Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
Hình đại diện của người dùng
neo_prog
Bài viết: 61
Ngày: 29/10/10 07:12
Giới tính: Nam

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi neo_prog »

Mình đang học và thực hành ứng dụng 5 món ăn chơi : Vô Thường , Vô Ngã , Không tính ,Thiền quán , Trung quán . Có lẽ đời này sẽ chỉ học và thực hành ứng dụng 5 món này vào cuộc sống sao cho nhuần nhuyễn thôi . Cao hơn nữa thì chưa dám đặt chân vào vì tự hiểu khả năng của bản thân :D
Giữ giới thì 4 giới : không sát hại , không tà dâm , không trộm cắp , không dùng chất kích thích . Giới lừa lọc vẫn dùng để tự bảo vệ , tránh cho bản thân phạm vào 4 giới kia . Để thực hành Giải Thoát 1 cách tự do , an tâm thì không nên vướng vào các quan niệm " sống là phải quân tử " của Khổng Tử gì gì đó , vì bây giờ lắm kẻ rảnh hơi thích đi phá hoại . Ta có thể chống trả lại nhưng đâu thể nào ngồi đó chống trả hết đứa này đến đứa khác đâu :D . Chắc đến kiếp sống sau phải cắn răng chịu đựng vì cái tội lừa lọc , chơi giấu diếm ở kiếp sống này thôi :D Mà cũng chả sao , từng bước đi vững chắc , có tiến bộ , luôn tự do , thoải mái , an tâm là tuyệt nhất rồi :x :x :x


Nguyện đem cái Ta ngu ngốc này và những cái của Ta ngu ngốc kia làm công cụ thực hành cả 1 đời này :)
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Người xưa đa số hiếu kính đạo đức nên vừa xâm nhập Phật Pháp thì thành tựu ngay .

Người nay bất hiếu bất kính vô nhân đạo xâm nhập Phật Pháp lại biến thành chất độc .

Ví như rễ cây vốn đã độc dù tưới nước bón phân ra sao cũng ra trái độc .

Mình cũng từng là kẻ bất hiếu với cha mẹ nhưng luôn luôn thao thao bất tuyệt giảng giáo lý cho mọi người nghe ...càng ngày mình càng trở nên tự cao tự đại xem cha mẹ anh em và tất cả mọi người không ra gì cả ... đến mãi khi nghe được Đệ Tử Quy mình mới biết bấy lâu nay mình hoàn toàn chưa làm được một con người trong khi ngày nào cũng nghe pháp đọc sách . Mình nhận thấy có nhiều người tu hành có thể thông hiểu rất nhiều kinh tạng như một bậc đại thông gia nhưng hành vi cử chỉ thì sát đất ... đây là bệnh nặng thời Mạt Pháp nên anh nguyenlinhtam đã ra sức khôi phục lại gốc rễ , một khi gốc rễ được cắm sâu thì đạo sẽ sanh . Mình chưa từng thấy một vị Tổ nào lại có thể bất hiếu bất kính bất nhân bất nghĩa mà thành Tổ bao giờ .Chính vì vậy Tam Phước , Lục Hòa , Tam Học , Lục Độ , Thập Nguyện là thuốc cứu kẻ phàm phu ác thành người hiền , cứu kẻ hiền thành thánh nhân , giúp Thánh nhân mau thành đạo quả ...

Tất cả những gì lợi lạc cho chúng sinh thì mình xin hoan hỷ tán thán mãi mãi !


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Mình xin được nói thêm là không thể nào đem Tứ Đế hay Thập Nhị Nhân Duyên ra giảng cho mấy người bán cá bán thịt , những kẻ tú bà , kẻ cùng hung cực ác , kẻ đâm thuê chém mướn , kẻ buôn bán đồ nhậu ... Cho nên Ấn Tổ vì những người này và các hạng phàm phu tầm thường như chúng sanh trong thời Mạt mà dạy học những sách dễ hiểu dễ hành . Nếu mang lại lợi ích cho số đông chúng sanh khiến họ ngăn ác làm lành mặc dù chưa rốt ráo thành Phật giải thoát luân hồi nhưng ít ra cũng tránh gây tạo thêm ác nghiệp , rồi từ đó họ lại tiến lên học Tứ Đế , 12 nhân duyên , niệm Phật vãng sanh .

kinhle kinhle kinhle


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Thiệnthông
Bài viết: 240
Ngày: 16/10/08 14:55
Giới tính: Nam
Đến từ: USA
Nghề nghiệp: www.phatam.com

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi Thiệnthông »

A Di Đà Phật

Bất cứ người nào tu theo Pháp Môn Tịnh Độ cần phải có Tín, Nguyện, Hạnh mới đủ điều kiện vãng sanh Cực Lạc được. Thiện Thông đã đề cập Tín, Nguyện, Hạnh như thế nào trong bài viết "Khuyên Tu Pháp Môn Tịnh Độ" của mình rồi. (http://www.quangduc.com/tinhdo/279tinhdo.html)

Ở đây Thiện Thông chỉ chia sẽ cách tu hành của mình mà không đề cập nhiều tới Tín, Nguyện, Hạnh.
Trước khi chia sẽ những cách tu của mình, Thiện Thông cần phải nói sơ về quá khứ của mình.

Trước đây, Thiện Thông đã có nhiều thời gian tìm hiểu về Phật Pháp, đọc Kinh Sách rất nhiều và đã chọn tu theo Pháp Môn Tịnh Độ. Nhưng khi vào tu theo Pháp Môn Tịnh Độ không dễ chút nào, vì phàm phu mình còn nhiều nghiệp chướng, phiền não chướng.
Tâm mình như con vượn (không chịu yên định một chỗ) và ý mình như con ngựa (cứ suy nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác) như Phật đã dạy, bởi vậy rất khó cho phàm phu mình chịu ngồi yên niệm Phật hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày. Thiện Thông đã từng niệm Phật hàng giờ đồng hồ mỗi ngày trong nhiều tháng. Chỉ tinh tấn được trong khoảng thời gian nào đó thôi. Sau đó, do nghiệp chướng và phiền não chướng nên Thiện Thông khó tiếp tục niệm Phật hàng giờ như trước nữa. Thiện Thông biết có nhiều người chỉ chuyên niệm A Di Đà Phật mỗi ngày thôi, không kiêm thêm tu gì khác. Nhưng đó chỉ là thiểu số và thường những người lớn tuổi mới làm được. Nếu chỉ trì A Di Đà Phật thôi, đối với người trẻ tuổi như Thiện Thông cả một vấn đề. Thiện Thông đã bỏ ra nhiều thời gian tìm phương pháp tu hành để mình tinh tấn tu hành. Thiện Thông đã gặp Thầy Giác Nhàn (mà Thầy Giác Nhàn tu theo Pháp Sư Tịnh Không), gặp Kinh Vô Lượng Thọ, đọc Kinh Niệm Phật Ba La Mật.

Sau đó, Thiện Thông tu theo Pháp Môn Tịnh Độ qua những lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni và Phổ Hiền Đại Bồ Tát.

Chánh Hạnh của Thiện Thông là chuyên trì niệm A Di Đà Phật thường mỗi ngày

Còn Trợ Hạnh Chính của Thiện Thông (thường làm mỗi ngày) là: trì chú vãng sanh thường mỗi ngày 126 lần, thọ trì đọc tụng Kinh A Di Đà (1 lần) thường mỗi ngày, lạy Phật A Di Đà thường mỗi ngày 240 lần (vừa lạy Phật A Di Đà vừa trì A Di Đà Phật)
Trợ Hạnh Phụ (không nhất định làm thường mỗi ngày) là: phóng sanh ở nơi mình ở thường mỗi tuần, gởi tiền phóng sanh, trường chay, đọc đi đọc lại Kinh Vô Lượng Thọ (nếu đọc tới đâu làm dấu tới đó, đọc hết Kinh rồi đọc đi đọc lại hoài), nghe Pháp (chủ yếu nghe Thầy giảng về Tịnh Độ, hay nghe Thầy tu Tịnh Độ giảng. Ví dụ như: Pháp Sư Tịnh Không...), ấn tống Kinh Sách, băng đĩa ở Chùa Hoằng Pháp và Chùa Thầy Thích Giác Nhàn, quán chiếu, chở người khác đi tu niệm Phật, tham dự khóa tu niệm Phật ở Chùa, bố thí cúng dường, phản quang tự kỷ...

Chú Ý: Thiện Thông không lấy trì chú vãng sanh làm Chánh hạnh. Sở dĩ, Thiện Thông trì chú vãng sanh vì Thiện Thông làm theo lời dạy của Phổ Hiền Đại Bồ Tát trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật (Phẩm Thứ Bảy: Khuyến Phát Niệm Phật Và Đọc Tụng Chơn Ngôn, http://www.tangthuphathoc.com/kinh/knpblm-01.htm). Trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Phổ Hiền Đại Bồ Tát dạy:
Lúc bấy giờ, ngài Phổ-Hiền Đại Bồ-Tát bạch Phật rằng:

- Thưa Thế-Tôn, con nay vì thương tưởng chúng sanh nơi thời Mạt pháp, khi ấy kiếp giảm, thọ mạng ngắn, phước đức kém thiếu, loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành rất ít. Con sẽ ban cho người niệm Phật thần chú Đà-ra-ni nầy, để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng trừ sạch phiền não, được mau chóng sanh về Cực-Lạc. Gọi là Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà-ra-ni (hay còn gọi là Chú Vãng Sanh hoặc Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn). Liền nói thần chú:

- Nam mô a di đa bà dạ, đá tha già đá dạ, đá địa dạ tha, a di lị đô bà tỳ, a di lị đá tất đam bà tỳ, a di lị đá tỳ ca lan đế, a di lị đá, tỳ ca lan đá, già di nhị, già già na, chỉ đá ca lệ sa bà ha.

Người niệm Phật phải giữ giới, ăn chay, thân khẩu ý đều phải thanh khiết. Ngày đêm sáu thời (lần), mỗi thời tụng hai mươi mốt biến (lần). Như vậy, diệt được các tội: Tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác, và hủy báng Chánh pháp. Thường được đức Phật A-Di-Đà hiện trên đỉnh đầu. Hiện đời an ổn, phước lạc. Hơi thở cuối cùng, được tùy nguyện mà vãng sanh Cực-Lạc. Hoặc tụng đến ba chục muôn biến, liền thấy Phật ngay trước mặt mình.

Thiện Thông tuy không trì chú vãng sanh 6 lần, mỗi lần 21 lần mỗi ngày. Mà Thiện Thông mỗi ngày chia ra, sáng thức dậy, trì chú vãng sanh 3 lần, mỗi lần 21 lần (tương đương khoảng 15 phút), trước khi đi ngủ trì chú vãng sanh 3 lần, mỗi lần 21 lần. Tổng cộng thường mỗi ngày, Thiện Thông trì chú vãng sanh 126 lần (tương đương khoảng nửa tiếng). Như vậy Thiện Thông cũng trì chú vãng sanh đủ số lần mỗi ngày như Phổ Hiền Bồ Tát dạy (6 x 21 = 126 lần). Công nhận trì chú vãng sanh thường mỗi ngày 126 lần, hỗ trợ sự tu hành mình rất nhiều và làm tâm mình định lại và dễ chuyên trì niệm A Di Đà Phật nhiều, đó là kinh nghiệm của Thiện Thông.

Trên là cách tu hành theo Pháp Môn Tịnh Độ của Thiện Thông. Tùy theo căn cơ, trình độ, tâm thức cũng như hoàn cảnh của mỗi người mà có phương pháp tu hành khác nhau trong khi tu theo Pháp Môn Tịnh Độ. Ví dụ có người chuyên trì niệm A Di Đà Phật, tụng Kinh Vô Lượng Thọ (hay Kinh A Di Đà), 2 lần mỗi ngày và lạy Phật A Di Đà, có người có Tín, Nguyện và chuyên trì niệm A Di Đà Phật mỗi ngày giữ không thay đổi... Bởi vậy tùy theo cá nhân mỗi người mà có cách tu hành giống nhau hoặc khác nhau trong khi tu theo pháp môn Tịnh Độ.

Nếu đạo hữu nào muốn tu theo Chánh Hạnh và Trợ Hạnh giống như Thiện Thông được cũng tốt, vì Thiện Thông tu theo những lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni và Phổ Hiền Đại Bồ Tát.

Kết luận: Mình tu hành phải nên Phước Huệ song tu hay nói cách khác mình tu hành phải nên có Chánh Hạnh và Trợ Hạnh thì sự tu hành mình đỡ bị chướng ngại. Nếu có trì chú vãng sanh thường mỗi ngày 126 lần càng tốt (như Phổ Hiền Bồ Tát dạy) vì chú có năng lực hỗ trợ cho sự tu hành và tâm của mình rất nhiều. Đạo hữu đã đọc nhiều điều lợi ích của trì chú vãng sanh trên như thế nào rồi, thì biết trì chú vãng sanh cũng là Tha Lực giúp mình trên đường tu hành. Bởi vậy mình tu hành nên nương vào Tự Lực Và Tha Lực. Còn những người tu hành mà chỉ nương vào Tự Lực thì đó là hạng Đại Căn Đại Trí, thì mình không bàn tới. Mình nên nghĩ mình là phàm phu sanh thời mạt pháp này, nghiệp dày phước mỏng nên mình tu hành phải có Phước Huệ song tu (Chánh Hạnh và Trợ Hạnh), và mình tu hành nương vào Tự Lực và Tha Lực thì sự tu hành mình dễ tiến và mình dễ vãng sanh Cực Lạc sau khi bỏ báo thân này.

Kính chúc tất cả đạo hữu mãi mãi Phước Huệ Song Tu, nương vào Tự Lực và Tha Lực, sớm thành tựu quả vị Phật.

A Di Đà Phật
Thiện Thông


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Thiệnthông đã viết:Trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Phổ Hiền Đại Bồ Tát dạy: Lúc bấy giờ, ngài Phổ-Hiền Đại Bồ-Tát bạch Phật rằng: - Thưa Thế-Tôn, con nay vì thương tưởng chúng sanh nơi thời Mạt pháp, khi ấy kiếp giảm, thọ mạng ngắn, phước đức kém thiếu, loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành rất ít. Con sẽ ban cho người niệm Phật thần chú Đà-ra-ni nầy, để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng trừ sạch phiền não, được mau chóng sanh về Cực-Lạc. Gọi là Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà-ra-ni (hay còn gọi là Chú Vãng Sanh hoặc Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn). Liền nói thần chú: - Nam mô a di đa bà dạ, đá tha già đá dạ, đá địa dạ tha, a di lị đô bà tỳ, a di lị đá tất đam bà tỳ, a di lị đá tỳ ca lan đế, a di lị đá, tỳ ca lan đá, già di nhị, già già na, chỉ đá ca lệ sa bà ha. Người niệm Phật phải giữ giới, ăn chay, thân khẩu ý đều phải thanh khiết. Ngày đêm sáu thời (lần), mỗi thời tụng hai mươi mốt biến (lần). Như vậy, diệt được các tội: Tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác, và hủy báng Chánh pháp. Thường được đức Phật A-Di-Đà hiện trên đỉnh đầu. Hiện đời an ổn, phước lạc. Hơi thở cuối cùng, được tùy nguyện mà vãng sanh Cực-Lạc. Hoặc tụng đến ba chục muôn biến, liền thấy Phật ngay trước mặt mình.
nguynlinhtam muốn nói với ĐH điều này:
nguynlinhtam xem tác phẩm Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm Pháp Sự Toàn Tập ở trang: niemphat.net do Pháp Sư Tịnh Không giảng: Ngài có giảng về bài chú này, bây giờ link đó cô chú ở đó cắt xuống rồi 2, 3 tháng nữa sẽ đưa bản mới lên, nên nguynlinhtam không dẫn link ra bây giờ được.
Trong đó Pháp Sư giảng: có 1 vị cư sĩ đã tụng hết ba chục muôn biến nhưng ông ta không được hiệu nghiệm như trong Kinh nói ông ta nghi vấn đến hỏi Pháp Sư. Pháp Sư bèn chỉ vào Câu thứ nhất trong Tam Phước hỏi ông ta có làm được chưa thì ông ta bảo mình chưa làm được. ĐH xem xem có uổng công phu không? :(

tangbong Tịnh Nghiệp Tam Phước tangbong
kinhle


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Phải Đủ Tam Phước Mới Được Vãng Sanh Như Vậy Pháp Môn Tịnh Độ Chỉ Dành Cho Bồ Tát Mà Thôi Còn Phàm Phu Thì Vô Phần.

Đủ Tam Phước Mới Được Vãng Sanh Là Nói Về Bậc Thượng Phẩm, Trung Phẩm Vãng Sanh DH NLT Nói Như Vậy Là Phá Tín Tâm Của Người Sơ Cơ Rồi.

Cửu Phẩm Vãng Sanh Hạ Phẩm Vãng Sanh Chẳng Dạy Phải Tu Đủ Tam Phước.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

kimcang đã viết:Phải Đủ Tam Phước Mới Được Vãng Sanh Như Vậy Pháp Môn Tịnh Độ Chỉ Dành Cho Bồ Tát Mà Thôi Còn Phàm Phu Thì Vô Phần.
nguynlinhtam không có nói là phải đủ Tam Phước mới được vãng sanh.
nguynlinhtam đã viết:nguynlinhtam muốn nói với ĐH điều này:nguynlinhtam xem tác phẩm Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm Pháp Sự Toàn Tập ở trang: niemphat.net do Pháp Sư Tịnh Không giảng: Ngài có giảng về bài chú này, bây giờ link đó cô chú ở đó cắt xuống rồi 2, 3 tháng nữa sẽ đưa bản mới lên, nên nguynlinhtam không dẫn link ra bây giờ được.Trong đó Pháp Sư giảng: có 1 vị cư sĩ đã tụng hết ba chục muôn biến nhưng ông ta không được hiệu nghiệm như trong Kinh nói ông ta nghi vấn đến hỏi Pháp Sư. Pháp Sư bèn chỉ vào Câu thứ nhất trong Tam Phước hỏi ông ta có làm được chưa thì ông ta bảo mình chưa làm được. ĐH xem xem có uổng công phu không?
Thầy KC đọc nhanh và vội quá. Thật ra những câu nói của Thầy nguynlinhtam con đã đăng trên diễn đàn lâu rồi tại thầy không đọc thôi nay nguynlinhtam đăng lại xin thầy duyệt qua:
http://niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk3.htm
Chúng ta niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ cũng có điều kiện, không phải nói tôi tin thì có thể vãng sanh, không được đâu. Hiện nay có một số người đề xướng Bổn Nguyện Niệm Phật, [nói rằng] tôi phát nguyện vãng sanh thì quyết định được sanh, đâu có chuyện đơn giản như vậy! Trong ‘Nguyện’ có ‘Hạnh’ thì nguyện này mới gọi là nguyện chân thật, trong kinh không biết Phật đã nói bao nhiêu lần. Nguyện mà không có Hạnh thì gọi là nguyện suông, nguyện đó hư giả, chẳng thể biến thành hiện thực. Bạn phải hiểu ý nghĩa này, Phật chẳng lừa gạt người, tự mình gạt mình thì sẽ bị thiệt thòi to lớn. Dùng Hạnh để thực hiện Nguyện, biến nguyện vọng của bạn thành thực tiễn. Vì sao chúng ta coi trọng Tam Phước, Lục Hòa, đây là pháp căn bản do Phật dạy trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, ba đời chư Phật đều tu ba điều này, đó chính là Tịnh Nghiệp Chánh Nhân. Chúng ta vãng sanh tây phương Cực Lạc thế giới tu Tịnh Nghiệp, chúng ta tin A Di Ðà Phật, tin tây phương Tịnh Ðộ, nguyện sanh tây phương Tịnh Ðộ, điều kiện thấp nhất là phải làm được Tam Phước, nếu chẳng làm được Tam Phước thì không thể vãng sanh. Mỗi ngày niệm Phật, niệm mười vạn tiếng Phật hiệu, người xưa nói: ‘hét bể cổ họng cũng uổng công’, lời này là lời chân thật, chẳng giả dối.

Trong Tam Phước tối thiểu phải làm được một điều thì bạn mới có thể vãng sanh. Nếu bạn có thể làm được điều thứ nhất ‘Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng sát hại sanh vật, tu thập thiện nghiệp’, phát nguyện niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ, thì bạn có thể vãng sanh Hạ Phẩm. Bạn có thể làm được điều thứ hai, điều thứ hai đương nhiên bao gồm điều thứ nhất, tức là cộng thêm: ‘Thọ trì Tam Quy, đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi’ thì bạn vãng sanh Trung Phẩm. Ðây là ba bậc vãng sanh nói trong kinh Vô Lượng Thọ. Nâng cao thêm, nếu bạn có thể ‘Phát Bồ Ðề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng Ðại Thừa, khuyến tấn hành giả’ thì sẽ vãng sanh Thượng phẩm. Ðây là pháp căn bản, đâu có nói phát nguyện suông, chẳng cần tu hành mà có thể vãng sanh, Phật chẳng nói như vậy. Muôn vàn xin đừng hiểu lầm, chẳng thể bỏ uổng nhân duyên hiếm có trong đời này. ‘Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện kinh’ là pháp căn bản, cả bộ kinh này nói về cái gì? Chính là nói về Phước thứ nhất: ‘Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng sát hại, tu thập thiện nghiệp’, cả bộ kinh nói về việc này. Bạn sẽ hỏi bốn câu trong phước thứ nhất này phải nói như thế nào? Cả bộ Ðịa Tạng Bổn Nguyện kinh này là chú giải [cho bốn câu này]. Tu học đúng như lý, như pháp, Thiện Ðạo đại sư nói: ‘Vạn tu vạn người về’, ai cũng không bỏ sót. Nếu bạn tu không đúng như pháp thì sẽ chẳng vãng sanh nổi, Phật chẳng nói sai, là bạn đã hiểu sai ý tứ trong ấy.
kimcang đã viết:Đủ Tam Phước Mới Được Vãng Sanh Là Nói Về Bậc Thượng Phẩm, Trung Phẩm Vãng Sanh DH NLT Nói Như Vậy Là Phá Tín Tâm Của Người Sơ Cơ Rồi.
ĐỨC PHẬT DẠY TRONG KINH VÔ LƯỢNG THỌ TỪ PHẨM 32 ĐẾN PHẨM 37 DẠY NẾU KHÔNG LÀM ĐƯỢC PHƯỚC THỨ NHẤT SẼ ĐỌA VÀO TAM ÁC ĐẠO THẦY KC CÓ NÓI ĐỨC PHẬT LÀM PHÁ TÍN TÂM CỦA NGƯỜI KHÁC HAY SAO THẦY?
LẠI TRONG KINH A DI ĐÀ ĐỨC PHẬT DẠY: "CHẲNG THỂ DÙNG CHÚT ÍT THIỆN CĂN PHƯỚC ĐỨC NHÂN DUYÊN MÀ MUỐN SANH VỀ CÕI ẤY" THẦY KC CÓ NÓI ĐỨC PHẬT LÀM PHÁ TÍN TÂM CỦA NGƯỜI KHÁC HAY SAO THẦY?
QUÁN ĐẢNH PHÁP SƯ DẠY NIỆM PHẬT CÓ 100 LOẠI QUẢ BÁO KHÁC NHAU THẦY KC CÓ NÓI PHÁP SƯ LÀM PHÁ TÍN TÂM CỦA NGƯỜI KHÁC HAY SAO THẦY?
NÓI RA ĐÂY CHO MỌI NGƯỜI ĐỂ MỌI NGƯỜI HIỂU THÊM CHỨ PHÁ TÍN TÂM CỦA AI ĐÂU THẦY?
TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI LÀ NHẤT CHÂN PHÁP GIỚI, LÀ NƠI CÁC BẬC THƯỢNG THIỆN TỤ HỘI 1 NƠI MUỐN ĐẾN NƠI ĐÓ PHẢI TU HÀNH CHO ĐÀNG HOÀNG CHỨ THẦY.
:)

CÒN TIẾP....


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

kimcang đã viết:Cửu Phẩm Vãng Sanh Hạ Phẩm Vãng Sanh Chẳng Dạy Phải Tu Đủ Tam Phước.
Kinh Dạy:
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Hoặc có chúng sanh tạo nghiệp bất thiện ngũ nghịch, thập ác, đủ các bất thiện. Người ngu như vậy, do các ác nghiệp phải đọa ác đạo, trải qua nhiều kiếp thọ khổ vô cùng. Người ngu ấy, lúc lâm chung, gặp thiện tri thức dùng nhiều lời an ủi, vì nói diệu pháp dạy bảo niệm Phật. Người ấy bị khổ bức không rảnh niệm được. Thiện hữu bảo rằng nếu người chẳng phải niệm Phật kia được, thì ngươi xưng danh hiệu Phật A Di Ðà, như vậy chí tâm khiến tiếng xưng danh chẳng dứt đủ mười niệm. Nên xưng như vầy: Nam Mô A Di Ðà Phật. Do xưng danh hiệu Phật, nên trong mỗi niệm trừ tám mươi ức kiếp tội sanh tử. Lúc mạng chung, thấy kim liên hoa dường như mặt nhựt trụ trước người ấy. Như khoảng một niệm, liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới, ở trong hoa sen mãn mười hai đại kiếp hoa sen ấy mới nở. Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát dùng âm thanh đại bi vì người ấy diễn nói Thiệt Tướng các pháp, nói pháp trừ diệt tội. Người ấy nghe pháp rồi, rất vui mừng liền phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề. Ðây gọi là người Hạ Phẩm Hạ Sanh vậy".
Thầy nghĩ lúc mất có được nhân duyên trợ niệm và gặp được thiện tri thức dễ dàng lắm sao thầy? Ngẫu Ích Đại Sư dạy: Đây là Nhân Duyên đời trước thành thục 100 vạn người hiếm có 1. Bản thân nguynlinhtam con nghĩ mình cũng không nằm trong số đó.

VỀ LÚC LÂM CHUNG NIỆM 10 NIỆM CHO ĐẾN TẮT HƠI LÀ VÃNG SANH NHƯ PHẦN TRÊN KINH ĐÃ NÓI THÌ PHẢI NHẤT TÂM MỚI ĐƯỢC VÃNG SANH ĐÂU THỂ NÓI LÚC ĐÓ TÂM TÁN LOẠN NIỆM 10 NIỆM RỒI TẮT HƠI LÀ VÃNG SANH ĐÂU THẦY KC Ạ. ĐIỀU NÀY ĐÀM LOAN PHÁP SƯ LÀ BẬC BỒ TÁT TÁI LAI TRONG: Lược Luận An Lạc Tịnh Độ Nghĩa CÓ NÓI RẤT RÕ RÀNG. NAY NGUYNLINHTAM CON XIN TRÍCH RA:
Hỏi rằng: Trong hạng hạ sinh, nói là mười niệm tương tục là được vãng sinh. Thế nào gọi là mười niệm tương tục?

Đáp rằng: Ví như có người, trong đồng trống quay về gặp giặc cướp, tuốt đao hung hăng, xông lại muốn giết. Người này ra sức chạy, thấy có con sông phải qua. Nếu qua được con sông thì đầu cổ mới toàn. Lúc ấy chỉ tưởng phương tiện qua sông “ta đến bờ sông để áo mà qua hay cởi áo mà qua? Nếu để nguyên áo sợ không qua được, nếu cởi áo ra sợ không kịp giờ”. Chỉ có niệm ấy không duyên gì hết. Một niệm sao để sang sông, chính là một niệm ở đây vậy. Cứ như thế tâm không tạp, thì gọi là mười niệm tương tục. Hành giả cũng vậy, niệm Phật A Di Đà như người kia niệm qua sông, trải qua mười niệm, hoặc niệm danh tự của Phật, hoặc niệm tướng tốt của Phật, hoặc niệm trí tuệ của Phật, hoặc niệm bổn nguyện của Phật, không có tâm khác xen vào, tâm tâm tiếp nối cho đến mười niệm, gọi là mười niệm tương tục. Thoạt nói mười niệm tượng tục tựa như không có gì khó. Song phàm phu tâm như ngựa đồng (dã mã), thức quá khỉ vượn, đuổi bắt sáu trần, không tạm ngừng nghỉ. Cần phải dốc tín tâm tự cố khắc niệm, sẽ tích tập thành tính, nhờ thế thiện căn kiên cố vậy. Như Phật bảo vua Tần Bà Sa La, con người tích chứa thiện hạnh, đến chết không có niệm ác, như cây ngả về hướng Tây, ắt đổ tùy khúc. Nếu lại gặp gió đao mà đến thời trăm khổ đổ về thân. Nếu nghiệp tập trước không có đó thì nói gì đến nhớ niệm. Lại cần phải năm ba vị đồng chí hướng cùng tóm kết cái ngôn yếu của đạo. Ngay lúc bạn lâm chung, thay phiên giảng rõ cho, rồi vì người sắp chết đó mà xưng danh hiệu Phật A Di Đà, nguyện sinh An Lạc, tiếng tiếng tiếp nối, làm thành mười niệm vậy. Ví như ấn các ấn bằng sáp vào bùn, ấn hư mà văn thành. Khi mạng người này mất chính là lúc sinh về An Lạc, một phen vào chính định thì còn âu lo gì nữa vậy.
CÒN TIẾP...


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Còn có 1 số người niệm Phật cả 1 đời mà không được vãng sanh nguynlinhtam con xin hỏi thầy KC đó là hiện tượng gì? Có 1 vị Cư sĩ nguynlinhtam đọc trong Bức Thư của Ấn Quang Pháp Sư người này cả đời niệm Phật mà đến lúc lâm chung có người đến trợ niệm mà vị cư sĩ đó không muốn niệm, ghét tiếng niệm Phật của đại chúng xin hỏi thầy KC đó là hiện tượng gì ạ.
Vã nữa muốn chắc được vãng sanh thì phải niệm Phật đến công phu thành phiến. Nếu không làm được Phước Thứ Nhất thì không thể niệm đến công phu đó được cũng giống như đong nước vào chai mà chai bị lủng làm sao cho chai đầy được ạ.
Mong Thầy đọc qua 3 bài nguynlinhtam con gửi. :)
Kính thầy.
kinhle kinhle kinhle


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

DH Hỏi KC Nhưng Người Đó Bình Thường Niệm Phật Như Thế Nào KC Đâu Biết.

KC Chỉ Nói Việc Hiện Tại Mà KC Biết.

Tại Canada Có 2 Vợ Chồng Già Trên Chín Mươi Tuổi Lúc Bình Thường Còn Chưa Biết Niệm Phật Vậy Mà Nhờ Sức Trợ Niệm Được Vãng Sanh Lại Có Điềm Lạ Khiến Con Cháu Vốn Chẳng Biết Phật Pháp Mà Sau Phát Tín Tâm Quy Y Tam Bảo.

KC Xin Hỏi DH Nói Là Niệm Phật Thành Phiến Mới Được Vãng Sanh Như Vậy Thì Hạ Phẩm Vãng Sanh Thì DH Giảng Giải Thế Nào?

DH Nói Là Nói Việc Của Thượng Phẩm Vãng Sanh, Trung Phẩm Vãng Sanh

DH Ý Chí Cao Nên Chẳng Quan Tâm Đến Bậc Hạ Phẩm Vãng Sanh.

DH Truyền Bá Pháp Môn Tịnh Độ Vậy KC Xin Hỏi DH Có Tin Mình Sẽ Được Vãng Sanh Hay Không?

DH Được Niệm Phật Thành Phiến Chưa? Nếu Chưa Như Vậy DH Vô Phần Đối Với Việc Vãng Sanh Rồi.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

nguynlinhtam đã viết:Còn có 1 số người niệm Phật cả 1 đời mà không được vãng sanh nguynlinhtam con xin hỏi thầy KC đó là hiện tượng gì? Có 1 vị Cư sĩ nguynlinhtam đọc trong Bức Thư của Ấn Quang Pháp Sư người này cả đời niệm Phật mà đến lúc lâm chung có người đến trợ niệm mà vị cư sĩ đó không muốn niệm, ghét tiếng niệm Phật của đại chúng xin hỏi thầy KC đó là hiện tượng gì ạ.
Vã nữa muốn chắc được vãng sanh thì phải niệm Phật đến công phu thành phiến. Nếu không làm được Phước Thứ Nhất thì không thể niệm đến công phu đó được cũng giống như đong nước vào chai mà chai bị lủng làm sao cho chai đầy được ạ.
Mong Thầy đọc qua 3 bài nguynlinhtam con gửi. :)
Kính thầy.
kinhle kinhle kinhle
Chẳng có Chánh Tín vào 48 đại nguyện và Tây Phương Cực Lạc thì khả năng vãng sanh là rất thấp, dù đó là người có công phu thành phiến hay tạo bao nhiêu phước Đức đi nữa.

Có Chánh Tín vững vàng rồi thì luôn luôn chú tâm việc hữu ích, thiện lành, lúc nào cũng hướng CỰC LẠC,.... công phu đối với sự vãng sanh mà nói đều không bị luống uổng. Chắc chắn vãng sanh.

Từ đầu cho đến cuối cũng ở chỗ CHÁNH TÍN này.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

kimcang đã viết:Tại Canada Có 2 Vợ Chồng Già Trên Chín Mươi Tuổi Lúc Bình Thường Còn Chưa Biết Niệm Phật Vậy Mà Nhờ Sức Trợ Niệm Được Vãng Sanh Lại Có Điềm Lạ Khiến Con Cháu Vốn Chẳng Biết Phật Pháp Mà Sau Phát Tín Tâm Quy Y Tam Bảo.
Sao thầy biết họ vãng sanh? Sanh về cõi trời, cõi người, cõi A Tu La không có tướng lành sao thầy KC? :) .
kimcang đã viết:KC Xin Hỏi DH Nói Là Niệm Phật Thành Phiến Mới Được Vãng Sanh Như Vậy Thì Hạ Phẩm Vãng Sanh Thì DH Giảng Giải Thế Nào?
nguynlinhtam đăng 3 bài ở phần trên nói tường tận rồi còn đâu. :)
nguynlinhtam uống chút nước có pha 1 ít sữa tuy không phải là sữa đặc nhưng cũng muốn nói ra sự hiểu biết chút ít của mình. :)
nguynlinhtam trồng đầy cánh hoa 10 giờ rãi rác cập theo trên đường đi, tuy không phải là hoa hồng nhưng thầy KC cưỡi ngựa xem hoa chỉ muốn xem hoa đẹp mà không muốn xem hoa nhỏ xấu phóng cái vù qua nào thấy hoa 10 giờ đang ở sát đường cũng xin đó chứ? :D :-P . Xin thầy nán lại xuống ngựa rồi từ từ mà xem thầy chạy nhanh quá xem qua lại hỏi nguynlinhtam những câu hỏi mà nguynlinhtam trả lời rồi.
kimcang đã viết:DH Ý Chí Cao Nên Chẳng Quan Tâm Đến Bậc Hạ Phẩm Vãng Sanh.
nguynlinhtam đăng 3 bài ở phần trên nói tường tận rồi còn đâu. :)
nguynlinhtam uống chút nước có pha 1 ít sữa tuy không phải là sữa đặc nhưng cũng muốn nói ra sự hiểu biết chút ít của mình. :)
nguynlinhtam trồng đầy cánh hoa 10 giờ rãi rác cập theo trên đường đi, tuy không phải là hoa hồng nhưng thầy KC cưỡi ngựa xem hoa chỉ muốn xem hoa đẹp mà không muốn xem hoa nhỏ xấu phóng cái vù qua nào thấy hoa 10 giờ đang ở sát đường cũng xin đó chứ? :D :-P . Xin thầy nán lại xuống ngựa rồi từ từ mà xem thầy chạy nhanh quá xem qua lại hỏi nguynlinhtam những câu hỏi mà nguynlinhtam trả lời rồi.
DH Truyền Bá Pháp Môn Tịnh Độ Vậy KC Xin Hỏi DH Có Tin Mình Sẽ Được Vãng Sanh Hay Không?

DH Được Niệm Phật Thành Phiến Chưa? Nếu Chưa Như Vậy DH Vô Phần Đối Với Việc Vãng Sanh Rồi.
nguynlinhtam đăng 3 bài ở phần trên nói tường tận rồi còn đâu. :)
nguynlinhtam uống chút nước có pha 1 ít sữa tuy không phải là sữa đặc nhưng cũng muốn nói ra sự hiểu biết chút ít của mình. :)
nguynlinhtam trồng đầy cánh hoa 10 giờ rãi rác cập theo trên đường đi, tuy không phải là hoa hồng nhưng thầy KC cưỡi ngựa xem hoa chỉ muốn xem hoa đẹp mà không muốn xem hoa nhỏ xấu phóng cái vù qua nào thấy hoa 10 giờ đang ở sát đường cũng xin đó chứ? :D :-P . Xin thầy nán lại xuống ngựa rồi từ từ mà xem thầy chạy nhanh quá xem qua lại hỏi nguynlinhtam những câu hỏi mà nguynlinhtam trả lời rồi.


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách