Sách "Nhân quả báo ứng"

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Sách "Nhân quả báo ứng"

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

http://chuahoangphap.com.vn/books.php?b ... 139&id=270
Hình ảnh
Lời giới thiệu

Khi nhìn cuộc đời này, ta thấy có những người giàu sang hiển vinh, đồng thời cũng có những kẻ đói nghèo tội lỗi. Ta tưởng đó là những chuyện ngẫu nhiên. Nhưng kỳ thực không ngẫu nhiên chút nào mà là do định luật nhân quả rất chặt chẽ chi phối. Định luật nhân quả là quy luật tự nhiên của vạn pháp diễn tiến từ quá khứ đến hiện tại, và từ hiện tại tiếp tục diễn tiến mãi đến vị lai vô tận. Theo luật nhân quả, hễ làm lành thì hưởng phúc, làm ác thì chiêu họa. Thế nên, cổ đức dạy: “Tích thiện giả thiên báo chi dĩ phúc, tích bất thiện giả thiên báo chi dĩ họa” (người chứa điều lành thì trời sẽ đáp lại bằng phúc đức, người chứa điều dữ thì trời sẽ trả lại bằng tai họa), hay “họa phúc vô môn, duy nhân tự triệu; thiện ác hữu báo, như ảnh tùy hình” (họa phúc không có tiêu chí nhất định, chỉ do người ta vời lấy mà thôi; việc thiện hay việc ác đều có quả báo như bóng theo hình).
Tập sách này nguyên là trước tác của ông Trương Á, người đời Tấn (265-420) Trung Quốc với tựa đề là Thái Thượng Cảm Ứng. Vì cuốn sách có tác dụng giáo dục khá hữu hiệu nên được những bậc ưu thời mẫn thế đời sau tiếp tục hoàn thiện dần dần và đổi tên là Âm Chất Quả Báo (Nhân Quả Báo Ứng) cho đến cận đại. Và gần đây, nó được một nhà văn Trung Quốc soạn lại bằng bạch thoại.
Thấy nội dung sách có nhiều giá trị giáo dục thiết thực, lại mang tính hướng thượng tốt đẹp nên Đại đức Thích Minh Đức đã chuyển ngữ sang tiếng Việt. Ý nghĩa những câu chuyện trong sách hàm súc, thú vị, trình bày vấn đề thấu tình đạt lý, làm sáng tỏ lẽ nhân quả báo ứng, lại được dịch giả dùng ngọn bút trong sáng và lưu loát diễn đạt, khiến người đọc khi đã cầm sách lên xem thì khó nỗi buông tay.
Thiết nghĩ, khi một văn hóa phẩm tốt ra đời sẽ làm giàu thêm kho tàng kiến thức của nhân loại, huống gì đây là một tác phẩm bổ ích, có tính giáo dục đạo đức truyền thống, cần cho những ai muốn tu dưỡng bản thân hầu làm thăng hoa phẩm chất, nên tôi viết đôi dòng để giới thiệu với độc giả bốn phương, hy vọng người đọc có thêm niềm vui trong những phút giây tiếp xúc với chân lý mà tiền nhân muốn nhắn nhủ.

Thiền viện Vạn Hạnh
mùa An cư Bính Tuất, PL. 2550
Tỷ-kheo Thích Phước Sơn
(Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam)
Sửa lần cuối bởi nguynlinhtam vào ngày 28/03/11 04:11 với 2 lần sửa.


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Lời tựa nhân quả báo ứng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Lời tựa nhân quả báo ứng

“Tiểu thuyết không hề đọc,
Tâm thích sách Khổng Mạnh,
Dưỡng tâm nương vào đó,
Lập chí quên thời gian”.

Từ lâu, tôi đã ngưỡng mộ học thuyết Khổng Mạnh, thuở nhỏ cũng từng nhiều năm theo học Thi, Thư, Lễ, Nhạc, thật đã lấy những đức hạnh, luân thường đạo lý của Nho gia làm tông chỉ, tiến thân cũng lấy “đức luân” của Nho gia làm nền tảng cho mọi tri thức. Từ việc tu dưỡng lý nhân quả “gia đình tích thiện tất được an vui, gia đình tích ác tất gặp tai ương”, đến sự dùng trí tuệ hiểu được “phước họa vô môn, chỉ do người tạo”, cho đến cái đạo “trung thứ” “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” và cuối cùng là cái đức chí nhân chí thiện của việc thực hiện “Cách, Trí, Thành, Chính, Tu, Tề, Trị, Bình”. Lúc bấy giờ, tâm tánh cũng được khai mở, kiến thức cũng có một đôi phần hiểu biết, tuy chưa đạt được khả năng “tri thiên mệnh” nhưng cũng có thể khai sáng được một phần trong đó, biết được sự hưng vương, hưng nghiệp cũng dễ như nhìn vật nắm trong tay vậy. Trọng tâm của Nho giáo chính là lấy “đức luân” làm gốc. Nếu nói đến niềm tin một cách thâm sâu vào đó, thì cũng chính là sự thâm tín vào nhân quả, không bị mù mờ về nhân quả, hay nói khác đi đó chính là lý nhân quả. Như thế, công việc cấp thiết chính là thực hiện đạo lý nhân quả một cách đầy đủ thì mới làm cho lòng người trở thành chân chánh và đó cũng là con đường duy nhất để gìn giữ thuần phong mỹ tục của người xưa.
Gần đây, nghe truyền những chuyện đau lòng như: con hại cha mẹ, cốt nhục tương tàn… Nghe rồi thật không ai không khỏi xót xa cho tình trạng đạo đức nhân luân hiện tại. Tôi thường suy nghĩ mà lo cho bản thân và cho cả mọi người, quả báo thiện ác không hề sai chạy. Chúng ta là hạng phàm phu, thấy mà không biết, rồi tạo ác nghiệp, phải thọ quả báo, chìm trong đau khổ, oán trời trách người, đến khi hối hận thì đã không kịp. Mỗi lần nghĩ đến những điều như thế, trong lòng không sao tránh khỏi đau xót.
Năm mới, ngẫu nhiên đọc được cuốn sách “Âm Chất Quả Báo”, trong lòng liền thấy vui lên, bởi vì trong đó ghi rõ tường tận những việc về nhân quả nghiệp báo, những lời khuyên dạy chỉ rõ thiện ác chánh tà, dẫn dắt mọi người theo về nẻo chánh, giúp đời bớt khổ thêm vui… Nội dung đơn giản dễ hiểu, khế hợp với mọi tầng lớp, lợi ích thật không thể nói hết được. Nhận thấy vì lợi ích chung nên tôi mạo muội đem cải biên thành văn bạch thoại, với mong muốn mọi người nam phụ lão ấu ai cũng có thể đọc và hiểu được, để cùng nhau phát khởi thiện căn, chuyển hóa nhân tâm, đồng tin nhân quả, vãn hồi kiếp vận, cùng hưởng thái bình, đó chính là sở nguyện chân thành của kẻ hèn này vậy.

Mùa Đông năm 1998
Kẻ tàm quý bất huệ kính ghi
Sửa lần cuối bởi nguynlinhtam vào ngày 28/03/11 04:29 với 2 lần sửa.


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Vài nét về về sách nhân quả báo ứng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Vài nét về về sách nhân quả báo ứng

Tập “Văn Xương Đế Quân Thái Thượng Cảm Ứng” là một cuốn “Thiện Thư” lưu truyền từ rất xa xưa, về sau có người nương theo nguyên tác, thêm bớt một vài nơi rồi đổi tên thành “Âm Chất Quả Báo”, từ đó càng ngày càng được phổ biến rộng rãi. Năm 270 Dương lịch, vào triều nhà Tấn ở Trung Quốc, tỉnh Tứ Xuyên có vị Đại sĩ tên là Trương Á viết ra cuốn sách Thái Thượng Cảm Ứng để khuyến dạy người đời, thế là cuốn sách được lưu truyền từ đó. Đến đời nhà Đường, Hy Tông hoàng đế đã từng sắc phong Trương Á là Tấn Vương, dân gian thì lại tôn xưng là Văn Xương Đế Quân, đền thờ đầu tiên của Văn Xương Đế Quân là ở Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên. Cuốn “Thiện Thư” này được lưu truyền liên tục trong các triều đại từ Tấn, Ngụy, Tề, Lương, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Cảm tạ thiện tâm chư vị nhân sĩ của các triều đại đã ấn tống phổ biến sách này, bởi vì nhờ đó mà cuốn sách còn lưu truyền được đến ngày nay. Trên đây là thuật lại lịch sử của cuốn sách, qua đó cũng có thể nhận thấy được giá trị của nó như thế nào. Biết bao các bậc hiền nhân quân tử của các thời đại đã dùng sách này giáo dục con em bỏ ác làm lành, dân gian thì đa phần ấn tống sách này và dùng nó làm vật truyền gia, thật đúng là mọi người tích thiện con cháu hiền lương. Bậc làm cha mẹ ai cũng kỳ vọng con mình trở thành chí sĩ hiền nhân, cuốn sách “Thiện Thư” này có thể làm cho con cái tu dưỡng nhân cách bỏ ác làm lành, công hiệu còn hơn cả vạn lời giáo huấn của cha mẹ. Sách này lưu truyền đã hơn một ngàn bảy trăm năm, nay vì muốn cho nó được tiếp tục lưu truyền hậu thế, nên kính cẩn đề xướng ấn tặng, kính mong chư vị thiện hữu tri thức niệm tình chỉ giáo.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Sách "Nhân quả báo ứng"

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Đây là một quyển sách rất hữu ích, khuyên dạy và dẫn dắt người học về nhân - quả, mặc dù còn rất thô sơ đối với Phật Pháp.

Nếu chỉ học trong đây thì được sanh lên cõi trời là cao nhất.

Do đó, phải học Phật Pháp thì việc bỏ ác làm lành mới không bị uổng phí.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Sách "Nhân quả báo ứng"

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Đây là một quyển sách rất hữu ích, khuyên dạy và dẫn dắt người học về nhân - quả, mặc dù còn rất thô sơ đối với Phật Pháp.Nếu chỉ học trong đây thì được sanh lên cõi trời là cao nhất.Do đó, phải học Phật Pháp thì việc bỏ ác làm lành mới không bị uổng phí.
Anh ĐH VHBK ơi! nguynlinhtam định đánh máy từng câu chuyện trong đây lên. Nhưng không biết có người đánh máy chưa thế là lên google tìm thử, thì mới tìm thấy quyển này cũng có 1 người dịch nữa và đã đánh máy rồi nên thôi. Do vì bàn nói về nhân quả 3 đời trong nhà Phật thông thường mọi người đều không tin nên tìm những câu chuyện sống thật cho những ai không tin luật nhân quả xem. Đọc những chuyện trong đây nguynlinhtam cũng rỡn da gà. Và cũng nhớ lời Pháp Sư dạy: "Những thiện pháp trong đây chúng ta có tu và những ác pháp chúng ta có đoạn hay chưa?" Đây là giáo dục căn bản. Mỗi ngày nguynlinhtam đều lấy nó mà dò xét mình.

Link tải về:
http://rongmotamhon.net/PDF/nhanqua3.pdf


Nam Mô A Di Đà Phật
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Sách "Nhân quả báo ứng"

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Không tin nhân quả đúng thật kẻ ngu! caunguyen


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Sách "Nhân quả báo ứng"

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

LỜI SÁM HỐI KHI ĐỌC QUA BÀI THƠ MẸ.

Tác giả: Hà Đình Huy
Thể lọai: Bút ký





Còn đêm cuối con được nằm bên mẹ,
Nhắm mắt ngỡ mình như thuở ấu thơ
Thả hồn theo lời hát mẹ ru

Và dáng mẹ cứ chập chờn hư ảo.
Như đứa bé còn ngây thơ khờ khạo
Cứ vòng tay ôm mãi quan tài
Còn đêm nầy thôi! Chẳng có ngày mai

Và chữ HIẾU trốn chạy con rất vội
Hơn nữa đường đời mình con mệt mõi
Thấm thía câu ru, ngọt dưới trăng rằm:
"Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn"

Con cứ lớn theo câu hò măng sữa.
Thưa mẹ, con hiểu cõi trần tạm bợ
Con biết câu tử biệt hơn sinh ly
Nhưng sao trong giờ phút cuối mẹ ra đi
Trái tim con vẫn vò xé!

Rồi chiều mai…con sợ chiều lặng lẽ
Bữa cơm dọn rồi không có mẹ ngồi bên

Con sợ không gian quạnh vắng lạnh tênh
Sợ thấy nén nhang bên chén cơm đôi đũa…
Thôi đã hết ngày vui cài hoa đỏ,
Ngày mai mẹ về với huyệt đất sâu
Vành khăn tang con đã quấn lên đầu
Nỗi đau mình con làm sao chở hết
Mẹ ơi! Đêm nay là đêm ly biệt,
Mẹ có chờ con ở cõi vĩnh hằng?
Cuối cuộc đời con chỉ một hành trang
Là tình mẹ, với tình con…vĩnh cữu…



Một buổi chiều mưa lất phất con ngồi bên mẹ nhìn ngắm mưa rơi , con cảm thấy rất vui rất hạnh phúc nhưng xen vào đó một cảm giác mong manh bất an ray rứt , con không biết cái cảm giác đó là gì nữa , nhưng đó đau đau sao đó , có lẽ con sợ mất đi cái gì đó một cách vô vọng không thể nắm bắt ... vì con biết chắc chắn rằng một ngày nào đó sẽ không còn được như vậy nữa , và cái hình ảnh này sẽ là kỉ niệm theo mãi trong đời con ...


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Vì sao phải sám hối ?

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Kẻ tham lam không bao giờ thấy đủ.

Kẻ cay nghiệt không bao giờ biết tha thứ.

Kẻ hung bạo không bao giờ biết hối hận.

Kẻ tàn ác không bao giờ biết nhỏ lệ xót thương.

Kẻ ngu si không bao giờ biết mình sai trái.

Chỉ có kẻ thiện lương mới biết cảm thông với người khác.

Chỉ có người Trí Tuệ mới thấy mình lỗi lầm.

Sám hối là gội rửa tâm hồn mình trong trắng.

Sám hối là tu sửa tính tình.

Sám hối là gieo nhân lành cho kiếp sau.

Sám hối là sống thực với lòng mình.

Không sám hối làm lòng ta ray rứt.

Sám hối làm lòng ta thanh thản.

Sám hối khiến ta cao thượng lên.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75 ... 14-1_15-1/


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
huynh thi thuc doan
Bài viết: 1
Ngày: 20/11/11 17:24
Giới tính: Nữ
Đến từ: viet nam

Re: Sách "Nhân quả báo ứng"

Bài viết chưa xem gửi bởi huynh thi thuc doan »

con xin chân thành tri ân đến các bậc tôn túc đã cho con thêm sự hiểu biết để con biết hành và sửa mình .kinhle


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sách "Nhân quả báo ứng"

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

nguynlinhtam đã viết:
VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Đây là một quyển sách rất hữu ích, khuyên dạy và dẫn dắt người học về nhân - quả, mặc dù còn rất thô sơ đối với Phật Pháp.Nếu chỉ học trong đây thì được sanh lên cõi trời là cao nhất.Do đó, phải học Phật Pháp thì việc bỏ ác làm lành mới không bị uổng phí.
Anh ĐH VHBK ơi! nguynlinhtam định đánh máy từng câu chuyện trong đây lên. Nhưng không biết có người đánh máy chưa thế là lên google tìm thử, thì mới tìm thấy quyển này cũng có 1 người dịch nữa và đã đánh máy rồi nên thôi. Do vì bàn nói về nhân quả 3 đời trong nhà Phật thông thường mọi người đều không tin nên tìm những câu chuyện sống thật cho những ai không tin luật nhân quả xem. Đọc những chuyện trong đây nguynlinhtam cũng rỡn da gà. Và cũng nhớ lời Pháp Sư dạy: "Những thiện pháp trong đây chúng ta có tu và những ác pháp chúng ta có đoạn hay chưa?" Đây là giáo dục căn bản. Mỗi ngày nguynlinhtam đều lấy nó mà dò xét mình.

Link tải về:
http://rongmotamhon.net/PDF/nhanqua3.pdf
Nếu bạn có cuốn sách đó muốn chia sẻ thì bỏ công ra đánh máy từng bài rồi đăng vào cho mọi người cùng đọc, đó cũng là một công đức. Nhà người ta có, nhà mình chưa có thì nên đăng vào, đỡ khỏi mất công vào nhà người phiền phức lắm đa, muốn lấy về phải xin phép ta, và đóng mộc "sao y bản chánh". :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách