Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D<


Xin đề nghị bỏ 3 câu :

Vì tất cả đều là tâm, nên không có tướng đi, đứng, ngồi, nằm do đó chẳng có tiến, lui, động, tịnh.
Vì khắp pháp giới đều là tâm nên không có kia, đây, không có đi, lại.
Vì mọi hình tướng, màu sắc đều là tâm nên chẳng phải xanh, vàng, đỏ trắng v.v…

Thay vào :
Vì là VÔ TƯỚNG MÀ THẬT TƯỚNG nên không khứ lai ( đến hay đi ) không xanh ,vàng, đỏ, trắng các sắc màu, không thêm, không bớt, không thuỷ, không chung, không sanh không diệt…
>:D< >:D< >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

tietphuochung đã viết:>:D<


Xin đề nghị bỏ 3 câu :

Vì tất cả đều là tâm, nên không có tướng đi, đứng, ngồi, nằm do đó chẳng có tiến, lui, động, tịnh.
Vì khắp pháp giới đều là tâm nên không có kia, đây, không có đi, lại.
Vì mọi hình tướng, màu sắc đều là tâm nên chẳng phải xanh, vàng, đỏ trắng v.v…

Thay vào :
Vì là VÔ TƯỚNG MÀ THẬT TƯỚNG nên không khứ lai ( đến hay đi ) không xanh ,vàng, đỏ, trắng các sắc màu, không thêm, không bớt, không thuỷ, không chung, không sanh không diệt…
>:D< >:D< >:D<
Đ/h tietphuochung mến, Có nhiều người chưa hiểu thực tướng là gì. Họ nghĩ rằng thực tướng là thân hình của Phật, có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Cho nên nói Thực tướng không đến, đi, không đi đứng nằm ngồi, không xanh vàng đỏ trắng v.v... thì họ không hiểu, và thấy vẫn có đi đứng nằm ngồi, có xanh vàng đỏ trắng.
Cho nên tạm nói là tâm thì họ dễ hình dung hơn.
Nói tâm tràn đầy khắp cả chỗ nên không có đây kia, không có đi lại, thì họ dễ hiểu hơn, vì đâu cũng là tâm rồi.
Xanh vàng đỏ trắng cũng thế, vì người ta chỉ cảm được tâm chứ không thấy được tâm, nên không thể nói nó xanh hay vàng hay đỏ hay trắng.

Cảm ơn đ/h góp ý.
Thân mến


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

tietphuochung đã viết: Vì là VÔ TƯỚNG MÀ THẬT TƯỚNG nên không khứ lai ( đến hay đi ) không xanh ,vàng, đỏ, trắng các sắc màu, không thêm, không bớt, không thuỷ, không chung, không sanh không diệt…
>:D< >:D< >:D<
Nên nói là Thật Tướng tức Vô Tướng, chứ không nói là "vô tướng mà thật tướng".

Đã là Thật Tướng thì có ngôn từ nào diễn tả đúng được? Vừa khởi niệm, vừa thốt ra thời liền xa Thật Tướng.

Nhưng miễn cưỡng mà nói Thật Tướng các pháp là Vô Tướng vậy!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Thánh_Tri đã viết:
tietphuochung đã viết: Vì là VÔ TƯỚNG MÀ THẬT TƯỚNG nên không khứ lai ( đến hay đi ) không xanh ,vàng, đỏ, trắng các sắc màu, không thêm, không bớt, không thuỷ, không chung, không sanh không diệt…
>:D< >:D< >:D<
Nên nói là Thật Tướng tức Vô Tướng, chứ không nói là "vô tướng mà thật tướng".

Đã là Thật Tướng thì có ngôn từ nào diễn tả đúng được? Vừa khởi niệm, vừa thốt ra thời liền xa Thật Tướng.

Nhưng miễn cưỡng mà nói Thật Tướng các pháp là Vô Tướng vậy!
Nên nói là vì Vô tướng tức là Thật tướng. Với lý của việc Thánh_trí nói với đây không sai, nhưng do chúng sanh ở Ta bà này thướng chấp tướng trước nên mới nói Vì không có tướng nên đó tức là Thật tướng, trong kinh Phật cũng thường dùng cách nói này thường không nói vì Thật tướng tức Vô tướng.
Bởi Như lai đã nói, phàm tất cả những gì có Tướng đều là giả và nó đều có Tử tướng (tướng diệt). Nên vốn không có Tướng mới là Thật, vì vậy Vô tướng tức là Thật tướng. Vô tướng thì rộng mênh mông vô cùng, vô tận, không có bờ mé. Nên Như lai tràn khắp không gian và thời gian, thế đâu thể nói là đi hay đến, trước hay sau được và lớn đến vô biên, vô tận, ngoài cả không gian và thời gian (ngoài cả sinh tử).
Như lai đã đạt đến như vậy nên thân 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp cũng là do tâm chúng sinh mà cảm ra vậy thôi chứ không phải Thật tướng của Như lai như vậy. Vì đó không phải thật như vậy nên Như lai mới hiện cả tướng nhập diệt, niết bàn. Hiện như vậy mà thực không phải vậy, đó là phương tiện để Như lai hóa độ chúng sanh, khởi nên cái hy hữu, khó gặp Như lai để cho chúng sanh sinh tâm cầu đạo giải thoát.

Đạo huynh Binh nói rất đúng, đúng là chúng sanh chấp tướng nên dùng phương tiện Tâm để dẫn giải vào cái rộng lớn của Vô tướng, nói vậy mà thực không phải vậy. Cũng giống như đức Như lai hiện ra ngôi thành giữa đường cầu đạo cho chúng sanh nghỉ ngơi mà thôi. Đúng là hiểu thấu đáo về Kinh Đại thừa Vô lượng nghĩa.
Tùy hỷ, hoan hỷ. tangbong tangbong tangbong
Nam Mô A Di Đà Phật tangbong tangbong tangbong


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nói Thực tướng tức Vô tướng, hay nói Vô tướng là Thực tướng cũng không đúng,
Vì Thực tướng nằm ngoài hữu và vô, bao gồm cả hữu và vô.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

"Nói" tức là đã sai rồi.
Nhưng mà coi chừng "không nói" lại là "nói".


tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D<

sự thấy hiểu của mỗi người vốn không đồng nên có kiến giải khác nhau.

* vì không thấy CHỦ NHÂN ÔNG nên gọi là Vô Tướng.

* vì đã thấy CHỦ NHÂN ÔNG nên gọi là Thật Tướng.

cho nên tôi viết là Vô Tướng mà Thật Tướng, và chữ ( tức ) cũng có thể hiểu là: mà, là... chẳng qua là chữ hán hay chữ việt mà thôi, với tôi chữ hay cú gì đó không quan trọng cần nhất là phải thông suốt DẠI Ý PHẬT PHÁP.

còn nếu Bạn dùng chữ Tâm thi thanhtri có thể hiểu sai vì thanhtri tuy HỌC PHẬT nhưng không TÍN TÂM ,thôi tuỳ Bạn vậy .
>:D< >:D< >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

tietphuochung đã viết:>:D<

sự thấy hiểu của mỗi người vốn không đồng nên có kiến giải khác nhau.

* vì không thấy CHỦ NHÂN ÔNG nên gọi là Vô Tướng.

* vì đã thấy CHỦ NHÂN ÔNG nên gọi là Thật Tướng.
CHỦ NHÂN ÔNG đâu? Với những điều DH nói, ÔNG ấy có đồng ý không hay là bất đồng?

DH đối xử với ÔNG ẤY thế nào?


Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Vô Lượng Nghĩa là do từ một pháp sinh ra; một pháp đó tức là “vô tướng”. Vô tướng như thế tức là không có tướng nào mà chẳng có tướng, chẳng có tướng nào là không tướng, đó gọi là “thật tướng”. Hàng Bồ-tát lớn đã an trụ nơi tướng chân thật như thế rồi, thì tâm từ bi phát khởi rõ ràng, chắc chắn, không hư dối; đối với chúng sinh thật có thể cứu khổ. Khổ đã cứu rồi thì lại thuyết pháp, khiến cho chúng sinh được an vui.
“Này thiện nam tử! Nếu hàng Bồ-tát lớn có thể tu tập một pháp môn Vô Lượng Nghĩa như thế thì chắc chắn nhanh chóng chứng được quả vị Giác ngộ cao tột.


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

4) Này thiện nam tử! Sức công đức không thể nghĩ bàn thứ tư của kinh này, là nếu có chúng sinh được nghe kinh này, hoặc một lần, hoặc một bài kệ, cho đến chỉ một câu, liền có được ý tưởng mạnh mẽ, dù chưa độ được mình, cũng có thể độ cho người khác, được chư vị Bồ-tát coi như quyến thuộc, được chư Phật nói pháp cho nghe. Người ấy nghe pháp rồi thì quyết tâm hành trì, luôn kính thuận mà không trái nghịch; lại tùy duyên vì người mà tuyên dương rộng rãi. Này thiện nam tử! Người ấy ví như vị phu nhân của vua vừa sinh vương tử, hoặc một ngày, hai ngày, cho đến bảy ngày, hoặc một tháng, hai tháng, cho đến bảy tháng, hoặc một tuổi, hai tuổi, cho đến bảy tuổi, vị vương tử ấy tuy chưa có thể đảm nhiệm việc nước, nhưng đã được thần dân tôn kính, cùng sánh vai bạn bè với các vị vương tử lớn, thường được vua và phu nhân cưng quí nói cười, yêu thương hơn các vương tử khác, vì sao thế? Vì vị vương tử đó hãy còn quá bé nhỏ. Này thiện nam tử! Người hành trì kinh này cũng giống như thế. Chư Phật là quốc vương, kinh này là phu nhân, hòa hợp cùng sinh ra con là Bồ-tát. Nếu Bồ-tát đó nghe được kinh này, hoặc một câu hay một bài kệ, hoặc nghe một lần, hai lần, hoặc mười, một trăm, một ngàn, một vạn lần, hoặc một ức, một vạn ức, hay hằng hà sa vô lượng vô số lần, tuy chưa thể hội chân lí đến chỗ cùng cực, chưa làm chấn động được ba ngàn đại thiên quốc độ bằng pháp âm chuyển bánh xe đại pháp như sấm vang, nhưng đã được tất cả bốn chúng và tám bộ chúng tôn trọng kính ngưỡng, được chư vị Bồ-tát lớn coi là quyến thuộc, được thâm nhập vào pháp bí mật của chư Phật, những gì có thể nói ra đều không trái, không lỗi, thường được chư Phật hộ niệm, từ ái che chở, vì Bồ-tát đó hãy còn là kẻ tân học. Này thiện nam tử! Đó là sức công đức không thể nghĩ bàn thứ tư của kinh này.

Người nào được nghe một bài kệ, một câu kinh trong “Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa” mà thấu hiểu, phát tâm Bồ đề, muốn độ chúng sinh, thảy đều được chư Phật hộ niệm. Được dự vào cùng hàng với chư Phật.
Ví như Hoàng hậu vừa sinh con. Thái tử dù nhỏ bé, chưa thể đảm đương việc nước, nhưng đã được thần dân tôn kính.
Cũng như vậy, Phật ví như quốc vương, Kinh này như hoàng hậu, Người nghe hiểu kinh này, phát Bồ Đề tâm là thái tử con vua, tuy chưa thể hội chân lí đến chỗ cùng cực, chưa chuyển được bánh xe đại pháp, nhưng đã được tất cả bốn chúng và tám bộ tôn trọng kính ngưỡng, được chư vị Bồ-tát lớn coi là quyến thuộc, được thâm nhập vào pháp bí mật của chư Phật, những gì có thể nói ra đều không trái, không lỗi, thường được chư Phật hộ niệm, từ ái che chở, vì Bồ-tát đó hãy còn là kẻ tân học.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Trong đây có một điểm nói rõ nguyên do được công đức lớn như vậy là do được sinh ra bởi Kinh pháp này, bởi Phật nên được Chư vị Bồ tát lớn coi như quyến thuộc, được thâm nhập pháp bí mật của chư Phật, nói ra điều gì đều không trái, không lỗi, được chư Phật hộ niệm che chở. Bởi vì Bồ tát đó hãy còn là kẻ tân học.
"Kẻ tân học", điều này sẽ được hiểu rõ hơn nếu được đọc về Kinh đại thừa đại tập hội chánh pháp. Trong kinh này phân chúng sanh làm 2 loại: loại sanh lâu; và loại mới sinh. Trong đó loại mới sanh sẽ rất nhanh chóng được Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Nam Mô A Di Đà Phật tangbong


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

5) Này thiện nam tử! Sức công đức không thể nghĩ bàn thứ năm của kinh này, là nếu người thiện nam hay thiện nữ nào, ở thời Phật đang tại thế, hoặc sau khi Phật diệt độ, được thọ trì, đọc tụng, biên chép kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa sâu xa trên hết này, người thiện nam hoặc thiện nữ ấy tuy vẫn còn bị phiền não trói buộc, chưa xa lìa được các sự việc phàm phu, nhưng có thể thị hiện đạo Giác ngộ, kéo dài một ngày ra bằng trăm kiếp, thu ngắn trăm kiếp lại bằng một ngày, khiến cho chúng sinh vui mừng tin phục. Này thiện nam tử! Người thiện nam hoặc thiện nữ ấy giống như rồng con mới sinh bảy ngày mà có thể làm nổi mây lên, cũng có thể làm mưa rơi xuống. Này thiện nam tử! Đó là sức công đức không thể nghĩ bàn thứ năm của kinh này.

Người nào đọc tụng, viết chép kinh điển Đại thừa Vô Lượng nghĩa sâu xa này thì dù còn là phàm phu, cũng đã quyết dịnh sẽ thành Phật, chấm dứt chuỗi vô số kiếp không thể nghĩ bàn đau khổ đời vị lai. Như thế gọi là kéo dài một ngày ra bằng trăm kiếp, hay thu ngắn trăm kiếp lại một ngày. Cũng làm cho người khác nghe được kinh điển này chấm dứt vô số kiếp vị lai như vậy, như thế gọi là rồng con mới sinh bảy ngày mà có thể nổi mây, làm mưa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách