KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

ĐỐI TƯỢNG CHÍNH KHI ĐỨC PHẬT THUYẾT KINH PHÁP HOA LÀ NHỮNG AI ?

KINH PHÁP HOA :

" Xá-Lợi-Phất! Nếu đệ tử ta tự cho mình là A-la-hán cùng Duyên-giác mà không nghe không biết việc của các đức Phật Như-Lai chỉ giáo hóa Bồ-Tát, người này chẳng phải là đệ tử Phật, chẳng phải A-la-hán, chẳng phải Duyên-giác."


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

LÚC ẤY CÁC NGÀI THINH VĂN LẬU TẬN LA HỚN NGHĨ GÌ?

- Khi ấy trong đại chúng hạng người phát tâm Thanh-văn, Duyên-giác đều nghĩ rằng :
"Hôm nay đức Phật cớ chi lại ân cần ngợi khen phương tiện mà nói thế này : "Pháp của Phật chứng rất sâu khó hiểu, tất cả hàng Thanh-văn cùng Duyên-giác không thể đến được.
Đức Phật nói một nghĩa giải thoát, chúng ta cũng chứng được pháp đó đến nơi Niết-bàn, mà nay chẳng rõ nghĩa đó về chốn nào? "

- Xá Lợi Phất:"Nếu chúng con chờ Phật nói pháp sở nhân thành đạo vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác thời chắc do pháp Đại-thừa mà được độ thoát. Song chúng con chẳng hiểu Phật phương tiện theo cơ nghi mà nói pháp, vừa mới nghe Phật nói pháp vội tin nhận suy gẫm để chứng lấy.
... Ngày nay mới biết mình thật là Phật tử, từ miệng Phật sanh ra, từ pháp hóa sanh, được pháp phần của Phật. "

-Lúc bấy giờ, các Ngài Tuệ-Mệnh Tu-Bồ-Đề, Đại Ca-Chiên-Diên, Đại Ca-Diếp, Đại Mục-Kiền-Liên, :
"Chúng con ở đầu trong hàng Tăng, tự cho đã được Niết-bàn không kham nhiệm gì nữa,chẳng còn thẳng cầu thêm đạo vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.
Đức Thế-Tôn thuở trước nói pháp đã lâu, lúc đó chúng con ngồi nơi toà thân thể mỏi mệt, chỉ nhớ nghĩ ba pháp : Không, vô tướng, vô tác, đối với các pháp du hý thần thông, tịnh cõi nước Phật, độ thoát chúng sanh của Bồ-Tát, lòng chúng con không ưa thích.
Đức Phật biết chúng con ưa nơi pháp tiểu thừa, nên dùng sức phương tiện thuận theo chúng con mà nói pháp, chúng con không tự biết thật là Phật tử.


Ngày nay chúng con mới biết đức Thế-Tôn ở nơi trí huệ của Phật không có lẫn tiếc.


Chúng con diệt bề trong (18)
Tự cho là đã đủ


Chỉ xong được việc này
Lại không biết việc khác.

Chúng con dầu có nghe
Pháp tịnh cõi nước Phật
Cùng giáo hóa chúng sanh
Đều không lòng ưa vui.

Như thế là vì sao?
Vì tất cả các pháp
Thảy đều là không lặng
Không sanh cũng không diệt
Không lớn cũng không nhỏ
Vô lậu và vô vi,
Suy nghĩ thế đó rồi
Chẳng sanh lòng ưa muốn.


Chúng con đã từ lâu
Đối với trí huệ Phật
Không tham không ưa thích
Không lại có chí nguyện,
Mà đối với pháp mình
Cho đó là rốt ráo.

Chúng con từ lâu nay
Chuyên tu tập pháp không
Được thoát khỏi hoạn nạn
Khổ não của ba cõi
Trụ trong thân rốt sau
Hữu dư y Niết-bàn (19)

Đức Phật dạy bảo ra
Chứng được đạo chẳng luống
Thời là đã có thể
Báo được ơn của Phật.


Chúng con dầu lại vì
Các hàng Phật tử thảy
Tuyên nói pháp Bồ-Tát
Để cầu chứng Phật đạo
Mà mình đối pháp đấy
Trọn không lòng ham muốn



Đấng Đạo-Sư buông bỏ
Vì xem biết lòng con
Ban đầu không khuyên gắng
Nói những lợi có thực
Như ông Trưởng-giả giàu

Biết con chí kém hèn
Bèn dùng sức phương tiện
Để hoà phục tâm con
Vậy sau mới giao phó
Tất cả tài vật báu
Đức Phật cũng thế đấy
Hiện ra việc ít có

Biết con ưa tiểu thừa
Bèn dùng sức phương tiện
Điều phục tâm của con
Rồi mới dạy trí lớn.

Chúng con ngày hôm nay
Được pháp chưa từng có
Chẳng phải chỗ trước mong
Mà nay tự nhiên được
Như gã cùng tử kia
Được vô lượng của báu

Thế-Tôn! Chúng con nay
Được đạo và chứng quả
Ở nơi pháp vô lậu
Được tuệ nhãn thanh tịnh

Chúng con từ lâu nay
Gìn tịnh giới Phật chế
Mới ở ngày hôm nay
Được hưởng quả báo đó,
Trong pháp của Pháp-vương
Lâu tu-hành phạm hạnh

Ngày nay được vô lậu
Quả báo lớn vô thượng
Chúng con ngày hôm nay
Mới thật là Thanh-văn

Đem tiếng đạo của Phật
Cho tất cả đều nghe
Chúng con ngày hôm nay
Thật là A-la-hán


Ở nơi các thế gian
Trời, người và ma, phạm,
Khắp ở trong chúng đó
Đáng lãnh của cúng dường

Ơn lớn của Thế-Tôn
Đem việc ít có này
Thương xót dạy bảo cho
Làm lợi ích chúng con
Trải vô lượng ức kiếp
Ai có thể đền được. "


(18) Diệt lòng phiền-não: 1. Kiến sở đoạn 2. Tư sở đoạn.

(19) NIẾT-BÀN: Tịch tịnh; VIÊN TỊCH: nghĩa là vắng bặt. Còn vọng động phiền não là còn tạo nghiệp thọ báo sanh-tử. Dứt hẳn vọng động phiền não khỏi báo sanh tử yên lặng nhàn vui nên gọi Niết-bàn.
HỮU-DƯ Y: Thân người hiện còn thừa lại rốt sau cả.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Đức Phật Thích Ca Mâu ni nói Nhất thừa vì:
"Như-Lai chẳng dối gạt
Cũng không lòng tham ghen
Dứt ác trong các pháp
Nên Phật ở mười phương
Mà riêng không chỗ sợ."


Đệ tử Phật Thích Ca nói rằng:
"Ngày nay chúng con mới biết đức Thế-Tôn ở nơi trí huệ của Phật không có lẫn tiếc."


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

phuoctuong đã viết:TẠI SAO CHỈ CÓ MỘT PHẬT THỪA MÀ CHƯ PHẬT PHẢI NÓI THÀNH BA THỪA ?

BỞI VÌ : "Trong việc cứu độ chúng sanh, Như Lai đã từng suy nghĩ: Đem trí tuệ thần thông, giảng nói các tri kiến, trí lực, vô sở úy… của Như Lai không thể được. Vì chúng sanh đang dong duỗi nô đùa trong rừng vô minh tam độc, bị thiêu đốt trong nhà lửa sanh , già, bệnh, chết, khổ não, ưu bi thì làm gì nghe hiểu mà tiếp thu. Do vậy, Như Lai phải dùng phương tiện, quyền lập pháp tu: Một là Thanh Văn thừa (xe dê). Hai là Duyên Giác thừa (xe hưu). Ba là Bồ Tát thừa (xe trâu trắng). Đó là Như Lai vận dụng phương tiện đáp ứng căn cơ của mỗi hạng chúng sanh...Vì nhân duyên đó, các Như Lai dùng sức phương tiện: chỉ có một Phật thừa, phân biệt nói thành ba." (KINH PHÁP HOA)
!

Bởi vì Như Lai biết, cò người chẳng hiểu gì lại muốn hơn cả Như lai ?
Bác ạh! Tiêu đề Bác đặt quá ngông?
Như Lai chẳng nói ba thừa nhẩn cho đến nhất thừa, vì Như Lai chẳng nơi thừa nào mà diễn nói ?
Như Lai chẳng nói có chẳng nói không, vì các Pháp vốn tánh "Như" !
Về sau, chớ nên nói Pháp là có "một" có "ba", đó là phỉ báng Như Lai.


Hình đại diện của người dùng
baby
Bài viết: 60
Ngày: 01/01/08 05:20

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi baby »

Bác chieuthanh "không còn nữa" :( , bù lại có bác Nhu Thuận thật cao siêu, đáng cho baby tiếp tục vào học tại forum Đại Tạng Kinh kinhle

Bác Nhu Thuận có thể hạ thấp giáo lý nhà Phật từ ngôn ngữ toán học, lập trình, xây dựng - kiến trúc ... sang ngôn ngữ bình dân để mọi người có thể dễ hiểu hơn không?
Bác chieuthanh trước kia hay dùng "quân sự tri kiến" thay cho "Phật tri kiến", nay bác dùng "toán học tri kiến" ... , e rằng baby trình độ lớp một chưa đủ sức hiểu cái bác muốn diễn đạt. ./..,.,


Rời bỏ miền quê đến thị thành
Nào đâu phải phụ cái xuân xanh
Bớt màu phàm tục thêm màu đạo
Mở cửa từ bi sáng cửa tình
Niệm Phật, trì kinh đền chín chữ
Tâm thanh, chiền vắng đáp ba sinh
Đời nay phụ nữ còn như thế
Ai người quân tử gắng xem kinh!
Tác giả: anvui
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

thiệt tình, không biết là "hắn" chê hay khen nữa!


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

TẠI SAO CÁC NGÀI THINH VĂN TỰ CHO SỞ CHỨNG CỦA CÁC NGÀI LÀ ĐÃ ĐỦ?

Như thế là vì sao?
Vì tất cả các pháp
Thảy đều là không lặng
Không sanh cũng không diệt
Không lớn cũng không nhỏ
Vô lậu và vô vi,
Suy nghĩ thế đó rồi
Chẳng sanh lòng ưa muốn.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Ai nói mặc ai, đường ta ta cứ đi. Đó là đặc điểm đáng nễ của bác Phước Tường mà ta phải học, đúng không Ht? Ok quá đi chứ!


Hình đại diện của người dùng
thichnhuantruong
Bài viết: 263
Ngày: 29/02/08 23:50
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: tu sĩ

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi thichnhuantruong »

Vì “Tri kiến Phật” vi diệu khó lường, không thể dùng ngữ ngôn, văn tự để tuyên bày được. Vì “Tri kiến Phật” vô thỉ, vô chung, thường hằng viên mãn ở nơi chúng sinh nhưng bị các món phiền não vô minh che khuất. Chư Phật đã thấy biết, nên phát khởi nguyện lực đại từ, đại bi, mà thị hiện, khai phá và chỉ dạy cho chúng sinh biết được cái thể tính thâm diệu nhất như. Cái “Tri kiến Phật” viên mãn mà chúng sinh cùng Phật vốn đồng.

Khai thị là các vấn đề của chư Phật.

Ngộ nhập là vấn đề của chúng ta.

Muốn ngộ nhập trước hết chúng ta phải liễu tri về “Tri kiến Phật”.

Thường ngày chúng ta sống với “Tri kiến lập tri”

Thấy biết vạn pháp rồi dấy niệm theo sự thấy biết nơi vạn pháp ấy.

Thí dụ: Nhìn hoa hồng, ta cho hồng này đẹp, sinh tâm ưa thích và muốn chiếm hữu. Nhưng khi chiếm hữu không được ta lại phát khởi sự đau buồn, do đó sinh ra nghiệp cấu vô minh.

Nhưng nếu nhìn hoa hồng, biết là hoa hồng. Giống như cảnh hiện trước gương, gương liền cho cảnh, nhưng cảnh dời đi, gương chẳng lưu hình.

Đó là “Tri kiến vô kiến” hay gọi là “Tri kiến Phật”.

- Nếu ta đối cảnh không sinh tình thì tâm liền rỗng rang vắng lặng. Tâm đã rỗng rang thì mặt trời huệ tự chiếu.

Như thế, Đức Thế Tôn thị hiện nơi đời là chỉ vì muốn khai thị cho chúng sinh ngộ nhập vào “Tri kiến Phật”.

Đức Phật bảo Ngài Xá Lợi Phất: “Đức Như Lai chỉ dùng một Phật thừa mà vì chúng sinh nói pháp, không có các thừa khác, hoặc hai hoặc ba”.

Nghĩa là chư Phật chỉ giáo hoá cho chúng sinh giác ngộ thành Phật chứ không làm một việc nào khác. Nếu có thuyết ra hai hoặc ba thừa cũng chỉ là phương tiện để dẫn đến Phật thừa. Hơn nữa Nhị thừa hay Đại thừa cũng chỉ là giả lập để thẳng tiến đến “Nhất thừa” nên “pháp của chư Phật ở mười phương cũng như thế”.

Chư Phật thuở quá khứ, hiện tại và vị lai đời đời cũng chi đem tri kiến Phật chỉ bày cho chúng sinh tỏ ngộ và thể nhập.

Tại sao chư Phật lại chỉ nhằm một mục đích ấy ? Vì chư Phật đã rõ biết chúng sinh đều có tri kiến phật.

Chỉ khổ là làm thế nào tri kiến của chúng sinh, tri kiến Nhị thừa trong mỗi chúng sinh trở thành tri kiến Phật.


Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…
Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…
Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …

Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau.
Thích Nhuận Trượng

Hình ảnh
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

thichnhuantruong đã viết: Thường ngày chúng ta sống với “Tri kiến lập tri”
Thấy biết vạn pháp rồi dấy niệm theo sự thấy biết nơi vạn pháp ấy.
Thí dụ: Nhìn hoa hồng, ta cho hồng này đẹp, sinh tâm ưa thích và muốn chiếm hữu. Nhưng khi chiếm hữu không được ta lại phát khởi sự đau buồn, do đó sinh ra nghiệp cấu vô minh.
Nhưng nếu nhìn hoa hồng, biết là hoa hồng. Giống như cảnh hiện trước gương, gương liền cho cảnh, nhưng cảnh dời đi, gương chẳng lưu hình.
Đó là “Tri kiến vô kiến” hay gọi là “Tri kiến Phật”.
=D> kinhle
thichnhuantruong đã viết:Chỉ khổ là làm thế nào tri kiến của chúng sinh, tri kiến Nhị thừa trong mỗi chúng sinh trở thành tri kiến Phật.[/b]
Câu ni không hiểu. Có phải là "Chỉ khổ là làm thế nào để tri kiến c...?"


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Vậy thế nào là PHẬT TRI KIẾN?

A Di Đà Phật.
Khai thị chúng sanh ngộ nhập phật tri kiến.

Phật vì chúng sanh nơi 9 pháp giới (1.Bồ tát, 2.Bích Chi Phật, 3.Thanh Văn, 4.Trời, 5.A Tu La, 6.Người, 7. Súc Sanh, 8. Ngạ Quỷ, 9. Địa Ngục Chúng Sanh) ở cõi Ta Bà này mà thuyết giảng 84000 pháp môn, xác thật rõ từng điều từng điều một, Phật còn nơi tha phương mà thuyết vô lượng vô biên các pháp môn hầu để cho chúng sanh nương theo các phương tiện xảo diệu đó tu tập mà đạt đượcTri Kiến của Phật. Cái Trí Kiến của Phật là "Nhất Thiết Chủng Trí". Chúng sanh làm sao có thể đạt được cái "Nhất Thiết Chủng Trí" ấy?

Thật chẳng phải ai ai cũng có thể đạt được cái Trí Phật đó. Thanh Văn, Duyên Giác có được một phần cái Trí đó do nương nhờ sự tu tập mà hiểu rõ sự khác biệt của các pháp, bồ tát cũng được một phần cái Trí đó mà hiểu biết sau sắc hơn cũng như biết vận dụng Trí đó để làm phương tiện giáo hóa chúng sanh, nhưng vẫn chưa viên mãn, chỉ duy nhất thành Phật cái Tri Kiến ấy mới hoàn toàn hiện lộ phơi bày rõ ràng nơi tự tánh. Cái Nhất Thiết Chủng Trí đó không phải do nơi ngôn ngữ mà có thể diễn đạt bằng lời nói mà có thể cảm nhận hay đạt được một cách thấu triệt. Như nơi trong kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm có nói đến "...vô ý thức giới..." và "...vô trí..." chúng ta vì có tri, có trí, có biết, nên chẳng pháp nào chúng ta có thể biết được. Nếu Vô Tri (không có cái biết) thì chúng ta Vô Sở Bất Tri (Không có gì mà không biết), vì chẳng có cái biết gì cả, nên Bồ Tát và Phật chẳng pháp nào chẳng biết, cũng như thế mà các Đại Bồ Tát nương theo cách tu học Tâm Đại Bát Nhã đó mà được Tri Kiến của Phật. Bài Đại Bát Nhã Tâm kinh chẳng phải ai cũng có thể hiểu thấu đạt đến cảnh giới bất khả tư nghị ấy, đừng nói chi là có sự chứng đắc của phàm phu.

Căn tánh phàm phu si mê đen tối của chúng ta, nhìn lên thì một bầu trời tối mịt, nhìn xuống thì chỉ thấy những con sóng lửa ba đào ầm ỉ đáng sợ, vậy mà chúng ta cứ ngoảnh mặt nhởn nhơ rong đuổi tìm cầu cái Tri, đó là tìm cầu những cái hư vọng, chẳng chân thật, lục thức chúng ta ngày đêm không ngừng giao tiếp với lục trần mà lục thức luôn luôn ẩn hiện, cái ý thức đó là một mối đầu quan trọng tạo tác ra nghiệp, chỉnh bản thân nó vẫn nằm trong cái dây xích luôn luôn thắt chặt vào nhau và kéo chúng ta đi từ đạo này sang đạo khác, trầm luân khổ ải cũng do cái tri kiến mê lầm, một trong những cái nạn được trong kinh đề cập đến là "Tà Kiến" (Thế trí biện thông).

Thay vì mong cầu những cái thức, cái CHÚNG SANH TRI KIẾN điên đảo đó, chúng ta hãy nên tìm một phương tiện hay nhất, thiện xảo nhất mà phật đã khổ công nhọc sức vì chúng sanh thuyết pháp 49 năm đây đó bằng đôi chân từ bi với tấm lòng tha thiết để có thể giúp chúng ta đạt được cái Tri Kiến của Phật một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất. Đó chính là pháp môn mà đức Từ Phụ với tấm lòng bi mẫn đối với chúng sanh, và nhất là vì chúng sanh thời mạt pháp này mà giảng nói, tha thiết chân thành chẳng cần bất cứ ai phải thưa hỏi gì cả, Phật đã biết thiện căn, phước đức, nhân duyên của chúng sanh nay đã đầy đủ rồi, thành thục rồi nên liền vui mừng cảm động mà nói ra ngay. Đọc và suy nghiệm nơi kinh A Di Đà chúng ta mới cảm nhận được lòng đại từ đại bi của Phật, chẳng cần ai thưa thỉnh, Phật nói ra một mạch... Thuyết ra một bài pháp tha thiết khẩn khoản mong mỏi khuyên nhủ chúng sanh nên NIỆM PHẬT CẦU VÃNG SANH. Chúng ta thường thường thương nhớ quan tâm người nào đó vì muốn tốt cho họ nên khuyên nhủ họ, một lần rồi lại hai lần, hai rồi lại ba lần. Thế mà Phật nơi trong kinh A Di Đà lại không ngừng mệt mỏi nhàm chán mà tiếp tục tha thiết kêu gọi chúng sanh hãy nên niệm phật vãng sanh đến bốn lại. Chúng ta phải tự mình ngồi xuống mà suy ngẫm lại cho đoàng hoàng trước thái độ bi mẫn của đức Phật. Tại sao Phật Thích Ca Mâu Ni bổn sư và tất cả chư phật phải thuyết giảng kính ấy? Đó chính là Phật vì cái thiện căn, phước đức, nhân duyên của chúng sanh đã huân tập cực khổ từ vô lượng vô biên kiếp đến nay đã thành thục và đến lúc một đời duy nhất này sẽ đạt được TRI KIẾN PHẬT. Phật cũng vì không muốn chúng sanh đoạn mất các đều kiện đầy đủ đó mà tức khắc liền nói ra Pháp Niệm Phật Vãng Sanh ngay để chúng ta có thể một đời viên mãn cái TRI KIẾN PHẬT.
Đây cũng chính là một bước đầu vững chắc nhất để chúng ta có thể nương gá vào và được các điều kiện thiện xảo nhất mà được trả lời câu hỏi " thế nào là phật tri kiến"? Ai có thể trả lời câu ấy cho chúng ta thỏa đáng nhất, có thể chỉ cho chúng ta thâm nhập một cách chân thật và đáng tin cậy nhất. Không ai khác chính là đức Bổn Tôn của chính mình nơi Cực Lạc quốc.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: KHAI THỊ NGỘ NHẬP

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Chanhientam đã viết:[
thichnhuantruong đã viết:Chỉ khổ là làm thế nào tri kiến của chúng sinh, tri kiến Nhị thừa trong mỗi chúng sinh trở thành tri kiến Phật.[/b]
Câu ni không hiểu. Có phải là "Chỉ khổ là làm thế nào để tri kiến c...?"
---

Có đúng vậy không bác chanhientam?
Sắp đến là lễ PHẬT ĐẢN QUỐC TẾ tổ chức tại VN với hàng trăm phái đoàn của các quốc gia Phật giáo!
---
Như bác Nhuận Trường nói:''làm thế nào ..., tri kiến Nhị thừa trong mỗi chúng sinh trở thành tri kiến Phật."
Tại sao tri kiến Nhị thừa trong mỗi chúng sinh phải trở thành tri kiến Phật?
Thế nào là tri kiến nhị thừa?
Thế nào là tri kiến Thinh văn?
Thế nào là tri kiến Duyên giác?
Nếu tri kiến Phật là 8 muôn bốn nghìn dặm, hay 84.000 dặm thì nếu ai đã đạt tơi dẫu là 83.999 dặm thì chưa phải là đến nơi?
Mình muốn cụ thể hóa tri kiến Phật thế đấy cho dễ hiểu. (có ngây thơ không?)
Trong kinh nói: "không có hai thừa hà huống có ba".
Mình hiểu là, chân lý tột cùng không thể có hai.
Cho nên nói NHẤT THỪA là thế đấy.
Nhất thừa đặt tên là PHẬT THỪA tức là nói đến chân lý cùng tột, chân lý rốt ráo, chân lý không có chân lý nào hơn nứa.
Cho nên trong kinh nói, chỉ do MỘT PHẬT THỪA (nhất thừa) mà được diệt độ.
Nghĩa là không có hai điểm đến, (tức là nhị thừa hoặc là chưa đến nơi, hoặc là hai thừa ấy là một với nhất thừa, tức là cũng rốt ráo diệt độ?)
Nếu như dct67 nói: " Cái Tri Kiến của Phật là "Nhất Thiết Chủng Trí". Chúng sanh làm sao có thể đạt được cái "Nhất Thiết Chủng Trí" ấy? thì:
-Tri Kiến của Phật là "Nhất Thiết Chủng Trí". Mà
-A lại gia thức là "nhất thiết chủng thức".Thì
Chúng sinh chỉ có thể đạt được "nhất thiết chủng trí"
khi "nhất thiết chủng thức" hoàn toàn biến thành trí nghĩa không còn một chủng tử nào là "bị " gọi là thức nữa!
Thế thì quả A la hớn, và Duyên giác "nhất thiết chủng thức" đã hoàn toàn biến thành "Nhất Thiết Chủng Trí" hay chưa?


---
Các bác thảo luận sôi nổi cho vui, và cùng vạch ra bản đồ,để thấy rõ phương hướng, để cùng đến nơi, chứ nếu còn sót một vị, e rằng "nhất thiết chủng thức" không thể biến thành "nhất thiết chủng trí"


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách