Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

PHẦN II

CHỈ NHƯ LAI TÀNG SIÊU QUÁ VỌNG TƯỞNG NGÔN THUYẾT CỦA PHÀM NGU VÀ NGOẠI ĐẠO, THÀNH TỰU CÁC ĐỊA CỨU CÁNH QUẢ HẢI.


Có hai phần :
1) Chỉ Như Lai tàng chẳng đồng thần ngã của ngoại đạo.

Khi ấy đại Bồ Tát Đại Huệ bạch Phật rằng :
Bạch Thế Tôn ! Trong kinh Phật nói Như Lai tàng tự tánh thanh tịnh, chuyển 32 tướng vào trong thân tất cả chúng sanh, như hạt châu quí báu cột trong chéo áo nhơ. Như Lai tàng thường trụ, không biến đổi cũng lại như thế, cột trong chiếc áo nhơ ấm-giới-nhập và tham dục, sân, si vọng tưởng chẳng thật, bị các thứ trần lao làm ô uế. Đây là lời diễn nói của tất cả chư Phật”.
Bạch Thế Tôn ! tại sao Thế Tôn đồng với ngoại đạo nói có ngã, có Như Lai tàng ? Bạch Thế Tôn ! ngoại đạo cũng nói có tác giả thường còn, lìa ngoài vi trần, khắp giáp chẳng diệt. Bạch Thế Tôn ! Ấy là ngoại đạo nói có ngã.


Đây là muốn Thế Tôn phát minh Như Lai tàng chẳng đồng thần ngã của ngoại đạo. Thần ngã của ngoại đạo chấp tâm phân biệt trong ngũ uẩn. Tánh Như Lai tàng là chỉ cho thể thường trụ bất biến. Thể không có chơn vọng, mà có giác mê. Mê thì tâm phân biệt sanh ra không phải chơn trí. Tâm phân biệt diệt mà chẳng phải là chơn tịch. Mê trí cho là sanh, mê tịch cho là diệt, thảy đều do phân biệt cho nên vô thường. Nếu giác thì phân biệt liền dứt, thấy xưa không sanh thì nay cũng không diệt. Chỗ không sanh diệt bản tánh thường trụ. Vì trừ cái phân biệt nên nói là vô ngã, mà chẳng phải không có cái ngã Như Lai tàng thường trụ bất biến. Vì dẹp vô ngã nên nói chơn ngã, mà chẳng đồng với cái ngã phân biệt của ngũ uẩn. Nên nói chuyển 32 tướng vào thân chúng sanh, mà bị buộc trong chiếc áo nhơ ấm-giới-nhập và tham-sân-si vọng tưởng chẳng thật, bị các thứ trần làm ô uế.
Khi hiện ở trong mê thì trí tịch ẩn, sanh diệt hiện tiền. Phàm có chỗ chấp đều thuộc về phân biệt. Đây là lý do ngoại đạo vọng chấp tác giả vậy.

(Chơn ngã vốn vô ngã. Nói như vậy có vẻ nghịch lý, vậy phải hiểu thế nào ?
Chơn ngã là bổn tánh thanh tịnh, vô tướng. Chỉ là bình đẳng với tất cả các pháp nên gọi là vô ngã
)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phật bảo Đại Huệ !
Ta nói Như Lai tàng chẳng đồng cái ngã của ngoại đạo nói.
Đại Huệ ! có khi nói không, vô tướng, vô nguyện, nư thật tế, pháp tánh, pháp thân, Niết bàn, ly tự tánh, bất sanh bất diệt, bản lai tịch tịnh, tự tánh Niết bàn, những câu như thế đều nói về Như Lai tàng. Như Lai ứng cúng đẳng chánh giác vì đoạn cái sợ vô ngã của ngu phu, nên nói lìa vọng tưởng cảnh giới vô sở hữu có Như Lai tàng.
Này Đại Huệ ! Đại Bồ tát vị lai, hiện tại không nên khởi chấp về ngã kiến
.

Nói pháp thân như thật mà trước nói là không, vô tướng, vô nguyện.
Nói tự tánh Niết bàn mà trước nói lìa tự tánh, bất sanh bất diệt, xưa nay là tịch tĩnh. Đây là Thế Tôn vì nói cảnh giới vô sở hữu , môn Như Lai tàng vậy.
- Như Lai ban đầu vì chúng sanh chấp ngũ uẩn là ngã nên nói vô ngã
- Sau vì Thanh văn chấp pháp vô ngã mê lầm tự tánh nên nói chơn ngã.
Kinh Niết Bàn nói “Các ông nên biết trước đã tu tập vô thường, khổ, không, vô ngã, chẳng phải pháp chơn thật, ví như mùa xuân có những người tắm trong hồ lớn, ngồi thuyền dạo chơi, bỗng làm rơi hạt châu lưu ly chìm tận đáy nước. Khi ấy mọi người thảy đều lặn xuống nước mò tìm hạt châu, giành nhau nắm lấy ngói đá, cỏ cây, sạn sỏi mỗi người tự bảo được châu lưu ly, vui vẻ đem lên mới biết chẳng phải châu. Lúc ấy châu ở trong nước, vì tác dụng của châu nên nước được lóng trong. Bấy giờ toàn thể đều thấy hạt châu vẫn còn ở dưới nước, ví như ngước mặt xem trăng trong hư không. Trong chúng có một người trí dùng sức phương tiện, nhẹ nhàng chậm rãi lặn xuống nước liền lấy được hạt châu. Tỳ kheo các ông chẳng nên tu tập vô thường, khổ không, vô ngã, bất tịnh v.v…như thế , cho là nghĩa thật. Như những người kia mỗi người lượm ngói gạch, cỏ cây, sạn sỏi mà cho là bảo châu. Các ông phải học phương tiện, ở khắp mọi nơi thường tu tưởng ngã, tưởng thường, tưởng lạc, tưởng tịnh. Như người trí kia khéo lượm được hạt châu, là nói tưởng ngã, tưởng thường, lạc, tịnh”. Thế mới biết khi Như Lai nói vô ngã, ý ở chỗ chơn ngã, chỉ vì đối trị phàm phu ngoại đạo. Cho nên chỗ lầm của nhị thừa là chỗ sợ của phàm phu. Đâu biết lìa vọng chính là vì hiển chơn. Cảnh giới vô sở hữu và môn Như Lai tàng này chẳng đồng với ngoại đạo cho thức là ngã, chấp tướng tác giả. (chấp có người tạo ra)

Thí như người thợ gốm, nơi một đống đất, dùng phương tiện, nhân công, nước, cây, bánh xe quay mà làm thành các món đồ.
Như Lai cũng lại như thế, nói pháp vô ngã lìa tất cả tướng vọng tưởng, dùng các thứ trí huệ phương tiện khéo léo, hoặc nói Như Lai tàng, hoặc nói vô ngã.
Bởi nhân duyên ấy nên nói Như Lai tàng chẳng đồng cái ngã của ngoại đạo nói, ấy gọi là nói Như Lai tàng. Vì khai daanxcais chấp ngã của ngoại đạo nên nói Như Lai tàng. Khiến họ lìa vọng tưởng, ngã kiến chẳng thật vào cảnh
giới tam giải thoát môn, hy vọng chóng được vô thượng chánh đẳngchánh giác.
Thế nên Như Lai ứng cúng đẳng chánh giác khởi nói Như Lai tàng như thế. Nếu không như vậy, ắt đồng với ngoại đạo.
Thế nên, Đại Huệ ! vì lìa kiến chấp của ngoại đạo, nên y vào Như Lai tàng vô ngã
.

Đây lại bày rõ Như Lai dùng các thứ trí huệ phương tiện khéo léo, hoặc nói vô ngã, hoặc nói Như Lai tàng là để lẫn nhau phát minh ngã tướng thanh tịnh Như Lai. Vì khai dẫn ngoại đạo chấp ngã kiến, lìa ngã kiến chẳng thật. Thế nên rốt sau nói “Phải y nơi Như Lai tàng vô ngã” ấy là nghĩa quyết định vậy.
Kinh Niết bàn vì lập ví dụ thầy thuốc mới và thầy thuốc cũ, mà lại vì trong chúng, xướng lời rằng : Tỳ kheo phải biết, cái ngoại đạo nói là ngã đó, ví như trùng ăn cây, ngẫu nhiên thành chữ. Thế nên ở trong Phật pháp nói là vô ngã, vì điều phục chúng sanh, vì biết thời nên nói là vô ngã. Cho nên có nhân duyên cũng nói có ngã. Như ông thầy thuốc giỏi kia khéo biết sữa là thuốc hay chẳng phải thuốc, không phải như phàm phu chấp ngô ngã vậy.

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nói kệ rằng :
Người, ấm tương tục……………………. Duyên cùng vi trần
Thắng, tự tại tạo………………………….. Tâm lượng vọng tưởng


- Người tức là cái ngã trong thân ngũ ấm.
- Tương tục là cái ngã này lưu trú sanh diệt
- ấm là ngũ ấm.
Ngoại đạo chấp có duyên khác cùng vi trần, thắng tánh tự tại thiên hòa hợp chung nhau tạo. Đây là tự tâm vọng tưởng chấp vậy.
- Duyên khác là tát đỏa, tích xà, đáp ma của số luận sư . Vì số luận sư này chấp ngã, tư, duyên, ba việc này họp lại làm thành vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHỈ CHUNG PHƯƠNG TIỆN CÓ BỐN PHÁP

Khi ấy Đại Bồ tát Đại Huệ quán chúng sinh vị lai, lại thỉnh Thế Tôn:
Cúi xin vì nói tu hành không gián đoạn, như các vị Đại Bồ tát tu hành đại phương tiện.

Đây là hỏi về phương tiện tu hành. Không gián đoạn là không gián đoạn nơi tự tánh, thuận tánh khởi tu, chẳng phải tạo nhân duyên bên ngoài.

Phật bảo Đại Huệ ! :
Đại Bồ tát thành tựu bốn pháp, được tu hành đại phương tiện. Thế nào là bốn pháp ?
- Nghĩa là khéo phân biệt tự tâm hiện
- Quán ngoại tánh phi tánh
- Lìa kiến chấp sanh, trụ, diệt
- Được tự giác thánh trí thiện lạc.
Ấy gọi là Đại Bồ tát thành tựu bốn pháp, được tu hành đại phương tiện.

- Khéo phân biệt tự tâm hiện là biết tam giới đều duy thức hiện, chẳng bởi duyên khác.
- Quán ngoại tánh phi tánh là tất cả tánh bên ngoài, thảy như mộng huyễn, không có tự tánh.
- Lìa kiến chấp sanh trụ diệt là đã biết tất cả tánh phi tánh đều chỉ là tự tâm thì các thứ chẳng khởi, đối với các pháp sở tri không khởi nhiếp thọ .
- Tự giác thánh trí thiện lạc là đã biết tam giới duy thức, tất cả tánh không tự tánh, các thức chẳng sanh, thì tự giác thánh trí như mặt trời ở trong hư không, tự nhiên được tự tại pháp lạc.
Ngoại đạo chẳng biết tam giới đều duy thức hiện, cho là có nhơn khác. Đã có nhơn khác thì tất cả tánh thật có tự tánh có thể được.
Nhị thừa tuy biết không có nhơn khác, song về thức hiện hành diệt mà chủng tử chẳng diệt, đối với pháp trong ngoài không thể chóng không. Đây đều do thức minh làm ngại, đối giác tánh chính mình, mình chẳng viên diệu.
Thế nên với bốn thứ này, Bồ tát tu hành phương tiện vượt khỏi phàm ngu và ngoại đạo. Nếu người có chí với tâm tông phải nên biết rõ.

KHÉO PHÂN BIỆT TỰ TÂM HIỆN
Thế nào Đại Bồ tát khéo phân biệt tự tâm hiện ?
Nghĩa là quán tam giới duy tâm chừng ngằn như thế, lìa ngã và ngã sở, không giao động, lìa đi lại, do tập khí hư ngụy huân tập từ vô thỉ, các thứ sắc hành trong tam giới trói buộc thân tài (căn) liền dựng lập, vọng tưởng tùy nhập hiện. Ấy gọi là Đại Bồ tát khéo phân biệt tự tâm hiện.


Chừng ngằn là nói phần lượng. Đây nói duy tân tức duy thức. Mê tâm làm thức, thức tức là tâm. Cho nên nói duy tâm. Quán tam giới này đều do tự tâm bất giác vọng sanh chừng ngằn, trong khoảng giữa thật không có người nhiếp thọ và pháp bị nhiếp thọ. Thế nên tuy tạo tác mà không có sở tác. Tuy hiện đi lại mà không có đi lại.
Tập khí hư ngụy huân tập từ vô thỉ là chỉ cho nghiệp chủng của tàng thức, tức bất giác vọng động vậy. Đã vọng động làm nghiệp liền do kiến (năng kiến) khởi tướng (sở kiến), biến ra dường như căn-trần , thành các thứ sắc, hành nghiệp trong tam giới, bèn có danh tướng, dài ngắn, co duỗi v.v…sanh ra trói buộc. Ngay hiện tại là căn thân thọ dụng những nhu cầu trong thế giới, rồi khởi các thứ vọng tưởng . Tâm cảnh nhập nhau hòa hợp mà hiện, nên nói là “Tự tâm hiện”. Nếu hay quan sát cái sở hiện của tự tâm thì biết tất cả sắc, hành (nghiệp), danh tướng trong tam giới, tự thân thọ dụng tất cả vọng tưởng đều do mê Như Lai tàng tánh từ vô thủy làm chủng thức , vọng sanh chừng ngằn. Tâm cảnh bị hiện đều không thể được, không chủ, không chỗ nương, liền đó chóng liễu ngộ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

E3 – QUÁN NGOẠI TÁNH PHI TÁNH

Thế nào Đại Bồ tát quán ngoại tánh phi tánh ?
Nghĩa là tất cả tánh như nắng, như mộng v.v…do vọng tưởng hư ngụy từ vô thỉ huân tập làm nhơn mà quán tự tánh của tất cả tánh. Đại Bồ tát khéo khởi quán ngoại tánh phi tánh như thế, gọi là Đại Bồ tát khéo quán ngoại tánh phi tánh
.

Nắng, mộng v.v… là tất cả pháp như sóng nắng, như mộng huyễn, đều do nội thức biến ra, dường như có hiện trước mắt, mà không có tự tánh, liền đó vô sanh. Thế nên biết không có tự tánh. “Tất cả pháp chẳng sanh” là lời nói của chư Phật trong ba đời, nên phải tôn trọng.
Nhơn là, tất cả tánh này nhơn nơi chủng thức hư ngụy làm tự tánh. Quán tất cả tánh lấy thức làm tự tánh thì tất cả tánh không tự tánh, nên nói “Khéo quán ngoại tánh phi tánh”


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

E4 – LÌA KIẾN CHẤP SANH TRỤ DIỆT.

Thế nào Đại Bồ tát lìa kiến chấp sanh-trụ-diệt ?
Nghĩa là tất cả tánh như huyễn mộng, tánh tự-tha và chung, chẳng sanh, tùy vào chừng ngằn của tự tâm nên thấy ngoại tánh phi tánh. Thấy thức chẳng sanh và duyên không tích tụ, bởi vọng tưởng duyên sanh. Nơi tam giới, tất cả pháp trong ngoài đều không thể được
Thấy lìa tự tánh thì chấp sanh ắt dứt. Biết tự tánh các pháp như huyễn v.v… được vô sanh pháp nhẫn. Được vô sanh pháp nhẫn rồi, lìa kiến chấp sanh trụ diệt, gọi là Đại Bồ tát khéo phân biệt lìa kiến chấp sanh-trụ-diệt
.

Tánh tự-tha , chung, chẳng sanh, Trung Luận nói “Các pháp chẳng tự sanh, cũng chẳng từ tha sanh, chẳng chung, chẳng không nhơn, thế nên nói vô sanh”. Xét theo đây thì biết tất cả ngoại tánh như mộng v.v…đều do tự tâm bất giác vọng sanh chừng ngằn (giới hạn). Bởi bất giác vọng sanh, thật không có tánh sanh, nen nói “”thấy ngoại tánh phi tánh”. Vì bất giác vọng sanh, thật không có thức sanh, nên nói “thấy thức chẳng sanh”. Đã không có tánh sanh và thức sanh , mà vẫn thấy dường như sanh tương tục. Thảy do bất giác đồng thời liền hiện, chẳng phải duyên nhiều thứ tích tụ . Chẳng biết liền hiện , mà cho là duyên sanh là vọng tưởng vậy. Thấy vọng tưởng duyên sanh mới biết tất cả pháp trong tam giới không có tự tánh, thì cái kiến chấp sanh liền diệt. Sự vật hiện tiền thảy như mộng huyễn, chỉ rõ bất giác liền trụ duy tâm. Thế nên nói “Vô sanh pháp nhẫn khéo lìa kiến chấp sanh-trụ-diệt”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

E5 – TỰ GIÁC THÁNH TRÍ THIỆN LẠC

Thế nào Đại Bồ tát được tự giác thánh trí thiện lạc ?
Nghĩa là được vô sanh pháp nhẫn, trụ đệ bát địa của Bồ tát , được lìa tâm, ý, thức, năm pháp, ba tự tánh, hai tướng vô ngã, được ý sanh thân
.

Biết pháp trong tam giới duy nội thức biến, không có tánh tự sanh. Thức nhơn mê mà có, giác được mê thì mê diệt, bản tâm hiện tiền. Đây là tâm, ý, thức , năm pháp, ba tự tánh, hai tướng vô ngã ngay đó liền lìa. Duy thức tụng rằng : “Trước địa bất động vừa xả tàng” Thế nên nói được quả nhị chuyển y, như ý sanh thân.

GHI GHÚ :
Tâm : Alaya thức
Ý : còn gọi ý căn, tức Mạt na thức
Thức : tức ý thức.
Năm pháp: (sắc, thanh, hương, vị, xúc)
Ba tự tánh : vọng tưởng, duyên khởi, viên thành.
Hai tướng vô ngã : nhơn vô ngã, pháp vô ngã.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thế Tôn ! ý sanh thân nhân duyên gì ? Phật bảo Đại Huệ :
Ý sanh thân , ví như nghĩ nhanh chóng vô ngại, nên gọi là ý sanh. Ví như ý đi qua vách đá vô ngại, nơi phương khác cách xa vô lượng do diên, nhơn ngày trước đã thấy, nhớ nghĩ chẳng quên, tự tâm lưu trú chẳng dứt, nơi thân không chướng ngại sanh.
Đại Huệ ! Ý sanh thân như thế được đồng thời sanh. Ý sanh thân của Đại Bồ Tát do sức tam muội như huyễn tự tại thần thông diệu tướng trang nghiêm, thân chủng loại thánh, đồng thời liền sanh. Ví như ý sanh không có chướng ngại, tùy chỗ nhớ nghĩ cảnh giới nguyện xưa, vì thành tựu chúng sanh được tự giác thánh trí thiện lạc. Đại Bồ tát được vô san pháp nhẫn như thế, trụ đệ bát địa của Bồ Tát, chuyển xả thân, tâm, ý, thức, năm pháp, ba tự tánh, hai tướng vô ngã và được thân ý sanh, được tự giác thánh trí thiện lạc. Đó gọi là Đại Bồ tát thành tựu bốn pháp được tu hành đại phương tiện, phải học như thế.

Đây nói chứng tự giác thánh trí, chuyển hai cái sở y, dùng sức tam muội như huyễn , tự tại thần thông, tự nhiên được thân chủng loại thánh. Vì chúng sanh một lúc đối hiện, ví như ý sanh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHỈ NHƯ LAI TẠNG LÌA CÁC NHƠN DUYÊN

Khi ấy Bồ Tát Đại Huệ lại thỉnh Thế Tôn:
Cúi xin vì nói nhơn duyên của tất cả các pháp. Do giác được tướng nhơn duyên, con và các Bồ tát lìa tất cả tánh có-không, vọng chấp, không có vọng tưởng kiến chấp tiệm, thứ và đồng thời sanh
.

Pháp nhơn duyên sanh đều do vọng tưởng của chính mình thấy, mà kẻ ngu phu không biết chấp là thứ lớp sanh hay đồng thời sanh. Liễu đạt nghĩa này, lìa các thứ có-không, thứ lớp hay đồng thời sanh, hiển bày vô sanh. Cho nên nói “tất cả pháp chẳng sanh”.

Phật bảo Đại Huệ ! Tất cả pháp có hai thứ duyên tướng là nội và ngoại. Ngoại duyên là cục đất, cây cọc, bánh xe, gỗ, nước, nhơn công, các phương tiện làm thành cái bình đất. Cũng như cái bình đất, tơ lụa, chiếu lác, giống mầm, tô lạc v.v…phương tiện làm thành cũng lại như thế. Đó gọi là ngoại duyên trước và sau chuyển sanh

Pháp nội, ngoại hai thứ duyên. Một là thế gian vọng kiến, hai là ngu phu vọng kiến. Thế cho nên nói trừ thức khởi, tự phân biệt thấy thì tất cả là vô sanh. Ngoại duyên thế gian hiện thấy như bình đất, tô lạc v.v… chẳng phải không phương tiện trước sau khởi, cho nên là pháp ngoại duyên.

Thế nào là nội duyên ?
Nghĩa là pháp vô minh, ái, nghiệp v.v … được tên là duyên. Từ đó sanh pháp : ấm, giói, nhập tên là sở duyên. Nó không có sai biệt mà ngu phu vọng tưởng , ấy gọi là pháp nội duyên
.

Vô minh là Như Lai tàng bất giác thành thức. Kinh Hoa Nghiêm nói “Chẳng rõ đệ nhất nghĩa đế nên gọi là vô minh”. Trong mười hai chi thì vô minh là nhơn duyên quá khứ, ái là nghiệp duyên hiện tại. Nghiệp là thủ và hữu lại làm duyên sanh lão, bệnh, tử ở đời sau . Pháp ấm-giới-nhập vốn từ ba đời duyên khởi, mà thực do vô minh bất giác, ở trên tự tâm không có tánh sanh, kẻ ngu phu vọng cho là thật, nên nói “Nó không có sai biệt” .


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Nhơn kia có sáu thứ : Đương hữu nhơn, tương tục nhơn, tướng nhơn, tác nhơn, hiển thị nhơn, đãi nhơn.
- Đương hữu nhơn là tạo nhơn rồi pháp trong, ngoài sanh
- Tương tục nhơn là tạo phan duyên rồi pháp trong, ngoài sanh, ấm chủng tử v.v…
- Tướng nhơn là tạo tướng không gián đoạn, tương tục sanh.
- Tác nhơn là làm việc tăng thượng như chuyển luân vương .
- Hiển thị nhơn là việc vọng tưởng sanh rồi tướng hiện năng tác, sở tác, như ngọn đèn soi hình sắc v.v…
- Đãi nhơn là khi diệt tạo đoạn tương tục, tánh chẳng vọng tưởng sanh
.

Sáu thứ nhơn tức là trong hai cái duyên có nhân tướng hay chiêu quả sai biệt.
- Đương hữu nhơn là hiện tại căn trần tạo ra hay chiêu quả đời sau, nó tương đương với nhơn duyên.
- Tương tục nhơn là nhơn căn cảnh trong, ngoài mà sanh ái thủ , lại khởi chủng tử sau này chẳng dứt. Nó tương đương với sở duyên duyên.
- Tướng nhơn là làm ra không gián đoạn nhơn quả tương tục, nó tương đương đẳng vô gián duyên.
- Tác nhơn là ở trên quả tao nhơn như Chuyển luân Vương, được thắng quả rồi lại tạo thắng nhơn, nó tương đương với tăng thượng duyên.
- Hiển thị nhơn là nhơn năng tác cùng quả sở tác đồng thời cùng hiển như ngọn đèn soi hình sắc, cũng nhiếp thuộc nghĩa nhơn duyên.
- Đãi nhơn là đối cảnh tướng, khi diệt chẳng thấy tướng lưu trú sanh, làm cho cái tương tục đoạn thành tựu tánh chẳng vọng tưởng . Chẳng vọng tưởng cùng vọng tưởng đối đãi nhau, là nhơn tướng ngoại đạo phàm phu chấp.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Ngu phu kia tự tướng vọng tưởng chẳng thứ lớp sanh, chẳng đồng thời sanh. Vì cớ sao ?
- Nếu là đồng thời sanh thì năng tác, sở tác không phân biệt, chẳng được tướng nhơn.
- Nếu thứ lớp sanh thì chẳng được tướng ngã.
Thứ lớp sanh thì chẳng sanh, như chẳng sanh con thì không tên cha, mẹ
.

Thứ lớp sanh hay đồng thời sanh là chỗ chấp của ngu phu. Do chẳng biết tự tâm hiện ra , đối với pháp in tuồng sanh, tương tục vọng thấy là nhơn duyên, rồi chấp là thứ lớp hay đồng thời. Cho nên Như Lai đặc biệt nói là chẳng thứ lớp sanh, chẳng đồng thời sanh.
- Nếu đồng thời sanh thì không năng, không sở.
- Nếu thứ lớp sanh lại không có tự tánh có thể được. (tướng ngã là tự tánh). Đã không tự tánh thì liền đó vô sanh, như chẳng sanh con thì không được gọi là cha-mẹ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Thứ lớp sanh phương tiên tương tục. Chẳng phải vậy, chỉ do vọng tưởng mà thôi. Vì nhơn phan duyên, thứ đệ duyên, tăng thượng duyên v.v…làm năng sanh và sở sanh.
Đại Huệ ! thứ lớp sanh chẳng sanh, vì tướng chấp trước vọng tưởng tự tánh. Thứ lớp và đồng thời đều chẳng sanh, vì tự tâm hiện thọ dụng, tự tướng, cộng tướng, ngoại tánh phi tánh.
Đại Huệ ! Thứ lớp và đồng thời sanh đều chẳng sanh, trừ tự tâm hiện, bất giác vọng tưởng nên có tướng sanh.
Thế nên nhơn duyên tạo sự tướng phương tiện phải lìa kiến chấp thứ lớp và đồng thời sanh
.

Tiết trước nói thứ lớp và đồng thời chẳng sanh, để hiển ngoại đạo và ngu phu chẳng biết tự tâm hiện ra, nên vọng tưởng chấp trước, mà thật chẳng có pháp sanh.
Tiết này riêng chú trọng về thứ lớp sanh, chỉ kèm nói đồng thời sanh, để biết ngoại đạo và ngu phu chấp bốn duyên sanh, chỉ thuộc về nghĩa thứ lớp. Cho nên chỉ rõ đó. Khiến biết các pháp trong, ngoài ở trước mắt đều do thức biến, không có tự tánh. Tuy có tướng nhơn duyên tạo tác phương tiện, thảy do bất giác vọng chấp mà thành.
Giác thì duy tâm, kiến, tướng toàn dứt.
- Nhơn tức là nhơn duyên, là thân cận hay sanh khởi.
- Phan duyên tức là sở duyên duyên , là y ngoại sắc…. mà sanh.
- Thứ đệ tức là vô gián duyên, là pháp trong ngoài, lại lẫn nhau chuyển sanh tương tục không gián đoạn
- Tăng thượng duyên là tâm cùng cảnh làm tăng thượng duyên.
Bốn thứ này trong chánh pháp thường nói. Song vì mê chơn nên giả lập bày là có, mà chẳng phải thật có thể tánh. Cho nên nói thứ lớp sanh chẳng sanh. Bởi vọng tưởng chấp trước, mà thật thứ lớp và đồng thời thảy đều chẳng sanh. Nghĩa là tự tâm hiện căn thân, khí giới, tự tướng, cộng tướng đều không tự tánh. Trừ bất giác tự tâm hiện, vọng tưởng chấp nên có tướng. Thế nên nhơn duyên tạo ra phương tiện, phải lìa kiến chấp thứ lớp và đồng thời sanh


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ rằng :

Tất cả trọn không sanh………………….. Cũng không nhơn duyên diệt
Ở trong sanh diệt kia ……………………. Mà khởi tưởng nhơn duyên
Chẳng ngăn diệt và sanh……………….. Tiếp nối nhơn duyên khởi
Chỉ vì đoạn phàm ngu…………………… Duyên vọng tưởng si hoặc
Pháp duyên khởi có-không…………….. Thảy đều không có sanh
Bởi tập khí mê chuyển………………….. Từ đây ba cõi hiện
Chơn thật không duyên sanh………….. Cũng lại không có diệt
Quán tất cả hữu vi………………………. Ví như hoa trong không
Năng nhiếp và sở nhiếp………………… Lìa bỏ kiến hoặc loạn
Chẳng đã sanh, sẽ sanh……………….. Cũng lại không nhơn duyên
Tất cả vô sở hữu ……………………….. Đây đều là ngôn thuyết.


Tất cả pháp nhơn duyên sanh-diệt, có-không đều không có tự tánh. Liền đó vô sanh, chỉ vì phàm ngu, si hoặc nên vọng thấy có ba cõi. Thế nên Như Lai chỉ ngăn si hoặc , mà chẳng ngăn các nhơn duyên. Nghĩa là các nhơn duyên như huyễn, như sóng nắng, chẳng thể có-không. Tất cả pháp hữu vi đối với cái chơn thật xưa nay xem như hoa đốm trong hư không. Chỉ lìa các kiến chấp hoặc loạn năng-sở, nhơn duyên sanh-diệt, trọn không có thực nghĩa, chỉ có thế luận mà thôi.
Ba bài kệ trên lập đi lập lại nói về si hoặc. Ba bài kệ dưới nói chơn thật, không sanh diệt. Chơn thật tức là xưa nay chơn thật, là Như Lai tàng tâm vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách