, người tham thiền ngộ đạo còn khó có, nói chi chứng đến Sơ Quả Tu Đà Hoàn! Khi chưa chứng quả tất phải bị luân hồi, sự khỏi sa đọa còn không bảo đảm, bàn đến việc mỗi đời tiếp tục tiến tu trải qua vô lượng vô số kiếp, chờ chứng được ngôi vị thượng địa Bồ Tát để có thể sang Cực Lạc, phải chăng là một điều hư tưởng viễn vông? Dù có đủ thần thông sang Cực Lạc, mà muốn ở cõi đó, phải quy kính xưng niệm danh hiệu đức A Di Đà, mới được lưu trụ. Ví như nhà giàu kia có một vườn hoa tươi đẹp, sức ta có thể vượt tường đi vào, nhưng thật ra muốn vào đó thưởng ngoạn, còn phải thưa hỏi chủ nhơn. Bởi thế, khi xưa ngài Duy Ma Cật dùng thần thông đem những tòa ngồi nghiêm đẹp cao bốn muôn hai ngàn do tuần ở cõi nước Phật Tu Di Đăng Vương về nơi tịnh thất, chỉ riêng các bậc đại Bồ Tát đã từng lễ kính cúng dường mười phương chư Phật mới lên ngồi được. Ngoài ra những vị tân phát ý Bồ Tát cho đến hàng Thanh Văn đại đệ tử, tuy có thần thông dư sức vượt cao hơn bốn muôn hai ngàn do tuần, song không thể lên ngồi. Ngài Duy Ma Cật biết những tòa sư tử này do công đức phước báo của Tu Di Đăng Vương Như Lai, liền bảo với các vị ấy xưng danh hiệu quy kính đức Phật kia, sau đó mới lên ngồi được. Thế nên biết, muốn về cõi Cực Lạc phương Tây, sự xưng niệm đức Phật A Di Đà, là một điều tất yếu.

* Cảnh giới tự tâm cảm thông với thần lực nhiếp thọ của Phật là thế nào? Kinh nói: "Phật A Di Đà thường phóng quang nhiếp thọ tất cả chúng sanh niệm Phật ở mười phương không bỏ sót." Cho nên khi ta niệm Phật, liền được nguyện lực quang minh của Phật âm thầm nhiếp thọ. Lúc hành giả nhứt tâm niệm Phật, thì nghiệp lực chìm lắng, tâm lực lộ bày, ánh sáng của tự tâm giao tiếp với quang minh của Phật, nên hiện tiền có thể thấy cảnh Tây Phương, hoặc thần linh dạo chơi miền Tịnh Độ. Sức tâm nguyện thanh tịnh hướng về Tây Phương của hành giả gọi là tự tâm lực, hay tự lực; sức phóng quang nhiếp thọ để dẫn độ của Phật A Di Đà gọi là Phật nhiếp thọ lực, hay tha lực. Nhờ hai năng lực ấy nên tuy chưa được thần thông rộng lớn mà hành giả niệm Phật có thể sanh về Tây Phương. Khi lâm chung, người niệm Phật tùy theo công đức của mình, hoặc thấy Phật đến tiếp dẫn, hoặc thấy Bồ Tát hay Thánh chúng đến tiếp dẫn. Có vị tuy không thấy chi cả, nhưng do nguyện lực của mình và sức quang minh hướng dẫn của Phật, nên cũng được vãng sanh. Sự quan trọng của tha lực là như thế.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

ĐH lại hấp tấp nói mà không có trạch pháp nửa. Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan.

A La Hán nào không biết hướng về quả vị Phật...ai không học kinh thì phải siêng niệm Phật để bù vô...cái đó kêu bằng "cần cù bù thông minh" :D

Kinh Phật nói vẩn có người hiểu được...vì trong kinh Kim Cang, lúc trưởng lảo Tu Bồ Đề sợ thời mạt pháp ít người hiểu kinh thì Đức Phật đã nói "Tu Bồ Đề ông đừng lo. 500 năm sau khi Như Lai nhập Niết Bàn, vẩn có người hiểu được ý nghỉa trong kinh...."

Thử hỏi Phật là ông trưởng giả cho đám trẻ con xe trâu trắng...không phải để cho đám trẻ con thì để cho ai nữa....Nói giởn chơi.... :D

Càng học lên cao càng thấy sự hiểu biết của mình nông cạn, chỉ là hột muối bỏ biển. Người đời không học Phật thiếu trí tuệ vô thượng mà còn biết cái này huống chi các vị A La Hán. Chẳng lẻ các vị A La Hán ở cận kề Phật 45-49 năm mà không hiểu ý thầy mình.

Phật mượn các vị thánh tăng để nói nhưng thực chất là nói với người mới học Phật mới phát tâm như mình. :D

Còn không mau mà sám hối. :D

A Di Đà Phật


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Ta Bà các Cực Lạc 100,000 triệu Phật Độ....Vậy khác nào nói nghịch kinh A Di Đà

Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó.

Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn.

Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó.

Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.


Cực Lạc gần là gần với ai; xa là xa với người nào....cái đó thì tùy mổi người....

Kinh nói 7 ngày thôi đó ĐH :D

A Di Đà Phật


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Bưng nguyên xi lời giải đáp của một vị pháp sư nào đó mà dùng chung cho tất cả thì coi chừng giống như làm thầy thuốc dùng sữa trị bá bệnh... :D

Khác nào "Phúc thống phục nhân sâm...." thầy lang yếu tay nghề coi sách thuốc cho người bị đau bụng uống nhân sâm.

Người bịnh uống nhân sâm chết ngay tại chổ.

Đưa lên tòa xử, tòa liền tra cứu lại sách thuốc thầy lang dùng thấy có một vài đoạn bị mọt ăn rởt ra hai chử cuối "tắc tử"

Ráp lại thì thấy nguyên câu "Phúc thống phục nhân sâm.....tắc tử" "Đau bụng mà uống nhân sâm chỉ có chết." :D

ĐH phải biết cái kêu bằng....tùy bịnh cho thuốc. Còn không thì khác nào làm người ta hiểu lầm pháp môn Tịnh Độ :D

A Di Đà Phật


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi thấy Tiểu hay Đại là do ở sự phát Tâm Bồ Đề.

Cho nên thấy pháp nào hợp thì tu thôi nhưng phải phát Tâm Bồ Đề thì mới có thể tiến đến quả Phật.

Thôi đừng nói qua nói lại nữa, mỗi người hãy tự tu tập để lợi ích cho chính mà và người. Đó là điều quan trọng.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Tiêu chuẩn-điều kiện vãng sanh !

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »



Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách