THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

280 – TỐ PHẬN

Hạt Đường Viễn hòa thượng nói với nói với ngài Hoặc Am:
Tài khí người ta, tự nó đã có lớn nhỏ rồi, và không thể do giáo hóa mà được. Tờ giấy nhỏ không thể gói được vật lớn. Giây ngắn không thể múc nước từ dưới giếng sâu lên được. Chim cú ban đêm, mắt nó có thể tìm bắt được con bọ chét, xét được sợi lông tơ mùa thu, mà ban ngày dù nó có dương mắt lên cũng không thấy được gò, núi. Vì chúng đã có sự phân định từ lúc sinh thành rồi.
Xưa kia ngài Tỉnh Nam Đường (Đại Tùy, Nam Đường, Nguyễn Tĩnh thiền sư ở Bành Châu. Ngaifcon nhà đại nho, Triệu Ước Trọng ở Lãng Châu. Ngài nối pháp Ngũ Tổ Diễn thiền sư) mong mỏi truyền đạo pháp của phái Đông Sơn. Ngài là người thông minh, hiểu suốt ý chỉ u áo, thâm thiết rõ ràng. Nhưng đến khi ngài ứng thế trụ trì, thì đến nơi nào ngài cũng không thể chấn hưng nổi. Một hôm khi Viên Ngộ tiên sư trở về đất Thục cùng với Giác Phạm hòa thượng, ghé thăm chùa Đại Tùy. Các ngài thấy ngài Tĩnh Nam Đường điều khiển công việc một cách đại khái, vội vàng, sơ sót và hàng trăm việc của tùng lâm đều hủy bỏ. Tiên sư hoàn toàn không hỏi gì, Nhưng khi về đến nửa đường, ngài Giác Phạm nói với Viên Ngộ tiên sư : “Ngài Tĩnh Nam Đường và ngài là bạn đạo, cùng tham học với nhau, sao ngài không có một lời khai đạo, khuyến tiến nào vậy ?” Tiên sư nói :”Ra đời lĩnh chúng, cần phải có pháp lệnh làm trước. Ban hành pháp lệnh do tại trí năng. Có trí năng hay không có trí năng là do tố phận của mỗi người, làm sao giáo hóa được”. Ngài Giác Phạm gật đầu.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

281 – CHÍNH

Ngài Hạt Đường nói :
Người học đạo trước tiên phải chính tâm, sau mới có thể chính mình và chính người. Tâm mình đã chính thì muôn vật an định. Tôi chưa thấy tâm ai đã chế ngự được mà thân còn loạn động. Giáo pháp của Phật Tổ dậy từ trong ra ngoài, từ gần đến xa. Thanh sắc mê hoặc bên ngoài là bệnh của tứ chi. Vọng tình phát khởi ở trong là bệnh của tâm phúc. Tôi chưa thấy ai tâm chính mà không chế trị được vật, thân chính mà không giáo hóa được người. Vì nhất tâm là cội gốc, vạn vật là cành lá. Cội gốc chắc mạnh thì cành lá tốt tươi Cội gốc khô héo thì cành lá gẫy non. Người khéo học đạo, trước trị trong để chống ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên hướng dẫn người cốt ở chỗ có tâm thanh tịnh. Muốn chính người trước hết phải chính mình. Tâm đã chính, mình đã sửa, mà vạn vật không theo sự giáo hóa của mình, thì việc ấy chưa có vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

282 – CÓ THỜI

Giản Đường Cơ hòa thượng (Giản Đường, Hành Cơ thiền sư ở chùa Quốc Thanh, Ngài họ Dương ở Thai Châu. Ngài nối pháp Hộ Quốc, Cảnh Nguyên thiền sư) trụ trì chùa Quản Sơn, thuộc huyện Bà Dương, Nhiêu Châu. Ngài ở đây gần hai mươi năm, ăn cơm gạo nếp với rau lê, ngài tuyệt nhiên không có ý tưởng về sự vinh đạt. Ngài thường xuống núi. Một hôm trên đường đi, ngài nghe thấy bên đường có tiếng khóc thảm thiết, ngài động lòng thương, đến hỏi. Họ đáp : cả nhà bị bệnh hàn, chết mất hai người, nhà nghèo quá, không có tiền sắm đồ liễm-táng. Ngài vội tới chợ, mua áo quan chôn cất cho họ. Các người trong làng đều cảm phục công đức ngài.
Thị Lang, Lý công nói với các sĩ đại phu: Trong làng tôi có Giản Đường Cơ lão sư, là vị Tăng sĩ có đạo đức, lại có lòng từ huệ, thương người. Nhưng chùa Quản Sơn nhỏ quá, không hiểu ngài ở đó có lâu không ? Ông liền họp các ông :Khu Mật (Đô sát viện) là Uông Minh Viễn, các vị Tuần phủ các huyện, viết thư đến quan Quận thú Cửu Giang là Lâm công Thúc Đạt, thỉnh ngài về trụ trì chùa Viên Thông, vì chùa này còn thiếu vị pháp chủ. Ngài Giản Đường thuận, và nói “Đây là nơi thực hành đạo pháp của tôi” Ngài vui vẻ nhận chức trụ trì và lên tòa thuyết pháp. Ngài nói :

Viên Thông bất khai sinh dược phố
Đơn đơn chỉ mãi tử miêu đầu (1)
Bất tri ná cá vô tư toán
Khiết trước thông thân lãnh hãn lưu.

Dịch
Thuốc sống Viên Thông chẳng mở mang
Đầu mèo chết bán mãi ai màng,
Nó đâu phải thứ suy lường được
Nhá tới mồ hôi lạnh toát tràn.

Tất cả Tăng, tục nơi đây nghe ngài nói bài pháp này, ai cũng đều kinh lạ. Pháp tịch do đây vang dội.

GHI CHÚ
(1) Xưa có vị Tăng hỏi ngài Tào Sơn
- Vật gì quí giá nhất trên thế gian này ?
Ngài Tào Sơn đáp :
- Đầu mèo chết .
Nhân đó ngài Đan Hà làm bài tụng rằng :

Tanh tao hồng lạn bất kham văn
Động xứ khinh khinh huyết hãn thân
Hà sự liễu vô nhân trước giá
Vị y bất thị thế gian trân

Dịch
Tanh tao thúi rữa, ngửi làm sao
Huyết lạnh đầy thân rỉ rỉ trào
Duyên cớ sao người không đặt giá?
Với đời giá trị đáng là bao !


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

283 – ĐỒNG ĐẠO

Ngài Giản Đường nói :
Người xưa tu thân trị tâm, thì cùng với mọi người cùng làm sáng đạo ấy; Hưng sự, lập nghiệp thì cùng với mọi người cùng hiển lộ công ấy. Đạo thành, công tỏ thì cùng với mọi người cùng nêu rõ danh ấy. Vì vậy đạo đều sáng, công đều thành và danh đều vinh.
Người đời nay không thế. Họ chuyên làm cái đạo vị kỷ, chỉ sợ người hơn mình. Họ không biết theo điều thiện, không biết làm việc nghĩa, vì họ tự cho là xa rộng hơn người. Họ chuyên lập công cho mình, không muốn người có công và không biết dùng người hiền năng. Vì họ tự cho họ là lớn hơn người. Họ chuyên tạo danh cho mình, không muốn có danh chung với mọi người và không biết khiêm nhường ánh quang minh nơi mình để hướng dẫn người, vì họ tự cho là họ thông đạt hơn người. Cho nên đạo không thể tránh được sự che lấp, công không thể tránh được sự tổn hại và danh không thể tránh được sự nhục nhã. Đó là sự phân biệt lớn lao giữa những người học xưa và nay vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

284 – ĐẠI NGHIỆP

Ngài Giản Đường nói :
Học đạo cũng như người trồng cây. Cây vừa tốt đã chặt, chỉ có thể làm củi đun. Cây sắp lớn đã chặt, chỉ có thể làm rui mè. Cây hơi mạnh đã chặt, chỉ có thể làm kèo, cột. Cây lớn, già mới chặt, thì làm được rường nóc. Như thế há không phải dụng công nhiều mà được lợi lớn chăng !
Cho nên cổ nhân chỉ thấy đạo rộng lớn, mà không hẹp hòi, chỉ lập chí sâu xa mà không thiển cận, chỉ lập ngôn cao trọng mà không ty tiểu. Mặc dù có những lúc bị lận đận, khốn cùng vì đói rét, hay bỏ xác nơi gò, hang.Thân xác mất đi nhưng để lại đạo phong, công liệt suốt trăm ngàn năm không mất và người đời sau còn lấy đó làm pháp tắc lưu truyền.
Giá sử, nếu thấy đạo một cách nhỏ hẹp để tạm dung thân, lập chí thiển cận để cầu hợp ý người, lập ngôn ty tiểu để phụng sự quyền thế, thì sự lợi ích ấy chỉ vinh hiển cho một mình, làm sao còn có những ân huệ phổ cập cho đời sau được !


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

285 – TƯƠNG ĐẦU

Vào tháng tư năm thứ năm niên hiệu Thuần Hy, ngài Giản Đường từ Cảnh Tỉnh Nham núi Thiên Thai, trở lại chùa Ấn tỉnh. Ông Ngô Công Phí xưa làm Cấp sự đang ẩn dật, dưỡng lão ở Hưu Hưu Đường. Ông họa theo thơ của Đào Uyên Minh để tiễn chân ngài Giản Đường, gồm mười ba thiên như sau :

1)
Ngã Tự qui lâm hạ………………………. Dĩ dữ thế tương sơ
Lại hữu thiện tri thức……………………. Thời năng quá ngã lư
*Bạn ngã thuyết đạo thoại………………. Ái ngã độc Phật thư
Ký vi nham thượng khứ………………… Ngã diệt vỉ cao xa
Tiện dục triển ngã bát…………………… Tùy sư đồng phạn sơ
Thoát thử trần tục lụy…………………… Trường dữ nham thach cư
Thử nham cố cao hỷ …………………… Trác xuất sơn hải đồ
Nhược tỷ ngô sư cao…………………… ThỬ nham hoàn bất hư

Dịch
Từ khi về dưới rừng …………………… Tôi với đời cùng xa
May có thiên tri thức……………………. Thời thường vẫn qua nhà
*Mến tôi đọc sách Phật…………………. Nói chuyện đạo bao la
Khi trở về động cũ ………………………. Tôi cùng theo chân qua
*Cơm chay cùng thụ dụng………………. Thêm ý vị đậm đà
Thoát khỏi vòng tục lụy…………………. Hang này mãi cùng ta
Hang cao, cao cao thật ………………… Hơn bức tranh sơn hà
So sánh đạo sư cao ……………………. Thì đây còn kém xa.

2)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

2)
Ngã sinh sơn quật lý ………………….. Tứ diện thị sàn nhan
Hữu nham hiệu Cảnh Tỉnh……………. Dục đáo tri kỷ niên
Kim thủy tín kỳ tuyệt……………………. Nhất lâm tiểu chúng san
Cánh đắc sư vi chủ……………………. Nhị diệu vị dị ngôn

Dịch
Tôi sinh hoạt trong động……………….. Bốn mặt núi sàn sàn
Kia gọi Cảnh Tỉnh nham………………. Mong thăm, mấy tuổi tròn
Nay xem qua kỳ tuyệt………………….. Núi nhỏ cũng triều tôn
Thêm được sư làm chủ ……………….. Cảnh, người đẹp gì hơn.

3)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

3)
Ngã gia hồ sơn thượng………………… Xúc mục thị lâm khâu
Nhược tỷ tư sơn tú …………………….. Bồi lâu cố nan trù
Vân sơn thiên lý kiến …………………... Tuyền thạch tứ thời lưu
Ngã kim tài nhất đáo …………………… Dĩ thắng ngũ hồ du.

Dịch
Nhà tôi trên hồ sơn……………………… Trước mặt rừng san sát
Cảnh đẹp núi hang này…………………. Bên tôi vào hạng chót
Mây núi ngàn dăm xa……………………. Suối đá bốn mùa rót
Mới tới lần này đây ……………………… Hơn đi năm hồ khác.

4)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

4)
Ngã niên thất thập ngũ …………………. Mộc mạc quải tàn dương
Túng sử thân vị thệ …………………….. Diệc năng khởi cửu trường
Thượng ký lâm gian trụ………………… Dữ sư cộng mạt quang
Cô vân nga tạm xuất …………………… Viễn cận hải thương hoàng

Dịch
Tôi đã bảy mươi lăm ……………………. Tàn dương treo ngọn cỏ
Thân tuy chưa mất hẳn ………………… Ngày tháng bao lâu nữa
Lâm hạ tùy sư ở ………………………… Bóng sau cùng cho bõ
Cô vân tạm vụt bay……………………… Đây đó đều bỡ ngỡ.

5)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

5)
Ái sơn đoan hữu tố …………………….. Câu tục diệt khả lân
Tạc thủ Đương Đồ quận………………... Bất thức ẩn tĩnh san
Tiện sư lại hựu khứ …………………….. Quí ngã phục hà ngôn
Thượng kỳ vô cửu vãng………………… Qui Tống ngã tàn niên

Dịch
Thích núi là tố phận…………………….. Tục tình cũng đáng thương
Xưa coi Đương Đồ quận……………….. Đâu biết tĩnh sơn hương
Khen ngợi sự đi lại……………………… Thẹn thùng nghĩ vấn vương
Mong đừng đi lâu lắm………………….. Ai tống buổi tàn dương.

6)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

6)
Sư tâm như tử khôi……………………… Hình diệt như khao mộc
Hồ vi nạp tử qui ?………………………. Tự hưởng đáp không cốc
Cố ngã trần cấu thân,…………………… Chính đãi đề hồ dục
Cánh nguyện trương Phật đăng……….. Vị ngã đại minh chúc.

Dịch
Tâm sư như tro lạnh……………………. Hình dáng như cây khô
Tăng sĩ đều qui hướng………………… Hang không, vang ứng vô
Nhìn thân đầy trần cấu ………………… Mong tắm nước đề hồ
Sư thắp đèn tuệ Phật …………………… Rọi tâm tôi tối mờ.

7)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

7)
Phù sơ nham thượng thụ ……………… Nhập hạ tổng thành âm
Kỷ niên kinh cức địa …………………… Nhất đán thành tùng lâm
Ngã phương dữ nạp tử ………………… Cộng thính hải triều âm
Nhân sinh đa tụ tán ……………………. Ly biệt hốt kinh tâm

Dịch
Cây trên hang thưa thớt ……………….. Vào hạ bóng xanh rờn
Gai góc bao năm rậm…………………… Tùng lâm ngày lớn hơn.
Tôi, Tăng sĩ ham nghe ………………… Tiếng hải triều vang rộn
Kiếp sống nhiều tụ tán …………………. Biệt ly bỗng kinh hồn


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách