KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

nam mô A Di Đà Phật kinhle
nam mô A Di Đà Phật kinhle
nam mô A Di Đà Phật kinhle
Sửa lần cuối bởi quang_tam3 vào ngày 11/04/10 19:42 với 1 lần sửa.


_()_
NamMoADiDaPhat.Org
Bài viết: 21
Ngày: 19/03/10 15:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Atlanta - USA

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi NamMoADiDaPhat.Org »

quang_tam3 đã viết:kính đề nghị bạn NamMoADiDaPhat.Org đổi nick khác đi, vì trang web đó là hòa hảo , không phải lời Phật dạy.

Kinh Phật dạy không có những lời Sấm giảng hù dọa người ta, không có tự xưng ta đây là tiên thánh, phải nghe lời ta ! Không có những lời như thế.

và bạn cũng không nên chèn những đường link đến trang hòa hảo, bạn có lòng học Phật thì đến đây học, còn muốn học đạo khác thì tìm chỗ khác , xin đừng lên đây nói bậy bạ .

Kính
"Người khôn nghe nói càng rầu,
Người ngu nghe nói ngửa đầu cười reo.
Rồi sau sẽ thấy hùm beo,
Khắp trong bá-tánh hiểm nghèo đáng thương.
Ðiên nầy vưng lịnh Minh-Vương,
Với lịnh Phật đường đi xuống giảng dân.
Thấy trong bá-tánh phàm-trần,
Kẻ khinh người nhạo Thần Tiên quỉ tà."

"Mặc ai nhạo báng khinh khi,
Phần ta niệm chữ từ bi độ đời.
Muốn xem được Phật được Trời,
Thì là phải rán nghe lời dạy răn.
Bá gia cùng các chư tăng,
Việc tu không đợi hương đăng làm gì.
Đời cùng tu gấp kịp thì,
Đặng xem báu ngọc ly kỳ Năm Non.
Phật thương bổn đạo như con,
Muốn cho bổn đạo lòng son ghi lời.
Nữa sau đến việc biết đời,
Bây giờ chưa thấy nó thời không tin.
Tới đây cũng dứt giảng kinh,
Nếu ai biết sửa tâm linh mới mầu.
Nam mô lòng sở nguyện cầu,
Chúc cho bá tánh muôn sầu tiêu tan." - Đức Huỳnh Giáo Chủ


[size=110][color=#0000BF][b]B[/b]iết làm sao gieo Đạo khắp đại đồng,[/color]
[color=#800000][b]Đ[/b]ưa nhơn loại đi vào vòng hạnh phúc.[/color][/size]
Thiệnthông
Bài viết: 240
Ngày: 16/10/08 14:55
Giới tính: Nam
Đến từ: USA
Nghề nghiệp: www.phatam.com

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thiệnthông »

Ý Nghĩa Của Sự Ăn Chay
Hòa thượng Thích Thiền Tâm

--------------------------------------------------------------------------------


"Trong các kinh Niết Bàn, Lăng Già, ta không cho người trì giới ăn thịt. Nếu có Tỷ khưu nào bảo rằng trong Tỳ ni giáo, Phật cho ăn cá thịt, cho mặc áo tơ lụa, đó là lời ma thuyết, là phỉ báng ta!" Lời Phật đã dạy như thế, nếu ăn thịt cá mà không trước nhiễm cũng có thể chứng quả thánh như các vị bên Nam tông đã tu chứng. Nhưng nếu so hai phương diện ăn chay và mặn, thì ăn chay dễ đoạn nhiễm tâm hơn; đến như về nghĩa từ bi bình đẳng, bên ăn chay lại hoàn toàn hợp lý. Thế nên biết giáo nghĩa Nhị thừa chỉ là phương tiện tạm thời, giáo nghĩa Ðại thừa mới là chân thật cứu cánh. Vậy người tu nên hướng theo lẽ phải và xét lại năng lực của mình, đừng quá cầu cao tự cho là bậc viên dung tự tại, vội nói câu "Tửu nhục xuyên trường quá. Bất ngại bồ đề đạo" (Chất rượu thịt ăn vào cũng ra ngoài, không ngại chi đến sự giải thoát cả) mà lầm.

Hòa thượng Thích Thiền Tâm

Ðề yếu:

Ở Việt Nam, không những Phật giáo, mà trong các tôn giáo khác cũng có nhiều người ăn chay. Riêng về đạo Phật, tuy phần đông đều dùng chay lạt, song ít ai hiểu xác đáng sự lý của việc này. Về phần sự, có người ăn chay kỳ không trúng ngày tháng, hoặc không kiêng cữ hành, hẹ, tỏi, kiệu, có kẻ lại gia vị vào các thứ như tôm khô, hào khô. Do đó nên công đức không được toàn vẹn. Về phần lý, nhiều người không hiểu nguyên do chánh đáng của việc ăn chay, hoặc lầm tin theo tà thuyết, hay tưởng ăn chay nhiều là tu nhiều rồi sanh lòng ngã mạn. Do chỗ phát tâm không chánh ấy, nên kết cuộc sự thực hành cũng không bền. Ngoài ra, có vị đem lòng nghi cho thuyết ăn chay là do tập tục của Trung Hoa đặt ra, chớ không phải chính Phật nói, bằng cớ là những vị ở các xứ thuộc Nam tông Phật giáo vẫn ăn mặn mà cũng chứng thánh quả. Sở dĩ có mối nghi đó, là vì họ chưa hiểu rõ nghĩa phương tiện của Nhị thừa và nghĩa chân thật của Ðại thừa. Lại có người nghi rằng: có lẽ khi xưa Phật cũng ăn mặn, vì khi đi khất thực, dân chúng cúng thức gì dùng thức ấy, tại sao ta bắt buộc phải ăn chay? - Xin đừng đem tâm chúng sanh mà trắc lượng việc ấy, vì chúng ta là phàm phu không thể sánh với Phật là bậc đại giải thoát, có đầy đủ thần thông phương tiện trong khi hóa độ hữu tình. Vã lại, trong các Kinh liễu nghĩa, đức Thế Tôn đã nêu rõ nguyên nhân hợp tình lý của sự không dùng huyết nhục, khuyên bảo đệ tử nên dùng chất thanh đạm, thì ta cứ y theo lẽ phải và lời Phật dạy mà thực hành. Hơn nữa, theo kinh Ương Quật Ma, thì chẳng những riêng đức Thích Ca, mà tất cả chư Phật đều không dùng huyết nhục.

Ðể giúp người học Phật trên phương diện tiến tu, trong đây trình bày các sự lý, lời khuyên của Như Lai cùng cổ đức về việc ăn chay, giới sát, phóng sanh. Mong rằng các mục nơi bản chương có thể đem lại cho duyệt giả những điều hữu ích.

Tiết I - Ý Nghĩa Của Sự Ăn Chay

Theo quan niệm phổ thông của hàng Phật tử Việt Nam, ăn chay là dùng những chất thanh đạm, không ăn cá thịt và các thứ hôi nồng thuộc về loại ngũ tân (hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ). Nếu dùng cá thịt và ngũ tân, người ta gọi là ăn mặn. Nhưng thật ra, chữ "Chay" nói trại là nguyên âm "Trai" và Trai có nghĩa là Trung hoặc Thời thực. Trung hay Thời thực là dùng bữa giữa ngày vào giờ Ngọ, nếu ăn quá ngọ gọi là phi thời thực. Còn dùng chất thanh đạm, nên gọi là "tố thực", nghĩa là "ăn lại", mới xác đáng hơn. Tuy nhiên, chữ Trai dịch từ Phạm âm Ô ba va sa tha (Upavasatha), lại có nghĩa là "thanh tịnh". Và bởi ăn lại cũng có tánh cách làm cho thân tâm con người nhẹ nhàng thanh tịnh, nên bên Ðại thừa giáo mới chuyển lần ý nghĩa Tố thực xem đồng với Trai thực. Vậy tiếng "Chay" tuy không hoàn toàn xác đáng với nguyên thủy của nó, nhưng cũng có một phần nào ý nghĩa, nên bút giả xin dùng danh từ này với ý dùng chất thanh đạm cho hợp với quan niệm phổ thông của Phật tử Việt Nam.

Phần đông Phật tử không hiểu xác đáng ý nghĩa ăn chay, nếu có hỏi duyên do thì trả lời một cách đại khái: "Tôi ăn chay để tập lần tánh nết cho thêm bình tĩnh hiền lương". Lại có những lời đồn huyễn bảo: "Ăn chay sẽ khỏi tai nạn bom nguyên tử, hoặc ma vương sắp ra đời, hay sắp tận thế, ai không ăn chay sẽ bị chết hết, không được dự hội Long Hoa". Những truyền thuyết như trên đều không có căn bản, làm cho nhiều người cố tự ép ăn chay một cách gắng gượng, kết cuộc qua một thời gian rồi cũng thôi bỏ. Theo Phật giáo, ăn chay có những ý nghĩa như sau:

1- Vì lòng thương xót chúng sanh: Ðã là loại hữu tình, loài nào cũng biết đau đớn buồn khổ và ham sống sợ chết, trừ những duyên cớ riêng biệt. Chính mình khi bị vấp ngã hay đứt tay một chút, còn cảm thấy đau đớn, huống chi là cảnh đâm chém, đập giết, thiêu nướng, xẻ thịt, banh da! Như thế tại sao ta lại nỡ an nhiên vui vẻ, ăn uống trên sự đau khổ vô hạn của chúng sanh? Chính mình khi sắp bị giết đã khóc thương sợ hãi, hoặc người thân bị giết thì cũng xót xa, oán hận, đau buồn! Như thế tại sao ta lại nỡ làm cho chúng sanh khác sợ hãi đau thương lúc sắp bị giết, bị chia ly cùng quyến thuộc? Ðức Phật là đấng đại từ bi, nên người con Phật thể theo lòng từ bi đó mà ăn chay, để tránh việc trực tiếp hoặc gián tiếp sát sanh đầy thê thảm ấy. Trong kinh Lăng Già, đức Thế Tôn bảo Ðại Huệ Bồ Tát: "Những người ăn thịt đoạn hết hạt giống đại từ. Ta xem chúng sanh luân hồi trong sáu nẻo, đời đời làm cha mẹ anh em chồng vợ con cái lẫn nhau. Chúng sanh ăn thịt nhau, toàn là ăn thịt lục thân quyến thuộc của mình. Thế mà loài hữu tình mơ màng không biết, thường sanh lòng giết hại, làm cho nghiệp khổ thêm lớn, khiến nên mãi bị lưu chuyển trong đường sanh tử, không được thoát ly. Kẻ không ăn thịt, sẽ được vô lượng công đức tụ. Nếu tất cả mọi người không ăn thịt, thì không ai giết hại chúng sanh. Do có người ăn thịt tìm hỏi để mua, nên mới có kẻ vì cầu tài lợi giết chúng sanh để bán. Cho nên kẻ ăn thịt cùng người giết chúng sanh để bán thịt, cả hai đều có tội".

2- Vì tránh ác báo của nghiệp sát: - Bởi tham miếng ngon, nên con người mới tạo nghiệp giết hại. Nhưng vì vô minh che lấp, không rõ thấu lý nhân quả, nên kẻ gây nghiệp sát đâu biết hành vi đó trở lại làm khổ chính mình. Theo lý nhân quả trong kinh, người tạo sát nghiệp, như nặng tất bị đọa vào tam đồ, nhẹ thì phải chịu nhiều đau bịnh, hoặc chết yểu, cùng sự khổ nạn về chiến tranh. Kinh Niết Bàn nói: "Tội sát sanh có ba bậc: thượng, trung, hạ. Nghiệp sát bậc hạ, là giết từ loài kiến cho đến tất cả bàng sanh. Người tạo tội nầy phải bị đọa vào tam đồ, chịu sự khổ về bậc hạ. Tại sao thế? Bởi loài nhỏ dù là con kiến, con muỗi cũng có chút căn lành, nếu giết nó thì phải chịu tội báo. Nghiệp sát bậc trung là giết từ phàm phu trong loài người cho đến bậc A Na Hàm. Người tạo tội nầy phải bị đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, bàng sanh, chịu sự khổ về bậc trung. Nghiệp sát bậc thượng là giết từ cha mẹ cho đến bậc A La Hán, Bích Chi Phật. Người tạo tội nầy, phải bị đọa vào đại địa ngục A Tỳ, chịu sự khổ về bậc thượng".

3- Vì muốn dứt tâm tham nhiễm nơi vị trần: - Trong mười pháp giới, nếu nói tóm tắt, duy có hai nẻo: phàm và thánh. Phàm phu tâm còn nhiễm ô phiền não, chư thánh tâm hằng sáng sạch lặng trong. Bởi thế cho nên hàng Phật tử muốn vượt phàm lên thánh, thoát nỗi khổ luân hồi, phải bỏ nhiễm về tịnh. Mà muốn được tịnh tâm, phải ngăn ngừa đừng cho sáu căn nhiễm sáu trần. Người nào ăn chay mà cảm thấy khó khăn, đó bởi do còn thích món ăn ngon, nghĩa là thiệt căn còn nhiễm vị trần. Vì thế, muốn dễ được tịnh tâm, người Phật tử nên tập lần từ ăn chay kỳ đến chay trường.

Có kẻ hỏi: - Tại sao bên Phật giáo Nam tông vẫn còn ăn mặn? Và nếu không thanh tịnh, tại sao những vị bên phái ấy lại chứng thánh quả? Xin đáp: - Ðức Phật vì tùy hoàn cảnh căn cơ, trong khi nói giáo pháp Nhị thừa, phương tiện tạm mở cho ăn ngũ tịnh nhục (không thấy giết, không nghe giết, không nghi giết, thịt con thú tự chết, thịt loài thú khác ăn còn dư). Nhưng đến khi thuyết qua giáo nghĩa Ðại thừa, ngài lại triệt để cấm dùng đồ huyết nhục, vì lẽ mất lòng từ bi bình đẳng, và gây nhân vay trả luân hồi. Như trong kinh Lăng Nghiêm, đức Thế Tôn còn khuyên không nên dùng đồ bằng da, bởi còn thọ dụng một thân phần của chúng sanh tức là còn mắc nợ nó, huống chi là thường ăn thịt? Trong kinh Ương Quật Ma, ngài Văn Thù Bồ Tát thưa: "Bạch Thế Tôn! Phải chăng nhân vì Như Lai tạng, nên chư Phật không ăn thịt?" Ðức Phật bảo: "Nầy Văn Thù! Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay sống chết luân hồi từng cùng làm lục thân quyến thuộc, thay đổi vô thường cũng như trò hát. Thân mình và thân loài khác đồng là chất huyết nhục, vì thế nên chư Phật không ăn thịt. Lại nữa, chúng sanh giới tức là ngã giới, thịt loài khác chính là thịt của mình, nên chư Như Lai không ăn thịt. Nầy Văn Thù! Như con bò tự chết, người chủ dùng da nó làm giày dép đem bố thí kẻ giữ giới. Như bậc giữ giới không thọ tức là pháp Tỷ khưu; nếu thọ trì tuy không phải phá giới, song thiếu tâm từ bi. Cho nên, không thọ dụng thân phần của hữu tình, tức là lần lượt lìa nhân duyên sát sanh vậy". Ðời Ðường bên Trung Hoa, Ðạo Tuyên luật sư giữ giới tinh nghiêm, nên chư thiên thường hiện thân ủng hộ. Cứ theo bộ Tuyên Luật Sư Cảm Ứng Ký, Tứ thiên vương thưa với Tuyên sư rằng: "Thuở đức Như Lai còn ở đời, một hôm ngài phóng ánh sáng lớn bảo các thiên, long, quỉ, thần: - Sau thời chánh pháp diệt tận, có nhiều vị Tỷ khưu chấp theo giáo tích Tiểu thừa của ta, không hiểu ý nghĩa Tỳ ni, bảo rằng ta cho các Sa môn ăn thịt. Vì thế, trong tăng già lam hiện ra cảnh tượng sát sanh cũng như lò thịt. Lại có các vị Tỷ khưu mặc đồ tơ lụa gần gũi nơi quán rượu dâm xá, không học ba tạng, chẳng giữ cấm giới, làm cho đạo pháp ta suy vi, thật đáng thương xót! Nên biết từ vô lượng kiếp đến nay, ta tu Bồ Tát hạnh đã xả bỏ đầu, mắt, tủy, não, vì tâm từ bi không tiếc thân mạng để bố thí cho loài hữu tình, có lẽ nào lại bảo đệ tử mình ăn thịt chúng sanh? Ta niết bàn rồi, các Tỷ khưu thay thế ta làm thầy trời người dẫn dạy hữu tình khiến cho đắc đạo quả; có lẽ nào bậc thiên nhơn sư mà lại ăn thịt chúng sanh ư? Khi ta mới thành đạo, tuy trong luật có mở ra cho ăn năm thứ tịnh nhục, nhưng đó không phải thật là thịt của bốn loài, mà là thịt do sức thiền định bất tư nghì của ta biến hóa ra. Trong các kinh Niết Bàn, Lăng Già, ta không cho người trì giới ăn thịt. Nếu có Tỷ khưu nào bảo rằng trong Tỳ ni giáo, Phật cho ăn cá thịt, cho mặc áo tơ lụa, đó là lời ma thuyết, là phỉ báng ta!" Lời Phật đã dạy như thế, nếu ăn thịt cá mà không trước nhiễm cũng có thể chứng quả thánh như các vị bên Nam tông đã tu chứng. Nhưng nếu so hai phương diện ăn chay và mặn, thì ăn chay dễ đoạn nhiễm tâm hơn; đến như về nghĩa từ bi bình đẳng, bên ăn chay lại hoàn toàn hợp lý. Thế nên biết giáo nghĩa Nhị thừa chỉ là phương tiện tạm thời, giáo nghĩa Ðại thừa mới là chân thật cứu cánh. Vậy người tu nên hướng theo lẽ phải và xét lại năng lực của mình, đừng quá cầu cao tự cho là bậc viên dung tự tại, vội nói câu "Tửu nhục xuyên trường quá. Bất ngại bồ đề đạo" (Chất rượu thịt ăn vào cũng ra ngoài, không ngại chi đến sự giải thoát cả) mà lầm.

4- Vì để cho thân tâm nhẹ nhàng, dễ thực hành trên đường tu: - Ăn chay nếu đúng cách thì hợp với vệ sinh, và khiến cho thân tâm thanh tĩnh nhẹ nhàng thuận tiện trên đường tu tập. So lại thì khi dùng mặn, ta cảm thấy trong người nặng nề mệt nhọc, chất ăn khó tiêu hơn. Các nhà bác học hữu danh đông tây đã công nhận lẽ đó. Như ông Sénèque, một triết gia, đã nói: "Mỗi bữa ăn, người ta dùng thịt là tự đầu độc, thành thử con người tự sát ngấm ngầm mà không hay. Do đó loài người bị nhiều bịnh mà chết sớm". Những y khoa bác sĩ trứ danh như các ông: Soteyko, Varia Kiplami cũng bảo: "Trong các thứ thịt có nhiều chất độc rất nguy hiểm cho sức khỏe con người". Và bà White, nhà nữ bác học, sau một cuộc thí nghiệm đã tuyên bố: "Các thứ hột, trái cây, đậu và rau cải là những thức ăn mà thiên nhiên đã dành để nuôi chúng ta. Các thức ấy chỉ cần nấu nướng một cách đơn giản, thì ăn vào hợp vệ sinh và rất bổ. Nó làm cho con người thân thể tráng kiện, tinh thần sáng suốt và tránh được biết bao nhiêu là bịnh tật!" Chất máu thịt vốn là uế trược, hơn nữa loài thú khi bị giết sanh lòng uất hận, độc khí lưu trữ vào tế bào, hoặc gặp nhằm những con vật mang bịnh, như bịnh lao, bịnh sán..., nếu người ăn vào làm sao khỏi sanh đau yếu?

Có vị hỏi: - Nếu ăn chay cũng đủ sanh tố, tại sao tôi thường thấy người ăn chay trường phần nhiều đều có vẻ xanh và gầy? Xin đáp: - Ðó là do nhiều nguyên nhân khác biệt, không phải lỗi ở sự ăn chay; chẳng hạn như vấn đề tâm lý, hoặc không biết cách thức dùng chay. Về tâm lý, như có người ăn chay với tánh cách gắng gượng, mãi thèm những đồ mặn, lầm nghĩ rằng ăn chay thiếu sức khỏe, thường đem lòng lo lắng e ngại. Hoặc có người tu, mà chưa diệt được niệm tưởng mơ sắc dục, hoặc làm việc suy nghĩ quá nhiều. Những tâm trạng ấy có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, bằng chứng như ta thường thấy người nào trải qua một đêm lo nghĩ, sáng ra gương mặt họ hiện rõ vẻ tiều tụy bơ phờ. Về việc không biết cách dùng chay, như những người vì lỡ phát nguyện, nên ăn chay một cách bắt buộc lấy có, chỉ dùng tương chao, ít lát dưa, hoặc muối sả ớt cho qua bữa. Hơn nữa nhiều người quan niệm tu là phải khổ hạnh, nên không mấy chú ý đến việc ăn uống; hoặc kho đầu củ cải, vỏ dưa, chiên xơ mít, hay làm những thức ăn giống đồ mặn rất công phu, song thật sự không có bao nhiêu chất bổ. Ngoài ra, tập tục của các chùa Việt Nam thiên về sự tụng niệm cúng lễ, thường khi liền cả đêm ngày. Sự sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam lại nghèo, chư tăng ni thiếu phương tiện học tập, phải dùng sức quá nhiều, nên vị nào khi học thành tài hầu hết đều suy gầy đau yếu. Ðó là đại lược những nguyên do khiến cho người tu thường kém sức khỏe, chẳng phải lỗi ở nơi không ăn cá thịt. Nếu ăn chay mà hợp cách, với lòng hiểu đạo hoan hỷ, và đường lối tu không thái quá bất cập, thì đã ít bịnh tật, lại thêm có lợi ích cho thân tâm.

Tóm lại, ý nghĩa của ăn chay là vì lòng từ bi, vì tránh ác báo, vì lìa trần nhiễm, vì thuận ích cho đường tu. Nếu lập cơ bản nơi bốn điểm nầy mà dùng chay, thì sự thực hành sẽ bền và tăng thêm phước huệ. Như trái với cơ bản đó, tất việc làm chỉ có tánh cách thời gian, khó bền bỉ, kết cuộc không được lợi ích gì thiết thật trên đường tu.


--------------------------------------------------------------------------------

Kinh sách trích dẫn: -Kinh Lăng Già, Kinh Ương Quật Ma, Kinh Niết Bàn, Kinh Tứ Thiên Vương, Luận Trí Ðộ, Kinh Ðịa Tạng, Kinh Phạm Võng, Kinh Ðề Vị, Tư Trì Ký, An Sĩ Toàn Thơ, Tuyên Luật Sư Cảm Ứng ký.


Thiệnthông
Bài viết: 240
Ngày: 16/10/08 14:55
Giới tính: Nam
Đến từ: USA
Nghề nghiệp: www.phatam.com

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thiệnthông »

Ăn Chay, Sát Sanh và Quả Báo
Tác giả: Thích Tâm Anh
Lợi ích ăn chay

Nhân loại thời nay hầu hết đều thích ăn thịt, dẫn đến xuất hiện tràn lan các bệnh tật như: cao huyết áp, tiểu đường sỏi thận, bệnh tim, xơ cứng mạch máu. Ngạn ngữ có câu:
“Xưa nay trong một bát canh
Oán sâu như bể hận thành non cao
Muốn hay nguồn gốc binh đao
Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh”.

Từ ngàn xưa đến nay, một bát canh chúng ta ăn, nhìn qua tuy bình thường chỉ là một bát canh, nhưng sự oán hận trong đó thật sâu hơn biển. Muốn biết vì sao trên thế giới chiến tranh, tai kiếp, binh kiếp, ôn dịch xảy ra mãi không thôi? Tất cả đều do ăn thịt mà ra. Nếu bạn muốn hiểu sự thật, đang đêm bạn hãy thử vào lò mổ xem sao? Giết trâu trâu khóc, giết heo heo khóc, giết dê dê khóc. Những tiếng khóc thê thảm, những tiếng gào thảm thiết, những oán hận trùng trùng, những oan độc, những cừu hận ấy tỏa khắp hư không mới tạo nên bao tai kiếp cho thế gian. Giả sử ai ai cũng ăn chay, thì những oan nghiệt ấy tức khắc tiêu dứt, có thể biến can qua thành hòa bình, biến bạo lực thành an lành, được như thế mới cứu vãn được tai kiếp cho tương lai.


1. ăn chay được mạnh khoẻ, sống lâu

Thứ nhất: thức ăn chay không độc, thịt có độc

Thức ăn chay phần nhiều đều là rau quả, sinh trưởng lớn lên từ đất, hoặc rong biển… đã nhiều dinh dưỡng lại không có độc tố. Những thực vật này giúp máu giữ được chất kiềm – đây muốn chỉ máu ấy trong sạch. Y học gọi là kiềm tính thực vật. Thực phẩm có thịt ăn vào có thể khiến cho máu mang tính chua – đây muốn chỉ máu ấy dơ, do đó thịt được gọi là thực phẩm mang tính chua. Người ăn chay máu sạch, nên tuần hoàn nhanh, khiến cơ thể nhẹ nhõm thoải mái, hoạt bát, tinh lực dồi dào, chịu đựng giỏi, suy nghĩ nhanh lẹ và sống lâu. Như Hòa thượng Triệu Châu, một cao tăng Phật giáo đời Đường sống đến 150 tuổi. Hòa thượng Hư Vân thời cận đại sống được 120 tuổi. Cư sĩ Lý Bỉnh Nam, Đài Loan, nhờ nhiều năm trường trai, 95 tuổi mà vẫn sáng suốt. Những điều này đều là hiện thực chứng minh ăn chay mạnh khỏe, sống lâu. Lại như quán quân bơi lội Mậu-lâm-la-tư của thế vận hội Olimpic, lần đầu tiên, tốc độ của anh ta thật kinh người. Là vận động viên nổi tiếng nhất, anh ta là một người ăn chay. Theo báo cáo của Kiện Đức, một nhà hóa học trứ danh Pháp quốc, ông ta phát hiện thực phẩm thịt là một loại thực phẩm trúng độc mang tính chậm. Bởi vì xuất xứ của thịt là từ heo, dê, gà, vịt… mà động vật lúc vội vàng, giận dữ hoặc sợ hãi thì trong cơ thể sản sinh một vật tiết ra độc tố, độc tố ấy nhanh chóng truyền khắp các mạch máu vi tế và thịt trong toàn thân. Vật tiết độc chất này thông thường đều đầy trong cơ thể, tác dụng “cái mới thay đổi cái cũ” bài xuất ra ngoài, hoặc ra bằng đường đại tiểu tiện. Nếu con vật bị giết trong lúc đang giận dữ hoặc sợ hãi, bộ máy cơ thể bị đình chỉ hoạt động, vật tiết xuất độc tố này không được bài xuất ra, vẫn tồn đọng trong máu thịt. Nếu ăn vào loại thịt này, tất bị trúng độc tố ấy. Cho nên, ăn thịt bằng với trúng độc mang tính chậm. Đã từng có người thí nghiệm qua. Động vật trong lúc giận dữ hoặc sợ hãi, chất tiết độc tố mà cơ thể sản sinh ra, nếu hút ra bằng ống thủy tinh, chỉ cần độc tố bằng một cây nhang đã có thể giết chết một mạng người. May mà độc tố này khi gặp rau quả, bị hóa giải bớt một phần nào. Cho nên lúc nấu nướng, nên bỏ vào một ít gừng tươi, ớt hoặc rau xanh, đậu hủ, sẽ hóa giải bớt độc tố của thịt. Nếu nấu chỉ toàn thịt, không bỏ gừng, tỏi, rau... thì độc tố của thịt không được hóa giải, ăn vào sẽ có hại, lâu dài tất sẽ trúng độc mà chết.

Năm 1954, viện liệu dưỡng bệnh phổi Gia Nghĩa, Đài Loan có một bệnh nhân tên Quảng. Lúc rút quân khỏi Đại Lục, anh ta theo quân đội đến Đài Loan. Do suy dinh dưỡng, anh ta mắc bệnh phổi. Anh trai anh ta làm ăn buôn bán ở Hồng Kông. Mới đầu đến Đài Loan, không liên hệ được với anh mình. Sau liên lạc được, viết thư báo mắc trọng bệnh. Anh trai gởi đến cho một món tiền lớn. Có tiền, anh liền nghĩ đến bồi bổ. Bồi bổ bằng gì? Ăn gà! Thịt gà là bổ nhất! Ban đầu, hai ngày ăn một con. Ăn liền mấy ngày không thấy khởi sắc. Bồi bổ nữa. Mỗi ngày ăn một con. Ăn liền mấy ngày, sức khỏe lại càng suy nhược. Lại bồi bổ nữa. Một ngày ăn ba con. Phương pháp ẩm thực của anh ta thật đặc thù. Sợ dinh dưỡng của gà theo máu ra hết, vì thế anh nhét gà vào ống tre cho ngột chết, rồi bỏ vào nồi áp suất hầm, sau đó uống hết nước cốt. Uống một ngày ba lần như thế. Uống chưa được mấy ngày thì ôi thôi! Nguyên nhân đưa đến cái chết này của anh ta, lúc đó tôi chẳng hiểu gì cả. Về sau học Phật, nghiên cứu phương pháp ăn chay, mới hiểu được ông Quảng do ăn thịt trúng độc mang tính chậm mà chết. Không những súc sinh mà con người cũng thế. Con người lúc giận dữ, sợ hãi, sắc mặt bỗng chốc đỏ mặt tía tai hoặc nhợt nhạt, điều này đều do tinh thần bị kích động mà sản sinh độc tố, hiện tượng biến hóa trong máu. Độc tố này đối với phụ nữ còn phát sinh cả trong sữa nữa, nếu cho con bú sẽ nguy hiểm tính mạng. Trong Ấn Quang Đại Sư Văn Sao có kể câu chuyện thế này: có một phụ nữ người Âu, sau khi chăm chú nghe Ấn Quang đại sư khai thị lý giới sát ăn chay, bèn khóc rống lên. Bà ta đau xót cho hai đứa con trai của mình, chết do độc của sữa. Vốn là hai vợ chồng bà thường hay xảy ra bất hòa, cãi vã. Mỗi khi hai vợ chồng gầm thét như sấm, đứa bé sợ khóc thét lên. Là người làm mẹ, để con thôi khóc, lập tức vạch áo đút ngay núm vú vào miệng đứa trẻ, tuy đứa trẻ đã thôi khóc, nhưng từ đó cơ thể suy nhược dần, không bao lâu thì chết. Từ sự thật của hai câu chuyện này, có thể thấy: ăn chay không độc, thịt có độc. Tất nhiên, cần phải tức tốc giới sát ăn chay

Thứ hai: Nhân loại nên ăn chay, chớ nên ăn thịt

Theo tiến sĩ Hàn Đinh Đốn của trường đại học Ca-luân-tỷ-á Mỹ quốc, đã từng giải phẫu phân tích đường ruột, chứng minh con người thích hợp ăn chay mà không thích hợp ăn thịt. Ông ta giải thích ruột non của động vật ăn thịt thì ngắn, ruột già thẳng và trơn nhẵn; ruột non của động vật ăn chay thì dài, ruột già cũng dài; ruột của động vật ăn thịt lẫn ăn chay dài hơn động vật ăn thịt, ngắn hơn động vật ăn chay. Ruột già của con người dài khoảng 5 – 6 mét và quằn tới quằn lui, vách ruột không láng đồng thời chồng lên một đống. Đường ruột như thế chỉ thích hợp với ăn chay, không thích hợp với ăn thịt. Bởi vì thịt ít chất xơ, sau khi tiêu hóa để lại cặn bã. Ruột của con người tương đối dài, thức ăn ở trong ruột quá lâu sẽ sinh ra độc tố, tăng thêm gánh nặng cho gan. Gan quá sức chịu đựng sẽ trở nên xơ cứng, thậm chí ung thư. Lại nữa, trong thịt có rất nhiều a xít uric, Urê, ăn vào tăng thêm gánh nặng cho tạng thận, dẫn đến bệnh thận. Vả lại, thịt ở trong ruột già, ruột non phải qua sự hấp thu quá độ không cần thiết. Và thịt vốn lại thiếu chất xơ, dễ tạo nên táo bón, dẫn đến bệnh trĩ và ung thư trực tràng. Sự phân tích đường ruột con người trên đây, đủ để chứng minh con người ăn thịt là “tự rước họa vào thân”.

Thứ ba: Thức ăn thịt dễ dẫn đến bệnh tật

Sự nguy hại lớn nhất đến sức khỏe của người già, trung niên là colesterin, mà hàm lượng colesterin tương đối có nhiều trong não, thần kinh, máu, nước mật, lòng vàng trứng và mỡ… của động vật. Colesterin là chủ thể cấu thành hocmon của tuyến thượng thận và vitamin D. Tố chất dinh dưỡng này, thanh niên, trung niên hấp thu một lượng vừa phải rất là hữu ích. Nếu trong máu của một người chứa colesterin quá nhiều, sẽ dẫn đến xơ cứng động mạch, bệnh tim, bệnh cao huyết áp… Tuổi trung niên trở lên thì cơ thể, sinh lý có chiều hướng suy dần. Tất nhiên, cần phải tránh ăn nhiều thực phẩm thịt hàm chứa phong phú chất colesterin để giữ sức khỏe cơ thể.

Hiện tại, nguyên nhân tử vong đứng đầu ở Đài Loan là bệnh tim, huyết áp. Thống kê từ bệnh chứng, chứng tỏ người Đài Loan ăn thịt quá nhiều. Trong các cuộc báo cáo từ nhiều nghiên cứu khác nhau, đều đưa ra thịt có thể dẫn đến ung thư. Bởi vì thịt lúc chiên nướng, sẽ sản sinh ra một chất hóa học – chất dẫn đến bệnh ung thư nghiêm trọng này. Giả sử ăn thịt chiên nướng, một miếng bít-tết có thể tương đương với chất hóa học – khói của 600 cây nhang. Cho nên, ăn bít tết và thịt quay còn đáng sợ hơn hút cả một khối lượng lớn thuốc thơm. Kế đó, nếu heo bò mắc bệnh ung thư hoặc các bệnh tương tự, ăn thịt của những con vật này, rất có khả năng sẽ bị truyền nhiễm. Lại nữa, có một số nhà chăn nuôi, để phòng súc vật nuôi như heo, bò, gà, vịt không bị truyền nhiễm bệnh dịch, đã bỏ thuốc kháng sinh trong thức ăn gia súc. Điều này khiến cho người ăn thịt cũng bị hấp thu rất nhiều chất kháng sinh. Về sau những người này mắc bệnh, thì kháng sinh và thuốc đặc hiệu của y bác sĩ dùng đều trở thành thuốc mang tính chống kháng vô hiệu hóa, làm cho không thuốc nào chữa được, bó tay chịu chết. Sinh mạng của những người này do thường ngày ăn thịt làm chủ.

Nguyên nhân tử vong lớn thứ hai ở Đài Loan chính là ung thư. Cồn có thể gây nên bệnh ung thư. Người uống rượu thường bị ác tính niêm mạc khí quản và phế nang tế bào, ung thư thực quản và khối u ác tính dạ dày gián tiếp gây nên ung thư gan, xơ gan cổ trướng. Giữa rượu và ung thư kết tràng, ung thư trực tràng có sự liên quan mật thiết. Cho nên, háo ăn thịt cá, lại thêm tham rượu, bằng với lửa đổ thêm dầu, nguy hiểm vô cùng. Có rất nhiều thực vật phòng chống khối u. Hễ những thực vật giàu vitamin A, C đều có thể dự phòng ung thư. Ví như xúp lơ, dưa bở, khoai lang, cà chua, hạnh tử, trái đào, bí rợ, rau chân vịt, bí đao, bắp cải, su hào, rau cải hoa, bưởi, ớt tươi, chanh, lê, quýt, đậu hà lan, dứa, dâu tây, cam đường, cà rốt, sữa bột… giảm mập. Người ăn chay không cần kiêng kỵ thứ nào. Người Mỹ đã từng điều tra thống kê, vi trùng bệnh trong cơ thể con người, hết 8 phần 10 là do truyền nhiễm từ thịt bò, và người bị bệnh phổi cũng có người do ăn thịt bò. Lại trong dịch Hổ Liệt La, có một loại tên gọi là Đồn Hổ Liệt La, đó chính là bệnh truyền nhiễm từ heo. Đan Mạch sau thế chiến thứ hai, để tái tạo lại đất nước, chính phủ nghiêm cấm nhân dân giết động vật làm thực phẩm. Qua năm thứ hai kinh tế phục hồi mới bỏ lệnh cấm. Ngờ đâu sau khi giải cấm, người dân trong nước mắc bệnh ngược lại cao hơn nhiều so với khi cấm lệnh sát sinh. Có thể thấy, ăn chay có ích, ăn thịt có hại. Lại nữa, trước thế chiến thứ hai, nước Bungari ở Châu Âu được gọi là “đất nước của trường thọ”. Trong 6.000.000 nhân khẩu của toàn đất nước, có đến 160 người thọ trên 100 tuổi. Nguyên nhân trường thọ ấy, qua kết quả của các nhà y học, 95% là ăn chay trường. Đây chính là ăn chay có thể khỏe mạnh, sống lâu.

Lại một chứng minh nữa: nhà dinh dưỡng học Kha-lâm-tư, Mỹ quốc nói: “Nhân loại nếu có thể bỏ ăn thịt, thì sẽ thu được lợi ích vô cùng”. Ăn chay có thể giữ lâu tuổi trẻ, tinh lực dồi dào, đầu óc mẫn tiệp, da thịt mềm mại, đây là hiện tượng của tuổi trẻ. Ngược lại, thân thể mệt nhọc, thần trí hôn ám, da thịt xù xì, lộ ra dáng vẻ lão hóa. Nay lấy ba cái này làm chuẩn, so sánh giữa ăn chay và ăn mặn, nhà dinh dưỡng học Chu Tu Tuệ nói: “Ăn nhiều thực phẩm có thịt, trong y học gọi là thực vật mang tính chua, có thể làm cho máu mang tính chua, máu dơ. Lúc muốn trung hòa tính chua này, chất canxi trong máu phải tiêu hao lượng lớn. Lượng canxi mất, tế bào sẽ bị lão hóa, cơ thể mỏi mệt không sức chịu đựng, dễ đưa đến thần trí hôn ám và suy yếu. Còn ăn nhiều rau xanh, trái cây, những thực vật mang tính kiềm này, có thể làm cho máu giữ được chất kiềm, máu trong sạch, khiến cho cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái, tinh lực dồi dào, chịu đựng giỏi, đầu óc nhanh nhạy đồng thời có thể sống lâu”.

Trên đây, đã đối chiếu sức khỏe và tinh thần của người ăn chay và người ăn mặn, rõ ràng đã thấy: một giữ được vẻ thanh xuân, một suy yếu lão hóa. Sự láng mịn và xù xì của da, chỉ nhìn qua ta có cảm giác ngay là già hay trẻ. Cho nên, da thịt mịn màng là điều kiện chính của sự trẻ mãi. Ăn chay làm sao giữ được nước da mịn màng? Điều này cần phải nói từ thực phẩm dầu mỡ nào mà người ăn chay đã ăn. Giá trị dinh dưỡng của mỡ là: thứ nhất, cung cấp nhiệt năng. Thứ hai, duy trì nhiệt độ cơ thể, bảo vệ nội tạng và làm tươi nhuận da. Thứ ba, giúp đỡ hấp thu vitamin. Chất mỡ quá nhiều làm cho người ta mập, dễ mắc bệnh cao huyết áp, mạch máu não cho đến các bệnh tim, gan, phổi, thận… Nếu mỡ quá ít khiến cho người ta gầy gò, dễ mắc các chứng suy nhược cho đến các bệnh về da. Có hai nguồn mỡ: một là mỡ từ động vật, như mỡ của heo, dê và thịt mỡ, gọi là mỡ động vật. Hai là mỡ từ nhân thực vật, như dầu phụng, dầu đậu nành, gọi là dầu thực vật. Sự hơn thiệt của hai loại dầu mỡ này khác nhau rất lớn. Mỡ động vật là mỡ bão hòa, nhiều colesterin, dễ dẫn đến xơ cứng động mạch, cao huyết áp, bệnh tim, cũng có lợi cho việc sinh sản ung thư tế bào. Dầu thực vật không phải là dầu bão hòa, có thể thúc đẩy tăng gia bài tiết tính chua của nước mật, làm cho colesterin xuống thấp, tránh được bệnh tim và các chứng huyết quản khác. Từ đó có thể thấy, người ăn chay sử dụng dầu thực vật, quả thật là một yếu tố lớn để khỏe mạnh tươi da. Hàm lượng dầu trong thực vật, nhiều nhất là ở hồ đào, chứa 66.90%. Thứ hai là đậu phụng, chứa 48.70%. Thứ ba là mè trắng, chứa 48.23%. Thứ tư là đậu nành, chứa 20.20%. Những dầu này đều không phải là dầu bão hòa, ăn vào có ích không hại. Hàm lượng mỡ trong động vật, nhiều nhất là ở thịt heo, chứa 57.80%. Thứ hai là thịt dê, chứa 25.00%. Thịt bò chứa 13.50%. Nhưng những loại mỡ này đều thuộc mỡ bão hòa, chứa rất nhiều colesterin, dễ dẫn đến bệnh tim, bệnh huyết quản. Nghe nói, ngày xưa nữ minh tinh điện ảnh Hồ Điệp, nhờ ăn chay trường, tuy đã ở tuổi “bảy mươi xưa nay hiếm”, nhưng vẫn giữ được dáng vẻ xinh đẹp thuở thiếu thời. Đây là một chứng cứ ăn chay có thể không già.

2. ăn chay có thể phát triển trí tuệ

Đại Đái Lễ Ký nói: “Ăn thịt dũng cảm nhưng hung hãn, ăn chay thông minh mà hiền hậu”. Đây là thuyết “ăn chay có thể phát triển trí tuệ”, thấy ở những sách tịch cổ đại Trung Quốc. Điều này cực kỳ quan trọng đối với thành phần tri thức trẻ. Rất tiếc những người đề xướng ăn chay sau này, phần lớn chỉ lập luận trên nhân quả nghiệp báo, giới sát hộ sinh, rất ít người lao vào nghiên cứu nguyên lý “ăn chay có trí”, làm lỡ cơ duyên ăn chay cho biết bao người.

Gần đây, tiến sĩ Bình Sơn Hùng của Viện Vệ Sinh Lập Công Chúng, Nhật Bản, với con mắt của nhà nghiên cứu học thuật, đã thấy được người ăn chay tham dục ít, người ăn mặn tham dục nhiều; người ăn chay tinh thần sáng suốt, người ăn mặn thần chí lơ mơ. Người ăn chay đầu óc nhạy bén, người ăn mặn tinh thần chậm chạp. Phát giác này của ông ta hợp với thuyết “ăn chay đa trí” của người xưa. Hiện tại, có cuốn sách nói về ăn chay, có nói y học gia hiện đại, không ngừng nghiên cứu khảo chứng, đã phát hiện được ăn chay có hai lợi ích lớn. Thứ nhất là ăn chay có thể phát triển trí tuệ và sức phán đoán. Ông ta nói: “Theo sự minh chứng trên, vấn đề sinh lý, sức hoạt động não bộ của con người, là do trong tế bào não có hai lực lượng chính phản tác dụng lẫn nhau, xung kích không ngừng trong bộ óc của con người, hình thành nên cái mà người ta gọi là “suy nghĩ”. Xung đột đến cuối cùng, có một phía giành được thắng lợi, đây chính là cái mà chúng ta gọi là “quyết định”. Nhưng muốn làm cho não bộ phát huy hết được hai tác dụng chính phản, thì cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho tế bào não. Thành phần dinh dưỡng này chủ yếu là phu toan, kế đó là vitamin B và dưỡng khí. Và trong thực vật thì ngũ cốc và các loại đậu chứa phu toan và các loại vitamin B phong phú nhất. Thịt đứng thứ hai và phân lượng rất ít, cho nên chỉ có người ăn chay mới có được năng lực não kiện toàn, mới có thể nâng cao trí huệ và sức phán đoán. Nhớ lại 40 năm trước, lúc chúng tôi còn ngồi ghế nhà trường, y học gia thời đó cho rằng, muốn phát triển trí huệ, cần phải ăn nhiều thực vật có chất phốt pho và sắt”. Căn cứ khoa học của ông ta là tế bào da của não thiếu chất phốt pho, nên ảnh hưởng đến năng lực của não. Thần kinh thiếu phốt pho sẽ truyền đạt chậm chạp. Thậm chí chất sắt, cũng là nhân tố chủ yếu nâng cao trí tuệ. Cơ thể con người nếu như thiếu sắt sẽ bị thiếu máu, phát sinh các chứng bệnh chóng mặt, hồi hộp, hay quên, thân thể mỏi mệt. Những người như vậy thành tích học tập chắc chắn sẽ yếu. Thực phẩm có quan hệ mật thiết với việc học như vậy, nên giới học sinh trẻ không thể không biết lợi ích của ăn chay và vấn đề dinh dưỡng thường thức. Mỗi người đều mong muốn mình là người có trí tuệ bậc nhất trên đời, đặc biệt đang là thời học sinh, ai cũng muốn đọc qua một lần là nhớ, vì muốn làm bậc trí siêu cấp, thế là phải bổ não, bổ thận. Người Trung Quốc cổ đại luôn tương truyền một quan niệm sai lầm là: cơ thể suy nhược thì dùng thịt để bồi bổ. Lại cho rằng ăn gan bổ gan, ăn não tất có thể bổ não. Trước đây khoa học chưa phát triển, mọi người không ai biết trong não của heo, dê, trâu, bò có colesterin. Với quan niệm sai lầm rằng ăn não bổ não, làm cho rất nhiều con em nhà quan đầu óc lú lẫn. Trái lại, những con em nhà nghèo khó, cả đời chưa từng ăn bữa cá lại được thông minh, trí tuệ. Cho nên, trong xã hội thường nghe câu ngạn ngữ khuyên con em nhà nghèo khó thế này: “Làm tướng không có dòng, nam nhi nên gắng sức”, hoặc là “Sống được đời cơ hàn, mới là trang nam tử”. Thậm chí có lời khen: “Biết bao tay trắng rốt nên danh”. Nhưng lại có mấy ai biết được đạo lý “ăn chay đa trí” đâu!

Giới Phật giáo nước ta, hàng tăng ni xuất gia phụng hành Phật pháp Đại thừa nhất loạt đều ăn chay. Từ xưa đến nay, nước ta cao tăng Phật giáo ồ ạt xuất hiện. Có người trí tuệ siêu quần, có người biện tài vô ngại. Nổi danh thiên hạ như Thích Đạo An. Tài cao ngũ ấn Đường Huyền Trang. Bậc trí như ngài Đạo Sinh. 90 ngày thuyết kinh Pháp Hoa đến đá cũng gật đầu. Thanh Lương nhờ đạo đức văn chương làm thầy bảy đời vua. Liên Trì đại sư nhờ ngôn hành hợp nhất làm tổ thứ tám. Những cao tăng đại đức như vậy tính không thể hết. Tuy nói họ nhờ tu trì Phật pháp mà được phước trí tăng trưởng, nhưng vâng lời Phật dạy trường trai, đối với vấn đề nâng cao trí tuệ cũng là một nhân duyên lớn. Hiện tại, y cứ theo sách sinh dưỡng của trường đại học y, trích lục thực phẩm và cách dinh dưỡng có liên quan đến nâng cao trí tuệ phổ thông nhất, để cung cấp cho những ai có chí ăn chay tham khảo. Đọc kỹ sách này, nội dung đối chiếu thức ăn mặn và thức ăn chay, thấy được khoáng chất có trong thực phẩm chay, cho đến vitamin B cao hơn nhiều so với thực phẩm thịt. Vả lại, chủng loại thực phẩm chay nhiều, nguồn cung cấp phong phú lại không có độc tố, có thể an tâm sử dụng, đủ để chứng minh ăn chay hơn ăn mặn.

Nãy giờ là bàn lợi ích ăn chay bằng thế gian pháp. Lợi ích của nó còn có thể dùng ngôn từ, số lượng để biểu đạt. Dưới đây luận ăn chay bằng Phật pháp, lợi ích của nó càng không thể nghĩ lường.

Sát kiếp còn gọi là đao binh kiếp, cũng chính là chiến tranh xảy ra khắp nơi. Binh sĩ thời xưa tác chiến, dùng đao, kiếm làm vũ khí, cho nên chiến tranh xảy ra khắp nơi gọi là đao binh kiếp. Nguyên nhân xảy ra đao binh kiếp này, phàm phu không rõ nhân quả, ngộ nhận rằng chính kẻ xâm lược chủ nghĩa đế quốc gây ra, hoặc những kẻ chính trị dã tâm trong nước gây nên. Nói theo nhân quả nghiệp báo trong Phật pháp, đó không phải là nguyên nhân chính, đó chỉ là một trợ duyên mà thôi. Nguyên nhân chính là do sát sinh ăn thịt mà ra. Bây giờ, đơn cử bài kệ của thiền sư Từ Thọ ra để thuyết minh:


“Thế gian đa sát chúng sinh,
Trả ngay nghiệp báo sinh tình can qua;
Nợ mạng tức quyết báo ra,
Thiếu tiền không trả nhà liền ra tro;
Đời nay con vợ thăm dò,
Quyết rằng kiếp trước phá gia rẽ bầy;
Nhân quả thật đúng khôn tầy,
Rửa tai nghe Phật thuyết rồi tin vâng”.

Câu thứ nhất của bài kệ “Thế gian đa sát chúng sinh” là nhân, “trả ngay nghiệp báo sinh tình can qua” chính là quả. Đời trước anh giết nó là nhân, đời nay nó giết lại anh là quả; đời trước anh cướp của nó là nhân, đời nay nó đốt nhà anh là quả. Vì sao nó làm cho vợ con anh ly tán? Vì đời trước anh đã từng đào hang, phá ổ của chúng, cũng chính là bắt chim lấy trứng, cho nên đời nay nó ly tán vợ con anh. Nhân quả báo ứng là “ăn tám lạng trả nửa cân”, một chút cũng không sai lệch. Cho nên, muốn không bị quả báo, phải lập tức quy y cửa Phật, tin lý nhân quả không tạo ác nghiệp.

Tôi đưa ra thêm một sự thật lịch sử để chứng minh: ngày xưa lúc Phật còn tại thế, vua Lưu Ly mang đại binh đi đánh nước Ca-tỳ-la-vệ. Phật từng đích thân đi gặp vua Lưu-ly thỉnh cầu giải quyết hòa bình, nhưng cuộc hòa đàm không thành, Phật bèn bảo dòng họ Thích Ca phòng thủ tự vệ không nên chống trả. Quân đội vua Lưu-ly chiếm thành, chém giết loạn xạ. Lúc đó tôn giả Mục Liên thần thông quảng đại, dùng thần thông hút 500 người dòng Thích Ca vào trong bát, đưa lên cung trời tỵ nạn. Đợi đến khi hết chiến tranh, mở bát ra, 500 người trong bát trở thành bát máu. Tôn giả Mục Liên thỉnh thị đức Phật nguyên nhân. Phật kể vào kiếp quá khứ xa xưa, có một thôn trang, trong thôn có một hồ cá lớn. Vào một ngày lễ, mọi người trong thôn kéo cá ăn thịt. Trong đó có một con cá lớn cũng bị bắt. Lúc đó có một đứa trẻ ăn chay, nhưng vì nghịch ngợm đã dùng gậy gõ đầu con cá lớn ba cái. Con cá lớn đời trước chính là vua Lưu-ly bây giờ, các con cá nhỏ chính là đội quân vua Lưu-ly hiện tại, những người trong thôn hiện nay là người dòng Thích ca bị giết, đứa trẻ không ăn cá nhưng gõ đầu cá ba cái chính là ta. Ta vì không ăn cá nên không bị giết, nhưng gõ đầu cá ba cái nên bây giờ ta bị đau đầu ba ngày. Câu chuyện trên gọi là nhân quả báo ứng, tự làm phải tự chịu, người khác không thay thế được.

Năm 1927, hội ăn chay Âu Mỹ đại hội vạn quốc ăn chay lần thứ nhất tại Luân Đôn. Những học giả nổi tiếng tham gia phát tâm ăn chay có đến mấy ngàn người. Về sau tại thành phố Tân-la-ngoã, Tiệp Khắc đại hội quốc tế ăn chay lần thứ 7. Đại hội lần này có 23 nước như Trung Quốc, Đức, Pháp, Mỹ, Áo... tham dự. Đại diện Trung Quốc đến đại hội là cư sĩ nổi tiếng Lữ Bích Thành. Trong đại hội này, tiến sĩ Hoa-nhĩ-tự, Anh quốc nói: “Muốn tránh nhân loại đổ máu, cần phải bắt đầu từ trên bàn ăn”. Ý của câu này vô cùng sâu sắc, đề xướng mọi người ăn chay có thể tiêu trừ sát kiếp, đáng cho các nhà chính trị có lòng cứu đời thâm thiết thể hội.

3. Người ăn chay không bị quả báo

Sát sinh và ăn thịt, hai nghiệp này đều là ác nghiệp. Có người chỉ tạo một tội, như người ăn thịt nhưng không sát sinh; người sát sinh không thích ăn thịt. Có người lại kiêm cả hai, như kẻ đồ tể thích ăn thịt. Có một số người lém lĩnh, luôn muốn đẩy trách nhiệm cho kẻ khác, làm nghề đồ tể mà đẩy tội sát cho người ăn thịt. Mỗi lần giết heo, miệng luôn nói: “Heo này! Heo này! Mày chớ hận tao, mày là thức ăn của nhân loại, mọi người không ăn tao không giết, mày hãy đòi tội người ăn thịt ấy!”. Còn người ăn thịt lại đổ tội cho người giết thì nói gì? “Họ không bán tao không mua, họ không giết tao không ăn, họ không phải vì tao mà giết mày”. Người ăn người giết đẩy tội cho nhau. Công bằng mà nói tất cả đều là tự biện hộ cho mình.

Kinh “Lăng Nghiêm” nói rất hay:


“Vì lợi giết chúng sinh,
Vì tài giăng bủa lưới;
Cả hai đều ác nghiệp,
Chết đọa ngục kêu la;
Nếu không, bảo, nghĩ, cầu,
Thì không tam tịnh nhục;
Nó hữu nhân mà có,
Vì thế không nên ăn”.

Tội báo của sát sinh, theo kinh Hoa Nghiêm nói, chắc chắn đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, chịu khổ ba đường. Khi chuyển sinh làm người lại phải bị hai ác báo: một đoản mạng, hai nhiều bệnh. Tam đồ là chánh báo, làm người là dư báo.


“Luân hồi sáu đường khổ
Cháu trai đám cưới bà
Trâu, dê ngồi bàn tiệc
Bà con nấu trong nồi”.

Đây là một đám cưới vợ mà đại sư Hàn Sơn vào thời triều Đường thấy được. Cô dâu chính là bà nội của chú rể chuyển kiếp. Đồng thời lại thấy tân khách ngồi ăn thịt uống rượu trên bàn, vốn là gia súc trâu bò trước đây được nuôi trong nhà, và heo dê nấu trong nồi đều là bà con nội ngoại chuyển thế. Đại sư thấy vậy thương cho chúng sinh phàm phu trong sáu đường, điên đảo không rõ nhân quả, không ngăn được thương tâm ôm mặt khóc òa. Nghe xong bài kệ trên đây, nếu mọi người đều giới sát ăn chay, thì sẽ không có tuần hoàn nhân quả “người chết làm dê, dê chết làm người”, nhân thế cũng vĩnh viễn không còn nghiệp báo “bà con nội ngoại nấu trong nồi”.

4. Người ăn chay tăng trưởng lòng từ bi

Ăn chay đối với nhân loại mà nói, không kể là giữ được thân thể khỏe mạnh, hay tránh được nhân quả nghiệp báo, những lợi ích khác không thể nói cùng. Lại từ một người khuếch đại đến quốc gia xã hội, khiến cho xã hội an lành, thế giới hòa bình, có thể thấy lợi ích của ăn chay thật không thể tính đếm. Trong vô lượng lợi ích, tôi cho rằng lợi ích lớn nhất của ăn chay, phải là tăng trưởng lòng từ bi. Nghĩa là sao? Đại Trí Độ Luận nói: từ bi là gốc của Phật đạo. Nói rõ hơn một chút, người có lòng từ bi khả vọng thành Phật, làm pháp vương vô thượng cho tam thiên đại thiên thế giới, cho nên nói lợi ích lớn nhất của ăn chay là tăng trưởng lòng từ bi. Nghĩa của từ bi là cho vui cứu khổ. Từ bi đến cực điểm. Đại từ đại bi tức đồng Như lai. Kinh Phạm Võng nói: “Người ăn thịt, đoạn dứt hạt giống Phật tính đại từ bi, hết thảy chúng sinh thấy đều tránh xa”. Người ăn thịt sát sinh tự phì, đây chính là hành vi tàn nhẫn. Khuếch đại tâm tàn nhẫn này, có thể lợi kỷ hại tha, không việc ác nào mà không làm. Người ăn thịt, súc sinh thấy dáng, nghe mùi đều trốn chạy xa. Ví như kẻ đồ tể vào trong xóm, chó sủa giật hồi. Người ăn chay lòng nhân từ ngày một tăng trưởng, khuếch đại lòng từ, hết thảy chúng sinh tất đều yêu mến, đều muốn cho vui cứu khổ. Đây chính là nguyên lý từ bi căn bản của Phật đạo.

Sát sinh ăn thịt thật là ác nghiệp, tất phải thọ báo không còn nghi ngờ gì nữa. Có điều là thọ báo tùy theo tâm giết và cách giết tàn nhẫn hay không mà có nhanh chậm, nặng nhẹ, không thể nói một cách khái quát. Nếu sau khi sát sinh, sám hối tu thiện cũng có thể chuyển hậu báo thành hiện báo, trọng báo thành khinh báo. Tôi vì muốn để cho mọi người hiểu một cách thiết thực việc ác báo sát sinh ăn thịt, không ngại hiện thân thuyết pháp. Sơ lược cho mọi người nghe tôi trải qua việc thọ báo ăn thịt như thế nào.

Năm 18 tuổi, vì chống Nhật cứu nước, tôi đã rời ghế nhà trường, không hề do dự gia nhập hàng ngũ kháng chiến. Nhờ phước đức ông bà, chỉ làm thượng sĩ văn thư nửa năm đã được thăng quan. Từ đó, xa xỉ trong lương bổng. Trước khi tôi thoái hưu xuất gia, lương của tôi thuộc lương nghiệp vụ. Tục ngữ có câu: “Ở núi thì sống vào núi, ở nước thì sống vào nước”. Tôi tuy không đáng được một chữ, nhưng “làm quan được ăn lộc vua”, rốt cuộc tôi tiêu tiền như nước. Có tiền, tôi bèn ăn thịt uống rượu, tạo biết bao sát nghiệp, để rồi cả đêm trằn trọc bất an, do đó cảm thấy chán ớn tiền bạc. Sau xuất gia, không muốn thấy tiền, không muốn giữ tiền, quả thật chính do nguyên nhân này. Nhắc đến bản lĩnh ăn thịt uống rượu của tôi, tuy không nhiều lắm nhưng thật không vừa. Nói đến tửu lượng, đế trắng uống lần một hai chai chẳng ăn nhằm gì, ăn cá ăn thịt càng kinh người hơn. Hễ ngồi xuống là làm liền hai tiếng đồng hồ, ăn một hai cân thịt mỡ không thấy ớn. Tôi thích ăn thịt gà, thịt vịt nhất. Bữa ăn nào cũng có, nhưng ăn thế nào cũng không thấy ngán. Một năm ăn hết bao nhiêu sinh mạng chúng sinh, tôi không hề tính thử. Nhưng có một lần, chúng tôi đóng quân ở Khê Khẩu Áo, Định Hải, Chiết Giang. Lúc mới đến, các nơi phụ cận thôn trang này, đâu đâu cũng thấy gà vịt từng đàn. Mỗi ngày tôi đều nhờ cô chủ đi mua gà vịt giúp, bảo lính cần vụ giết thịt. Nhiều thì năm ba con, ít thì một hai con. Đóng quân ba tháng, mà gà vịt chu vi 5 dặm vuông bị chúng tôi ăn sạch. Có một chiều gió Đông Bắc lớn, tôi lại nhờ cô chủ đi mua gà giúp. Cô ta nói: “Ông còn muốn ăn nữa à! Gà vịt trong vòng 5 dặm vuông gần đây đều bị các ông ăn hết rồi, ông còn muốn ăn sao?”. Tôi nghĩ cô ta chắc vì sợ lạnh nên không muốn đi mua, do đó mới nói như vậy để trách tôi. Thế là tôi đích thân dẫn theo thằng lính cần vụ, đảo một vòng qua các làng xung quanh, quả thật chẳng còn thấy con gà con vịt nào, tôi mới biết rằng mình đã ăn gà vịt nhiều như thế, bất giác giật mình, tôi đã tạo nghiệp sát quá lớn. Năm 1953, tôi quy y Phật. Sau khi đọc kinh hiểu rõ nhân quả, tôi cấp tốc ăn chay muốn chuộc tội trước. Theo tôi biết, tin Phật, ăn chay công khai ngay trong quân đội thì chỉ có mình tôi, nhưng trong lòng lại có cảm giác “hối hận không còn kịp”. Vì cầu một lòng sám hối và hoằng pháp lợi sinh, lấy công chuộc tội nên tôi quyết chí xuất gia. Có lẽ cũng nhờ niệm thiện ấy, mà sát nghiệp tôi tạo đời nay, may ra trọng báo trở thành khinh báo, hậu báo trở thành hiện báo. Hai ngày trước lễ Đoan Ngọ năm 1974, trong thất Vô Lượng Thọ ở chùa Liên Quang, Nam Đầu. 8 giờ sáng điểm chuông bắt đầu lạy Tịnh độ sám. Lúc đó tôi đã bế quan hơn ba năm rồi, lạy Tịnh độ sám cũng đã hơn 9 tháng. Lạy xuống lạy thứ nhất, tôi cảm thấy thân bỗng nhẹ hững. Đi về hướng Tây, đi chưa được mấy bước thì nghe sau lưng có rất nhiều tiếng gà vịt kêu, ngoái đầu lại nhìn chợt thấy gà vịt hàng ngàn con xếp thành ba hàng đuổi theo tôi. Nhìn theo hàng của chúng, ước phải hơn hai dặm mới thấy được điểm tụ tập của chúng. Trên quảng trường trạm Cổ Xa ở Nam Đầu, ở đó còn có cả heo, bò... sắp ngay hàng thẳng lối lên đường, nhìn ngược lại vào mình, trước ngực đang ôm một con vịt đang cạp cạp inh ỏi, những chúng sinh ấy một kêu một đáp. Thấy tình hình này, tôi nghĩ chúng đến tìm mình tính sổ rồi đây, bất giác thất kinh như tỉnh cơn mê. Sau khi tiếp tục lạy xong Tịnh độ sám, sợ quá tôi lâm trọng bệnh, bèn gõ chuông gọi cư sĩ hộ thất Lưu Văn Vũ kể hết tự sự, nhờ ông ta chu đáo cho tôi hơn, trong thời gian gần đây không đi đâu xa. Đâu ngờ ngay tối hôm đó, trược té gãy chân trái ngay trong thất. Tuy mời Đông tây y trị liệu, tốn biết bao tiền của tín chúng, bản thân vẫn đau đớn nói không nên lời, chữa trị thế nào cũng không công hiệu, đến nỗi trở thành “pháp sư một cẳng”. Đây chính là nghiệp báo của tôi sát sinh ăn thịt. Tôi nay nói hết sự thật cho mọi người nghe. Tôi tuy hối hận đã quá muộn, nhưng mong mọi người lấy việc này của tôi làm gương. Mỗi người tự cảnh giác, những ai chưa ăn chay, hãy nhanh chóng giới sát ăn chay để tránh dẫm lên vết xe cũ của tôi.

Cuối cùng, ngoài khuyến cáo các vị phát tâm giới sát ăn chay, các vị còn nên tu tập pháp môn Tịnh độ nữa, niệm Phật cầu sinh Tây phương, mới được rốt ráo lìa khổ được vui. Trì trai và niệm Phật, cả hai song hành thì lưỡng phần trọn vẹn, nếu chỉ hành một phía cả hai đều thất. Vì sao? Bởi nếu ăn chay không niệm Phật, đời sau nhờ nhân trì trai quá khứ, được giàu sang vinh hiển. Tục ngữ nói: “Một ngày ăn chay, thiên hạ sát sinh không có ta”, huống hồ cả đời trường chay, phước báo ấy làm sao tính đếm? Có phước báo đương nhiên là điều tốt. Nhưng những kẻ giàu sang, hết 9 phần 10 không muốn tu hành, gọi là “giàu sang học đạo khó”. Người phú quý không biết tu tập, tất nhiên cuộc sống của họ chỉ hướng đến hưởng thụ sắc dục, ăn uống, vui chơi. Ăn thì một bữa ngàn mạng chúng sinh, sắc thì gian dâm nữ tú, vui chơi thì nhảy múa ca hò. Những ai sống cuộc sống này, chắc chắn đời sau đọa lạc trong ba đường dữ, sang đời thứ ba tất phải chịu khổ. Lại nếu những người niệm Phật không ăn chay, thì lúc lâm chung bị nghiệp lực chướng tế không được vãng sinh, lưu nhập vào trong bát bộ quỷ thần. Đây chính là sự tổn hại giữa ăn chay và niệm Phật chỉ hành một phía. Nếu đã ăn chay lại niệm Phật, tức hiện tiền thân tâm được kiện khang an lạc, lâm chung vãng sinh Tây phương, thấy Phật nghe pháp chứng tam bất thoái, cuối cùng viên chứng Vô thượng Bồ đề. Lợi ích của công đức ấy rộng lớn như pháp giới, cứu cánh như hư không, vô lượng vô biên không thể nghĩ nghì.


“Máu thịt tràn trề khen hợp miệng,
Đâu hay oán tắng sánh bằng non!
Thân ta chốn đó đang tâm nghĩ,
Ai dám cầm dao cắt thịt mình.
Xưa nay trong một bát canh,
Oán sâu như bể hận thành non cao,
Muốn hay nguồn gốc binh đao,
Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh”.

Làm sao tránh kiếp đao binh

1. Cội gốc đưa đến chiến tranh

Chúng ta phải hiểu rõ rằng, hết thảy nỗi thống khổ của chiến tranh từ đâu mà có? Không có điều gì là không có nhân quả. Quá khứ tạo nhân bát khổ, thì hiện tại phải chịu quả bát khổ. Hiểu được quan hệ của nhân quả thì biết ngay kiếp can qua cũng là một loại quả báo. Nhưng có một số người không tin vạn pháp đều có lý nhân quả. Bởi không học Phật, cho nên họ không tin lý nhân quả. Không tin nhân quả, vậy can qua nguyên nhân do đâu? Trí tuệ của phàm phu chỉ biết được hiện tại. Cách nhìn của phàm phu thế gian và cách nhìn của Thánh nhân căn bản không giống nhau. Cách nhìn của phàm phu chia làm hai loại: thứ nhất, họ cho rằng kiếp can qua là do bọn xâm lược chủ nghĩa đến quốc gây ra, muốn chinh phục thế giới mà gây nên chiến tranh. Cách nhìn thứ hai, họ cho rằng do bọn dã tâm trong nước không giữ bổn phận, nhiễu loạn trị an nội bộ, tạo phản dẫn đến đánh nhau, nên đã xảy ra kiếp nạn can qua. Phàm phu thường tình cho hai điều này chính là nguyên nhân gây nên chiến tranh. Thật ra, đây hoàn toàn không phải là nguyên nhân chính, chẳng qua chỉ là một trợ duyên mà thôi. Kiếp can qua là duyên, vậy thì nhân của nó ở đâu? Điều này không phải là cái mà kẻ thường tình có thể hiểu được, phải là bậc Thánh trí tuệ siêu xuất mới có thể thông tỏ.

2. Trí tuệ bậc thánh có thể thấy được quá khứ


Phật Pháp vô biên. Chỉ có Phật giáo mới có thể nói rõ được nguyên nhân vì sao xảy ra chiến tranh. Chúng ta đưa ra một ví dụ: Gieo hạt giống dưa xuống đất, đó gọi là nhân. Sau hạt giống nảy mầm, lớn lên ra trái, gọi đó là quả. Trợ duyên chính là điều kiện sinh trưởng. Giống như sau khi gieo hạt giống xuống, phải tưới nước, bón phân, có ánh sáng mặt trời mới sinh ra quả. Cho nên, chắc chắn có nhân, có duyên mới có quả. Như vậy, xem ra rõ ràng hơn rất nhiều. Thấy quả thì biết ngay nhân, giống như thấy dưa thì biết ngay dưa là từ hạt giống dưa mà có. Hiện tại, sở dĩ bị quả báo chiến tranh, là do đời trước tạo nhân chiến tranh. Quý vị phải biết, quả báo của chiến tranh là chết chóc, thì nhân của nó chắc chắn phải là nhân giết chóc. Lại thêm trợ duyên của bọn dã tâm và chủ nghĩa đế quốc, nên đã xảy ra quả báo chiến tranh. Nhưng rất tiếc, phàm phu không biết được nhân này, chỉ có Phật, Bồ tát mới hiểu rõ được. Điều này không phải nói dóc hay suy đoán. Phật, Bồ tát có thiên nhãn thông, cho nên thấy rất rõ nhân quả của chiến tranh, thấy được chúng sinh từ xưa đến nay luôn tạo nghiệp sát, không ai là không sát sinh. Và sát sinh được phân làm hai: một là trực tiếp giết, hai là gián tiếp giết. Tạo hai nghiệp sát này, lâu này gặp duyên tất kết thành quả chiến tranh. Vậy thì, thế nào là trực tiếp giết và gián tiếp giết? Đồ tể trực tiếp giết heo, dê, bò gọi là trực tiếp giết. Vì ngày nào chúng ta cũng ăn thịt nên đồ tể mới giết. Vì chúng ta họ mới giết, nên gọi là gián tiếp giết. Hai loại này đều là nhân sát.

3. Thủ phạm giết chính

Mọi người đều cho rằng, tội của người giết nặng còn tội của người ăn nhẹ, điều này không đúng. Luật pháp chính phủ, phạm tội cũng chia làm hai loại, đó là chủ phạm và tòng phạm.

Chủ phạm chính là tự tay mình làm, tòng phạm là hùa theo. Vậy thì người trực tiếp giết là chủ phạm hay là người ăn là chủ phạm? Điều này không nhất định. Thí như lúc đồ tể giết heo đi bán, lúc này đồ tể chính là chủ phạm, người mua thịt là tòng phạm. Nhưng thịt không đủ bán, người mua thịt nhiều quá, đồ tể bèn giết thêm, lúc này người mua thịt trở thành chủ phạm, và đồ tể là tòng phạm. Cho nên, có nhân như thế nào thì mỗi người tự chịu quả báo như thế ấy. Người thời nay không tin lý nhân quả báo ứng bằng người xưa. Trước đây, không những dân lành sợ nhân quả, mà ngay cả kẻ đồ tể cũng sợ nhân quả báo ứng, nên lúc sắp giết heo, miệng họ luôn nói thế này: “Heo này! Heo này! Mày đừng hận tao, mày là món ăn của thế gian, họ không ăn tao không giết, mày hãy đòi nợ người ăn thịt ấy!”. Bạn xem, chẳng phải người giết heo cũng sợ heo đến đòi mạng sao? Và rốt cuộc heo đòi nợ người ăn hay là đòi nợ người giết? Tục ngữ có câu nói rất hay: “Oan có gia trái có chủ”. Cho nên ăn có quả báo của ăn, giết có quả báo của giết.

4. Tình cảnh của chiến tranh


Nói đến đây, chúng ta đã hiểu rõ được nguyên do đưa đến chiến tranh. Vậy thì rốt cuộc chiến tranh đáng sợ ra sao? Có người đã từng sống trong chiến tranh, nhưng thời gian qua lâu cũng quên mất. Có người chưa từng chứng kiến, không biết sự đáng sợ của chiến tranh là gì, cho nên nay chia tình huống của
chiến tranh làm bốn loại để thuyết minh.

Thứ nhất: giết người

Thời xưa lúc đánh nhau, nhân dân sống chết cùng với binh lính. Một khi đối phương chiếm thành thì nhân dân vô tội cũng bị giết như binh lính. Việc “đổ thành bi thảm” chính là như thế.

Có người sẽ nói: “Thời xưa đã qua rồi, bây giờ không còn chuyện “làm cỏ cả thành” nữa”. Nên biết chiến tranh hiện tại là chiến tranh “quy mô lớn”, còn ghê gớm, bi thảm hơn thời xưa nhiều. Bây giờ nước A chế bom nguyên tử thì nước B cũng chế bom nguyên tử. Vậy thì thử nghĩ, mục đích của việc chế tạo bom nguyên tử là để dùng vào việc gì? Có phải cất bom mãi trong kho không? Giả như một trái bom từ trên không rơi xuống thì ai có thể bảo đảm chắc chắn mình không bị chết trong khói lửa?

Thứ hai: phóng hỏa

Từ xưa đến nay, hễ có chiến tranh là có lửa cháy. Thời nay có đủ thứ vũ khí chuyên dùng để đốt phá đối phương như bom dầu, bom cháy... Một khi phát cháy, nếu không chết người thì cũng đốt hết nhà cửa, tài sản.

Thứ ba: nhà tan

Mọi người vì muốn tránh thương vong chiến tranh nên phải bỏ chạy, cho nên nhà tan cửa nát.

Thứ tư: loạn lạc

Pháo hỏa ầm ầm bên mình, mọi người đều vội vàng bỏ chạy. Tay dắt con, tay bế cháu, ùn ùn chật cả bến xe, đường xá. Xe chạy rồi, tai nghe tiếng con khóc cũng chẳng biết làm gì. Cha mẹ, vợ chồng, anh em đều ly tán. Tình trạng chiến tranh là như thế.

Hiện tại, tuy chiến tranh còn chưa xảy ra, nhưng nhân chiến tranh đã tạo quá lâu rồi, một mai gặp duyên tất sẽ bạo phát. Và khi duyên chiến tranh còn chưa đến, tạm thời cũng có biện pháp cứu vãn. Nhưng phần nhiều người ta không tin nhân quả, nên thương cũng chẳng giúp được gì. Người xưa nói: “Hòa khí đưa đến an lành, hung ác dẫn đến tai ương”. Nghĩa là: Hòa khí sẽ an lành, tốt; hung ác mang tai họa, xấu. Oan hồn chắc chắn sẽ đến đòi mạng. Những lời của người đồ tể như đã nói trên, bạn thử nghĩ xem, muốn đòi nợ người ăn thịt, bởi nợ nó quá lâu, nó phải đòi. Đòi nợ gì? Đó chính là kiếp can qua.

Nói đến đây e mọi người còn chưa tin, đưa ra thêm một sự thật nữa để chứng minh: đời nhà Tống, có một cao tăng sau khi nhập định, quán sát biết được huyện An Dương sắp xảy ra chiến tranh. Vào thời vua Tống Huy Tông, Kim binh phương Bắc đánh xuống phía Nam. Đến đâu Kim Binh cũng tàn sát, đốt phá tan hoang, nhất là huyện An Dương, tỉnh Hà Nam bị tai họa tổn hại nặng nề nhất.

Bấy giờ, ở An Dương có một vị cao tăng nhập định quán sát được việc nhân quả. Người An Dương không biết tai nạn thảm hại như thế nguyên nhân do đâu, nhưng chắc chắn là phải có duyên cớ, liền đi thỉnh vấn vị cao tăng ấy. Cao tăng bèn nói với mọi người: “Bởi quá khứ người An Dương tạo nghiệp sát nhiều hơn những nơi khác, nên đời nay bị quả báo chiến tranh nặng hơn các nơi khác. Nhưng sự báo ứng của nghiệp sát này chưa hết, tai hại của chiến tranh vẫn còn tiếp tục xảy ra. Quý vị mau mau hồi tâm chuyển ý giới sát ăn chay, mới có thể giảm nhẹ quả báo ác trong tương lai!”. Nhưng người An Dương đều không tin lời của cao tăng, vẫn cứ sát sinh như cũ. Sau này, mấy năm liên tục, binh lửa liên miên, người An Dương đều bị sát hại thảm khốc. Về sau mới tin lời của vị cao tăng này là đúng, nhưng đã quá trễ. Công án này đã chứng minh cho sát sinh là nhân, chiến tranh là quả.

5. Thứ tự của giới sát

Giới sát là biện pháp căn bản để dập tắt chiến tranh. Hiện tại, kiếp can qua đã bày ra trước mắt. Chiến tranh là do nhân sát hại mà ra. Chúng ta cần phải dứt ngay nhân sát, nghĩa là “giới sát” để tránh nỗi đau khổ bị chiến tranh cho tương lai. Đây là biện pháp căn bản.

Lại nữa, chiến tranh là “cộng nghiệp”, nhưng cũng có “biệt nghiệp” trong cộng nghiệp. Nghĩa là, tất cả mọi người đều tạo nghiệp sát, chỉ có ta không sát thì ta sẽ không bị quả báo khổ chung với mọi người. Nhưng chúng ta thường nghe nói: “Tôi không làm đồ tể, tôi cũng không sát sinh, nhưng bắt tôi không ăn thịt thì không thể được, phải làm thế nào?”. Bạn không sát sinh, rất tốt! Vậy tôi sẽ bày cho bạn một cách. Bởi vì tai nạn chiến tranh có ba tầng bậc, công đức giới sát cũng có ba tầng bậc. Công đức bậc thượng sẽ dứt trừ tai nạn bậc thượng, công đức bậc trung sẽ dứt trừ tai nạn bậc trung, công đức bậc hạ sẽ dứt trừ tai nạn bậc hạ.

Công đức bậc thượng là trường trai. Nếu không làm được cũng cần phải thấy quả sợ nhân. Công đức bậc trung là tháng 6, tháng 12, mỗi tháng đều phải ăn chay. Vậy nếu vẫn không làm được thì làm công đức bậc hạ. Công đức bậc hạ là mỗi tháng ăn chay 10 ngày, 6 ngày và các ngày vía của chư Phật, Bồ tát, ít nhất cũng phải ăn “tam tịnh nhục”.

Thế nào gọi là tam tịnh nhục? Tam tịnh nhục là không thấy giết, không nghe tiếng kêu, không phải giết cho mình ăn. Có một tiệm cơm chay treo câu đối rất lý thú. Câu trên: “Một ngày ăn chay, thiên hạ giết nhau ta không bị”. Câu dưới: “Nợ có ai hay đội sừng mang lông xưa nay trả”. Nghĩa là: Ăn chay một ngày, ngày nay hàng vạn chúng sinh bị giết không có ta trong đó, đòi nợ trả nợ nào có mấy ai hay! Bạn xem hai sừng trên đầu trâu bò, từ xưa đến nay đều là đòi rồi trả, trả rồi đòi. Chúng ta thử nghĩ có đáng sợ không? Chí thành khuyên quý vị, để tiêu diệt tai kiếp chiến tranh đáng sợ khi còn chưa đến, hãy mau ăn chay, hãy mau giới sát!

Nên biết:


“Xưa nay trong một bát canh
Oán sâu như bể hận thành non cao
Muốn hay nguồn gốc binh đao
Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh”.
Đây là lời nói thật!

6. Nhân quả có thể thay đổi định luật nhân quả

a. Định luật nhân quả không mất

Chắc chắn có người sẽ nghĩ: “Nhân quả mà thay đổi được thì không hợp với lý nhân quả trong đạo Phật”. Đạo Phật nói có nhân có quả, lý nhân quả không bao giờ mất, tại sao lại nói nhân quả có thể thay đổi? Đúng, đạo lý nhân quả không bao giờ mất. Trong kinh cũng có một bài kệ rằng: “Cho dù trăm ngàn kiếp, nghiệp tạo ra hãy còn. Lúc gặp phải nhân duyên, quả báo phải nhận chịu”. Nghĩa là: Giả sử có trải qua trăm ngàn kiếp đi nữa, một thời gian lâu dài như thế, thì những nghiệp tốt xấu mà mỗi người ra tạo cũng không mất. Nên biết, giữa nhân và quả còn có cái duyên, khi nhân gặp duyên thì mình vẫn phải chịu quả báo.

b. Định luật nhân quả không thể đánh đổi

Chắc chắn có người sẽ nghĩ: “Nếu đời trước tạo ác quá nhiều, hôm nay làm nhiều việc thiện để bù lại e cũng không được”. Đúng, không được. Bởi vì định luật nhân quả là không thể đánh đổi. Thiện có thiện báo, ác có ác báo, đây là định luật tất nhiên. Giống như trên một mảnh đất, cùng một lúc gieo hai giống dưa và đậu. Sau này dưa nhất định ra dưa, đậu nhất định ra đậu. Dưa không thể ra đậu, đậu cũng không thể ra dưa. Nhưng hiện tại lại nói nhân quả có thể thay đổi, là thay đổi thế nào?

7.Biết nhân, dứt duyên, quả thay đổi

Phải hiểu rõ sự lý.

Quý vị nên biết: nhân là nhân, duyên là duyên, quả là quả. Chia làm ba đoạn như thế để thuyết minh. Nhân nhờ duyên mới ra quả. Điều mà hiện tại muốn nói là duyên. Thế nào gọi là duyên? Chúng ta thử nghĩ, chiến tranh có xảy ra không? Chắc chắn quý vị sẽ trả lời: không xảy ra. Đó là duyên của chiến tranh chưa đến. Lúc mà duyên chưa thành thục thì mới có thể thay đổi nhân quả. Nếu đoạn được duyên chiến tranh khi còn chưa thành thục thì có thể thay đổi được quả báo chiến tranh. Nhưng một khi duyên chiến tranh đã chín muồi thì không có cách gì cứu được, bởi quá khứ cộng nghiệp tạo duyên đã chín mùi. Dù bạn có thần thông quảng đại cũng không cách gì giải quyết nổi.

a. Phải vận dụng phương pháp

Vậy thì khi duyên chiến tranh còn chưa chín muồi, phải dùng cách gì để cứu vãn? Phải dùng phương pháp “tăng thượng duyên” tiêu diệt, như bác sĩ trị bệnh “tùy bệnh cho thuốc” vậy. Nếu bệnh nhân bị sốt thì phải cho thuốc giải nhiệt, bệnh nhân mắc chứng hàn thì phải cho Ôn Bổ Tể. Cho nên, đối bệnh cho thuốc đúng là lương dược. Giả như bệnh nhân bị sốt lại cho thuốc bổ, bị mắc chứng hàn lại cho thuốc giải nhiệt. Bác sĩ như thế là đã giết người ta mất rồi. Nên biết quả báo bị chiến tranh là đời trước đã tạo nhân sát, cho nên phải chịu quả báo bị giết. Hiện tại, chỉ cần dứt nhân sát thì không có duyên sát; không có duyên sát thì không có quả báo bị sát. Như thế sẽ không có chiến tranh.

Vấn đề dứt duyên, nếu mọi người vẫn còn chưa hiểu, ngay đây sẽ đưa ra một câu chuyện để dẫn chứng:

Ngày xưa, ở làng nọ có một ngôi chùa, có một pháp sư giảng kinh ở đó. Trong hội chúng có một người đã từng tạo đại ác nghiệp. Sau khi nghe kinh xong bèn hỏi pháp sư rằng: “Ngày xưa con sát sinh hại mạng, đã tạo đại ác nghiệp. Bây giờ phải làm thế nào?”. Pháp sư dạy rằng: “Phải chân thành phát lồ sám hối. Hiện tại quả còn chưa đến, đoạn duyên có thể kịp”. Nhưng người này chỉ biết có nhân và quả, không hiểu lý duyên sinh. Pháp sư bèn phương tiện khéo léo, đưa cho anh ta một bọc giống cỏ gai, bảo anh ta vãi trên hai luống đất trống phía Đông Tây sau chùa, và nói: “Hạt gai vãi trên luống đất phía Đông, chỉ vãi tro, không tưới nước. Hạt gai vãi trên luống đất phía Tây ngày nào cũng tưới nước”. Pháp sư lại dặn dò: “Cứ mỗi 5 ngày đi chân trần dẫm tới dẫm lui trên luống một lần, hai luống Đông Tây cũng đều như thế!”.

Người này lần đầu dẫm trên cả hai luống, nhưng không thấy có cảm giác gì. Pháp sư lại bảo anh ta: “Luống phía Tây vẫn cứ tưới nước mỗi ngày, còn luống phía Đông vẫn như cũ, không tưới”. Cách 5 ngày sau, cũng chân trần hai bên đều dẫm. Lại cách 5 ngày nữa, người này cũng vẫn như thế dẫm tới dẫm lui. Lúc này, anh ta bỗng thấy những hạt gai ở luống đất phía Tây đã nứt mầm. Lại qua 5 ngày sau, thấy mầm đã lớn hơn 3 tấc và đã ra hoa vàng, anh ta vẫn cứ dẫm tới dẫm lui. Lại qua 5 tuần sau nữa, trên luống phía Tây không thể đi chân đất được nữa, vì gai chích không đi được. Pháp sư bèn hỏi: “Lúc đi trên luống đất phía Đông con có cảm giác thế nào?”. Người ấy trả lời: “Không có cảm giác gì!”. Pháp sư lại hỏi: “Cả hai luống đất đều vãi giống gai, tại sao luống đất phía Đông dẫm được, mà luống phía Tây không dẫm lên được?”. Lúc này, anh ta mới vỡ lẽ. Thì ra, luống đất phía Đông chỉ vãi tro không tưới nước, vì đoạn mất duyên nên mất tác dụng. Còn luống đất phái Tây ngày ngày đều tưới nước. Tăng thượng duyên nước này đã sinh ra sức mạnh. Cho nên, rõ ràng là cùng gieo giống, nhưng luống phía Đông không nảy mầm mà luống phía Tây lại rất xanh tốt. Đây chính là lý nhân quả có thể chuyển đổi. Có duyên thì sinh, không duyên thì diệt.

b. Tầng cấp thứ tự đoạn duyên

Phải dùng cách gì để đoạn duyên? Thứ tự đoạn duyên có thể chia làm thượng, trung, hạ ba cấp công phu. Công phu bậc hạ là bắt đầu từ hôm nay không sát sinh nữa, ăn tam tịnh nhục – ăn thịt không thấy giết, không nghe tiếng kêu, không phải giết cho mình ăn. Công phu bậc trung là không những không sát sinh mà còn trường trai, làm được như thế là đã bằng với A-la-hán tự lợi. Công phu bậc thượng là không những không sát, trường trai mà còn tiến thêm một bước là phóng sinh cứu mạng. Hạng người này đã bằng với Bồ tát lợi tha. Ba cấp công đức trên có thể tùy duyên lượng sức mà làm. Bây giờ chúng ta phân biệt thêm như sau:

* Công phu bậc hạ đoạn duyên giới sát, dễ hành, nghĩa là tùy duyên tiêu nghiệp cũ, không tạo thêm nghiệp mới.
Chúng ta giải thích công phu bậc hạ dễ hành trước. Phải hành từ đoạn duyên giới sát. Cổ đức có hai câu kệ rằng: “Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, không tạo thêm nghiệp mới”. Nghĩa là: Có thịt thì ăn, không thịt thì thôi. Tùy duyên thì sẽ tiêu trừ tội cũ, nhất thiết không nên vì thèm thịt mà lại sát sinh hại mạng, tạo thêm nghiệp mới để rồi bị tai ương.

Trong Đại Tạng Kinh có bộ luận Bà-sa. Trong đó có câu rằng: “Nếu trì trai giữ giới trong một ngày đêm, thì trong các đời tới, chắc chắn không bị gặp ác báo chiến tranh”. Bạn xem, công đức trì trai giữ giới chỉ có một ngày đêm mà lại lớn như vậy, huống hồ gì công đức trường trai không sát cả đời, chẳng lẽ không lớn sao? Nói đến đây, có lẽ có người sẽ hỏi: “Nghe thầy nói không sát sinh tránh được ác báo cho đời sau, nếu mong đời này không bị có được không?”. Câu trả lời của tôi là được. Có một câu chuyện có thể làm chứng:

Ngày xưa, có một người đáp thuyền đi xa. Trên thuyền, thấy trong thùng của chủ thuyền có hai con cá đang bơi lội rất vô tư, có thể đến trưa sẽ bị giết thịt. Người ấy mới nói với chủ thuyền: “Anh bán hai con cá này cho tôi đi!”. “Được!” – Chủ thuyền nói – “Nhưng đắt lắm, hai con giá 300 đồng. Lúc nào anh muốn ăn, tôi sẽ làm thịt nấu nướng cho!”. Người ấy bèn lấy ra 300 đồng đưa cho chủ thuyền để mua hai con cá. Nhất thời không đành lòng ăn thịt chúng nên nói: “Hôm nay tôi không thích ăn cá, xin ông đừng nấu!”. Cách một ngày sau, chủ thuyền lại hỏi: “Hôm nay nấu cá cho anh nha?”. Người ấy bèn trả lời: “Đừng! Đừng! Hôm nay tôi ăn chay!”. Thật ra, anh ấy không có ăn chay, chẳng qua là anh ta thấy hai con cá bơi lội trong thùng dễ thương quá, cho nên không nỡ ăn thịt chúng. Giết chúng càng cảm thấy tội, cho nên mới nói dối mình ăn chay. Cuối cùng, anh ta thả cá xuống sông, trả tự do cho chúng.

Lại cách một ngày sau, thuyền đang giong buồm trên sông, bỗng cuồng phong nổi dậy, sóng cao ngút trời, cả thuyền đều sợ khiếp vía. Đang lúc quỳ lạy cầu cứu cứu mạng, bỗng nhiên từ trong mây ló ra hai chữ “giả chay”. Mọi người ai cũng thấy rất rõ. Có người hỏi lớn: “Trên thuyền chúng ta người nào giả ăn chay? Ai?”. Hỏi đến mấy lần như thế. Người ấy nghĩ: “Mình giả ăn chay, nhất định đã xúc phạm luật trời. Nếu giấu không nói, như thế không phải đã hại mọi người sao?”. Nên lập tức lớn giọng trả lời: “Là tôi! Là tôi!”. Mọi người đều nói: “Ngươi nhảy xuống đi!”. Rồi đẩy anh ta xuống nước. Lúc đó cũng kỳ lạ, không biết từ đâu trôi đến một miếng ván. Người bị đẩy xuống sông ấy lại an nhiên bám chặt tấm ván một cách vô sự. Một trận gió lớn đẩy anh vào bờ và được người cứu sống. Nhìn lại chiếc thuyền kia không chịu nổi sóng to gió lớn đã lật úp, toàn bộ người trên thuyền đều bị chìm nghỉm làm mồi cho cá. Chúng ta thử nghĩ xem, người giả ăn chay này, chỉ khởi lên một niệm từ tâm đã cứu sống được mình.

* Công phu bậc trung, đoạn duyên kiêm ăn chay, hơi khó hành.

Lại nói công đức công phu bậc trung. Không chỉ phải giữ giới sát đồng thời còn phải ăn chay, thực hành có khó hơn công đức bậc hạ một chút. Bởi lúc sinh ra, con người đã có thói quen ăn thịt, nên bỏ ăn thịt rất khó. Không đoạn được phải làm sao? Điều này cần phải quán tưởng mấy điều sau đây:

a. Lo sợ gặp phải chiến tranh

Xin hỏi mọi người có sợ chiến tranh xảy ra không? Nếu sợ, lúc đặt chén thịt trước mặt, mình nên quán: “Lúc con vật này bị người giết, nó sợ sệt thế nào thì giống như chiến tranh đến vậy. Vì muốn để tránh chiến tranh, tôi dứt khoát không ăn chén thịt này”. Đây là quán tưởng bước đầu.

b. Sợ bị bắt trói khi giặc cướp đến

Quán tưởng bước hai: Một mai chiến loạn xảy ra, giặc đến, nhân dân bị bắt, bị trói thật là đáng sợ. Lúc này nên quán tưởng: “Chén thịt này, con vật lúc bị người mua bắt trói dắt đi đáng thương biết bao. Vì để tránh sự bắt trói của giặc giã, tôi dứt khoát không ăn chén thịt này”.

c. Gia đình bị bắt trói, ly tán

Quán tưởng bước thứ ba: Mỗi gia đình đều đầy đủ lục thân quyến thuộc: cha mẹ, vợ chồng, anh em. Một khi bị giặc bắt trói dắt đi, sự bi thương gia đình ly tán, đau khổ biết bao. Lúc này nên quán: “Sau khi con vật bị người bắt trói dắt đi, hình ảnh tội nghiệp kêu gào của quyến thuộc của nó, chén thịt này tôi không nỡ ăn”.

d. Chính mình bị giết

Quán tưởng bước thứ bốn: Giả sử thân ta khi sắp bị người khác giết, bản thân mỗi người có muốn hay không? Lúc này nên quán tưởng: “Sự đổ máu của con vật khi bị giết, cho đến nỗi đau khổ khi bị hầm nấu, bằm xắt chiên nướng… Để tránh thân mình khỏi bị như thế, chén thịt này tôi thật không dám ăn nữa”.

Nếu quán được bốn bước này, không những không muốn ăn thịt mà còn tiến thêm một bước, là phát lồ sám hối những hành vi bất chánh trong quá khứ, đồng thời về sau phát nguyện trường trai.

* Công phu bậc thượng đoạn duyên phóng sinh. Khó mà dễ.

a. Vượt hơn xây tháp 7 tầng

Lại nói công đức bậc thượng. Ngoài đoạn duyên cần phải từ tâm phóng sinh. Nhà Phật có câu: “Cứu một chúng sinh phước hơn xây tháp 7 tầng”. Vậy xem ra, thì biết công đức cứu một chúng sinh to lớn nhường nào. Bởi tâm niệm của Phật lúc nào cũng muốn cứu độ chúng sinh, cho nên cứu một mạng chúng sinh, công đức lớn như báo đáp ân Phật. Tôi tin có người tất sẽ nghĩ: “Súc sinh tại sao lại có thể so sánh với người?”.

b. Tất cả chúng sinh đều là quyến thuộc quá khứ, đều là Phật tương lai

Chúng ta nên biết, chúng sinh trong sáu đường đều là cha mẹ, vợ chồng, anh em của chúng ta. Sáu đường là: trời, người, A-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục. Bản tính của chúng sinh trong sáu đường này, xưa nay vốn thanh tịnh sáng suốt. Do từ vô thỉ, bị vô minh che đậy nên điên đảo mê lầm. Sống rồi chết, chết rồi sống trong sáu nẻo. Một lần đầu thai là một lần có cha mẹ, lục thân quyến thuộc khác. Từ vô lượng kiếp đến nay, quyến thuộc cha mẹ nhiều đến nỗi không thể tính đếm. Vì phàm phu, hễ đầu thai là bị mê cách ấm, tự mình không thấy ra được. Không thấy ra được thì làm sao biết? Nên biết lời này chính đức Phật nói ra. Đức Thích Ca Mâu Ni là bậc Thánh nhân, trí tuệ thấu biết sáng suốt, Phật nhãn thấy rất rõ ràng. Ngài nói: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, chúng sinh một khi gặp được Phật pháp, tín giữ phụng hành tức được thành Phật”. Cho nên nói: Tất cả là cha mẹ quá khứ cũng là chư Phật tương lai. Nếu giải thoát tính mạng cho chúng thì bạn chính là Bồ tát. Nên biết, không làm Bồ tát không thể thành Phật.


“Nhân tuy đáng sợ
Không duyên không sinh
Hạt gai tuyệt nước
Không thành cây gai”.

Bài kệ này ý nói: Nhiều ác nghiệp đã tạo trong quá khứ, cố nhiên là đáng sợ. Nhưng nếu không có tăng thượng duyên thì không thể sinh ra quả ác, giống như câu chuyện trên đã nói. Pháp sư dạy người ấy gieo giống cỏ gai trên hai luống phía Đông Tây sau chùa. Gai dụ cho quả ác, đạp phải tất bị rách da chảy máu. Nếu không tưới nước, thì khó mong sinh trưởng thành gai, đạp chân lên cũng không bị rách da chảy máu. Ý này muốn nói: quá khứ tuy đã tạo rất nhiều ác nghiệp sát sinh hại mạng, chỉ cần đời nay giới sát hộ sinh thì sẽ giảm nhẹ ác quả. Cho nên, thành tâm khuyên chư vị, mọi người hãy nhanh quy Phật, mau mau chuyển đổi nhân quả!

8. Nguyên nhân của an lành và tai nạn

a. Hòa khí đưa đến an lành

Quý vị nên biết, sát sinh đứng đầu muôn ác. Không những tàn bạo hung ác, mà còn là vô nhân tính. Tục ngữ nói: “Tam tài: trời, đất, người cùng chung một dòng mạch”. Nghĩa là: Lòng người ví như lòng trời đất. Tâm ác là người ác, tâm thiện là người thiện. Lòng người hung bạo thì trời đất cũng biến thành hung bạo, lòng người hòa khí thì trời đất cũng trở nên hòa khí. Nhưng lòng người thiện ác, làm sao thấy được? Rất dễ. Tâm lành thì sẽ hiện ra ở tướng làm những việc lành, tâm ác thì sẽ làm những việc ác. Trời đất hòa bình chính là hòa khí, trời đất bất hòa chính là hung bạo. Người tốt, trời đất tốt chính là an lành; người ác, trời đất xấu liền trở thành tai ương. Nhưng an lành và tai ương hoàn toàn không phải tự nhiên mà có. Vậy thì an lành từ đâu đến? An lành nhờ hòa khí mà có. Người xưa có câu tục ngữ rằng: “Hòa khí dẫn đến an lành”. Ý là: hòa ái, từ bi đến cùng cực, lòng từ trong lòng đạt đến đỉnh điểm. Không những không hại người mà ngay cả động vật cũng không có ý giết hại, thì ngay đó có hòa khí.

Ví dụ: Chu văn Vương thời xưa là một đức vua nhân từ. Ngài “thị dân như thương” – thấy mỗi người dân đều đáng thương như chính mình bị thương, chính mình bị đại thống khổ. Lòng Ngài không những chỉ thương người sống như thế, mà ngay cả những hài cốt người chết Ngài cũng không nỡ thấy chúng bị nắng gió mưa sa. Có một lần, Chu Văn Vương ra ngoài thành thị sát, thấy hài cốt tử thi tứ tán bày đầy mặt đất, Văn Vương lập tức mệnh lệnh lượm nhặt hết chôn cất đàng hoàng. Chu Văn Vương từ bi thế đấy! Ngài không những chỉ yêu thương bảo bọc người sống, ngay cả người chết Ngài cũng yêu thương. Cho nên, Ngài đáng là một Thánh vương nhân từ.

Lại nói đến 72 vị đệ tử của Khổng Tử, trong đó có một người họ Cao tên Sài. Ngài là một đại hiền nhân. Lòng từ bi thương xót của Cao Sài không những chỉ đối với động vật, ngay cả với thực vật Ngài cũng từ bi, yêu thương bảo vệ.

Thời niên thiếu, Cao Sài thường lên núi đốn củi, thấy cây cối mùa Đông rụng lá rồi nứt những chồi non, Ngài không đành lòng đốn, chỉ đốn chặt những cây, nhánh khô. Cho nên nói: Cao Sài “chồi non không chặt”, đến nay vẫn còn lưu danh thiên cổ. Chư vị nghĩ coi, từ tâm của Văn Vương và Cao Sài có phải hòa khí không? Đương nhiên là hòa khí. Hòa khí đưa đến an lành. Cho nên, có Văn Vương và Cao Sài thời đó là thiên hạ thái bình, nhân dân an lạc, hòa khí cát tường.

b. Hung ác chiêu ương

Quý vị nghe đến đây thì biết ngay hòa khí đưa đến an lành là rất tốt, và loại tương phản của nó là “tàn nhẫn chiêu ương”. Nghĩa câu này thế nào? Ví như một người mang lòng hiểm ác. Người này nhất định sẽ mắc tai họa. Nếu một gia đình hung ác, gia đình này sẽ mắc tai ương. Một quốc gia nham hiểm, thì nhân dân phải bị tang thương. Hung ác nghĩa là gì? Hung ác là hung bạo. Hung bạo quá độ tất sẽ sát hại chúng sinh. Ban đầu chỉ giết hại những động vật nhỏ; động vật nhỏ giết thành thói quen thì sẽ giết động vật vừa; giết được động vật vừa rồi thì cũng giết được động vật lớn. Tay nhúng máu nhiều rồi nên sau này, ngay cả người cũng dám giết. Như vậy, cấp độ giết càng lúc càng lớn. Tiếp đó, giết luôn cả cha mẹ, thầy tổ. Đây chính là điềm báo trước thiên hạ đại loạn, gọi đó là “hung bạo chiêu ương”. Nhưng thiên hạ có người trí cũng có kẻ ngu. Người trí thì nhất cử nhất động đều thấy được quả báo trong tương lai, người ngu thì không những không biết quả báo mà cho dù có nhắc đi nhắc lại với họ cả ngàn lần, rằng: anh gieo nhân bất chánh này, về sau sẽ phải gặt ác báo, anh ta cũng không nghe. Cho nên, trong kinh có câu rằng: “Bồ tát sợ nhân, phàm phu sợ quả”. Nghĩa là: Người trí thấy nhân, biết ngay quả sau này, nên không dám làm ác. Còn phàm phu không biết sự ghê gớm của việc gieo nhân ác, nên cứ tạo ác, đến khi bị quả báo thì có sợ cũng không kịp nữa.

9. Tri cơ kỳ thần

Không những nhà Phật nói “tri cơ kỳ thần”, mà Thánh nhân xưa cũng nói “tri cơ kỳ thần”. Cơ là động cơ, thần là sáng suốt. Nghĩa là giống như người trí vừa nói ở trên, nhất cử nhất động đều biết ngay hậu quả của sự việc như thế nào. Lại cũng như người thông minh, giả sử thấy bậc đá dưới thềm nổi lên ẩm thấp thì biết ngay trong vòng ba ngày sẽ có mưa; thấy trăng có quần đen thì biết ngay sắp có gió. Chưa mưa mà biết sẽ mưa, chưa gió mà biết gió nổi, đó chính là “tri cơ kỳ thần”. Vậy có người sẽ hỏi: “Biết trước những việc chưa đến phỏng có ích gì?”. Nếu biết trước được những việc chưa xảy ra, họ chính là người có “tính dự kiến”. Nắm chắc được tính dự kiến là điều rất tốt. Giống như trước khi gió chưa nổi lên, lo thu hoạch hết lương thực; trời chưa mưa chuẩn bị trước đồ che mưa. Những việc dẫn đến tai ương chuẩn bị tốt trước. Nếu như gặp đói kém hoặc mưa bão lâu ngày thì cũng có thể tránh được khủng hoảng tạm thời.

10. Phòng vi đổ tiệm

Nghĩa của câu này là: Một việc không luận là lớn hay nhỏ, lúc mới phát sinh phải dự phòng ngay, không để nó bành lớn, đó gọi là phòng vi. Đỗ tiệm nghĩa là chặn đứng, không để nó sinh trưởng. Người xưa có câu: “Từng giọt nước nhỏ cũng thành sông, đóm lửa như sao thiêu ngàn mẫu”. Ý nói là: “Từng giọt nước nhỏ, tích ít thành nhiều, lâu ngày cũng trở thành sông lớn; một đóm lửa nhỏ như sao băng, có ngày cũng thiêu rụi cả thảo nguyên bạt ngàn”. Cho nên, không thể coi thường tuy chỉ là giọt nước nhỏ, cũng không thể lơ là dù chỉ là đóm lửa như sao băng. Một điểm xin chư vị ráng chú ý là: hiện nay, quả thật các nước đang ôm ấp chiến tranh. Nếu không tin, hãy coi nước A có bom nguyên tử, nước B cũng có bom nguyên tử. Họ phát minh ra vũ khí hiện đại rốt cuộc để dùng vào việc gì? Chính là để dùng vào việc giết người hàng loạt. Đây là điềm báo trước tai ương.

Có lẽ có người sẽ nói: “Vậy thì có liên quan gì?”. Hiện tại, chiến tranh còn chưa đến mà! Thưa quý vị: xin đừng nói thế! Phải chú ý: Giống như những giọt nước nhỏ, cần phải chặn đứng nó ngay; phòng bị đóm lửa nhỏ như sao có ngày thiêu rụi, cần phải dập tắt nó trước, như vậy mới không xảy ra đại hoạn.

Nghe đến đây, e rằng có người sẽ nói: “Đệ tử Phật các ông có cách gì chặn đứng được đại thế chiến không?”. Điều này, chúng tôi không dám khoác lác, cũng không thể ngăn chặn được đại thế chiến, vì đại chiến thế giới là chiêu cảm bởi cộng nghiệp của chúng sinh, phải chịu quả báo chung. Nhưng chúng tôi có thể dự phòng cá nhân không bị quả báo, cũng chính là lý biệt nghiệp trong cộng nghiệp như đã nói ở trên. Bởi không tạo nhân sát hại thì tất nhiên không bị quả báo sát hại, đây chính là chặn đứng khởi nguyên của nó. Vậy những nhân sát sinh đã tạo trước đây thì phải làm sao? Bắt đầu từ hôm nay, bạn phải dứt tuyệt đối nhân sát, đó chính là dứt tuyệt đối duyên tạo tội sát, đó chính là biện pháp tốt nhất.

11. Triết nhân phóng sinh

Người đời thường nói: Phật giáo các ông đương nhiên phải nói giới sát phóng sinh. Nên biết, trên thực tế hoàn toàn không phải như thế. Không chỉ riêng Phật giáo đề xướng giới sát phóng sinh, ngay cả chư Thánh hiền ngày xưa của Trung Quốc cũng đã nói rất nhiều đạo lý về giới sát phóng sinh. Nếu chư vị không tin, tôi sẽ đưa ra câu chuyện lịch sử để chứng minh.

Giản Tử tết nguyên đán thả chim

Thời đại hưng thịnh nhất ở Trung Quốc là thời nhà Chu, xuất hiện rất nhiều hiền nhân. Vào thời Ngũ Bá Thất Hùng, chư hầu lúc đó, mỗi mồng 1 tết hàng năm đều bắt rất nhiều chim Ngói về ăn nhậu say sưa.

Bấy giờ, Triệu Giản Tử có một lúc mua hết chim Ngói về thả. Có người kiến nghị rằng: “Ngài định kỳ vào mồng 1 tết như vậy chỉ là biện pháp một ngày phóng sinh, chưa triệt để”. Triệu Giản Tử nghe xong thấy rất có lý, bèn lập tức hạ lệnh cấm bắt chim Ngói, triệt để nghiêm cấm bất kỳ ai giết hại chim Ngói, đồng thời còn khuyến khích khen thưởng phóng sinh

12. Tai tường cấm tể

Thời xưa, nếu thiên tai hạn hán thì phải cầu mưa. Muốn cầu mưa thì không được sát sinh, cấm chỉ giết chóc. Thời đó cũng biết sát sinh là hung bạo. Nếu sát sinh thì cầu mưa sẽ không linh, cho nên cần phải cấm chỉ sát hại sinh vật cho đến khi cầu được mưa mới thôi. Và pháp luật nhà Đường có một quy định: vào tháng giêng, tháng 5, tháng 9, đây là những tháng trường trai của Phật giáo nên không được sát sinh, và ngày thập trai mỗi tháng cũng không được sát sinh. Trong thời gian đó mà sát sinh là phạm tội. Nhưng cấm chỉ sát sinh xem ra vẫn còn tiêu cực, phải tiến thêm một bước tích cực nữa là phóng sinh.

Vua Càn Nguyên triều Đường nước ta là một đức vua nhân từ. Ngài cũng đề xướng giới sát phóng sinh. Nhưng cá phóng sinh phải thả ở đâu? Thế là Ngài liền nghĩ ra một cách, ra lệnh cho tất cả các địa phương đều đào ao phóng sinh. Cả nước tổng cộng có đến 81 nơi đào ao phóng sinh. Mỗi ao phóng sinh đều khắc bia. Văn khắc bia đều là các nhà học giả thư pháp nổi tiếng viết, như danh nhân Nhan Chân Khanh...

Hiện tại, văn bia của họ vẫn lưu truyền tại thế.

Hoàng đế Chân Tông giữa năm Thiên Hy thời nhà Tống, cũng là một vị vua nhân từ. Sau loạn Vương An Thạch, Ngài liền ra Thánh chỉ triệu lệnh trong dân chúng, mỗi huyện đào một ao phóng sinh. Ví như Tây Hồ của tỉnh Chiết Giang, hiện tại chính là ao phóng sinh lớn nhất của quốc gia. Nhưng rất tiếc, bây giờ biến thành ao sát sinh nuôi cá để câu giải trí. Nhìn trên lịch sử, hai triều Đường, Tống có thể nói, là hai thời đại phóng sinh thịnh vượng nhất.

13. Trọng trách sát quả mỗi người phải mang

Nghe đến đây có người sẽ nói: “Chưa đến nỗi! Từ lâu tôi đâu có sát sinh. Trên nhân quả, tôi không bị quả báo sát sinh”. Thưa bạn! Xin bạn khoan vội mừng. Nói rằng: “Tôi không bị quả báo sát sinh. Nên biết, nghiệp sát của mỗi người trùng trùng lớp lớp, quả thật khó tính biết hết. Bạn nói bạn không sát sinh, bây giờ tôi sẽ tính thử giúp bạn. Vừa ra khỏi bào thai, mẹ bạn sợ không đủ sữa bú đã giết mấy con gà để tẩm bổ, rồi đầy tháng lại khách khứa cũng sát sinh. Đến khi lớn lên, đính hôn lại sát sinh. Ngày cưới lại càng đại sát sinh. Ngày xưa lúc đi học, mời thầy giáo cũng phải sát sinh. Về sau, ra đời tạo lập sự nghiệp cũng phải sát sinh mời khách. Đến 40, 50 tuổi lúc mừng thọ cũng sát sinh. Một năm bốn mùa ăn tết ăn lễ, như tiết Thanh minh tháng 3, tết Đoan ngọ tháng năm, tiết Trung nguyên tháng 7, tiết Trùng dương tháng 9, tất cả đều phải sát sinh cúng tế. Đột ngột khách đến cũng phải sát sinh đãi khách, rồi lại lúc bệnh tật, lạt miệng ăn không ngon lập tức sát sinh để đổi món. Bệnh lành cũng phải sát sinh, làm vịt tiềm để bồi dưỡng. Bệnh lành rồi đáp tạ bác sĩ cũng sát sinh. Và con người có sống tất có chết. Ngày đám ma ấy, lại càng đại sát hơn”… Chư vị thử nghĩ, vậy có đúng không? Mười mấy điều kiện nêu trên, cho dù một người không sát sinh đi nữa thì cũng là sát sinh nhiều. Người mà một ngày không có thịt không chịu ăn cơm thì lại càng sát nhiều hơn. Những người như thế lại càng không thể nói hết.

Đời nay, chúng ta làm người sát sinh tạo nghiệp. Đời trước làm người cũng sát sinh tạo nghiệp. Thậm chí, có rất nhiều đời trước đã tạo sát nghiệp trùng trùng vô tận. Giết một sinh mạng là đã kết một oan trái. Oan hồn ấy lúc nào cũng ở bên bạn đợi thời cơ đòi mạng. Không những oan nghiệp bên ngoài đang đòi nợ, mà sát nghiệp của chính mình trồng trong thức thứ 8, bất cứ lúc nào cũng có thể manh tâm hiện hành, cũng chính là hạt giống tạo tộïi, lúc nào cũng muốn dẫn bạn đi chịu báo. Chư vị nên biết, nếu hòa khí thì dẫn đến an lành. Còn hung bạo, hiểm ác tất phải chịu tai ương. Nếu ngày nào cũng sát sinh, đại sát sinh là an lành hay hung bạo? Những oan hồn bị giết, ngày ngày muốn đòi mạng là an lành hay tai ương? Xin mọi người hãy tự nghĩ xem!

Có thể sẽ có người nói: “Nghe thầy nói như vậy tôi rất lo sợ, vậy phải làm sao?”. Thưa bạn, bạn cũng không nên quá lo. Hiện tại, họa hoạn còn chưa tới, tai ương cũng chưa bắt đầu. Chỉ cần từ nay trở đi không sát sinh nữa. Giống như đóm lửa nhỏ bị tưới nước lên phải bị tắt ngay không thể cháy lan được. Vậy thì oan hồn đến đòi mạng phải làm sao? Bạn phải tin rằng: Phật pháp vô biên, tự có sức mạnh không thể nghĩ bàn để siêu độ chúng. Vì bạt độ khiến nó chuyển thân làm người hoặc làm trời, nhờ thế nó không đến đòi nợ bạn nữa. Tôi nói như vậy chắc chắn có người sẽ hỏi: “Thầy nói giới sát chặn được nguồn loạn thì tôi có thể tin được. Nhưng nhà Phật các thầy nói, kinh Phật có thể siêu độ người chết thì tôi không tin”. Nếu mọi người không tin, tôi sẽ đưa ra hai sự thật để chứng minh cho rõ:

Đại sư Liên Trì là tổ sư của tông Tịnh độ. Trong Trúc Song Tùy Bút của Ngài, có ghi một đoạn công án thế này: Có một tiểu thư họ Tào được gả làm vợ cho một thanh niên họ Văn. Trong nhà họ Văn nuôi rất nhiều bồ câu. Một hôm, không biết từ đâu xuất hiện một con rắn rất lớn muốn bắt bồ câu. Lúc đó cô tỳ nữ thấy được, bèn chọi một viên đá lớn vào đầu, con rắn chết ngay lập tức. Ai ngờ con rắn sau khi chết, oan hồn không chịu đi. Hai hôm sau, hồn rắn nhập vào tỳ nữ nói mấy câu điên điên khùng khùng: “Trả mạng cho tôi! Trả mạng cho tôi!”. Tiểu thư họ Tào thấy vậy rất sợ. Đàn ông con trai trong nhà đều đi vắng hết, Tào tiểu thư bèn chạy về nhà mẹ dẫn cha qua nhà chồng, mắng lớn vào tỳ nữ: “Mày náo loạn cái gì ở đây?”. “Không phải tôi náo loạn, tôi muốn tỳ nữ trả mạng cho tôi, vì hai hôm trước tôi muốn ăn thịt bồ câu, nó không cho tôi ăn, lại còn đánh chết tôi, cho nên tôi muốn đòi mạng nó!”. “Mày là rắn, muốn ăn bồ câu. Mày là một mạng, nó cũng là một mạng. Cứu mạng nó, giết mạng mày, một mạng đổi một mạng cũng đáng. Mày là súc sinh, nó cũng là súc sinh, mày đòi nó là được rồi, sao mày bắt người đền mạng cho mày, điều này không thỏa đáng!”. “Tôi không phải là rắn, tôi là võ tướng Kinh Châu của Lương Võ Đế sau triều Tấn, vì đánh nhau với Hầu Cảnh chết ở sa trường, tại sao ông nói tôi là rắn?”. “Hầu Cảnh là chuyện của sáu đời trước, bây giờ đã là đời Minh rồi. Ông đã biến thành rắn mà không biết, còn muốn tạo thêm tội nghiệp, thật là đáng thương quá! Thân người đã mất còn không biết, hiện nay đang là thân rắn cũng không hay, oán chỉ được giải không được kết thêm!”. “Tôi đã biến thành rắn, bây giờ phải làm sao? Xin ông hảo tâm, hảo ý cứu tôi!”. “Ông là người thời Lương Võ Đế. Ông có biết chuyện Lương Võ Đế vì siêu độ cho hoàng hậu Hy Thị bị làm thân rắn mà viết cuốn Lương Hoàng Bảo Sám không?”. “Biết! Biết!”. “Bộ Lương Hoàng Bảo Sám rất vĩ đại. Vậy thì tôi tụng bộ Lương Hoàng Bảo Sám để siêu độ cho ông được không?”. “Tốt lắm! Tốt lắm! Cảm ơn ông lắm!”.

Ông già họ Tào liền kiền thành cung kính lễ bái tụng bộ Lương Hoàng Bảo Sám, vừa tụng kinh xong, tỳ nữ lập tức tỉnh ngay. Quý vị thấy, Phật pháp vô biên, thật là bất khả tư nghì!

Sau đây, sẽ kể thêm một sự thật nữa để chứng minh:

Giữa năm Canh Thần đời Sùng Trinh nhà Minh, tể tướng họ Hạ ở Giang Hạ. Có một buổi tối, cập thuyền ở cửa sông Tầm Ngư Chủy. Đêm hôm đó, Hạ tể tướng nằm mộng, thấy thần miếu đến nói với ông rằng: “Tôi là Tống đại vương, thần sông Cửu Giang. Đời trước cùng Hạ tể tướng và pháp sư Tam Muội, ba người là huynh đệ, thầy trò. Pháp sư Tam Muội đời nay là quốc sư, Ngài thì làm tể tướng, còn tôi do một niệm tham rượu thịt, cho nên đọa lạc làm thần sông. Khách thương buôn qua lại toàn dùng rượu thịt cúng tế tôi, đời sau chắc chắn tôi sẽ bị đọa lạc trong ba đường khổ. Pháp sư Tam Muội là người đạo hạnh cao thâm, từng siêu độ những người bị đọa lạc rất nhiều. Tối mai thuyền của pháp sư sẽ dừng ở đây, xin Ngài ngày mai hãy khoan đi, nán lại thêm một ngày nữa, giúp tôi thỉnh pháp sư Tam Muội cầu siêu bạt độ cho tôi, lạy Phật sám hối cho tôi, khiến tôi tiêu trừ nghiệp chướng, thoát ly tội báo! Trông cậy hết nơi Ngài! Trông cậy hết nơi Ngài!”.

Hạ tể tướng trong mộng nghe ông ta nói một hơi, đồng ý giúp ông ta thỉnh pháp sư Tam Muội làm đàn tràng bạt độ. Hôm sau, thuyền của pháp sư Tam Muội quả nhiên đến thật. Hạ tể tướng bèn kể hết tự sự nguyên nhân ham rượu thịt quá khứ của thần miếu và việc thần miếu muốn cầu siêu độ. Pháp sư Tam Muội bèn tức tốc kiến lập Thủy đạo tràng, trai tăng cúng phúng cho thần miếu. Đang lúc siêu độ, bỗng nhiên vị tăng đầu bếp nói: “Thần sông cũ nhờ công đức này đã được thoát khổ. Hiện tại, thần sông mới đến cũng đã quy y Tam bảo Phật Pháp Tăng và thọ trì ngũ giới. Từ nay trở đi, cúng thần miếu phải dùng đồ chay, không nhận rượu thịt nữa! Trong đó có một quái nhân, không tin lời vị thần mới nhậm chức, liền nhập vào người vị tăng đầu bếp, vội vàng đi chuẩn bị rượu thịt đến miếu thần cúng. Lúc người ấy trong tay đang cầm hương định lạy xuống, bỗng trượt chân té ngữa, đồng thời tự vả vào mồm mình nói: “Tôi đã quy y pháp sư Tam Muội, không nhận thức ăn mặn. Hôm trước đã nhờ vị tăng đầu bếp nói rồi, sao lại phá giới tôi? Sau này nhất định phải chú ý đó! Không được sát sinh cúng tôi nữa!”. Người ấy sau khi tỉnh lại, lập tức cầu xin sám hối. Từ đó về sau, không bao giờ dám nghĩ, nói bậy nữa.

Thưa quý vị! Hai câu chuyện trên, đã chứng minh được sức mạnh của Phật pháp to lớn như thế. Tuy quả đã chín muồi, nhưng chỉ cần thành khẩn sám hối cũng có thể làm nó thay đổi, huống gì hiện tại quả còn chưa thành thục. Bắt đầu từ nay giới sát, lập chí làm một con người mới, cải đổi lỗi xưa, tu tập quy chánh.

Hai câu đầu của bài kệ này:


“Tâm như lò lửa
Tội như phiến băng
Buông xuống đồ đao
Tức khắc thành Phật”.

Đây là nói về lý. Ngày xưa, lúc Phật Thích Ca còn tại thế. Có một người đồ tể, trong tay cầm con dao mổ bò dính đầy máu, đến đạo tràng nghe Phật thuyết pháp. Người đồ tể sau khi nghe pháp, lập tức tâm khai ý giải, miệng vừa nói rất có lý, tay vừa quăng con dao đi. Lúc đó, lập tức chứng được quả vị. Sau này, cuối cùng cũng thành Phật. Cho nên, thành tâm khuyên quý vị: Bây giờ, chiến tranh còn chưa đến, mọi người hãy nhanh nhanh tu sửa, hãy mau mau giới sát phóng sinh. Hiện tại, chúng ta đã nhận thức rõ ràng, bị quả báo chiến tranh là do nhân sát đã tạo trong quá khứ, cho nên phải bị quả báo chết chóc. Bây giờ phải dứt ngay nhân sát thì không có duyên sát; không có duyên sát thì không có quả báo bị sát, và sẽ không xảy ra chiến tranh.


Thiệnthông
Bài viết: 240
Ngày: 16/10/08 14:55
Giới tính: Nam
Đến từ: USA
Nghề nghiệp: www.phatam.com

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thiệnthông »

Lời Phật Dạy Về Sự Đoạn Nhục Thực
Thích Thiền Tâm
Trích Phật Học Tinh Yếu
Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!" Vậy muốn cho tai nạn chiến tranh tiêu giảm, không gì hơn dứt từ cái nhân của nó, nghĩa là mọi người đều nên ăn chay giới sát phóng sanh. Nhưng về việc nầy phận sự thì dễ nhận biết, phần lý ít người suốt thông. Bởi thế nhiều kẻ khi ăn chay giới sát phóng sanh, không thể phát tâm chí thành thương xót, nên công đức cũng vì đó mà trở thành kém ít. Vậy khi làm các điều thiện trên, hành giả phải nhận hiểu phần lý của nó như bốn điểm ở đoạn trước đã nói. Ngoài ra lại cần phải hiểu rằng: tất cả chúng sanh đều có đủ đức tướng trí huệ của Như Lai, nhưng vì bị nghiệp hoặc che lấp tánh diệu minh nên chìm đắm vào hàng dị loại, chỉ biết tìm cầu món ăn, tránh sợ cái chết mà thôi. Nếu những chúng sanh ấy ngày kia nghiệp chướng tiêu giảm, được nghe chánh pháp, đều có thể tiến tu và được thành quả Phật. Lại nên nghĩ: ta cùng tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay ở trong nẻo luân hồi, vì vô minh che lấp nên đổi thay sanh sát lẫn nhau. Trong nhiều kiếp, các loài kia thường làm cha mẹ, anh chị em, chồng vợ, con cái của ta; và ta cũng đã từng làm cha me, anh chị em, chồng vợ, con cái của cái loài ấy. Chúng sanh kia do sức nghiệp ác hoặc ở cõi người, hoặc ở trong hàng dị loại, thường bị ta giết hại; ta cũng do sức nghiệp ác, hoặc ở cõi người, hoặc ở trong hàng dị loại, thường bị nó giết hại. Cảnh tương sanh tương sát như thế đã diễn ra từ vô lượng kiếp chẳng biết chừng nào dứt, phàm phu vì mê nên không hiểu, nhưng Như Lai thì thấu suốt rõ ràng. Việc ấy nếu không nghĩ đến thì thôi, người biết nghĩ suy tất không xiết thẹn thuồng bi mẫn! Nay ta do túc phước được làm người, nên giải trừ oan kết, ăn chay giới sát phóng sanh; lại vì cứu độ mình và muôn loài, niệm Phật hồi hướng cầu sanh Cực Lạc. Xin dẫn một đoạn trong kinh Lăng Già về nhân duyên đoạn trừ nhục thực mà đức Thế Tôn đã dạy, để cho hàng Phật tử thêm sự suy gẫm trên bước đường ăn chay tu thiện:

"... Có vô lượng nhân duyên mà hàng Bồ Tát phải sanh lòng thương xót, không nên ăn tất cả các thứ thịt. Ta nay vì ông nói ra đây một phần ít:

- Nầy Ðại Huệ! Tất cả loài hữu tình từ vô thỉ đến nay ở trong vòng sống chết luân hồi vô tận, không có chúng sanh nào chẳng từng làm cha mẹ anh em con cái quyến thuộc, cho đến chủ tớ bạn bè thân thích lẫn nhau. Vậy đối với chúng sanh đã vì nghiệp lực phải chịu đọa làm thân thủy tộc, cầm thú, nỡ nào bắt nó mà ăn thịt? Bậc Bồ Tát ma ha tát phải quán sát xem tất cả loài hữu tình đồng với thân mình, nên nghĩ các thứ thịt kia từ những sanh mạng biết vui khổ thương đau mà có, đâu nỡ an nhiên mà ăn?

- Nầy Ðại Huệ! Các bọn La sát nghe ta nói điều nầy còn nên dứt trừ sự ăn thịt, huống nữa là người ưa vui theo đạo pháp? Trong mỗi đời, Bồ Tát quán thấy chúng sanh đều là quyến thuộc, thường nghĩ xem đồng như con, nên không ăn tất cả các thứ thịt. Những người bán các thứ thịt trâu bò chó ngựa heo dê nơi chợ phố hàng quán, vì tâm tham lợi nên tạo nghiệp giết hại; thịt là sở do của tâm hạnh tạp uế như thế, làm sao Bồ Tát nên thọ dụng?

- Nầy Ðại Huệ! Tất cả các thứ thịt đều là chất tinh huyết ô uế, người cầu thanh tịnh làm sao nên ăn? Kẻ ăn thịt, chúng sanh thấy đều sợ hãi, người tu từ tâm làm sao nên ăn? Khi gặp bọn thợ săn cùng kẻ hạ tiện làm nghề bắn giết, bẫy lưới tàn hại sanh linh, loài chó trông thấy kinh hãi sủa vang, tất cả cầm thú thảy đều dớn dác trốn chạy. Sở dĩ như thế, bởi các chúng sanh ấy đều nghĩ rằng: những người này lộ vẻ hung ác dường như quỉ La sát, nếu ta đến đó tất bị bắt giết, vậy phải nên xa lánh là hơn. Cũng như thế, người ăn thịt thường bị chúng sanh ghét sợ xa lánh. Vì lẽ đó, bậc Bồ Tát tu hạnh từ bi không nên ăn thịt.

- Nầy Ðại Huệ! Kẻ ưa ăn thịt, thân thể hôi nhơ, tiếng dữ đồn xa, người lành bậc hiền thánh không thích gần gũi, vì thế Bồ Tát không nên ăn thịt. Huyết nhục là chất chúng Tiên từ bỏ, các Thánh chẳng ưa, bởi thế Bồ Tát không nên thọ dụng. Bồ Tát vì tâm từ mẫn, vì giữ gìn lòng tin của chúng sanh khiến cho Phật pháp không bị chê bai, nên không ăn thịt. Nếu đệ tử của ta ưa an thịt, sẽ bị người tục đem lòng khinh báng nói rằng: Tại sao hàng Sa môn tu nghiệp thanh tịnh, lại không bằng hạnh trong sạch của thiên tiên, mà như ác thú mang đầy bụng thịt cá đi dạo thế gian, làm cho chúng sanh thảy đều ghét sợ? Và như thế là kẻ ấy đã phá hạnh thanh tịnh, mất đạo Sa môn, thiếu tư cách để điều phục người. Cho nên, Bồ Tát vì lòng từ mẫn, muốn nhiếp hộ mọi người khiến cho không sanh tâm niệm ấy, chẳng thọ dụng đồ huyết nhục.

- Nầy Ðại Huệ! Như khi thiêu người chết cùng thiêu thịt của loài vật, cả hai mùi khí vị không tinh sạch đồng như nhau, tại sao trong ấy thịt người không ăn, lại ăn thịt loài vật? Vì thế, người ưa hạnh thanh tịnh không nên ăn thịt. Các hàng thiện nam thiện nữ tu hành khổ nhọc chốn a lan nhã, hoặc trụ nơi từ tâm, hoặc trì chú thuật, hoặc cầu giải thoát, hoặc hướng về đại thừa, nhưng vì bởi còn ăn thịt nên bị nhiều sự chướng ngại, công hạnh không được thành tựu. Cho nên Bồ Tát nếu muốn được lợi mình và lợi ích cho chúng sanh, quyết không nên ăn thịt.

- Nầy Ðại Huệ! Kẻ ưa ăn thịt khi thấy hình dáng loài vật đã sanh tâm thèm mùi vị. Bậc Bồ Tát phải thương nghĩ chúng sanh cũng như mình, tại sao vừa thấy hình đã muốn ăn thịt? Bởi thế, Bồ Tát phải dứt trừ nhục thực. Người ăn thịt thì nơi miệng thường hôi nên chư thiên lánh xa, hằng bị Dạ xoa ác quỷ đoạt mất tinh khí. Kẻ ấy giấc ngủ không yên, khi tỉnh dậy lo lắng, tâm nhiều sợ hãi; do tham ăn không biết vừa đủ, nên thêm nhiều tật bịnh, dễ sanh ghẻ độc, bị các loài tế trùng cắn đúc, mà cũng vẫn không biết chán nhàm.

- Nầy Ðại Huệ! Ta thường bảo: ăn thịt chúng sanh chẳng khác chi ăn thịt con mình, vậy đâu phải thật Như Lai hứa cho đệ tử ăn thịt? - Thịt chẳng phải thơm ngon, thịt không tinh sạch, ăn thịt sanh nhiều tội ác, làm hư các công đức, bị chư Tiên Thánh rời bỏ, làm sao Như Lai lại hứa cho đệ tử ăn thịt? Bởi thế, kẻ nào nói Như Lai chấp nhận cho đệ tử ăn thịt, tức là phỉ báng ta.

- Nầy Ðại Huệ! Nên biết thức ăn thanh tịnh là những thứ như: lúa, nếp, đậu, bắp, đường, tô du... Các thứ ấy chư Phật đời quá khứ đã hứa cho, ta nay cũng khuyên bảo như vậy".


Thiệnthông
Bài viết: 240
Ngày: 16/10/08 14:55
Giới tính: Nam
Đến từ: USA
Nghề nghiệp: www.phatam.com

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thiệnthông »

Vì Sao Người Phật Tử Chơn Chánh Phải Ăn Chay?

"ĂN THỊT SẼ TIÊU HỦY HẠT GIỐNG TỪ BI và mỗi hành động của người ăn thịt sẽ làm mọi chúng sinh kinh sợ do hơi thịt của họ." Kinh Đại Bát Niết Bàn

Ta quy định các con KHÔNG ĐƯỢC ĂN TẤT CẢ THỊT dù đó là tam tịnh nhục. Dù đó là thịt khác với mười loại thịt cấm trước đây cũng bị cấm. Thịt súc vật chết cũng bị cấm... Mọi sinh vật nhận ra người ăn thịt và, khi ngửi được mùi, đều kinh hoàng bởi cảnh chết chóc. Bất cứ người đó đi đến đâu, loài vật dưới nước, trên mặt đất hay trên trời đều hoảng sợ. Nghĩ chúng sẽ bị người đó giết chết, chúng có thể ngất xỉu hay chết. Vì những lý do này, BỒ TÁT MA HA TÁT (ĐẠI BỒ TÁT) KHÔNG ĐƯỢC ĂN THỊT. Mặc dù họ thị hiện ăn thịt để độ chúng sinh, nhưng thật sự họ không ăn ngay cả thực phẩm thường huống hồ chi là thịt! Kinh Đại Bát Niết Bàn

Người xuất gia, tại gia không được làm việc trong năm loại kinh doanh.
Năm loại đó là gì?
Kinh doanh vũ khí,
kinh doanh người,
KINH DOANH THỊT,
kinh doanh ma túy,
và kinh doanh chất độc.
Kinh Buôn Bán

A Nan, chúng sinh trong lục đạo thế giới, nếu tâm không sát hại thì không theo dòng sinh tử tương tục… Làm sao người tu lòng đại bi lại ăn máu thịt chúng sinh? Kinh Lăng Nghiêm

Nếu một người có thể chế ngự thân tâm họ, theo cách ấy TRÁNH ĂN THỊT và mặc sản phẩm thú vật, ta nói họ sẽ thật sự được giải thoát. Như lời ta thuyết gọi là Phật thuyết, không thuyết như thế tức là ma thuyết. Kinh Lăng Nghiêm

A Nan, người tu hành muốn được nhập định (Thánh Lễ), trước tiên phải nghiêm túc tuân theo quy luật sống trong sạch để cắt đứt tâm tham BẰNG CÁCH TRÁNH ĂN THỊT VÀ UỐNG RƯỢU… A Nan, nếu không tránh nhục dục và sát sinh, họ sẽ không bao giờ thoát khỏi tam giới. Kinh Lăng Nghiêm

Lúc bấy giờ, Thánh giả Ðại Huệ Bồ Tát bạch Đức Phật rằng: "Thưa Đức Thế Tôn, con quan sát thế gian, sinh tử lưu chuyển, oán kết liền nhau, rơi vào các đường ác, đều do ăn thịt, giết hại lẫn nhau. Những hành vi đó tăng trưởng tham sân, khiến chúng sinh không thể thoát khỏi đau khổ. Điều đó thật sự rất khổ." Kinh Lăng Già

"Bạch Đức Thế Tôn, NGƯỜI ĂN THỊT LÀ PHÁ HỦY CÁI NHÂN ĐẠI TỪ BI của họ, do đó NGƯỜI TU THÁNH ĐẠO KHÔNG NÊN ĂN THỊT." Kinh Lăng Già

Ðức Phật dạy Ðại Huệ rằng: "ĂN THỊT CÓ LỖI KHÔNG LƯỜNG. Bồ Tát (người tu hành) nên tu dưỡng tâm đại từ, như vậy họ không nên ăn thịt. "Kinh Lăng Già

"Người xả bỏ vị thịt mới có thể nếm mùi vị của chánh pháp (giáo lý chân chính), mới thật sự tu hành Bồ Tát Địa (người tu hành) và đạt A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác) mau chóng. " Kinh Lăng Già

Này Ðại Huệ, ta quan sát chúng sinh trong luân hồi lục đạo, cùng nhau ở trong sinh tử, chung nhau nuôi sống, đắp đổi làm cha mẹ, anh chị em với nhau… Họ cũng có thể sinh vào đường khác (súc sinh, ngạ quỷ, thiên nhân, v.v.), đường thiện, đường ác, thường làm quyến thuộc lẫn nhau. Do nhân duyên đó, ta quan sát thấy TẤT CẢ THỊT MÀ CHÚNG SINH ĂN ĐỀU LÀ THỊT NGƯỜI THÂN CỦA HỌ.
(*Lục đạo: thiên nhân, người, A-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ, chúng sinh địa ngục) Kinh Lăng Già

"Nếu đệ tử của ta không thành thật quan sát điều đó và vẫn ăn thịt, chúng ta nên biết họ chính là dòng dõi chiên đà la, không phải đệ tử của ta, ta không phải thầy của họ. Vậy nên, này Ðại Huệ, nếu bất cứ ai muốn làm quyến thuộc của ta, họ không nên ăn thịt." Kinh Lăng Già

"Bồ Tát (người tu hành) nên nhận rõ rằng TẤT CẢ THỊT ĐỀU TỪ THÂN BẤT TỊNH, được kết hợp bởi máu mủ bất tịnh đỏ trắng hòa hợp của cha mẹ. Vậy nên, nhận rõ SỰ BẤT TỊNH CỦA THỊT, BỒ TÁT (NGƯỜI TU HÀNH) KHÔNG NÊN ĂN THỊT." Kinh Lăng Già

"Tất cả thịt giống như thi thể của con người... thịt nấu chín có mùi hôi và bất tịnh như thi thể bị thiêu đốt, làm sao chúng ta có thể ăn những thứ như vậy?" Kinh Lăng Già

"Ăn thịt có thể tăng lòng ham muốn, người ăn thịt có tánh tham… Với bản năng bảo vệ và quý trọng thân mạng, không có sự khác biệt giữa người và súc vật... Mỗi chúng sinh đều tự mình sợ chết, làm sao có thể ăn thịt chúng sinh khác?... Muốn ăn thịt, trước tiên nên nghĩ đến sự đau khổ của thân thể, rồi nghĩ đến sự đau khổ của mọi chúng sinh thì KHÔNG NÊN ĂN THỊT." Kinh Lăng Già

"Này Ðại Huệ, ở đời vị lai, sẽ có một số người vô minh nói rằng nhiều giới luật Phật giáo cho phép ăn thịt. Họ rất thích mùi vị thịt do thói quen ăn thịt trong quá khứ, họ nói những lời đó chỉ đơn giản theo quan điểm của họ. Nhưng thật ra PHẬT (BẬC KHAI NGỘ) VÀ THÁNH KHÔNG BAO GIỜ NÓI THỊT LÀ THỨC ĂN." Kinh Lăng Già

"Người ăn thịt có vô số tội lỗi, như vậy NGƯỜI ĂN CHAY CÓ VÔ LƯỢNG CÔNG ĐỨC." Kinh Lăng Già

"Nếu không ai ăn thịt, sẽ không ai giết hại chúng sinh làm thực phẩm... Sát sinh là vì người mua, do đó người mua cũng giống người giết. Do đó ĂN THỊT CÓ THỂ NGĂN TRỞ THÁNH ĐẠO." Kinh Lăng Già

"Hiện nay trong Kinh Lăng Già này, ta nói, vào mọi lúc, mọi loại thịt không ăn được, không ngoại lệ. Này Ðại Huệ, ta cấm ăn thịt không phải chỉ một lúc, ý ta nói là TRONG HIỆN TẠI LẪN VỊ LAI, ĂN THỊT BỊ CẤM." Kinh Lăng Già

Đệ tử Phật KHÔNG ĐƯỢC CỐ Ý ĂN THỊT. Họ không nên ăn thịt bất cứ chúng sinh nào. Người ăn thịt phá hủy cái nhân đại từ bi, đứt đoạn hạt giống Phật Tánh và khiến [thú vật] và chúng sinh [siêu nhiên] tránh xa họ. Những người đó phạm vô số tội. Kinh Phạm Võng

Hơn nữa, sau khi sinh con phải rất thận trọng, tránh sát sinh thú vật nuôi sản phụ với các loại thịt hoặc không nên tụ tập thân bằng quyến thuộc uống rượu hay ăn thịt… vì vào lúc sinh nở có vô số quỷ dữ và yêu tinh muốn ăn máu huyết hôi tanh, chính ta trước đó đã ra lệnh các thổ thần chung quanh phải bảo vệ cả mẹ lẫn con, khiến họ được yên vui và ích lợi. Tuy nhiên, một số người, thấy mẹ và con an toàn vui vẻ, thì cùng nhau cúng dường đáp tạ thổ thần chung quanh bằng cách sát sinh thú vật một cách vô minh và bất lợi để ăn; vì vậy họ phạm tội ác và gây thiệt hại cho cả mẹ lẫn con. Kinh Địa Tạng

Ai cũng sợ hình phạt, ai cũng sợ chết. Lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết, chớ bảo giết. Kinh Pháp Cú

Người sát hại sinh linh, đâu được gọi Hiền thánh. Không hại mọi hữu tình, mới được gọi Hiền thánh. Kinh Pháp Cú

Ca Diếp hỏi Phật rằng: "Sao hồi trước Ngài cho phép tỳ kheo ăn 'ba loại tịnh nhục' hoặc ngay cả 'chín loại tịnh nhục'?" Phật trả lời: "Ta định chế như thế vì sự cần thiết vào lúc đó, và để dẫn độ dần dần cho tới khi họ thật sự bỏ được thịt." Kinh Niết Bàn

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tánh Giác mình sẵn có, và muôn loài chúng sanh cũng sẵn có.

Tánh Giác và Như Lai không có sai biệt.

Chư Phật là bậc Giác Ngộ thấy rõ tất cả chúng sanh đều đồng một Tánh Giác như mình nhưng không thể chứng biết được vì do vọng tưởng phân biệt chấp trước, nên các ngài khởi cái tâm đồng thể đại bi mà ứng hiện giáo hóa chúng sanh, khiến họ được trở về với Tánh Giác sẵn có của chính mình. Do vậy đối với tất cả chúng sanh Phật đem lòng từ bi bình đẳng thương sót.

Chúng sanh do vọng tưởng phân biệt chấp trước nên chỉ thấy các pháp sai biệt đối đãi có nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả, mà do vì khởi những tâm niệm ấy từ vô thủy nên che lấp Tánh Giác của mình sẵn có. Nếu thường gây khổ cho nhau, tạo tội với nhau, luân hồi sanh tử với nhau. Kinh Lăng Nghiêm nói "Người giết dê, dê chết làm người, người chết làm dê" như vậy chém giết ăn nuốt lẫn nhau không lúc nào ra khỏi được.

Không phải chỉ riêng nghiệp sát mà trối buộc ta ở trong vòng luân hồi, còn các nghiệp đạo, dâm, vọng nữa.

Sát Đạo Dâm Vọng là nghiệp giam hãm chúng ta ở trong cõi vô thường.

Vì sao Sát Đạo Dâm Vọng? Vì Vô Minh Bất Giác.

Do vậy chính sự không nhận biết được mình sẵn có Tánh Giác, không thấy được Tánh Giác của mình nên mới luân hồi sanh tử.

Kinh Lăng Nghiêm cũng nói: "Hay thay, A-nan, các ông nên biết hết thảy chúng-sinh từ vô-thủy đến nay sống chết nối luôn, đều do không biết thể-tính trong-sạch sáng-suốt của thường-trụ chân-tâm mà lại chỉ dùng các vọng-tưởng, vì vọng-tưởng đó không chân-thật nên mới có luân-hồi."

Tổ Bồ Đề Đạt Ma sang Trung Quốc ở triều Lương Võ Đế cũng đã dạy: "Không có tội, hay đúng hơn chỉ có một tội duy nhất. Đó là tội Vô Minh, tội không nhận được ra Phật Tánh ở chính nơi mình. Tội nầy rất nặng vì nó giam ta trong cõi vô thường."

Một khi đã tin được, hiểu được, nhận được mình và chúng sanh ai cũng có sẵn Tánh Giác, thì không thể nở lòng giết hại chúng sanh khác. Vì Chúng Sanh khác là mình. Tất cả chúng ta cùng một thể Tánh Giác.

Ai nở nào đi giết hại chính mình dù đó là ở trong giất mộng!

Thầy của tôi thang thở trong cuốn Kinh Tâm Bát Nhã "Phải chăng trường đời là nơi tranh danh đoạt lợi, hay chính là do mầm tham ái ở tại lòng mình mới là động cơ sinh ra mọi sự?"

Dẹp bỏ vọng tưởng phân biệt chấp trước thì Như Lai hiện vậy.

Kinh Kim Cang: "Nhược Kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai"
Kinh Lăng Nghiêm: "Tri Kiến Vô Kiến tư tức Niết Bàn"


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Để xã stress (thư giản) một chút trong lopic "Khuyên đừng ăn mặn".

Quí vị xem truyện thiền vui dưới đâu:

Ăn mặn không có tội?

Ngày nọ có trục trặc gì đó mà việc nấu ăn tối cho thiền sư Tào Động Fugai và các đệ tử bị trễ. Người đầu bếp hấp tấp cầm lưỡi hái chạy ra vườn cắt một mớ rau, băm nhỏ, rồi nấu canh, không biết là vì vội vàng mà anh ta đã băm luôn một phần của con rắn bị cắt trong vườn.

Các đệ tử của Fugai nghĩ là họ chưa bao giờ được ăn canh ngon như vậy.
Nhưng khi thiền sư thấy một đầu rắn trong chén của mình, thiền sư gọi đầu bếp lên. “Cái gì đây?” giơ cao đầu rắn.

“Ồ, dạ, cám ơn thầy,” người đầu bếp trả lời, lấy đầu rắn và ăn nó rất nhanh.
------------========------------
.
Tại sao ăn mặn không có tội ở cốt truyện thiền này?

1. không phải mình cố tình ăn,

2. Không phải cố ý làm,

3. Nhưng người đầu bếp lấy đầu rắn ăn nhanh vì...

4. Tất cã đều tùy duyên?

Thiện hữu Thánh Tri, Thiện Thông xin giải thích thêm rất cám ơn.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Tranh Luận Ăn Chay Ăn Mặn Mà Không Ai Tự Hỏi Nếu Ai Giết Mình Lấy Thịt Ăn Thì Mình Có Chấp Nhận Hay Không?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

kimcang đã viết:Tranh Luận Ăn Chay Ăn Mặn Mà Không Ai Tự Hỏi Nếu Ai Giết Mình Lấy Thịt Ăn Thì Mình Có Chấp Nhận Hay Không?

Đạo hữu kimcang ạ.Tôi thì không tranh luận vấn đề ăn chay ăn mặn; với tôi vấn đề này quá trẻ con và là một vấn đề quá nhỏ trong tổng thể vấn đề chung về sự tàn bạo;nhưng chúng ta có xu hướng sa đà vào các vấn đề cục bộ hơn là nhìn thấy vấn đề một cách tổng thể. Nhưng cá nhân mà nói;nếu được đặt câu hỏi nếu ai giết thịt tôi để ăn thì tôi có chấp nhận hay không;tất nhiên tôi phản đối cái phần "giết" vì đó là không tôn trọng sự sống hiện tiền;không tôn trọng sự sống hiện tiền đồng nghĩa với tàn bạo;thiếu từ bi; nhưng quan điểm của tôi là mình đã chết rồi thì cho người ta sử dụng xương thịt của mình thoải mái;có thể dùng với mục đích y tế;có thể làm ...lương thực nếu quá cần kíp. Nó cũng như khi chết thì hỏa thiêu hay ướp lăng ướp tẩm-ôi thế nào chẳng được-một khi tứ đại đã trả về cho tứ đại thì còn tiếc nuối làm gì.

"Ăn" và "bài tiết" thì nó cũng là những quá trình vô ngã thôi mà. Con cá lớn nuốt con cá bé thì cũng là một vũ điệu phân tử của vũ trụ.

Tôi chúc đạo hữu khỏe mạnh;an lạc và tinh tấn!


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »


Thịt Cá DH Mua Ngoài Chợ Là Những Con Vật Chết Tự Nhiên Hay Là Do Bị Giết Chết.

Nhân Quả Không Sai Trái Dùng Thân Mạng Của Chúng Sanh Thì Phải Đền Trả Cho Chúng Sanh.

KC Không Nói Cái Phần Ăn Mà Là Nói Cái Phần Giết.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: KHUYÊN ĐỪNG ĂN MẠNG

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Giết và Ăn, 2 điều này tội ngang nhau.


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách