Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NÓI VỀ PHÁP VÔ NGÃ

Thế nào là pháp vô ngã trí ?
Nghĩa là giác ấm- giới- nhập tướng vọng tưởng tự tánh. Như ấm-giới-nhập lìa ngã và ngã sở. Ấm-giới-nhập chứa nhóm, nhơn nghiệp ái ràng buộc, lần lượt duyên nhau sanh, không diêu động, các pháp cũng vậy. Lìa tướng vọng tưởng , sức vọng tưởng tự tướng, cộng tướng chẳng thật. Đây là phàm phu sanh, chẳng phải thánh hiền. Vì tâm, ý, ý thức ba tự tánh lìa. Đại Huệ ! Đại Bồ tát phải khéo phân biệt tất cả pháp vô ngã
.

Pháp ấm-giới-nhập không tự tánh, do tướng vọng tưởng mà làm tự tánh. Chính nơi đây giác biết liền lìa ngã sở. Đã có vô minh phát nghiệp, ái thủ tiếp nối, lần lượt duyên sanh mà lý bản trụ (chơn tánh) vẫn không diêu động. Mới biết tất cả pháp tự tướng, cộng tướng đều lìa. Bởi vọng tưởng hư ngụy vọng thấy có tướng làm tăng trưởng sức vọng. Phàm phu mê chấp chẳng đạt được cội nguồn pháp. Chơn như không tánh, tâm pháp đồng nguồn, bờ cõi vọng phân không thể gạn cùng. Nếu đạt vọng tưởng do nơi bất giác, mới rõ muôn pháp cứu cánh như như Tâm, ý, ý thức bất giác như không hoa, đâu cần dẹp trừ. Năm pháp, ba tánh như như, thể lặng lẽ nào nhọc chuyển biến. Phàm phu vọng có, nhị thừa phân tích thành không, đều thành pháp chướng. Đây vẫn chẳng nói không ấm-giới-nhập, mà nói như ấm-giới-nhập. Về tự tâm hiện lượng, không thể dùng trí mà biết.

Khéo rành pháp vô ngã, Đại Bồ tát chẳng bao lâu sẽ được sơ địa. Bồ tát vô sở hữu quán tướng địa, quán sát khai giác hoan hỷ thứ lớp tiến lên, vượt đến tướng cửu địa, được Pháp vân địa . Nơi kia dựng lập vô lượng bảo trang nghiêm, hoa sen báu lớn, voi chúa, cung điện báu lớn, cảnh giới huyễn tự tánh do tu tập sanh. Ngồi nơi kia đồng một loại với các vị tối thẳng tử, quyến thuộc vây quanh. Từ tất cả cõi Phật đến, Phật lấy tay làm phép quán đảnh, như thái tử con vua chuyển luân làm phép quán đảnh. Vượt địa vị Phật tử, đến tự giác thánh trí pháp thú, sẽ được pháp thân tự tại Như Lai, vì thấy pháp vô ngã. Ấy gọi là tướng pháp vô ngã, Đại Bồ tát các ông phải nên tu học.

Vô sở hữu cùng hoan hỷ đều là tướng sơ địa. Pháp vân là thập địa. Từ địa này hiện ra cõi nước đều là cảnh giới tự tánh huyễn, do vì tu sanh. Đến vượt Phật tử địa mới đến tự giác thánh thú. Nếu đạt tự tâm hiện, thấy thân tài dựng lập đều là cảnh giới bất tư nghì. Chóng vào tự giác thánh thú liền vượt lên các địa, trong sát na chứng biết chẳng do thứ lớp, mới biết pháp chơn vô ngã.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHỈ THIỆN PHÁP VÔ NGÃ CÓ HAI :

1) lìa dựng lập phỉ báng
Khi ấy Đại Huệ Bồ tát lại bạch Phật :
Thế Tôn ! tướng dựng lập phỉ báng, cúi mong Thế Tôn nói, khiến con và chư đại Bồ tát lìa ác kiến hai bên dựng lập và phỉ báng, chóng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Giác rồi lìa kiến chấp thường (là kiến lập), đoạn (là phỉ báng), để không chê bai chánh pháp
.

Dựng lập và phỉ báng là hai kiến chấp có và không. Duy chánh pháp mới hay lìa nó.
Nhị thừa thấy ngoài tâm có pháp vẫn phải phá trừ. Ngoài uẩn biết chơn, còn chẳng khỏi xu hướng, huống là ngoại đạo.
Do đó , tự giác thánh trí xa lìa hai bên, dạy bảo Bồ tát. Đây là nhơn chơn thật của Bồ Đề.

Thế Tôn nhận lời Bồ tát Đại Huệ thỉnh rồi, vì nói kệ :
Dựng lập và phỉ báng Không có tâm lượng kia
Thân thọ dụng dựng lập Và tâm không thể biết
Ngu si không trí tuệ Dựng lập và phỉ báng


- Hai kiến chấp có – không là ngoài tâm vọng chấp.
- Không có tâm lượng kia là có-không chẳng phải chỗ tột, cấu thành tâm lượng
Muôn pháp như mộng, một phen mê sanh ra. Trong mộng, chúng sanh và thế giới chẳng phải chỗ biết của tâm. Muốn đem sai biệt của việc mộng, toan nói thật về giác tâm thì khác nào vẽ hình dáng hư không, chỉ thêm ngu si.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thế Tôn nói nghĩa của kệ này, muốn lập lại cho rõ ràng, bảo Đại Huệ ! Có bốn thứ chẳng phải có, mà có dựng lập. Thế nào là bốn ? Nghĩa là
- chẳng có tướng dựng lập
- chẳng có kiến dựng lập
- chẳng có nhơn dựng lập
- chẳng có tánh dựng lập.
Ấy gọi là bốn thứ dựng lâp. Lại phỉ báng là đối với sở lập kia không có chỗ được, quán sát không nhận được bèn khởi phỉ báng. Ấy gọi là tướng dựng lập phỉ báng.


Tự tâm hiện lượng vốn không tướng mà dựng lập tướng, vốn không kiến mà dựng lập kiến, vốn không nhơn mà dựng lập nhơn, vốn không tánh mà dựng lập tánh. Đây đều không biết tự tâm hiện lượng, cho nên chỗ dựng lập đều không có nghĩa thật. Bởi không có nghĩa thật bèn sanh phỉ báng thì không khác với dựng lập. Hai lối chấp này đối với tự tâm hiện lượng cách nhau quá xa.

(các pháp đều do tự tâm khởi vọng, hiện ra. Do đó chúng không có tự tánh, không có tướng riêng, không có nhơn, không tự thấy.
Nhưng nếu lại chấp rằng chúng là không có thật (tức chấp không) thì lại rơi vào đoạn kiến. Cả hai thứ chấp có, chấp không đều cách xa tự tâm hiện lượng
).

Lại nữa, Đại Huệ ! Thế nào là chẳng có tướng dựng lập tướng ?
Nghĩa là ấm-giới-nhập chẳng có tự tướng, cộng tướng mà khởi chấp trước, đây như thế, đây chẳng khác. Ấy gọi là chẳng có tướng dựng lập tướng. Chẳng có tướng mà dựng lập, đây là do lỗi vọng tưởng hư ngụy từ vô thỉ, các thứ tập khí chấp trước mà sanh
.

Từ đây về sau bày rõ vốn không tướng v.v… mà khởi chấp trước tướng v.v… Ấm-giới-nhập vốn không tự tướng, cộng tướng mà khởi chấp trước tự tướng, cộng tướng. Nên bảo “pháp ngã chấp cứng không buông”, do đó chánh văn nói “đây như thế, đây chẳng khác”. Song đều do mê Như Lai Tàng mà có nghiệp tướng, chuyển tướng, các thứ hư ngụy. Lại chạy theo căn thức dẫn khởi các thứ tập khí. Đây là suy nguyên bởi do chấp trước mà sanh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! chẳng có kiến dựng lập tướng là ấm-giới-nhập kia như thế, chấp ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng, trưởng dưỡng sĩ phu dựng lập. Ấy gọi là chẳng phải có kiến dựng lập tướng.
Đại Huệ ! chẳng có nhơn dựng lập tướng là thức ban đầu không nhơn sanh, sau chẳng thật như huyễn vốn, chẳng sanh nhãn, sắc, minh, giới, niệm trước sanh, sanh rồi, thật có rồi trở lại hoại. Ấy gọi là chẳng có nhơn tướng dựng lập
.

Kiến tức là ngã kiến nơi ấm-giới-nhập, nên gọi là nhơn ngã.
Thức ban đầu không nhơn sanh là mê tàng làm thức, do đó có nghiệp tướng, chuyển tướng , đều là việc trong mê, in tuồng sanh mà chẳng có nhơn sanh.
Đã in tuồng tức chẳng thật, như huyễn, vốn là chẳng sanh. Do nhãn thức, sắc, minh in tuồng sanh tiếp nối, nối rồi lại dứt. Nói tóm lại, chẳng có nhơn, vọng chấp làm nhơn, mà khởi ra dựng lập.

Đại Huệ ! chẳng có tánh dựng lập tướng là hư không, diệt tận, Bát Niết bàn, chẳng phải làm ra, chấp trước tánh dựng lập. Những thứ này lìa tánh phi tánh. Tất cả pháp như sừng thỏ, ngựa v.v… như thấy tóc rũ, lìa có và chẳng phải có. Ấy gọi là chẳng có tánh dựng lập tướng. Dựng lập và phỉ báng là ngu phu vọng tưởng, chẳng khéo quan sát tự tâm hiện lượng, không phải thánh hiền. Thế nên lìa ác kiến dựng lập phỉ báng, nên phải tu học.

- Hư không, diệt tận, niết bàn chẳng phải tánh làm ra, vọng chấp tánh làm ra, ấy là chẳng có tánh dựng lập.
- Lìa tánh phi tánh là lìa có và không. Đã chẳng phải tánh làm ra tức là lìa có. Không do đối đãi với có nên lìa có tức là lìa chẳng phải có (không)
Xét kỹ mà nói thì tất cả pháp đều lìa có và không, như sừng thỏ, ngựa… như tóc rũ. Cho nên biết dựng lập và phỉ báng đều là vọng chấp của ngu phu, chẳng phải người khéo quan sát tự tâm hiện lượng, không thể thâm đạt được thật tướng, cần phải tu học.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

2) Tiến đến cứu cánh độ thoát
Lại nữa, Đại Huệ ! Đại Bồ tát khéo biết tướng tâm, ý, ý thức năm pháp, ba tự tánh, hai vô ngã, tiến đến cứu cánh. Vì an chúng sinh nên hiện các thứ hình loại, như chỗ vọng tưởng tự tánh, y nơi duyên khởi. Thí như các sắc hiện trong bảo châu như ý, Bồ tát hiện ở tất cả cõi nước chư Phật, tất cả Như Lai có đại chúng nhóm họp, thảy đều ở trong ấy nghe nhận Phật pháp. Nên nói tất cả pháp như huyễn, như mộng, bóng trong nắng, trăng đáy nước, nơi tất cả pháp lìa sanh – diệt, đoạn – thường và lìa pháp Thanh văn, Duyên giác, được trăm ngàn tam muội cho đến trăm ngàn ức na do tha tam muội. Được tam muội rồi, dạo đi đến cõi nước chư Phật, cúng dàng chư Phật, sanh trong các thiên cung để tuyên dương tam bảo. Thị hiện thân Phật có Thanh văn, Bồ tát vây quanh, dùng tự tâm hiện lượng độ thoát chúng sanh, phân biệt diễn nói ngoại tánh là không tánh, thảy khiến xa lìa kiến chấp có, không v.v…

Đây là tổng kết Bồ tát phải khéo biết tướng tâm-ý-ý thức năm pháp, ba tự tánh, hai vô ngã. Vì khéo biết tướng này nên hay trụ tự tâm hiện lượng, tiến đến chỗ cứu cánh. Nghĩa là cứu cánh hiện lượng chẳng bị kiến chấp phàm thánh làm hạn lượng, mới có thể tùy thời xuất hiện tự tại vô ngại. Nhiên hậu vì an chúng sanh, thị hiện các thứ hình loại như huyễn, hiện các thứ cõi nước như huyễn, được các thứ tam muội như huyễn, sanh trên các cung trời như huyễn, hiện các thứ thân Phật như huyễn, họp các thứ Bồ tát, Thanh văn như huyễn, nói các thứ pháp như huyễn, độ các thứ chúng sanh như huyễn, đều do tự tâm hiện lượng, xa lìa kiến chấp có-không v.v… tiến đến cứu cánh. Tự tâm hiện lượng này ở trong vị mê, y nơi duyên khởi mà khởi các vọng tưởng, cũng mỗi thứ như huyễn như mộng, như bóng trong nắng, như trăng đáy nước, lìa các thứ có-không, cũng lìa pháp Thanh văn, Duyên giác v.v… chỉ do bất giác không thể chứng biết. Người giác được tự tâm hiện lượng hay tạo ra, hiện ra. Chính ở trên nói “Như chỗ vọng tưởng tự tánh, y nơi duyên khởi” là cứu cánh hiện lượng vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này , nói kệ rằng :

Tâm lượng thế gian …………………… Phật tử quán sát
Các thân chủng loại……………………. Lìa hành sở tác
Được sức thần thông…………………... Thành tựu tự tại


Kệ nói tâm lượng thế gian và các chủng loại thân tướng đều lìa tánh tạo tác. Bồ tát quán nơi đây liền hay ở bên trong phát lực thông thành tựu tự tại. Đây vẫn là đạt tự tánh vọng tưởng, y nơi duyên khởi, trong khoảng sát na, thức, trí chuyển biến, thể đồng mà dụng khác.
(13)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

E – CHỈ THIỆN PHÁP VÔ NGÃ CÓ BỐN TƯỚNG, PHÁP VÔ NGÃ CÓ NĂM

1) Tướng pháp không
Khi ấy đại Bồ tát Đại Huệ thỉnh hỏi Phật : Cúi mong Thế Tôn vì chúng con nói tất cả pháp không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh. Chúng con và các Bồ tát khác giác ngộ pháp không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh rồi thì sẽ lìa vọng tưởng có và không , chóng được Vô thượng Chính đẳng Chính giác ?
Thế Tôn bảo Bồ tát Đại Huệ :
Lắng nghe, lắng nghe ! Khéo suy nghĩ đó,nay sẽ vì ông rộng phân biệt nói.
Đại Huệ bạch Phật :
Thế Tôn lành thay ! Xin vâng thọ giáo.


Không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh, Thế Tôn thường lấy diệu chỉ này để hiển bày tự tánh, chẳng rơi vào có, không.

Phật bảo Đại Huệ :
- Không không tức là chỗ tự tánh vọng tưởng. Đại Huệ ! người chấp trước tự tánh vọng tưởng nói không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh. Kia lược nói bảy thứ không, nghĩa là : Tướng không, tánh tự tánh không, hành không, vô hành không, nhất thiết pháp ly ngôn thuyết không, đệ nhất nghĩa thánh trí đại không, bỉ bỉ không.


Từ nơi tự tánh vọng tưởng chỉ ra chơn không. Chơn không chẳng không, nên nói “không không” . Không không tức là chỗ tự tánh vọng tưởng, chỉ có chứng biết, không thể giải bày. Bởi chúng sanh không biết tự tánh vọng tưởng là chơn không, vọng khởi chấp trước nên nói không, nói vô sanh, nói không phải hai, nói lìa tướng tự tánh, khiến ngộ chỗ hành thánh lạc ngay trong vọng tưởng, chỉ cần lìa chấp trước, liền đó chứng biết, lại không riêng có. Trước bày ra bảy tướng không. Vô sanh, không hai, lìa tánh, so đồng với nghĩa không, đều chẳng phải bỏ vọng tưởng riêng có các nghĩa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

- Thế nào là tướng không ?
Nghĩa là tất cả tánh tự tướng, cộng tướng đều không. Quán sát vì sự triển chuyển chứa nhóm, phân biệt không tánh, tự tướng, cộng tướng chẳng sanh, tánh tự, tha, câu (chung) đều không tánh, cho nên tướng chẳng trụ. Thế nên nói tất cả tánh tướng không, là danh tướng không vậy
.

Tất cả pháp tánh không tự tướng, cộng tướng, vọng thấy có tự tướng nên có cộng tướng, vọng thấy cộng tướng nên có tự tướng. Triển chuyển đối đãi nhau, chứa nhóm mà thành, đều do phân biệt vậy. Tánh phân biệt đã rỗng thì tướng tự, tha cũng dối, tức là tướng mà không tướng, cho nên nói không tướng.

- Thế nào là tánh tự tánh không ?
Nghĩa là tánh chính mình; tự tánh chẳng sanh. Ấy gọi là tất cả pháp tánh tự tánh không, nên nói tự tánh không
.

Tất cả pháp tánh vọng thấy có-không, không phải tất cả pháp thật có tánh chính nó. Pháp thiện không có tự tánh thiện, pháp ác không có tự tánh ác. Tất cả pháp không có tự tánh tất cả pháp. Cho nên tự tánh không. Chẳng phải không tánh nói là không


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

- Thế nào là hành không ?
Nghĩa là ấm lìa ngã và ngã sở. Nhơn sở thành nên sở tạo nghiệp phương tiện sanh, ấy gọi là hành không


Nhơn sở thành là chủng tử, sở tạo nghiệp là hiện hạnh. Đây là sở do các ấm sanh khởi. Mê tâm làm thức thì chủng tử, hiện hạnh lẫn huân , tâm vương, tâm sở xen nhau vọng khởi, không ngã, ngã sở nên không.

Đại Huệ ! tức cái hành không như thế ấy triển chuyển duyên khởi , tự tánh không tánh , ấy gọi là vô hành không.

Các ấm hành xứ đương thể toàn không, tức là Niết bàn. Nhơn nơi không mà nói ấm, nhơn nơi ấm mà nói không, triển chuyển duyên khởi, đều không có tự tánh. Không ấm không không nên nói không hành không.

- Thế nào là “Nhất thiết pháp ly ngôn thuyết không”?
Nghĩa là tự tánh vọng tưởng vì không có ngôn thuyết, nên tất cả pháp lìa ngôn thuyết. Ấy gọi là nhất thiết pháp ly ngôn thuyết không
.

Tự tánh vọng tưởng tức chẳng phải tự tánh vọng tưởng, chẳng phải ngoài tự tánh vọng tưởng lại có ngôn thuyết. Cho nên biết tất cả pháp đều lìa ngôn thuyết.

- Thế nào là nhất thiết pháp đệ nhất nghĩa thánh trí đại không ?
Nghĩa là người được tự giác thánh trí thì tất cả lỗi tập khí kiến chấp không, ấy gọi là nhất thiết pháp đệ nhất nghĩa thánh trí đại không
.

Tự giác thánh trí vốn lìa các kiến chấp lỗi lầm về có và không. Nơi đây chứng biết thì tất cả chỗ, tất cả thời, tất cả việc thành đệ nhất nghĩa, ấy là đệ nhất nghĩa đại không.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

- Thế nào là bỉ bỉ không ?
Nghĩa là đối với kia không có cái không kia, ấy gọi là bỉ bỉ không.
Đại Huệ ! thí như nhà Lộc tử mẫu không có voi, ngựa, trâu, dê… Chẳng phải không chúng tỳ kheo, mà nói kia không. Chẳng phải nhà nhà tánh không, cũng chẳng phải tỳ kheo tỳ kheo tánh không, chẳng phải chỗ khác không voi ngựa. Ấy gọi là tất cả pháp tự tướng. Kia nơi kia không kia, ấy gọi là bỉ bỉ không.
Đây gọi là bảy thứ không . Cái bỉ bỉ không là cái rất thô, ông phải xa lìa
.

Nơi kia không đây, nơi đây không kia, nên nói bỉ bỉ không. Như nhà Lộc tử mẫu không voi, ngựa, trâu, dê chẳng phải không chúng tỳ kheo mà nói kia không, đây nghĩa là bỉ bỉ không.
Song nhà Lộc tử mẫu tuy không voi ngựa trâu dê mà chẳng phải không chúng tỳ kheo. Như nhà chẳng phải không tự tánh nhà, tỳ kheo chẳng phải không tự tánh tỳ kheo. Nhà Lộc tử mẫu không voi ngựa, cũng chẳng phải chỗ khác không voi ngựa.
Đây là tất cả pháp không tha tướng, chẳng phải không tự tướng. Cho nên bỉ bỉ không rất thô, vô nghĩa, nên phải xa lìa. Nghĩa là ngoại đạo chấp không chẳng giống chánh pháp của ta có sáu nghĩa không. Ngay nơi đó liền lìa tất cả tập khí, kiến chấp có- không , là không có tha tánh, chẳng phải không tự tánh.

(nhà Lộc tử mẫu là nơi có tỳ kheo thường đến )


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

2) Tướng vô sanh
Đại Huệ ! Chẳng tự sanh, chẳng phải chẳng sanh. Trừ người trụ tam muội, ấy gọi là vô sanh
.

Chẳng tự sanh là tự thể vốn vô sanh tánh.
Chẳng phải chẳng sanh là nhơn duyên hội ngộ in tuồng sanh tương tục, mê tỉnh chưa hết, không thể nói không, thể vọng vốn rỗng thì sanh cũng chẳng phải có.
Nên nói “pháp nhơn duyên sanh ra, ta nói tức là không”.
Đây tên vô sanh, chẳng phải trụ tam muội mà nói vô sanh.

3) Lìa tướng tự tánh
Lìa tự tánh tức là vô sanh. Lìa tự tánh thì sát na tương tục lưu trú, và dị tánh hiện. Tất cả tánh lìa tự tánh, thế nên tất cả tánh ly tự tánh
.

Lìa tự tánh là mật chỉ vô sanh, cho nên lại nói tức là vô sanh. Chỉ không tự tánh thì chính khi sanh là chẳng sanh. Tuy tương tục lưu trú mà sát na chẳng dừng, tướng biến dị hiện, nên biết tất cả tánh lìa tự tánh.
(Không tự tánh tức là do nhân duyên hòa hợp sanh, nên nói vô sanh.
Sát na chẳng dừng nên không thật
Biến dị nghĩa là đổi khác tức không có tướng riêng, tức vô ngã hay vô tánh, hay lìa tướng tự tánh
)

4) Không hai tướng
Thế nào là không hai ? Nghĩa là tất cả các pháp như lạnh-nóng, dài-ngắn, đen-trắng v.v… Đại Huệ ! Tất cả các pháp đều không hai , chẳng phải đây Niết bàn, kia sanh tử, chẳng phải đây sanh tử, kia Niết bàn, vì tướng khác, nhơn khác mà có tánh, ấy gọi là không hai. Như Niết bàn - sanh tử, tất cả pháp cũng như thế. Thế nên không, vô sanh, không hai lìa tướng tự tánh, nên phải tu học
.

Nói là hai, như lạnh và nóng khác nhau, dài và ngắn khác nhau, đen cùng trắng khác nhau, nên nói tướng khác nhơn khác. Song tướng chẳng phải hai tướng, nhơn chẳng phải hai nhơn, ấy gọi là không hai. Cho nên ngoài Niết bàn không có sanh tử, ngoài sanh tử không Niết bàn. Sanh tử - Niết bàn tướng khác, sanh tử - Niết bàn nhơn khác. Nhưng tướng chẳng hai tướng, nhơn chẳng hai nhơn, nên nói nhơn khác tướng khác là có tánh. Mê giác là nhơn, chơn vọng thành tướng. Mê này giác này, vọng này chơn này dường như thấy có khác, mà không hai thể. Tất cả pháp cũng lại như thế.
(Mê giác là nguyên nhơn để vọng thấy chơn có tướng )


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

5) Kết bốn tướng vào tất cả kinh điển
Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nói kệ rằng
Ta thường nói pháp không …………...... Xa lìa nơi đoạn thường
Sanh tử như huyễn mộng………………. Mà nghiệp kia chẳng hoại
Hư không và Niết Bàn…………………… Diệt định hai cũng thế
Ngu phu khởi vọng tưởng………………. Chư thánh lìa có không

Như Lai nói ra pháp không là nói tự tánh vọng tưởng chơn không. Tự tánh vọng tưởng chơn không siêu việt đoạn thường, ở trong sanh tử trọn như mộng huyễn. Trong mộng huyễn không có tướng hoại cùng chẳng hoại. Nói có nghiệp hoại, vẫn thuộc về kiến chấp có không. Tự tánh chơn không như ba thứ vô vi, chóng lìa có không, chẳng mắc các lỗi lầm. Cho nên chẳng đồng vơi ngu phu chạy theo vọng tưởng bất giác chấp trước..

Thế Tôn lại bảo đại Bồ tát Đại Huệ rằng
Này, Đại Huệ ! Không, vô sanh, không hai lìa tướng tự tánh khắp vào tất cả kinh điển chư Phật. Phàm có kinh đều nói nghĩa này. Vì các kinh điển thảy tùy theo tâm hy vọng của chúng sanh, vì họ phân biệt nói hiển bày nghĩa ấy, Ví như một con nai khát nước, tưởng nước rồi làm mê lầm cả bày nai. Nai ở nơi tướng kia chấp trước thật nước, mà nơi kia không nước. Như thế tất cả kinh điển nói ra các pháp vì khiến kẻ ngu phát hoan hỷ , chẳng phải thật thánh trí ở nơi ngôn thuyết. Thế nên phải y nơi nghĩa, chớ chấp ngôn thuyết
.

Đây lại kết nói vì tự tánh vọng tưởng chấp trước nên nói không, vô sanh, không hai, lìa tướng tự tánh. Nếu hay chứng biết tự tánh vọng tưởng, liền lìa chấp trước, ngay nơi đó lặng lẽ. Thế mới biết: không, vô sanh, không hai, lìa tự tánh vẫn là tột chỉ ra chủ yếu, mà chẳng phải hiển bày thẳng đệ nhất nghĩa. Cho nên nói, các kinh điển tùy tâm hy vọng của chúng sinh, hiển bày nghĩa kia, mà chẳng phải chơn thật ở nơi ngôn thuyết. Hiển bày nghĩa kia là do ngữ mà vào nghĩa, như ngọn đèn soi sự vật, mà chẳng phải chơn thật ở lời nói. Cho nên không thể y ngữ mà nhận nghĩa. Đây là nói phải y nơi nghĩa chớ y nơi ngôn thuyết.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách