Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

thientri đã viết:
"Ví như chỗ gò cao chẳng thể sanh hoa sen, mà nơi bùn lầy ẩm thấp mới sanh hoa sen. Cũng thế, kẻ thấy pháp Vô vi vào chánh vị thì chẳng còn có thể sanh khởi Phật pháp, trong bùn lầy phiền não mới có chúng sanh sanh khởi Phật pháp thôi. Như gieo giống nơi hư không thì chẳng thể sanh khởi, ở đất phân bùn mới tốt tươi được. Cũng thế, kẻ vào Vô vi chánh vị chẳng sanh khởi Phật pháp, kẻ có ngã kiến như núi Tu Di còn có thể phát tâm Vô thượng Bồ Ðề, sanh khởi Phật pháp. Nên biết tất cả phiền não là hạt giống Như Lai, ví như chẳng xuống biển cả thì chẳng được bửu châu Vô giá. Cũng thế, chẳng vào biển phiền não thì chẳng thể đắc ngọc báu Nhất Thiết Trí vậy."
- Bạn nói như vậy, chắc là bạn không muốn vào chánh vị.
- Sao bạn biết ở Chánh vị không thể sanh khởi Phật pháp ? Vậy Đức Phật có vào chánh vị chưa ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
thientri
Bài viết: 45
Ngày: 29/03/11 00:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi thientri »

A di đà Phật. Mình chỉ nhất tâm niệm phật chăm chỉ hành thiền. Không thích tranh luận. Kinh sách viết thấy hay chia sẻ mọi người, bạn có nhiều thời gian thì bạn cứ giảng cho mọi người hiểu nhé.


[b]Bốn mùa qua lại tựa đưa thoi,
Thu lụn, Đông tàn, Xuân tái lai,
Sanh, Lão, Tử, Sanh, vòng chuyển kiếp,
Thịnh-Suy, Tan-Hợp, luật Luân Hồi. [/b]
Hình đại diện của người dùng
thientri
Bài viết: 45
Ngày: 29/03/11 00:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi thientri »

Luận tranh chẳng có ích gì!
Tranh cường, hiếu thắng
lắm khi phiền hà
Ai người suy gẫm sâu xa
Nói năng tự chế,
bất hòa lặng yên!
(Kinh Lời Vàng)


[b]Bốn mùa qua lại tựa đưa thoi,
Thu lụn, Đông tàn, Xuân tái lai,
Sanh, Lão, Tử, Sanh, vòng chuyển kiếp,
Thịnh-Suy, Tan-Hợp, luật Luân Hồi. [/b]
Hình đại diện của người dùng
thientri
Bài viết: 45
Ngày: 29/03/11 00:40
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi thientri »

Các Thầy Tỳ kheo, nếu còn hay hý luận, ắt tâm bị rối loạn, dẫu là người xuất gia cũng không bao giờ đạt được giải thoát. Là Tỳ kheo, các Thầy hãy gấp từ bỏ hý luận, giữ tâm không loạn động. Nếu muốn hưởng trọn vẹn niềm vui an tịnh, cách tốt nhất, các Thầy phải mau chóng trừ diệt tai họa hý luận kia đi. Ðó gọi là "bất hý luận".
"Các thầy Tỳ kheo nếu hý luận đủ thứ...đó là hạnh không hý luận"
Kinh văn dạy: "Nếu hý luận đủ thứ thì tâm trí rối loạn"


[b]Bốn mùa qua lại tựa đưa thoi,
Thu lụn, Đông tàn, Xuân tái lai,
Sanh, Lão, Tử, Sanh, vòng chuyển kiếp,
Thịnh-Suy, Tan-Hợp, luật Luân Hồi. [/b]
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D<



( A di đà Phật. Mình chỉ nhất tâm niệm phật chăm chỉ hành thiền. Không thích tranh luận. Kinh sách viết thấy hay chia sẻ mọi người, bạn có nhiều thời gian thì bạn cứ giảng cho mọi người hiểu nhé.)

Xin cám ơn Bạn đã chia sẻ với mọi người và tôi cũng mong Bạn phải viết rỏ bài viết được trích ngan từ bộ Kinh nào ? Phẩm thứ mấy v.v để tránh hiểu lầm về Bạn .

Tôi xin tóm tắt bài viết của thiêntri được trích ngan từ Kinh Duy Ma Cật Sỏ thuyết phẩm thứ 8 phẩm Phật Đạo : Ông Duy Ma Cật hỏi ngài Văn Thù Sư Lợi : thế nào là hột giống Như Lai ?
Ngài Văn Thù Sư Lợi trả lời ( tóm tắt ) TẤT CẢ PHIỀN NÃO LÀ HẠT GIỐNG NHU LAI
Các Bạn có thể tìm quyển Kinh Duy Ma Cật sở Thuyết của dịch giả Thích Huệ Hưng để tham cứu thêm.
>:D< >:D< >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

kimcang đã viết:Hiểu Lý Chưa Phải Là Chứng Sự.Hiểu Lý Thì Dễ Dàng Chứng Sự Thì Cần Phải Có Công Phu Thực Hành.Các Tổ Thiền Tông Xưa Kia Nghe Một Câu Thì Ngộ Lý Nhưng Vẫn Phải Cần Trải Qua Nhiều Năm Tu Hành Mới Thật Chứng Ngộ.Muốn Biết Thật Chứng Như Hiểu Thì Chỉ Cần Đối Cảnh Thì Liền Biết.Nếu Hiểu Được Lý Mà Khi Gặp Cảnh Vẫn Bị Cảnh Dẫn Thì Như Vậy Chỉ Là Cái Hiểu Bên Ngoài.
Tam Quy có: Giác Chánh Tịnh.
Thiền Tông là vào từ cửa Giác.
Giáo Hạ đi vào từ cửa Chánh.
Tịnh Độ Tông đi vào từ cửa Tịnh.
http://niemphat.net/Luan/phathocvandap/phvd_3.htm
Phật dạy chúng ta phá vọng tưởng, phân biệt, chấp trước; trong Pháp tướng tông nói lý, nói sự rất cặn kẽ, đây là một phương pháp giáo hoá chúng sanh. Nếu bạn thích ‘tưởng’ thì [phương pháp này] đặt ra rất nhiều đề mục cho bạn ‘tưởng’. Tưởng đến cuối cùng bạn không muốn ‘tưởng’ nữa thì buông bỏ hết, cách này gọi là ‘tư tận hoàn nguyên’ (nghĩ đến cùng thì trở về nguồn gốc). Người quen dùng đầu óc, quen suy nghĩ thì Tướng Tông dạy cho họ lao đầu vô mà tưởng; người không thích dùng đầu óc, không thích suy nghĩ, Tịnh Tông dạy họ đừng suy nghĩ (tưởng). Từ đó có thể biết được, đối với tất cả căn tánh của chúng sanh phương pháp dạy học của đức Phật hoàn toàn không giống nhau, nhưng mục đích sau cùng đều là ‘buông bỏ tất cả’, được vậy mới có thể thấy ‘chân tướng sự thật’.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Nên Biết Chứng Sự Thì Nói Lý Mới Tương Ứng.

Kinh Nói Chứng Lý Là Cạn Chứng Sự Là Sâu.

Ngài Văn Thù Sư Lợi Luôn Luôn Nói Nghĩa Đệ Nhất Đế Vì Là Do Bổn Nguyện Của Ngài Lúc Sơ Phát Tâm Bồ Đề Ở Đời Quá Khứ.

Ngài Văn Thù Sư Lợi Không Phải Chỉ Nói Nghĩa Tánh Không Mà Ngài Còn Thị Hiện Sự Tướng Bất Tư Nghì.

Ngài Duy Ma Cật Nói Nghĩa Bất Tư Nghì Giải Thoát Môn (Lý) Thì Ngài Cũng Thị Hiện Sức Đại Thần Thông (Sự) Lấy Tòa Ngồi Từ Thế Giới Phật Khác, Lấy Cơm Thơm Từ Thế Giới Phật Khác.

Kinh Đại Bảo Tích Nói Cảnh Giới Của Bồ Tát Nhị Địa Thì Bồ Tát Sơ Địa Chẳng Biết, Cảnh Giới Của Bồ Tam Địa Thì Bồ Tát Nhị Địa Chẳng Biết Như Vậy Lần Lượt Cho Đến Cảnh Giới Của Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ Thì Bồ Tát Thập Địa Chẳng Biết.

Trong Kinh Kim Luân Vương Phật Đảnh Nói Đức Phật Hiện Tướng Kim Luân Vương Phật Đảnh Thì Tất Cả Các Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ Trong Pháp Hội Đều Chẳng Biết Được Ngằn Mé Của Tướng Đó.

Giọt Nước Dính Đầu Sợi Tóc Cũng Là Nước, Nước Trong Biển Lớn Cũng Là Nước

Tánh Thì Đồng Nhưng Dụng Thì Có Sai Khác.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D<


LÝ RỎ SỰ ĐỦ, SƯ ĐỦ LÝ THÔNG


LÝ RỎ THÌ SỰ ĐỦ , nếu từ sự vật tỏ suốt đến tận tánh lý thanh tịnh bản nhiên của Pháp Thân thì tự nhiên KIẾN TÁNH gọi là SỰ ĐỦ. Thí dụ : khi Lục Tổ nghe Kinh kim Cang đến câu : Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm. Liền tự Tỏ Sáng Bổn Tâm


SỰ ĐỦ THÌ LÝ THÔNG nghĩa là ở việc làm miên mật từ Nghi quỷ, lể bái, niệm Phật, niệm thần chú, tụng Kinh, cho đến hạnh đầu đà được đầy đủ thì sẻ THÔNG về LÝ TÁNH THANH TỊNH tức nhiên KIẾN TÁNH ( PHÁP THÂN THANH TỊNH ) gọi là Lý Thông. Thí dụ : phải Tu Học nhiều đời kiếp.

Trực chỉ : Minh Tâm Kiến Tánh là Phật , ngoại giáo biệt truyền ( Tâm ấn Tâm ) bất lập văn tự.

Còn từ văn tự mà hiểu về LÝ thì không thể đoạt SỰ ( KIẾN TÁNH ) .thí dụ : Thiện Tinh là con của ĐỨC PHẬT là người thông đạt và giảng nói lưu loát mười hai bộ Kinh mà chỉ được phước làm trời lại tưởng là đạt đạo . thử hỏi cho đến hiện nay có mấy người nói giảng đủ mười hai bộ Kinh như Thiện Tinh. Cho nên việc kimcang và nhiều người khác có hiểu về Lý mà không được SỰ chỉ là chuyện không có gì lạ cả.

Về việc có thần thông là nói khi xưa vì loài người chưa có Tin Phật Pháp nên Chư Tổ có thị hiện Thần thông, còn hiên nay giáo lý có đủ Tam Tạng Kinh Điển tha hồ mà tìm hiểu, do đó không cần phải dùng Thần thông
Là người học Phật Pháp thì phải biết Giác Ngộ hay Giải Thoát mới là điểm đến cuối cùng của người học ĐẠO .
>:D< >:D< >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Sơ Tổ Thiền Tông Là Tổ Ca Diếp Khi Đến Trong Pháp Hội Các Tỳ Kheo Sơ Học Thấy Thấy Ăn Mặc Rách Rướt Thì Khinh Chê Cho Nên Đức Phật Muốn Phá Tâm Khinh Mạn Của Các Tỳ Kheo Sơ Học Cho Nên Ngài Mới Chia Nửa Tòa Ngồi Cho Ngài Ca Diếp.

Ngài Ca Diếp Đảnh Lễ Phật Và Nói Ngài Không Dám Ngồi Bởi Vì Những Hạnh Của Phật Ngài Chưa Chứng Được.

Đức Phật Khen Ngài Ca Diếp Là Đúng Như Ngài Nói Cảnh Giới Của Phật Thì Ngài Ca Diếp Chưa Thể Biết.

Trong Kinh Nói Bồ Tát Di Lặc Còn 1 Đời Thành Phật Mà Còn Cách Phật Rất Xa.

Sự Đủ Là Khi:

Trí Biết Suốt Khắp 3 Đời 10 Phương Không Ngăn Ngại.

Thân Khắp 3 Đời 10 Phương Không Ngăn Ngại.


Giọt Nước Nơi Đầu Sợi Tóc Cùng Nước Nơi Biển Lớn Đều Đồng Một Tánh Mà Tướng Dụng Thì Sai Biệt.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

tietphuochung đã viết:>:D<

....

Còn từ văn tự mà hiểu về LÝ thì không thể đoạt SỰ ( KIẾN TÁNH ) .thí dụ : Thiện Tinh là con của ĐỨC PHẬT là người thông đạt và giảng nói lưu loát mười hai bộ Kinh mà chỉ được phước làm trời lại tưởng là đạt đạo . thử hỏi cho đến hiện nay có mấy người nói giảng đủ mười hai bộ Kinh như Thiện Tinh. Cho nên việc kimcang và nhiều người khác có hiểu về Lý mà không được SỰ chỉ là chuyện không có gì lạ cả.

...
>:D< >:D< >:D<
Chỗ này MHBN chưa đồng quan điểm, hiểu lý trên văn tự thuộc về Sự, nói chung người hiểu lý trên văn tự (chưa kiến tánh vô sanh) luôn tự mâu thuẫn giữa lý và sự, ngay Sự làm thì chỉ y giáo Phật kinh mà làm Sự, chứ chưa hiểu và thông lý, người hiển Lý thật sự là người đã kiến tánh, nhưng việc nhập Sự vào Lý, thông lý đạt sự chưa vững trãi, kiến tánh gọi là thông lý, nhưng đạt sự chưa thành, vẫn còn tiệm tu cho đến rốt ráo. Dù đã kiến ngộ tự tánh rồi vẫn còn sai biệt với chư Phật & Tổ rất nhiều.

Nhớ kinh luận xưa cũng dẫn: có vị đã ngộ nhập lý rồi vẫn còn bên Tổ đến suốt đời, không phải vì họ chưa kiến tánh, mà do Sự còn ngăn ngại, vẫn phải kiến nhập thông suốt mới rời Tổ.

Cách hiểu của đạo Hữu chính là cách hiểu của người đạt lý chưa thông sự, nên nghĩ là nhập lý (kiến tánh) là liền thông sự, đây là chỗ mà phần trên MHBN đã nói : "Ôm ấp lý kiến".

Nói thẳng ra (đừng buồn nhé, vì bạn nói ra có thể điều này giúp nhiều người khơi mở vấn đề): Vẫn còn ngã tướng về lý kiến của mình hơn người khác, đúng là hơn thật sự so với người chưa ngộ nhận tánh, nhưng vẫn còn ngã tướng lý kiến, nên sự chưa thông.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Luân Hồi Sanh Tử hoài thì làm sao được Bồ Đề Niết Bàn!

Do vậy Kinh Viên Giác nói: "Kẻ chưa ra khỏi luân hồi mà phân biệt Viên Giác thì tánh Viên Giác kia cũng đồng như luân hồi, vậy muốn khỏi bị luân hồi thì chẳng có chỗ đúng."


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ý Nghĩa câu “phiền não tức Bồ Đề, sanh tử tức Niết Bàn”

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Chứng Lý Chưa Phải Là Chứng Sự
Chứng Sự Thì Đã Chứng Lý

Kinh Hoa Nghiêm Nói 4 Vô Ngại

Lý Vô Ngại
Sự Vô Ngại
Lý Sự Vô Ngại
Sự Sự Vô Ngại


Sự Chứng Lý Tánh Của Sơ Tổ Thiền Tông Là Ngài Ca Diếp Cùng Đức Phật Là Đồng Thể Nhưnng Về Phần Chứng Sự Tướng Thì Có Khác.

Trong Kinh Đại Bảo Tích Đức Phật Nói Cảnh Giới Chứng Của Phật Thì Ngài Ca Diếp Chưa Chứng Đến.

Thiền Tông Dạy Chỉ Thẳng Tánh Tuy Nói Không Thứ Lớp Nhưng Đó Là Nói Trên Mặt Lý Tánh Còn Trên Mặt Sự Tướng Thì Vẫn Có Cạn Sâu Sai Biệt.

Cái Sáng Của Ngọn Đèn Và Cái Sáng Của Mặt Trời Tuy Đồng Là Thể Sáng Nhưng Tướng Dụng Sai Biệt.

Chẳng Thể Nói Cái Sáng Của Ngọn Đèn Ngang Bằng Với Cái Sáng Của Mặt Trời Được.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách