Tưởng niệm 1.000 năm ngày Quốc sư Khuông Việt viên tịch

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Tưởng niệm 1.000 năm ngày Quốc sư Khuông Việt viên tịch

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Tưởng niệm 1.000 năm ngày Quốc sư Khuông Việt viên tịch
Nguyễn Hà

“Năm 2011 là năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nhiều sự kiện trọng đại. Trong đó hội thảo khoa học Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập và đại lễ tưởng niệm 1.000 năm ngày Quốc sư Khuông Việt viên tịch (15-2 âm lịch năm Tân Hợi 1011 - 15-2 năm Tân Mão 2011) là một hoạt động khoa học và phật sự mở màn quan trọng trong chuỗi hoạt động khoa học - phật sự kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (11-1981 - 11-2011)”

Thượng tọa Thích Thanh Quyết, phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, cho biết như vậy tại buổi họp báo sáng 9-3 ở Hà Nội.

Hội thảo khoa học và đại lễ tưởng niệm sẽ được Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Học viện Phật giáo Việt Nam phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức trong hai ngày 18, 19-3 (tức ngày 14, 15-2 âm lịch) tại Sóc Sơn - vùng đất quê hương của vị tăng thống đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, nhân vật kiệt xuất của thế kỷ 10, là tấm gương hạnh - tuệ tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam trên tinh thần hộ quốc an dân.

Theo: Tuổi trẻ Online
http://www.phattuvietnam.net/1/13614.html

Khuông Việt (匡越, 933-1011) trước tên là Ngô Chân Lưu (吳真流), tu chùa Phật Đà, làng Cát Lợi, Thường Lạc (nay là Vệ Linh, Sóc Sơn, Hà Nội). Sư là người Cát Lợi, họ Ngô (吳), thuộc đời (hay thế hệ) thứ 4, dòng Vô Ngôn Thông. Đại sư Khuông Việt là vị thiền sư được phong Tăng thống đầu tiên của trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Mục lục [ẩn]
1 Tiểu sử
2 Cơ duyên và hành trạng
2.1 Các tràng kinh của Đinh Liễn
2.2 Vương Lang Quy
2.3 Triết lý hành động
3 Nguyên bản Hán văn
4 Ghi công từ hậu thế
5 Tham khảo
6 Ghi chú
7 Chú thích
[sửa]Tiểu sử

Xem thêm bài: Ngô Quyền, Ngô Xương Ngập
Theo sách Phả hệ họ Ngô Việt Nam, ông là con cả của Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập vốn có tên là Xương Tỷ. Ông là anh của sứ quân Ngô Xương Xí. Sách Thiền Uyển tập anh chỉ ghi ông thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế 1.
Ngô Xương Tỷ ra đời dưới thời cai trị của Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ (933), cha vợ thứ của ông nội ông là Ngô Quyền. Năm 937, Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết, Ngô Quyền giết Tiễn và đánh bại quân Nam Hán, lên ngôi vua (938). Năm 944, Ngô Quyền mất, đáng lý cha ông là Ngô Xương Ngập phải được thừa kế, nhưng người con của Dương Đình Nghệ là Dương Tam Kha tranh ngôi. Cha ông phải bỏ trốn về Hương Trà, nương nhờ Phạm Lệnh Công và lấy con gái Lệnh Công, sinh ra người em Xương Xí.
Dương Tam Kha lùng bắt cha ông rất gắt gao nhưng không bắt được. Chú hai Ngô Xương Văn là con bà nội kế Dương Như Ngọc nên được Tam Kha nhận làm con nuôi. Có lẽ trong cảnh gia đình gặp tai họa đó, người cha không biết sống chết lúc nào, cậu bé Ngô Chân Lưu (11 tuổi năm 944) không nơi nương tựa đã tìm đến cửa Thiền đề thoát nạn.
[sửa]Cơ duyên và hành trạng

Sư Khuông Việt có tướng mạo khôi ngô, tính tình phóng khoáng. Lúc nhỏ theo học Nho, lớn lên quy y Phật.
Sư cùng bạn học Trụ Trì đến Thiền Sư Vân Phong chùa Khai Quốc (nay là chùa Trấn Quốc), thọ giới Cụ túc 2.
Từ đó, Sư đọc khắp sách Phật, tìm hiểu yếu chỉ của Thiền.
Một lần Sư đi chơi núi Vệ Linh, ở quận Bình Lỗ 3, thích phong cảnh vắng đẹp, bèn muốn lập am để ở. Đêm xuống nằm mộng thấy một vị thần, mình mặc áo giáp vàng, tay trái cầm thương vàng, tay phải đỡ bảo tháp, hơn mười người theo hầu, hình tướng dễ sợ, đến nói rằng: "Ta là Tỳ Sa Môn thiên vương, những người theo ta là Dạ-xoa. Thiên đế có sắc sai ta đến nước này để giữ gìn biên giới, khiến cho Phật pháp thịnh hành. Ta có duyên với ngươi, nên đến đây báo cho ngươi biết". Sư kinh hãi thức dậy, nghe trong núi có tiếng kêu la ầm ĩ, lòng rất lấy làm lạ. Đến sáng Sư vào núi, thấy một cây to, cao khoảng mười trượng, cành lá sum suê, bên trên lại có mây xanh bao phủ, nhân đó sai thợ đến chặt. Đem về, khắc tượng như đã thấy trong mộng, để thờ...
[sửa]Các tràng kinh của Đinh Liễn


Cột kinh sân chùa Nhất Trụ ở Cố đô Hoa Lư
Năm bốn mươi tuổi, danh Sư vang tới triều đình. Năm 969, Đinh Tiên Hoàng mời Sư đến. Thấy Sư đối đáp hiệp chỉ, bèn phong làm đã phong cho Khuông Việt làm Tăng thống. Đây là lần đầu tiên chức Tăng thống được nói đến trong lịch sử Việt Nam. Và sau này cho đến thời nhà Trần và nhà Lê vẫn còn sử dụng. Nhiệm vụ của người giữ chức này, tuy sử sách không ghi lại rõ ràng, song vẫn có thể hiểu như một chức để nắm các sư sãi ở trong nước.
Các nhà khảo cổ học cho biết năm 1963, tại vùng đất Hoa Lư, đã tìm được gần 20 tràng kinh hình bát giác cao từ 50 đến 80 cm. Theo những dòng chữ ghi trên tràng kinh thì năm Quí Dậu (973), Nam Việt Vương Đinh Khuông Liễn đã cho dựng 100 tràng kinh.
Vào năm 1987, một số tràng kinh khác lại được phát hiện tại khu di tích cố đô Hoa Lư. Căn cứ thông tin trên số tràng kinh cho thấy năm 979 Đinh Khuông Liễn lại dựng 100 tràng kinh nữa.
Các kinh tràng và sự tham mưu của Khuông Việt, tuy gián tiếp, nhưng rất có ý nghĩa đối với lịch sử và văn hóa dân tộc cũng như Phật giáo.
Năm Thái Bình thứ hai (971). Vua ban hiệu Khuông Việt đại sư.


Vương Lang Quy
Lý Giác là người đã từng đi trong phái bộ Lý Nhược Chuyết trong năm trước để sang phong cho vua Lê Đại Hành làm An Nam đô hộ Tĩnh Hải quân tiết độ sứ và đòi vua Lê Đại Hành trao trả hai tên tướng là Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân bị bắt trong cuộc chiến năm 981.
Phái bộ của Lý Giác đến Việt Nam lần hai vào năm Thiên Phúc thứ 7 (987).
Vua Lê Đại Hành đã nhờ Pháp Thuận và Khuông Việt cùng đứng ra đón tiếp. Pháp Thuận đã đón Lý Giác từ chùa Sông Sách, nay thuộc tỉnh Hải Dương, để đưa về kinh ấp Hoa Lư. Đến Hoa Lư, Khuông Việt đã đứng ra tiếp.
Trước khi Lý Giác ra về, vua Lê Đại Hành đã ra lệnh cho Khuông Việt viết một khúc nhạc để tiễn đưa phái bộ. Đây có thể nói là lần đầu tiên văn chương nghệ thuật đã công khai đưa vào phục vụ sự nghiệp chính trị ngoại giao. Đây là một loại từ khúc lưu hành khá phổ biến thời bấy giờ, có thể dùng như lời của một bản nhạc để hát với việc sử dụng các nhạc khí để tấu kèm theo. Khúc từ này có tên là Ngọc Lang Quy, mà truyền bản nhà Nguyễn viết thành Vương Lang Quy.
Đây là một tác phẩm văn học đầu tiên hiện còn của lịch sử ngoại giao Việt Nam, nếu không kể đến các văn thư ngoại giao với Trung Quốc. Đồng thời, nó cũng là bài Nguyễn Lang Quy không những xưa nhất của văn học Việt Nam, mà còn của văn học thế giới, bởi vì những bài từ loại này hiện còn chép trong các sách Trung Quốc như Tống lục thập danh gia từ, Tuyệt diệu hảo từ thiêm, Từ tổn v.v. đều là của những tác giả về sau như Âu Dương Tu (1007-1072), Tô Thức (1037-1101), Hoàng Đình Kiên (1045-1105)...

Tường quang, phong hảo, cẩm phàm trương
Thần tiên phục đế hương
Thiên trùng vạn lí thiệp thương lang
Cửu thiên quy lộ trường
Nhân tình thảm thiết đối li trường
Phan luyến tinh tinh lang
Nguyện tương thâm ý vị Nam cương
Phân minh báo ngã hoàng

dịch:

Trời lành gió thuận, gấm buồm dương
Thần tiên về để hương
Muôn trùng vạn dặm biển mênh mang
Trời xanh xa dặm trường
Tình ray rứt chén lên đường
Bịn rịn sứ tinh lang
Nguyện đem thâm ý vì Nam bang
Phân minh tâu Thượng hoàng.

Triết lý hành động
Trên 30 năm đại sư Khuông Việt đã phục vụ trong các chính quyền của Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành và đã thể hiện được tài năng nhiều mặt của mình. Không chỉ trong lĩnh vực sinh hoạt Phật giáo mà cả trong lĩnh vực chính trị và ngoại giao. Điều này chứng tỏ nền giáo dục Việt Nam và Phật giáo Việt Nam lúc ấy đã thực hiện tốt chức năng đào tạo những người trí thức có khả năng gánh vác không chỉ việc đạo mà cả việc nước việc dân.
Khuông Việt, trong thời gian theo học tại chùa Khai Quốc, đã được Thiền sư Vân Phong dạy những gì hiện không ai biết, và tiểu sử của Vân Phong cũng không ghi nhận có dấu tích nào. Tuy nhiên, quan điểm học thuật của Vân Phong, dẫu có nằm trong dòng chủ lưu của tư tưởng thiền, xoay quanh những vấn đề như sống chết, nhưng đã đưa ra những kiến giải mới phù hợp với hệ tư tưởng thiền của dòng thiền Pháp Vân. Đó là, muốn tránh khỏi sống chết thì hãy ở trong sống chết mà nắm lấy. Nói cách khác, không có chỗ không sống chết bên người sống chết để cho người ta tìm thấy được. Chính trong chỗ sống chết người ta mới tìm được sự không sống chết.
Đây rõ ràng phản ảnh tư tưởng "Tây thiên cõi này, cõi này Tây thiên" và quan điểm "Phật ở khắp mọi nơi" của Cảm Thành. Nếu suy rộng ra, thì đây cũng là tư tưởng trong kinh Kim Cương mà Thanh Biện đã đề xuất. Đó là "tất cả pháp đều là Phật pháp". Xuất phát từ một học lý như thế, người ta mới có thể dễ dàng ung dung tham dự vào mọi sinh hoạt của cuộc đời, coi sự hoàn thành việc đời như một chứng tích cho sự hoàn thành việc đạo. Người ta không thể tìm có một thế giới giác ngộ nào khác bên ngoài cuộc đời này. Nói một cách hình ảnh, thì lửa có sẵn trong cây, vấn đề là làm sao cho cây bật ra lửa.
Triết lý hành động của Khuông Việt như thế dựa trên một nhận thức luận coi cuộc đời là nơi mình có thể giải thoát được bằng chính nhận thức của mình. Thế giới giác ngộ cũng như hành động của Phật giáo không nằm bên ngoài cuộc đời, và con người không cần đi tìm bất cứ một thế giới nào khác. Điều này giải thích cho ta tại sao Khuông Việt đã ung dung tích cực tham gia vào việc nước việc dân và có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ độc lập của tổ quốc.
Khi đã rời nhiệm vụ Tăng thống và những chính sự khác, Đại sư đã trở về mở trường ở chùa Thanh Tước núi Du Hý của quận Thường Lạc. Tại đây, "học trò tìm tới đông đảo". Dù vậy, Khuông Việt đã không quên ngôi chùa lịch sử của thầy mình, đó là chùa Khai Quốc. Sư cũng thường lui tới giảng dạy tại trường giảng của chùa này. Sử sách đã ghi lại cho ta một người có thể bước theo bước chân của thầy mình, đó là thiền sư Đa Bảo, người có ảnh hưởng đến sự việc lên ngôi của Lý Công Uẩn.
Một hôm, đệ tử nhập thất là Đa Bảo hỏi: "Thế nào là chung thủy của sự học đạo". Sư đáp: "Thủy chung không vật, diệu hư không. Hiểu được chân hư, thể tự đồng"5.
Bảo tiếp: "Làm sao đảm bảo được?"
Sư đáp: "Không có chỗ cho người xuống tay."
Bảo nói: "Hòa thượng nói xong rồi."
Sư lại hỏi: "Ngươi hiểu gì."
Bảo bèn hét lên.
Ngày 15 tháng hai năm Thuận Thiên thứ 2 (1011), khi sắp cáo tịch, Sư dạy Đa Bảo kệ rằng:

Mộc trung nguyên hữu hoả
Hữu hoả, hoả hoàn sinh
Nhược vị mộc vô hoả
Toản toại hà do manh.

dịch:

Trong cây vốn có lửa
Có lửa, luẳ mới bừng
Nếu bảo cây không lửa
Cọ xát do đâu bùng.

Nói kệ xong, Sư ngồi kiết già mà mất, thọ 82 tuổi.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Khu%C3%B4ng_Vi%E1%BB%87t


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: Tưởng niệm 1.000 năm ngày Quốc sư Khuông Việt viên tịch

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Hội thảo khoa học về Quốc sư Khuông Việt

Việt Chiến

Giáo hội Phật giáo VN và Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức họp báo về Hội thảo khoa học Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo VN đầu kỷ nguyên độc lập và Đại lễ tưởng niệm 1.000 năm ngày Quốc sư Khuông Việt viên tịch diễn ra ngày 19.3 tại Học viện Phật giáo VN ở Sóc Sơn, Hà Nội.

Quốc sư Khuông Việt (933 -1011) vốn dòng dõi Ngô Quyền, thuở nhỏ theo học Nho, lớn lên theo đạo Phật, thuộc thế hệ thứ tư Thiền phái Vô Ngôn Thông, năm 971 được vua Đinh Tiên Hoàng ban hiệu là Khuông Việt đại sư, năm 40 tuổi được phong chức Tăng Thống (đứng đầu Phật giáo cả nước). Quốc sư Khuông Việt là vị tăng thống đầu tiên của Phật giáo VN đồng thời là nhà văn hóa, chính trị, quân sự và ngoại giao dưới hai triều Đinh, Lê.

Ông là nhân vật kiệt xuất của thế kỷ X, là tấm gương hạnh - tuệ tiêu biểu của Phật giáo VN trên tinh thần hộ quốc an dân. Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội tọa lạc trên vùng đất Sóc Sơn, quê hương của Quốc sư Khuông Việt, đã nhận được 100 báo cáo của các nhà khoa học trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học nói trên.

Nguồn: Thanh Niên Online


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Tưởng niệm 1.000 năm ngày Quốc sư Khuông Việt viên tịch

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Hội thảo khoa học về Quốc sư Khuông Việt

Việt Chiến

Giáo hội Phật giáo VN và Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức họp báo về Hội thảo khoa học Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo VN đầu kỷ nguyên độc lập và Đại lễ tưởng niệm 1.000 năm ngày Quốc sư Khuông Việt viên tịch diễn ra ngày 19.3 tại Học viện Phật giáo VN ở Sóc Sơn, Hà Nội.

Quốc sư Khuông Việt (933 -1011) vốn dòng dõi Ngô Quyền, thuở nhỏ theo học Nho, lớn lên theo đạo Phật, thuộc thế hệ thứ tư Thiền phái Vô Ngôn Thông, năm 971 được vua Đinh Tiên Hoàng ban hiệu là Khuông Việt đại sư, năm 40 tuổi được phong chức Tăng Thống (đứng đầu Phật giáo cả nước). Quốc sư Khuông Việt là vị tăng thống đầu tiên của Phật giáo VN đồng thời là nhà văn hóa, chính trị, quân sự và ngoại giao dưới hai triều Đinh, Lê.

Ông là nhân vật kiệt xuất của thế kỷ X, là tấm gương hạnh - tuệ tiêu biểu của Phật giáo VN trên tinh thần hộ quốc an dân. Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội tọa lạc trên vùng đất Sóc Sơn, quê hương của Quốc sư Khuông Việt, đã nhận được 100 báo cáo của các nhà khoa học trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học nói trên.

Nguồn: Thanh Niên Online

tueuyen
Junior Member

122 Posts

Posted - 03/14/2011 : 19:28:11
Khuông Việt Thiền sư với đất nước, PG và VH trong buổi đầu độc lập tự chủ
14/03/2011 22:08PGS.TS. Nguyễn Công Lý
Kích thước chữ:
1. Sách Thiền uyển tập anh 禪 苑 集 英 được viết cuối đời Lý đầu đời Trần, bản in xưa nhất hiện còn là bản năm Vĩnh Thịnh thứ 11, tức năm 1715, đời Lê Dụ Tông (1705-1720), ký hiệu A.3144 là cuốn sách chép đầu tiên có chép về tiểu sử hành trạng của thiền sư.

Khuông Việt tên là Ngô Chân Lưu, người ở hương Cát Lợi, huyện Thường Lạc (1), vốn quê gốc ở Đường Lâm, Sơn Tây, thuộc dòng dõi của vương triều nhà Ngô, là hậu duệ của Ngô Thuận Đế (2). Thiền sư có tướng mạo khôi ngô, tính tình phóng khoáng, chí khí cao xa, thuở nhỏ theo học nghiệp Nho, lớn lên quy y Phật, nhờ đó được tinh thông tam giáo cửu lưu, đọc rộng kinh sách Phật giáo, hiểu sâu ý chỉ Thiền học.

Thiền sư thuộc thế hệ thứ tư dòng Thiền Vô Ngôn Thông, là đệ tử truyền thừa của thiền sư Vân Phong. Căn cứ vào sách Thiền uyển tập anh 禪 苑 集 英 thì ngài mất năm 1011. Còn về năm sinh, ngài sinh năm 960, 933 hay 930? Đặt ra câu hỏi này, bởi lẽ, hiện có vài tài liệu viết khác nhau.

Ở đoạn cuối tiểu truyện về Khuông Việt, tờ 9b2-9b4, sách Thiền uyển tập anh 禪 苑 集 英, có chép: “Lý triều Thuận Thiên nhị niên nhị nguyệt thập ngũ nhật, tương cáo tịch, thị Bảo kệ vân: ‘Mộc trung nguyên hữu hoả, Hữu hoả hoả hoàn sinh. Nhược vị vô mộc hoả. Toản toại hà do manh’. Kệ tất, phu già nhi thệ, thọ ngũ thập hữu nhị (hoặc vân thọ thất thập cửu)”. Dịch: Ngày 15 tháng 2 năm Thuận Thiên thứ 2, triều Lý, khai sắp tịch. thiền sư dạy Đa Bảo một bài kệ: ‘Trong cây sẵn có lửa, Có lửa lửa lại sinh. Nếu bảo cây không lửa, Cọ xát do đâu sinh’. Nói xong, thiền sư ngồi kiết già mà hoá, thọ 52 tuổi (hoặc nói thọ 79 tuổi (3)).

Năm Thuận Thiên thứ 2, triều Lý, tức năm Tân Hợi (1011) đời vua Lý Thái Tổ (1009 – 1028). Như vậy, theo Thiền uyển tập anh 禪 苑 集 英, thì Khuông Việt tịch năm 1011. Điều này không có gì phải bàn cãi. Nhưng về năm sinh, theo ghi chép trong Thiền uyển tập anh, nếu Khuông Việt tịch lúc 52 tuổi (tuổi âm lịch), thì ngài sinh vào năm 960 (tức [1011 – 52] + 1); còn nếu tịch lúc 79 tuổi thì ngài sinh vào năm 933 (tức [1011 – 79] + 1). Vì thế, Thơ văn Lý – Trần tập 1 của Viện Văn học ghi Khuông Việt sinh năm 933 (4); Bản dịch Thiền uyển tập anh của Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thuý Nga cũng ghi năm sinh là 933 (5); Hà Văn Tấn trong Lịch sử phật giáo Việt Nam (Viện Triết học - Nguyễn Tài Thư chủ biên) cũng ghi như thế (6); Hoà thượng Thích Thanh Từ trong Thiền sư Việt Nam, và trong Tham đồ hiển quyết và thi tụng các thiền sư đời Lý giảng giải đều ghi sinh năm 933 (7). Trong khi đó, Lê Mạnh Thát ở công trình Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh và trong Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 2 thì lại ghi sinh năm 930 (8). Có việc ghi về năm sinh như trên là vì các nhà nghiên cứu đều căn cứ vào sách Thiền uyển tập anh cùng bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư mà suy ra. Thơ văn Lý – Trần tập 1; bản dịch Thiền uyển tập anh của Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thuý Nga; Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Viện Triết học (Nguyễn Tài Thư chủ biên) và một số tài liệu Phật học, sử học khác v.v.. đều cho rằng thiền sư Khuông Việt sinh năm 933 là vì căn cứ vào cái mốc Khuông Việt mất năm 79 tuổi như Thiền uyển tập anh có ghi chú thêm sau câu chính văn với dòng chữ nhỏ: 或 云 壽 七 十 九 “hoặc vân thọ thất thập cửu” (hoặc nói thọ 79 tuổi) (TUTA tờ 9b4). Nhưng dựa vào đâu mà Lê Mạnh Thát lại cho rằng Khuông Việt sinh năm 930? Ông biện luận rằng: như Thiền uyển tập anh đã chép, nếu Khuông Việt mất năm 52 tuổi thì không viết là ‘thọ’ được (9); ông còn phủ nhận Khuông Việt không thể mất năm 79 tuổi (tức sinh năm 933), bởi không thể Khuông Việt được vua Đinh Tiên Hoàng phong làm Tăng thống và ban hiệu Khuông Việt trước năm 40 tuổi (vì năm được phong là năm Thái Bình thứ hai 971); rồi cuối cùng Lê Mạnh Thát lại nghi ngờ sách đã in nhầm một chữ ở cả 3 bản in đời Lê và đời Nguyễn, đó là chữ 八 “bát” in thành chữ 五 “ngũ” trong 壽 五 十 有 二 “thọ ngũ thập hữu nhị”, mà theo ông đúng ra phải là 壽 八 十 有 二 “thọ bát thập hữu nhị” (thọ 82 tuổi), từ đó ông khẳng định thiền sư Khuông Việt sinh năm 930 (tức [1011 – 82] + 1) (10) . Ý kiến của Lê Mạnh Thát như vừa nêu, theo thiển nghĩ, xét đến cùng, cũng chỉ là suy đoán chứ chưa đủ sức thuyết phục, vì ông chưa làm phép tính chính xác, ông nói “như Thiền uyển tập anh đã chép” nhưng thật ra sách có chép như ông viết đâu! Xin được nói thêm, hiện chưa thấy một tài liệu nào đồng ý với năm sinh của ngài là 960, bởi năm 971 là năm thiền sư được vua mở đầu nhà Đinh phong chức Tăng thống và ban danh hiệu, thì lúc này ngài chỉ mới 12 tuổi! Nên nếu ghi năm sinh là 960 thì không thể thuyết phục và khó lòng chấp nhận.

Nhưng theo tôi, Khuông Việt có thể sinh trước năm 933. Bởi lẽ, cũng ở tiểu truyện Khuông Việt trong sách Thiền uyển tập anh tờ 8a9,10,11 có ghi thông tin sau: “Niên tứ thập, danh chấn vu triều, Đinh Tiên Hoàng đế triệu, đối xưng chỉ, bái vi Tăng thống, Thái Bình nhị niên, tứ hiệu Khuông Việt đại sư”. Dịch: Năm 40 tuổi, danh tiếng vang dội đến triều đình, vua Đinh Tiên Hoàng mời về kinh đô [Hoa Lư], [thiền sư] đối đáp hợp ý, [được vua] bái phong làm Tăng thống, năm thứ hai niên hiệu Thái Bình (tức năm 971), vua ban hiệu Khuông Việt đại sư. Thêm một thông tin khác, bộ chính sử Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ, quyển 1, kỷ nhà Đinh có chép: “Tân Mùi, Thái Bình năm thứ hai (971) [Tống, Khai Bảo năm thứ tư], mới định ra giai phẩm cho các quan văn võ và tăng đạo. Cho Nguyễn Bặc làm Định Quốc công, Lưu Cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, cho Ngô Chân Lưu làm Tăng thống hiệu là Khuông Việt Thái sư, cho Trương Ma Ni làm Tăng lục đạo sĩ, Đặng Huyền Quang làm Sùng chân uy nghi” (11). Như vậy, trong lịch sử nước nhà, các chức Tăng quan, cụ thể là Tăng thống, Tăng lục v.v.. bắt đầu có từ năm 971, mà thiền sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu là người được triều đình nhà Đinh phong tặng đầu tiên, và là vị Tăng thống đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Căn cứ vào hai văn bản gốc với những ghi chép thông tin nhất quán về năm phong chức Tăng thống như trên, từ đó làm phép tính để suy ra năm sinh của thiền sư Khuông Việt như sau: Ngài tịch vào năm 1011, mà năm Tân Mùi (971), lúc 40 tuổi được phong làm Tăng thống, được ban hiệu Khuông Việt Thái sư 匡 越 太 師 (vị Thái sư khuông phò nước Đại Cồ Việt), thì 1011 – 971 = 40 tuổi âm lịch (năm và tuổi được vua phong chức, ban hiệu) và [971 – 40] + 1 = 932, như vậy ngài sinh vào năm 932. Còn có thuyết nói ngài tịch lúc 79 tuổi như Thiền uyển tập anh có ghi chú thêm, mà sau này bộ Thơ văn Lý – Trần, tập 1; bản dịch Thiền uyển tập anh do Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thuý Nga dịch, chú thích; sách Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Viện Triết học v.v.. đã dùng để ghi lại (tức sinh năm 933), thì theo tôi khó lòng thuyết phục, bởi [933 + 40 tuổi] – 1 = 972 (năm được phong chức ban hiệu), và như vậy thì năm này lại không đúng như sử sách đã ghi, tức năm 971; đồng thời, giả sử nếu đúng là ngài sinh vào năm 933, rồi năm 971 ngài được nhà vua phong chức và ban hiệu, thì lúc này ngài chỉ mới 39 tuổi, tức chưa đầy 40, và như thế cũng không đúng với thông tin mà sách Thiền uyển tập anh cùng bộ Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ, quyển 1, Kỷ nhà Đinh đã ghi.

Từ đó, xin được kết luận: Khuông Việt thiền sư sinh năm 932. Năm ngài 40 tuổi, tức năm 971 (năm Tân Mùi, năm thứ hai niên hiệu Thái Bình) được vua Đinh Tiên Hoàng phong chức Tăng thống và ban hiệu Khuông Việt Thái sư. Ngài viên tịch vào ngày rằm tháng 2 năm thứ hai niên hiệu Thuận Thiên, triều vua Lý Thái Tổ (1009-1028), tức năm Tân Hợi (1011), thọ 80 tuổi. Và ngày rằm tháng 2 năm Tân Mão này (dương lịch là ngày 19 tháng 3 năm 2011) chính là ngày kỷ niệm giỗ kỵ lần thứ 1000 của Thiền sư.

2. Sau đây, xin được bàn về vai trò, đóng góp của thiền sư Khuông Việt đối với đất nước, Phật giáo Đại Cồ Việt và văn học sử trong buổi đầu của thời đại độc lập tự chủ, thống nhất và phục hưng.

2.1 Đối với đất nước

- Một là, dưới triều Đinh, nhờ uy tín, đức độ và học vấn uyên bác, nhất là về Thiền học, Phật học thâm diệu mà vua Đinh Tiên Hoàng (968-979) đã bái phong thiền sư làm Tăng thống và ban danh hiệu Khuông Việt cùng chức Thái sư. Tăng thống là vị sư tối cao, có nhiệm vụ lãnh đạo giáo hội, tăng đoàn.

Thiền sư là vị Tăng thống đầu tiên của Phật giáo Đại Việt. Danh hiệu Khuông Việt mà vua nhà Đinh đã sắc ban với ý nghĩa tôn vinh và kính trọng. Vua nhà Đinh đã xem thiền sư là vị Thánh với nhiệm vụ “Khuông phò nước Việt”. Còn với chức Thái sư, thì dưới triều nhà Đinh và các triều đại sau, là một trong Tam thái (12), có quyền như Tể tướng. Dĩ nhiên, với chức vụ và danh vị này, thiền sư có nhiều điều kiện để chấn hưng Phật pháp, củng cố đất nước, xây dựng vương triều trong buổi đầu khi đất nước vừa thống nhất, sau loạn cát cứ “Thập nhị sứ quân” (965-967), để đưa đất nước bước vào công cuộc phục hưng những giá trị văn hoá tinh thần truyền thống của dân tộc sau hơn một ngàn năm bị phương Bắc đô hộ.

- Hai là, sang triều Tiền Lê (980-1009), dù hiện không thấy sử sách ghi lại thiền sư đảm nhận trọng trách gì của triều đình, có thể ngài vẫn giữ chức vụ cũ, chỉ biết lúc này thiền sư được vua Lê Đại Hành (980-1005) rất kính trọng, được mời bàn việc quân việc nước với vai trò là cố vấn về chính trị của triều đình. Điều này, sách Thiền uyển tập anh tờ 8b1 có ghi: “Lê Đại Hành hoàng đế vưu gia lễ kính, phàm triều đình quân quốc chi sự, sư giai dữ yên”. Dịch: Vua Lê Đại Hành kính trọng sư hơn, phàm các việc quân, việc nước của triều đình, sư đều được mời tham dự.

- Ba là, thiền sư đã cùng các vị cao tăng khác giúp triều đình xây dựng đất nước, vỗ về nhân dân, thì sư còn hiến kế giúp vua, góp phần đánh tan quân Tống xâm lược vào năm 981. Lúc này, thiền sư đã đến núi Vệ Linh cầu đảo Tỳ Sa Môn Thiên Vương, thần đã ứng hiện và giúp nước ta phá tan giặc Tống xâm lược. Thiền uyển tập anh tờ 8b có ghi: “Thiên Phúc nguyên niên, Tống binh nhập khấu, đế tố văn kỳ sự, mệnh sư tựu từ nhương đảo. Lỗ quân kinh hãi, thối bảo Hữu Ninh giang, hựu kiến phong đào chấn dương, giao long đằng dược, lỗ nãi bôn”. Dịch: Năm Thiên Phúc thứ 1 (980)(13) , binh Tống đến cướp. Vua vốn biết việc đó, liền sai sư đến cầu đảo. Quân giặc kinh hãi, rút về giữ sông Hữu Ninh, lại thấy sóng gió nổi lên, giao long nhảy nhót, giặc bèn tan vỡ”.

Bên cạnh Khuông Việt, còn có hai vị thiền sư là Vạn Hạnh và Đỗ Pháp Thuận đã giúp triều đình hộ quốc an dân, như Thiền uyển tập anh đã chép, lúc nhà Tống sai Hầu Nhân Bảo xua quân sang xâm lược nước ta, vua Lê Đại Hành có hỏi ý kiến thiền sư Vạn Hạnh (? – 1018) về thế giặc thì thiền sư trả lời “chỉ trong ba bảy ngày giặc tất phải lui”. Sau quả đúng như thế. Cũng trong dịp này, vua Lê Đại Hành còn hỏi thiền sư Đỗ Pháp Thuận (915 – 990) về vận nước, thì được sư trả lời:

答 國 王 國 祚 之 問 (國 祚) Đáp quốc vương Quốc tộ chi vấn (Quốc tộ)

國 祚 如 滕 絡, Quốc tộ như đằng lạc,

南 天 里 太 平. Nam thiên lý thái bình.

無 為 居 殿 閣, Vô vi cư điện các,

處 處 息 刀 兵. Xứ xứ tức đao binh.

Trả lời nhà vua hỏi về vận nước (Vận nước)

Bản dịch 1: Ngôi nước như mây quấn, Bản dịch 2: Vận nước như mây cuốn,

Trời Nam mở thái bình. Trời Nam ắt thái bình.

Vô vi trên điện gác, Ở yên trên điện gác,

Chốn chốn tắt đao binh. Chốn chốn dứt đao binh.

(Đoàn Thăng dịch, Thơ văn Lý – Trần, tập 1, tr 204) (NCL dịch)

Xin nói thêm về hai chữ “đằng lạc” 滕 絡, mới đây PGS.TS. Nguyễn Đăng Na đã đưa ra cách hiểu là “thuốc quý”, như vậy câu này có nghĩa: “Vận nước như thuốc quý”. Xin ghi lại đây để các bậc thức giả suy nghĩ và tìm hiểu thêm.

Bài thơ ngắn gọn nhưng chứa đựng một nội dung tư tưởng lớn: thể hiện niềm tin vào vận mệnh của Tổ quốc, ca ngợi triều đại bền vững, đất nước thái bình. Hai câu sau khẳng định đường lối cai trị “vô vi” của nhà vua, coi đó là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi, dập tắt binh đao, ổn định cuộc sống. Cùng với bài từ khúc của thiền sư Khuông Việt, thì bài thơ này của thiền sư Đỗ Pháp Thuận là một trong hai bài thơ sớm nhất hiện còn trong văn học trung đại Việt Nam kể từ sau khi nước nhà giành lại độc lập tự chủ và cả hai đều là của nhà chùa, đều mở đầu cho dòng văn học yêu nước, đậm chất nhân văn.

- Bốn là, thiền sư đã cùng với thiền sư Đỗ Pháp Thuận đại diện triều đình nhà Tiền Lê, giúp vua Lê Đại Hành tiếp phái đoàn sứ thần nhà Tống do Lý Giác làm chánh sứ sang nước ta vào năm Thiên Phúc thứ 7 (14) (987), nhờ vậy mà công cuộc bang giao Việt - Trung (sau chiến tranh giữa hai nước gần 7 năm) đã diễn ra tốt đẹp, hữu nghị, hoà hiếu.

2.2 Đối với Phật giáo:

+ Dưới triều Đinh, dù hiện nay không còn sách vở, tài liệu nào nói cụ thể về công đức Phật sự của thiền sư dưới triều nhà Đinh, nhưng từ những ghi chép ít ỏi trong các sách Thiền uyển tập anh, Đại Việt sử ký toàn thư, đặc biệt là qua công cuộc khảo cổ khai quật di chỉ dọc bờ sông Hoàng Long gần kinh đô Hoa Lư vào các năm 1963, 1964 và 1987, ta có thể suy luận rằng với cương vị là đức Tăng thống lãnh đạo giáo hội Phật giáo bấy giờ, thiền sư Khuông Việt đã chứng minh và tạo điều kiện để giúp Nam Việt vương Đinh Liễn (con trai đầu của Đinh Tiên Hoàng, bị Đỗ Thích giết năm 797) khắc kinh Tổng trì đà la ni (Phật đỉnh Tôn Thắng gia cú linh nghiệm đà la ni), một bộ kinh của Phật giáo Mật tông. Các cột kinh này, lần đầu được khắc dựng vào năm 973 với 100 tràng kinh; lần cuối được khắc dựng vào năm 979 cũng 100 tràng kinh nữa. Những tràng kinh này được khắc trên các trụ đá hình bát giác cao từ 50cm đến 80cm, mỗi bề mặt có trụ rộng 6,5cm; 7,0cm; và có trụ rộng đến 10,5cm (15). Căn cứ vào những chữ còn đọc được ở các tràng kinh trên, có thể thấy những tràng kinh khắc năm 973 này được Tĩnh hải quân Tiết độ sứ Nam Việt vương Đinh Liễn với tư cách ông là một Phật tử thuần thành, cho khắc để cầu nguyện (nhưng không rõ mục đích vì những dòng cuối bị mờ). Riêng tràng kinh khắc năm Kỷ Mão (979), Đinh Liễn cho khắc để cầu giải thoát cho em mình là Hoàng thái tử Hạng Lang (vì quyền lợi cá nhân, ông đã cho người ngầm giết đi vào mùa xuân năm Kỷ Mão 979), đồng thời cầu cho cha mình là Đại Thắng Minh hoàng đế (tức Đinh Tiên Hoàng) được sống lâu và bản thân mình được lộc vị bền vững.

Qua những tràng kinh mà khảo cổ học đã phát hiện, có thể nói, ngay từ thế kỷ thứ X, dưới triều nhà Đinh (và có thể trước đó), Phật giáo nước ta có sự kết hợp giữa Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông, bởi Tổng trì đa la ni là một bộ kinh trọng yếu của Phật giáo Mật tông.

+ Sang triều Tiền Lê, thiền sư đã cùng các vị cao tăng khác xiển duơng Phật pháp, trong đó có việc dựng chùa, lập am, đúc tượng, nhất là trước đó từ triều Đinh, thiền sư đã cho thợ đốn cây tạc tượng thần Tỳ Sa Môn Thiên Vương - một vị thần Hộ pháp trong Phật giáo - để thờ tại núi Vệ Linh, nhờ thế mà mấy năm sau, chính vị thần này đã ứng hiện giúp nhà Tiền Lê đánh tan tác giặc xâm lược, đem lại thái bình cho dân tộc, đất nước. Sách Thiền uyển tập anh tờ 8b có ghi lại việc này: “Thường du Bình Lỗ quận, Vệ Linh sơn, duyệt kỳ cảnh chí u thắng, yết ái am cư chi. Dạ mộng thần nhân, thân phi kim giáp, tả chấp kim thương, hữu kích bảo tháp, tùng giả thập dư, bối trạng mạo khả bố, lai vị chi viết: Ngô tức Tỳ Sa Môn Thiên Vương, tùng giả giai lạc xoa dã. Thiên đế hữu sắc lệnh vãng thử quốc hộ kỳ cương giới, sử Phật pháp hưng hành. Ư nhữ hữu duyên, cố lai tương thác. Sư kinh ngộ, văn sơn trung hữu kha hát thanh, tâm thậm dị chi. Cập đán nhập sơn, kiến nhất đại mộc, trường thập trượng hử (hứa), chi hàng phồn mậu, hựu hữu thuỵ vân phúc âm kỳ thượng, nhân mệnh công phạt thủ, như mộng trung sở kiến khắc tượng từ yên”. Dịch: Sư thường đi chơi ở núi Vệ Linh, quận Bình Lỗ, thích nơi đây phong cảnh đẹp đẽ, thanh u, muốn dựng am để ở. Ban đêm nằm mộng thấy một vị thần, mình mặc giáp vàng, tay trái cầm thương vàng, tay phải đỡ bảo tháp, hơn mười người theo hầu, tướng mạo dễ sợ, đến nói rằng: “Ta là Tỳ Sa Môn Thiên Vương, những người theo ta là Dạ xoa. Thiên đế có sắc sai ta đến nước này để giữ gìn biên giới, khiến cho Phật pháp thịnh hành. Ta có duyên với ông nên đến đây báo cho biết”. Sư kinh ngạc thức dậy, nghe trong núi có tiếng kêu la ầm ĩ, lòng rất lấy làm lạ. Đến sáng sư vào núi, thấy một cây to, cao khoảng mười trượng, cành lá sum suê, bên trên lại có mây lành bao phủ, nhân đó sai thợ đến chặt, đem về khắc tượng như đã thấy trong giấc mộng để thờ.

(xem tiếp phần hai)
http://www.phattuvietnam.net/2/18/13667.html


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Tưởng niệm 1.000 năm ngày Quốc sư Khuông Việt viên tịch

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Đại lễ 1000 năm Quốc sư Khuông Việt viên tịch

19/03/2011 23:02:00Ngọc Hà - Thu Mai
Đã đọc: 31 Cỡ chữ:
Học viện Phật giáo Việt Nam
Đại lễ tưởng niệm 1.000 năm Quốc sư Khuông Việt viên tịch đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức trọng thể sáng nay (19/3), tại Học viện Phật giáo Việt Nam (Sóc Sơn, Hà Nội) – nơi tương truyền từ hơn 1000 năm trước Tăng thống Khuông Việt từ quan về ở ẩn và mở trường giảng dạy đạo pháp.

Đại lễ là dịp để tri ân công trạng của Thiền sư Khuông Việt, tức Ngô Chân Lưu - nhà văn hoá, chính trị, quân sự và ngoại giao kiệt xuất thế kỷ thứ X – người có công lao to lớn với một quốc gia Đại Cồ Việt vừa mới giành được độc lập và bước vào thời kỳ xây dựng, củng cố chính quyền sau hơn 1000 Bắc thuộc. Năm 40 tuổi, Ngài được Vua Đinh Tiên Hoàng phong chức Tăng thống - thái sư đầu triều, tức Tể tướng và người đứng đầu Phật giáo cả nước. Sự kiện này đã cho thấy tính nhập thế của Phật giáo ở đầu giai đoạn tự chủ mà Khuông Việt là người tiên phong.

Thiền sư cũng là người kế thừa dòng thiền Vô Ngôn Thông mà sau này, đến thời nhà Trần, những tinh hoa của thiền phái này đã được kế thừa trong thiền phái Trúc Lâm.

Thái sư quyền ngang tể tướng được tham gia các công việc quốc gia đại sự, đây là mốc son chói lọi trong vấn đề phật giáo hòa nhập đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam. Về sau Phật hoàng Trần Nhân Tông - một vị vua đứng ra làm Phật, còn đây là vị sư đứng ra làm tể tướng. Vai trò của vị quốc sư và vị Phật hòa nhập với nhau Đạo – đời như là một, và sẵn sàng cống hiến cho dân tộc và đạo pháp. Tất cả mọi người cũng đều vì nhân dân, vì chúng sinh là những người nhà Phật cũng như nhà vua đều phải cống hiến, đều phải chăm sóc kể cả cuộc sống vật chất và tinh thần.

Cũng trong sáng nay, Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh đã tưởng niệm 1000 năm ngày Quốc sư Khuông Việt viên tịch để ghi nhớ những đóng góp của Thiền sư khi tham gia chính sự cũng như hành đạo. Đặc biệt, lịch sử ghi nhận ông như một nhà ngoại giao mềm dẻo trong việc duy trì mối bang giao Tống – Việt. Lịch sử còn ghi nhận Quốc sư khi đã ở trên đỉnh cao của quyền lực, được 2 triều vua Đinh và Tiền Lê cung kính nhưng ngài lại rời bỏ chính sự để trở về với Đạo, mở trường đào tạo tăng tài.

Tròn 1000 năm kể từ ngày Đại sư viên tịch, giáo hội Phật giáo Việt Nam tưởng niệm Ngài để tri ân những đóng góp của thiền sư cho Phật pháp và dân tộc.

Nguồn:VTV


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Tưởng niệm 1.000 năm ngày Quốc sư Khuông Việt viên tịch

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Giải mã bí ẩn giấc mơ của Quốc sư Khuông Việt
25/03/2011 15:30Hồng Quân
Kích thước chữ:
Trong giấc mơ, Quốc sư Khuông Việt đã được vị thần Tì-sa-môn Thiên vương báo mộng đến nước Việt giữ cương giới để cho Phật pháp được thịnh hành... và cũng chính nhờ sức mạnh của vị thần này đã góp phần đem lại chiến thắng cho người Việt trong cuộc chiến chống Tống năm 981.

Trong thân thế và sự nghiệp của sư Khuông Việt, vị Tăng Thống đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, có một tình tiết lạ lùng được truyền tụng. Đó là một giấc mơ mang nhiều sắc bí ấn của nhà sư. Trong giấc mơ, một vị thần từ xưng Tì-sa-môn Thiên vương đã báo mộng cho sư Khuông Việt về . Khi tỉnh dậy ông đã cho tạc tượng thần theo đúng như đã thấy trong mộng để thờ. Sau này, khi quân Tống xâm lược đất nước, sư Khuông Việt đã xin sự trợ giúp của Tì-sa-môn để đẩy lùi quân địch.

Giấc mơ của sư Khuông Việt đã gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu ở Việt Nam. Tại Hội thảo Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo VN đầu kỷ nguyên độc lập được tổ chức tại Học viện Phật giáo Việt Nam mới đây, tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng, ĐH Sư phạm Hà Nội, đã diễn giải khá chi tiết về giấc mơ này.

Cầu xin sức mạnh thần linh để đánh giặc

Quốc sư Khuông Việt (933 -1011) tên tục là Ngô Chân Lưu, vốn dòng dõi Ngô Quyền, thuở nhỏ theo học Nho, lớn lên theo đạo Phật. Ông thuộc thế hệ thứ tư của Thiền phái Vô Ngôn Thông.

Năm 971, ông được vua Đinh Tiên Hoàng ban hiệu là Khuông Việt đại sư; năm 973 được phong chức Tăng Thống (đứng đầu Phật giáo cả nước).

Ông là vị Tăng thống đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, đồng thời cũng là nhà văn hóa, chính trị, ngoại giao lớn dưới hai triều Đinh, Lê.

Theo Tiến sĩ Thanh Tùng, giấc mơ Khuông Việt được ghi lại khá chi tiết trong tác phẩm

Thiền Uyển Tập Anh
, một cuốn sách cổ của Phật giáo Việt Nam ghi lại các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến đầu triều Trần.



Theo đó, dưới triều vua Lê Đại Hành, sư Khuông Việt đặc biệt được kính trọng, phàm các việc quân quốc triều đình nào sư cũng đều được tham dự. Sư thường đi chơi ở núi Vệ Linh, quận Bình Lỗ. Thích cảnh trí đẹp đẽ, thanh u ở nơi đây nên dựng am để ở.



Tại đây, một đêm sư nằm mộng thấy một vị thần mặc áo giáp vàng, tay trái cầm thương vàng, tay phải đỡ ngọn bảo tháp, theo sau là hơn chục quân hầu tướng mạo hung dữ. Vị thần đến trước mặt sư và nói: “Ta là Tì-sa-môn Thiên vương, những người theo ta là Dạ xoa. Thiên đế có sắc chỉ sai ta đến nước này giữ cương giới để cho Phật pháp được thịnh hành. Ta có duyên với ngươi nên đến đây để báo cho ngươi biết”.



Sư kinh hãi thức dậy, nghe trong núi có tiếng gào thét, lòng rất lấy làm lạ. Đến sáng, sư vào núi thấy một cây cổ thụ cao chừng mười trượng, cành lá xúm xuê, phía trên có đám mây lành bao phủ. Sư nhân đó thuê thợ đốn cây ấy, lấy gỗ tạc tượng thần theo đúng như đã thấy trong mộng, để thờ.



Năm Thiên Phúc thứ nhất (981), quân Tống sang xâm lược nước ta. Vua biết chuyện này, liền sai sư đến đền cầu đảo (cầu xin sức mạnh thần linh) để thần phù hộ cho cuộc chiến. Quân giặc kinh hãi trước khí thế của người Việt, rút về giữ sông Hữu Ninh, lại thấy sóng gió nổi lên, giao long nhảy nhót, sợ hãi tan chạy...



Giấc mơ của sư Khuông Việt đã gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu. Các công trình bài viết, lý giải nguồn gốc, ý nghĩa giấc mơ này chủ yếu xoay quanh hình tượng Tì-sa-môn thiên vương. Những thắc mắc được đặt ra như Tì-sa-môn Thiên vương là ai? Tại sao Khuông Việt lại nằm mơ thấy vị thần này?...




Hình tượng Tì-sa-môn thiên vương trong Phật giáo.
Quay ngược lại lịch sử, Tì-sa-môn Thiên vương (Vaisravana) là một vị thần có nguồn gốc xa xưa từ Ấn giáo, sau này du nhập cả vào Phật giáo, giữ vai trò của một vị thần bảo hộ và thần tài. Bên cạnh đó, vị thần này cũng cai quản loài Dạ xoa (một loài ma quỷ dữ tợn theo quan niệm Phật giáo) nên được gán cho những đức tính “vũ dũng”, “thiện chiến” và được coi như một Chiến thần (thần phù hộ chiến tranh).



Trong quá trình truyền bá văn hóa, tục thờ Tì-sa-môn đã được đưa vào Trung Quốc. Tục này đã rất phổ biến từ thời Đường (618-907), mở rộng sang thời Ngũ Đại Thập Quốc (907-969) và đến cuối thời tống (960-1279) thì đạt đến sự toàn thịnh. Thậm chí, vào thời Tống, gần như mỗi chi đội doanh trại của quân đội đều có dựng “Thiên vương đường” để cầu đảo.



Thời Khuông Việt sống là giai đoạn chuyển giao các triều đại Đương - Ngũ Đại Thập Quốc - Tống. Hơn nữa, lúc đó nước Việt mới tách ra khỏi phương Bắc sau ngàn năm lệ thuộc chưa lâu, ảnh hưởng văn hóa Đường Tống còn khá trực tiếp. Bởi vậy, có thể nói tín ngưỡng Tì-sa-môn thiên vương được đưa xuống từ phương Bắc.



Khi du nhập vào Việt Nam, Tì-sa-môn trở thành thần bảo vệ Phật pháp và quốc gia Việt Nam, thể hiện ở việc vị thần này đáp lại lời cầu đảo của Khuông Việt giúp Lê Đại Hành đánh tan quan Tống.



Mặt khác, bên cạnh sự ảnh hưởng văn hóa phương Bắc, với động thái “nhờ cậy” Tì-sa-môn thiên vương, rất có thể sư Khuông Việt đã dùng sách lược gậy ông đập lưng ông, dùng chính tín ngưỡng được quân nhà Tống ưa chuộng để để khích lệ quân đội Việt chiến thắng quân giặc.



Thành Bình Lỗ và kịch bản bảo vệ tổ quốc

Một câu hỏi khác được đặt ra từ giấc mơ Khuông Việt, đó là vì sao sư Khuông Việt lại mơ thấy Tì-sa-môn thiên vương ở núi Vệ Linh, và đặc biệt là quận Bình Lỗ chứ không phải nơi nào khác? Và quận Bình Lỗ là địa danh nào trong lịch sử?



Lật lại sử sách, trong nhiều bộ chính sử, địa danh thành Bình Lỗ đã xuất hiện từ thời Đinh, thời Lê Đại Hành. Các nhà sử học ngày nay đã chứng minh, sự hiện diện của thành Bình Lỗ trong chiến dịch chống Tống của Lê Hoàn và thực sự đã có một trận Bình Lỗ đóng vai trò then chốt trong thắng lợi chung của công cuộc chống Tống năm 981.



Từ bối cảnh lịch sử này, có thể đặt ra giả thiết: Phải chăng trong giai đoạn giao thoa giữa nhà Đinh và Tiền Lê, trước sự lăm le xâm lược của nhà Tống, rất có thể Lê hoàn đã mật sai Khuông Việt đến khảo sát để xây dựng thành Bình Lỗ chống giặc. Và đương nhiên, khi xây thành người ta cần đến một vị thần bảo hộ thành trì.



Có lẽ từ nhu cầu đó, Tì-sa-môn thiên vương đã được Khuông Việt lựa chọn. Và để hợp lý hóa sự lựa chọn đó, một giấc mơ đã được dựng lên.



Núi Vệ Linh, quận Bình Lỗ lại nằm ở phương Bắc so với kinh đô Hoa Lư lúc bấy giờ. Áp dụng vũ trụ quan Phật giáo, có thể suy luận, ở đây Khuông Việt đã ngầm so sánh, đề cao vua Đinh, Lê như là Đế Thích (Thiên đế) ở trong Phật giáo, có Tì-sa-môn thiên vương hộ vệ ở phía Bắc để giữ gìn biên cương đồng thời cũng nhằm mở rộng ảnh hưởng của Phật pháp.



Vì sao sư Khuông Việt lại được chọn cho công việc này, Đương nhiên vì ông là Tăng thống, chức sắc tôn giáo cao nhất của đất nước thời bấy giờ.



Có thể nói, việc sư Khuông Việt qua giấc mơ huyền thoại đưa Tì-sa-môn thiên vương hiện diện trong lịch sử - văn hóa nước Việt là một trong những đóng góp của ông trong việc xây dựng, củng cố vương quyền và bảo vệ đất nước.



Mặt khác, giấc mơ Khuông Việt cũng cho thấy sự giao lưu văn hóa sôi động, cũng như sự gạn lọc tinh tế của văn hóa Việt trước trước những nền văn hóa ngoại lai cho phù hợp trình độ nhận thức của quốc gia, dân tộc của quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Theo: baodatviet.vn


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.36 khách