Kinh Đại Lục Xứ

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

TRUNG BỘ KINH giảng giải - BÀI KINH SỐ 149
Kinh Ðại Lục Xứ (Mahasalayatanika Sutta)

(tương tự kinh Sáu Sáu-Chachakka)

I. TOÁT YẾU
Sáu xứ lớn lao.
Thế nào là tà kiến về sáu loại kinh nghiệm giác quan sẽ đưa đến trói buộc, và chánh kiến về chúng sẽ đưa đến giải thoát.

II. TÓM TẮT
Phật dạy các tỷ kheo: Vì không như thật tuệ tri về 6 căn, 6 trần, 6 thức, 6 xúc và 3 cảm thọ khởi lên do căn trần thức tiếp xúc, nên người ta ái trước lạc thọ, đưa đến sự tích chứa năm thủ uẩn tương lai, tăng trưởng ái đi kèm hỷ và tham, tìm cầu hoan lạc khắp chốn, khiến vị ấy cảm thọ thêm thân khổ và tâm ưu.

Nếu như thật tuệ tri về mắt, sắc và nhãn thức (cũng vậy với 5 căn, trần thức kia, thành 18 giới) thì không ái trước lạc thọ do xúc khởi lên. Do không ái trước nên 5 thủ uẩn đi đến tàn diệt trong tương lai, ái đưa đến tái sanh bị đoạn tận nơi vị ấy, nên không còn cảm thọ các khổ về thân tâm, vị ấy cảm được lạc thọ.

Một người như vậy thấy như thật các pháp, gọi là chánh kiến, suy nghĩ nơi vị ấy là chánh tư duy, tinh tấn nơi vị ấy là chánh tinh tấn, niệm nơi vị ấy là chánh niệm, định nơi vị ấy là chánh định, còn thân nghiệp ngữ nghiệp và cách sống của vị ấy đều đã thanh tịnh từ trước. Nhờ tu tập vị ấy viên mãn 8 thánh đạo, 4 niệm xứ, 4 chánh cần, 4 như ý túc, 5 căn, 5 lực, 7 giác chi. Nơi vị ấy hai pháp được song hành là chỉ và quán. Vị ấy với thượng trí hiểu biết 5 uẩn, đoạn tận vô minh, hữu ái, tu tập chỉ quán, chứng ngộ vô minh và giải thoát.

Ðức Thế tôn giảng xong, các tỷ kheo hoan hỷ tín thọ lời Ngài.

III. CHÚ GIẢI
Sau khi đã làm sạch thân nghiệp (trừ sát đạo dâm), ngữ nghiệp (không nói dối, hai lưỡi, nói thô tục, nói vô ích) và cách sinh nhai (không hành nghề ; khất thực đúng pháp), tỳ kheo nên biết như thật nguyên nhân của đau khổ để diệt khổ. Nguyên nhân ấy là dục lạc (vui với thanh sắc), vì có vui mới tham đắm, mất cảnh giác. Vì tham đắm nên bôn ba đi tìm, vì đi tìm nên tái sinh chỗ nọ chỗ kia, mãi mãi nhập thai không giải thoát đau khổ. Thấy rõ sắc là vô thường thì thoát ly dục lạc, không còn các khổ thân tâm; đây gọi là ly dục lạc của thiền định. Nhờ biết lạc này cũng vô thường nên không đắm say thiền định. Nơi vị ấy luôn song hành hai pháp là chỉ (đình chỉ các ham muốn) và quán (tuệ thấy rõ sinh diệt của các pháp) nên không đam mê các lạc thọ do xúc khởi lên. Tất cả các thiện pháp trong 37 pháp trợ đạo (4 niệm xứ, 4 chánh cần, 5 căn, 5 lực, 7 giác chi và 8 thánh đạo) đều bắt nguồn từ chính niệm tỉnh giác đối với dục lạc.
Sửa lần cuối bởi biển tâm vào ngày 18/03/11 03:12 với 1 lần sửa.


mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính chào các bạn kinhle kinhle kinhle .
Kính mời các bạn cùng trao đổi ý kiến, trên con đường học hỏi :
TRUNG BỘ KINH - BÀI KINH SỐ 149
Kinh Ðại Lục Xứ (Mahasalayatanika Sutta)
(tương tự kinh Sáu Sáu-Chachakka)
kinhle

nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA.


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Căn trần thức là hư vọng. Người Phật Tử cần nên quán chiếu tư duy mà buông xuống. Đó là bước đầu của người tu hành. (Toàn Kinh Đại Lục Xứ, Kinh Đại Niệm Xứ, Kinh Bát Đại Nhân Giác, v.v...nhưng chỉ một phần đầu của Kinh Lăng Nghiêm)

Bước kế tiếp là quán Căn Trần Thức là Như Lai Tạng Tánh, nơi nào và vật gì cũng là cái thể Tánh sáng suốt nhiệm mầu, cùng khắp mười phương. (Một phần kế của Lăng Nghiêm)

Bước kế tiếp quán căn trần thức không "Thị" (là) và không "Phi" (không). Ngay nơi căn trần thức chẳng thể cho nó là gì, cũng chẳng thể cho nó không là gì. Ngay đó dứt đường nghĩ suy đối đãi, chứng nhập pháp môn Bất Nhị, Tánh Giác hiển bài, như mây tan thì trăng hiện, dẹp hết các vọng thì chân tâm hiện vậy. (Một phần kế của Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Viên Giác, Kinh Bát Nhã)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong. bt cám ơn đạo hữu Mymamut và Thánh_Tri

Khi Phật dạy tuệ tri các Pháp: Căn Trần Thức Xúc Thọ như thật, quan trọng ở đây là 2 chữ „tuệ tri“.
Căn sinh diệt nên không có tự ngã, Trần cảnh cũng sinh diệt nên không có tự ngã, vậy Thức cũng sinh diệt nên không có tự ngã. Ba mối này cùng với Xúc Thọ Ái tựu chung chỉ là từng pháp vận hành nhờ Duyên mà hiện hữu, và „không có ai“ làm gì cả.

Mắt thấy sắc – với chánh niệm tỉnh giác - biết thực tại duyên sinh như nó đang là.
Mắt thấy sắc - với chánh niệm tỉnh giác – biết chỉ có tâm & vật như 1 tiến trình nhân quả
Mắt thấy sắc - với chánh niệm tỉnh giác – biết sắc & tâm sinh diệt ngay tại hiện tiền.
Mắt thấy sắc - với chánh niệm tỉnh giác - giác tỉnh cái tâm biết sắc sinh diệt.
Mắt thấy sắc - với chánh niệm tỉnh giác - tâm trở về tâm.

Với tuệ tri như thế Xúc không duyên, khái niệm không khởi thì Thọ Ái không có cơ hội duyên sinh làm bộc phát phiền não.

Trong đời sống chưa phải là từng giây phút sống thiền thì tâm luôn chạy dài theo tiến trình „tự nhiên“ của nó. Tuy vậy nếu bình thản xử dụng được chánh niệm tỉnh giác phút giây nào thì giây phút ấy không „Ta“ xen vào.

„Tuệ tri“ mà Đức Phật nói bắt nguồn từ chánh niệm ban đầu, vượt Tầm Tứ nấc thang tỉnh giác càng tăng trưởng chính nhờ nương vào (và phát sinh) 37 phẩm trợ đạo.

Tuệ giác (Pana) phát triển từ phút giây hiện tiền, không từ quá khứ hay ở tương lai, và cũng chỉ là tuệ giác, mà „không có ai“ cả.

Kính xin quí đạo hữu bổ túc cho chỗ sai sót.
kính,bt


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Đôi khi chúng ta không thể chánh niệm tỉnh giác luôn luôn được, cho nên vẫn còn bị chi phối bởi các sắc thanh hương vị xúc pháp trần sanh ra các tâm niệm. Chứ chưa đến trình độ căn tiếp xúc với trần mà không sanh một tâm niệm nào.

Vì biết chúng ta mới đầu chưa thể đến trình độ Không Dính, Không Niệm nên Phật dạy "Tâm tham khởi lên biết tâm tham khởi lên, tâm tham lặng xuống biết tâm tham lặng xuống" - phỏng theo Tứ Niệm Xứ.

Tức là sau khi căn tiếp xúc trần sanh các tâm thức thích ghét đẹp xấu v.v..

Nhưng sau khi chúng tác động hoàn hành qua rồi, chúng ta mới có diệp hồi tưởng lại quán chiếu lại mà buông xuống. Như vậy cũng tốt hơn là giữ chúng mãi ở trong lòng.

Buông xuống được một phần thì được một phần giải thoát.
Buông xuống được 10 phần thì được 10 phần giải thoát.

Đôi khi chúng ta biết các trần là hư vọng đưa đến đau khổ mà vẫn làm, vẫn tham chấp, đó là do vì tập khí tích chứa lâu đời khó sửa đỗi.

Nhưng điều quan trọng là biết tâm trạng của mình ngay hiện tại.

Không sợ tham sân si nổi lên, mà chỉ sợ không biết nó nỏi lên đó thôi. Cho nên người xưa nói: "Chẳng sợ vọng tưởng, chỉ sợ giác chậm".

Ví dụ:

Khi ăn một món đồ ăn mình thích nhứt. Dĩ nhiên tâm tham có mặt. Thiệt căn tiếp xúc vị trần sanh ra thiệt thức, biết được đồ ăn ngon quá, muốn ăn thêm.

Không sợ cái thiệt thức nó khở lên rằng đồ ăn ngon quá, chỉ sợ là không giác tỉnh ngay lúc đó mà thôi. Biết tâm niệm mình nghĩ rằng đồ ăn ngon. Phải biết tâm niệm phân biệt đó khởi lên khi nó khởi lên. Thì không dẫn ta đến sự thèm muốn ăn thêm, ăn có giới hạng lại. Nhưng có người do tập khi nhiều đời, nên dẫu biết là tâm phân biệt ngon và tham khởi lên mà vẫn tiếp tục ăn thêm.

Tuy nhiên nếu vậy thì cũng không sao, chỉ cần mình tiếp tục chánh niệm tỉnh giác biết rằng mình có tâm phân biệt ngon và tham khởi lên, mình biết mình tiếp tục ăn thì cũng sẽ từ từ giúp mình tỉnh giác mà buông xuống.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Buông xuống được một phần thì được một phần giải thoát.
Buông xuống được 10 phần thì được 10 phần giải thoát.

Đôi khi chúng ta biết các trần là hư vọng đưa đến đau khổ mà vẫn làm, vẫn tham chấp, đó là do vì tập khí tích chứa lâu đời khó sửa đỗi.

Nhưng điều quan trọng là biết tâm trạng của mình ngay hiện tại.

Không sợ tham sân si nổi lên, mà chỉ sợ không biết nó nỏi lên đó thôi. Cho nên người xưa nói: "Chẳng sợ vọng tưởng, chỉ sợ giác chậm".

Ví dụ:

Khi ăn một món đồ ăn mình thích nhứt. Dĩ nhiên tâm tham có mặt. Thiệt căn tiếp xúc vị trần sanh ra thiệt thức, biết được đồ ăn ngon quá, muốn ăn thêm.

Không sợ cái thiệt thức nó khở lên rằng đồ ăn ngon quá, chỉ sợ là không giác tỉnh ngay lúc đó mà thôi. Biết tâm niệm mình nghĩ rằng đồ ăn ngon. Phải biết tâm niệm phân biệt đó khởi lên khi nó khởi lên. Thì không dẫn ta đến sự thèm muốn ăn thêm, ăn có giới hạng lại. Nhưng có người do tập khi nhiều đời, nên dẫu biết là tâm phân biệt ngon và tham khởi lên mà vẫn tiếp tục ăn thêm.

Tuy nhiên nếu vậy thì cũng không sao, chỉ cần mình tiếp tục chánh niệm tỉnh giác biết rằng mình có tâm phân biệt ngon và tham khởi lên, mình biết mình tiếp tục ăn thì cũng sẽ từ từ giúp mình tỉnh giác mà buông xuống.

Buông buông đúng như bài kim khẩu này.

Phải lìa xa ngã mạn,
Phải dẹp bỏ sân hận,
Kết sử phải dượt qua hết,
Chẳng đắm sai "Danh, Sắc".
Thoát khỏi mọi Lậu hoặc.
Phiền nảo sẽ chừa người này ra.

Cho nên người xưa nói: "Chẳng sợ vọng tưởng, chỉ sợ giác chậm".

Cho nên vọng nào chúng ta thấy trước?

Thấy Thân vọng, hay thấy khẩu vọng hoặc ý vọng trước.

Chúng ta sửa, thì sửa cái nào trước?

Mong cầu cao minh.

TN.


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Thien Nhan đã viết:Buông xuống được một phần thì được một phần giải thoát.


Cho nên người xưa nói: "Chẳng sợ vọng tưởng, chỉ sợ giác chậm".

Cho nên vọng nào chúng ta thấy trước?

Thấy Thân vọng, hay thấy khẩu vọng hoặc ý vọng trước.

Chúng ta sửa, thì sửa cái nào trước?

Mong cầu cao minh.

TN.[/color]

Đạo hữu tự trả lời mấy câu hỏi sau là có thể tự biết:

Thân vọng là gì? Khẩu vọng là gì? Nó khác với ý vọng ra sao?

Thân vọng và khẩu vọng xuất phát từ đâu? Liệu có thể có thân vọng và khẩu vọng mà không có ý vọng không? Liệu có thân hành ác và khẩu hành ác mà không đi kèm ý hành ác không? Liệu thân vô minh và khẩu vô minh có thể tách rời tâm vô minh không?

Có thể sửa thân vọng và khẩu vọng mà không cần sửa ý vọng không? Hay nói cách khác có thể sửa cách thân hành vô minh;khẩu hành vô minh mà không cần sửa ý hành vô minh không?

Nếu ý vọng được trực nhận là ý vọng;thì tâm lúc đó có còn vọng tưởng nữa không? Nếu không còn vọng tưởng nữa;thì cần gì sửa nữa?


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Thánh_Tri đã viết:Đôi khi chúng ta không thể chánh niệm tỉnh giác luôn luôn được, cho nên vẫn còn bị chi phối bởi các sắc thanh hương vị xúc pháp trần sanh ra các tâm niệm. Chứ chưa đến trình độ căn tiếp xúc với trần mà không sanh một tâm niệm nào.

Vì biết chúng ta mới đầu chưa thể đến trình độ Không Dính, Không Niệm nên Phật dạy "Tâm tham khởi lên biết tâm tham khởi lên, tâm tham lặng xuống biết tâm tham lặng xuống" - phỏng theo Tứ Niệm Xứ.

Tức là sau khi căn tiếp xúc trần sanh các tâm thức thích ghét đẹp xấu v.v..

Nhưng sau khi chúng tác động hoàn hành qua rồi, chúng ta mới có diệp hồi tưởng lại quán chiếu lại mà buông xuống. Như vậy cũng tốt hơn là giữ chúng mãi ở trong lòng.

Buông xuống được một phần thì được một phần giải thoát.
Buông xuống được 10 phần thì được 10 phần giải thoát.

Đôi khi chúng ta biết các trần là hư vọng đưa đến đau khổ mà vẫn làm, vẫn tham chấp, đó là do vì tập khí tích chứa lâu đời khó sửa đỗi.

Nhưng điều quan trọng là biết tâm trạng của mình ngay hiện tại.

Không sợ tham sân si nổi lên, mà chỉ sợ không biết nó nỏi lên đó thôi. Cho nên người xưa nói: "Chẳng sợ vọng tưởng, chỉ sợ giác chậm".

Ví dụ:

Khi ăn một món đồ ăn mình thích nhứt. Dĩ nhiên tâm tham có mặt. Thiệt căn tiếp xúc vị trần sanh ra thiệt thức, biết được đồ ăn ngon quá, muốn ăn thêm.

Không sợ cái thiệt thức nó khở lên rằng đồ ăn ngon quá, chỉ sợ là không giác tỉnh ngay lúc đó mà thôi. Biết tâm niệm mình nghĩ rằng đồ ăn ngon. Phải biết tâm niệm phân biệt đó khởi lên khi nó khởi lên. Thì không dẫn ta đến sự thèm muốn ăn thêm, ăn có giới hạng lại. Nhưng có người do tập khi nhiều đời, nên dẫu biết là tâm phân biệt ngon và tham khởi lên mà vẫn tiếp tục ăn thêm.

Tuy nhiên nếu vậy thì cũng không sao, chỉ cần mình tiếp tục chánh niệm tỉnh giác biết rằng mình có tâm phân biệt ngon và tham khởi lên, mình biết mình tiếp tục ăn thì cũng sẽ từ từ giúp mình tỉnh giác mà buông xuống.
tangbong kinhle kinhle kinhle Chúng ta tất cả đều phải đi qua đoạn đường này. Cám ơn đạo hữu đã chia xẻ rất thực tiễn cho nhiều người được học.
(bt xin được chia xẻ một điều, có nhiều đồng đạo của chúng ta đang mượn diễn đàn này để học, một số người vì hoàn cảnh không có Thầy chỉ dạy, không được sự ủng hộ của gia đình, ngay cả không có computer để vào website, bt có dành cho những bạn ấy nhiều thời gian xử dụng máy để vào đây, những sự chia xẻ về pháp hành lẫn pháp học thật là quí báu đối với họ, hy vọng nơi đây sẽ mãi tạo duyên lành cho mọi người
kính, bt)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thien Nhan đã viết:
Cho nên người xưa nói: "Chẳng sợ vọng tưởng, chỉ sợ giác chậm".

Cho nên vọng nào chúng ta thấy trước?

Thấy Thân vọng, hay thấy khẩu vọng hoặc ý vọng trước.

Chúng ta sửa, thì sửa cái nào trước?

Mong cầu cao minh.

TN.[/color]

1. Trước nhứt khi nói "Chẳng sợ vọng tưởng, chỉ sợ giác chậm" thì có nghĩa là mình không sợ tâm mình khởi lên các vọng tưởng như là đẹp xấu, thâm, sân, si v.v.... mà chỉ sợ là mình không biết nó khởi lên và nó diệt mất đó thôi. Nếu mình biết rõ tâm mình đang khởi tham sân si lên thì ngay nơi đó đã bớt tham sân si một chút rồi đó, tâm diệu lại. Nếu không biết có tâm tham sân si khởi lên thì mình đi theo nó mà tạo ra hành động như dùng miệng chửi mắng, dùng chữ viết chửi mắng, dùng thân đánh đập v.v.... thì sẽ chuốt lấy cái quả báo do mình tạo ra đó. Hễ đã tạo cái nhân chửi mắng, đánh đập, ăn trộm, sát sanh, tà dâm, nói dối, nói đôi chiều, nói lời mắng ác, nói thêu dệt v.v... thì sẽ có cái quả tương xứng hiện tại hoặc vị lai.

Do vậy điều quan trọng là cần phải "Biết" hay "Chánh Niệm Tỉnh Giác" mình có tâm niệm nào khởi lên, lặng xuống để tránh tạo ra hành động. Nếu không tạo ra hành động thì không có gây nghiệp hay tạo nhân. Đã không có tạo nhân thì không phải thọ quả báo.

Nếu nói theo Thập Nhị Nhân Duyên:

Vô minh duyên Hành (vì bất giác, mê, không chánh niệm tỉnh giác cái tâm mình, nên cái tâm ý nó khiến cái thân tạo tác gây nhân, gieo nghiệp)

Hành duyên thức (đã gây nhân như sát sanh, trộm cấp, tà dâm, nói dối, uống rượu) thì gieo cái nhân vào tâm thức.

Chính do nghiệp thức nầy mà đưa chúng ta đi luân hồi sanh tử. Do vậy mà nói "Thức duyên Danh và Sắc".

Do vậy cần phải biết tâm trạng của mình ngay hiện tại, phải chánh niệm tỉnh giác theo dỗi tâm mình, quán sát tâm mình, sửa đổi tâm mình.

Trích Kinh Pháp Cú, HT Thích Thiện Siêu việt dịch:

1.Trong các pháp(2), tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác ; Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo(3) .

2. Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác; Nếu nói hoặc làm với tâm thanh tịnh, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình.

35. Tâm phàm phu cứ xoay vần theo ngũ dục, dao động không dễ nắm bắt; Chỉ những người nào đã điều phục được tâm mình mới được yên vui.

36. Tâm phàm phu cứ xoay vần theo ngũ dục, biến hóa u ẩn khó thấy ; Nhưng người trí lại phòng hộ tâm mình, và được yên vui nhờ tâm phòng hộ ấy.

37. Tâm phàm phu cứ lén lút đi một mình, rất xa, vô hình vô dạng, như ẩn náu hang sâu(24); Ai điều phục được tâm, thì giải thoát khỏi vòng ma trói buộc.

39. Người tâm đã thanh tịnh, không còn các hoặc loạn, vượt trên thiện và ác(25), là người giác ngộ chẳng sợ hãi.

40. Hãy biết thân này mong manh như đồ gốm, giam giữ tâm ngươi như thành quách; Hãy đánh dẹp ma quân với thanh tuệ kiếm và giữ phần thắng lợi (26), chớ sanh tâm đắm trước (27).

183. Chớ làm điều ác, gắng làm việc lành, giữ tâm ý trong sạch; Ấy, lời chư Phật dạy.



Theo đó thì biết tu hành Phật Pháp phải nhắm vào Tâm mà quán xét mà tu sửa, bởi vì "Tâm dẫn đầu các pháp". Nếu hàng phục được tâm, thì được an vui giải thoát. Tâm đã điều phục thì thân và miệng được điều phục.

Nhưng mà nói là nói thế cũng tùy trịnh độ căn cơ mỗi người. Có người không theo dỗi tâm mình được, hoặc các Phật Tử mới vào đạo thì sao?

Phật dạy các Phật Tử mới vào đạo thì tập trên thân và miệng trước cũng được. Bằng cách:

Giữ Năm Giới:

Thân không sát sanh, trộm cấp, tà dâm
Miệng không nói dối, uống rượu.

Mới vào đạo chỉ cần giữ năm giới là được, từ từ học Phật Pháp biết thêm các pháp môn tu hành thì vẫn tiếp tục giữ giới để hổ trợ cho sự tu tập các pháp môn của mình.

Kinh Tứ Niệm Xứ cũng dạy:

Quán Thân Trên Thân
Quán Thọ Trên Thọ
Quán Tâm Trên Tâm
Quán Pháp Trên Pháp

Ngay tứ niệm xứ mà tu tập quán Thân, hay Tâm trước cũng được.

Nhưng không ngoài "Biết" hoặc "Chánh Niệm Tỉnh Giác"

Thân đang làm gì thì biết nó đang làm gì
Tâm đang nghĩ gì thì biết nó đang nghĩ gì

Hằng ngày chúng ta làm mọi việc phải nên chánh niệm tỉnh giác biết mình đang nghĩ gì và làm gì.

Cũng cần quán sát xem cái Thân nầy nó hư vọng ra sao, nó có phải là mình không?
Cũng cần quán sát xem cái Tâm nầy nó hư vọng ra sao, nó có phải là mình không?

Nếu thấy rõ thì mới buông xuống được ngã chấp.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính chào các bạn kinhle kinhle kinhle.
Bạn Biển Tâm kinhle .

Với tôi:
(bt xin được chia xẻ một điều, có nhiều đồng đạo của chúng ta đang mượn diễn đàn này để học, một số người vì hoàn cảnh không có Thầy chỉ dạy, không được sự ủng hộ của gia đình, ngay cả không có computer để vào website, bt có dành cho những bạn ấy nhiều thời gian xử dụng máy để vào đây, những sự chia xẻ về pháp hành lẫn pháp học thật là quí báu đối với họ, hy vọng nơi đây sẽ mãi tạo duyên lành cho mọi người
ĐÂY LÀ LỚI NÓI CHÂN THẬT, TỎ RỎ, THIỆT TẾ CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN VỊ GIẢI THOÁT.

Bạn Thien Nhan kinhle.

Đọc qua những trao đổi của bạn trên diển đàn, tôi rất trân trọng. ĐÂY LÀ CON ĐƯỜNG KHÔNG CÓ SỰ CHIẾM HỮU. CÓ CHỨNG, CÓ TỎ RỎ, CÓ THIỆT TẾ. KHI BẠN RỜI LÌA DANH TỰ BẠN RỎ NHÂN. CHÚC BẠN TỰ TẠI TRÊN CON ĐƯỜNG CỦA VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ. kinhle


nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA.


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thánh_Tri đã viết:Đôi khi chúng ta không thể chánh niệm tỉnh giác luôn luôn được, cho nên vẫn còn bị chi phối bởi các sắc thanh hương vị xúc pháp trần sanh ra các tâm niệm. Chứ chưa đến trình độ căn tiếp xúc với trần mà không sanh một tâm niệm nào.

Vì biết chúng ta mới đầu chưa thể đến trình độ Không Dính, Không Niệm nên Phật dạy "Tâm tham khởi lên biết tâm tham khởi lên, tâm tham lặng xuống biết tâm tham lặng xuống" - phỏng theo Tứ Niệm Xứ.
Lời giảng rất hay.

Tứ niệm xứ tôi đã đọc qua, Chánh niệm cũng thực hành nhưng thật là khó.
không phải dể.

Hồi xưa nghe và đọc trên website Phật-giáo.
Học lóm lại lời Hòa Thượng Thích Thanh Từ. " Thấy vọng không Theo" tức là tự sanh tự diệt. Thật là dể?

Và Thầy Nhất Hạnh. Quán hơi thở ra vô và "hãy mỉm cười với nó ". Có dể thật không?

--------============--------------
mymamut viết
Đọc qua những trao đổi của bạn trên diển đàn, tôi rất trân trọng. ĐÂY LÀ CON ĐƯỜNG KHÔNG CÓ SỰ CHIẾM HỮU. CÓ CHỨNG, CÓ TỎ RỎ, CÓ THIỆT TẾ. KHI BẠN RỜI LÌA DANH TỰ BẠN RỎ NHÂN. CHÚC BẠN TỰ TẠI TRÊN CON ĐƯỜNG CỦA VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ.
Tôi rất muốn lìa danh tự những khổ nổi danh tự không lìa tôi. Thì phải làm sao?
(Xin lỗi không có ý cười chơi: đây là câu thư giảng. Muốn lìa dục lạc nhưng dục lạc không muốn lìa mình.).

----------------================----------------------------

Nhân đây, đặt lại câu hỏi "Chánh Niệm".

Admin, Mod, Thành viên và các đọc giả đang theo giỏi diễn đàn này.

Có Phương pháp hay phương tiện nào để tôi có thể tu "Chánh Niệm"?

Có thiện sảo nào để tu "Chánh Niệm"?

Thân,

TN


mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Kinh Đại Lục Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính chào các bạn kinhle kinhle kinhle , chào bạn Thien Nhan kinhle .
mymamut viết
Đọc qua những trao đổi của bạn trên diển đàn, tôi rất trân trọng. ĐÂY LÀ CON ĐƯỜNG KHÔNG CÓ SỰ CHIẾM HỮU. CÓ CHỨNG, CÓ TỎ RỎ, CÓ THIỆT TẾ. KHI BẠN RỜI LÌA DANH TỰ BẠN RỎ NHÂN. CHÚC BẠN TỰ TẠI TRÊN CON ĐƯỜNG CỦA VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ.

Tôi rất muốn lìa danh tự những khổ nổi danh tự không lìa tôi. Thì phải làm sao?
(Xin lỗi không có ý cười chơi: đây là câu thư giảng. Muốn lìa dục lạc nhưng dục lạc không muốn lìa mình.).


BẠN NGHĨ SAO? TRONG NHỮNG XÁC CHẾT CÓ TỒN TẠI CỦA DỤC LẠC KHÔNG?
Xin thứ lổi, cho phép dụng chữ ký của bạn Vấn_Đạo kinhle
Trên đời này không có cái gì là chắc chắn đúng cả, tất cả đều do Thức biết và Ngã nói ra, mà đó là vô thường, đã vô thường thì làm gì có sự chắc chắn ??? CHỈ CÓ 1 ĐIỀU CHẮC CHẮN ĐÓ LÀ KHI TA CHẾT NẮP HÒM ĐÓNG LẠI , NGƯỜI THÂN TA CHẮC CHẮN VÀ TA CŨNG CHẮC CHẮN -> TA CHẾT CHẮC

THOÁT KIẾP RỒI HÃY BÀN CÂU TỊCH DIỆT, KHÔNG CÒN TÁI SINH HÃY NÓI CHUYỆN SIÊU SINH

Xin thứ lổi, cho phép dụng danh tự thể hiện của bạn LuongYTran kinhle

Xin cúi mình đãnh lễ Thầy kinhle kinhle kinhle VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA.


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách