Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

tietphuochung đã viết:tangbong

khá lắm Lảo nhà binh ,bạn hiểu như thế rất tốt, rất tiếc Bạn chỉ lấy kinh a giải cho kinh b thì củng chỉ là của TỔ SƯ Thích Ca MÂU NÌ , chưa phải là của Bạn , chúc Bạn sớm được " THÁNH TRÍ TỰ GIÁC "
>:D< >:D< >:D<
Hê hê ! lão hữu Phước Chung lầm rồi nhé.
Tôi đâu có kiến giải được như vậy.
Đây là thiền sư Hàm Thị (Đan Hà) chú giải.
Thiền sư Thanh Từ Việt dịch.
Tôi chỉ có công chép lại và phân câu cú để đọc cho dễ hiểu mà thôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Niết bàn chẳng hoại, chẳng tử. Nếu Niết bàn tử, lại phải thọ sanh tương tục. Nếu hoại lẽ ưng rơi vào tướng hữu vi. Thế nên Niết bàn lìa hoại, lìa tử. Vì thế nên là chỗ nương về của người tu hành.

Thế Tôn thường bảo Ca Diếp rằng :”Ngươi không nên khởi nghĩ tưởng này, bảo Như Lai tánh là diệt tận. Ca Diếp, diệt phiền não chẳng gọi là vật, vì hằng cứu cánh, thế nên gọi là thường”.
Lại nói :”Thí như thánh vương nghỉ ở hậu cung, hoặc khi dạo chơi ở sau vườn, vua tuy chẳng ở trong thể nữ, không thể nói thánh vương mạng chung. Như Lai cũng vậy, tuy không hiện trong cõi Diêm Phù Đề , vào trong Niết bàn mà chẳng gọi là vô thường. Như Lai ra khỏi vô lượng phiền não vào nơi Niết bàn an lạc, dạo vườn hoa giác, hoan hỷ thọ vui”.
Lại nói :”Nay ta sẽ khiến tất cả chúng sanh và đem bốn bộ chúng con ta thảy đều an trụtrong kho bí mật. Ta cũng an trụ trong ấy vào nơi Niết bàn”. (dẫn kinh Niết bàn)

Lại nữa Đại Huệ ! Niết bàn chẳng phải xả, chẳng phải đắc, chẳng phải đoạn, chẳng phải thường, chẳng phải một nghĩa, chẳng phải nhiều nghĩa, ấy gọi là Niết bàn.

Kinh Niết bàn nói :”Giải thoát gọi là không có chỗ khác. Thí như có người chỉ ở trong cái nhà thanh tịnh thượng diệu, lại không có chỗ khác”. Phàm không có chỗ khác là chẳng phải xả vậy.
Lại nói :”Giải thoát gọi là không thể thủ. Như trái Am ma lặc, mọi người có thể nắm giữ, giải thoát không như vậy, không thể nắm giữ. Phàm không thể nắm giữ là chẳng phải đắc”.
Lại nói :”Giải thoát gọi là đoạn tất cả pháp hữu vi, xuất sanh tất cả pháp vô lậu. Phàm đoạn hữu vi là chẳng phải thường, sanh vô lậu thì chẳng phải đoạn”
Lại nói :”Giải thoát gọi là không thể lường, thí như biển cả thì không thể lường tính. Lại :”Giải thoát gọi là một vị, như sữa chỉ có một vị, giải thoát cũng vậy, chỉ có một vị. Phàm không thể lường thì chẳng phải một nghĩa, chỉ có một vị thì chẳng phải nhiều nghĩa”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Niết bàn của Thanh văn, duyên giác là là giác được tự tướng, cộng tướng, cảnh giới chẳng tập cận, chẳng kiến điên đảo, vọng tưởng chẳng sanh, những vị kia đối trong kia khởi tưởng Niết bàn.

Thanh văn, Duyên giác đối với bốn điên đảo khởi thấy chẳng điên đảo, tưởng là Niết bàn. Sao gọi là bốn điên đảo ?
Nghĩa là chẳng biết Như Lai thường, lạc, ngã, tịnh, cho nên đối trong thường tưởng vô thường , đối trong lạc sanh tưởng khổ, đối trong ngã sanh tưởng vô ngã, đối trong tịnh sanh tưởng bất tịnh, ấy gọi là bốn điên đảo.
Do bốn điên đảo cho là chẳng điên đảo, nên có tu tập đều là tác nhơn, mà chẳng phải liễu nhơn, nên không phải chơn Niết bàn.

(Thanh văn, Duyên giác chẳng biết rằng chúng sanh vốn đã ở trong diệt độ, ở trong Niết bàn, vốn là thường, lạc, ngã, tịnh. Khi tu quán vô thường, khổ, vô ngã nên gọi là điên đảo. Do có tu có đắc, nhưng Niết Bàn của họ chẳng phải là chơn Niết bàn mà chỉ là hóa thành, gọi là “Hữu dư Niết bàn”. Chư Phật liễu ngộ Niết bàn vốn tự có sẵn là chơn Niết bàn, đầy đủ bốn tính chất, được gọi là “Vô dư Niết” bàn)

Đại Huệ ! Có hai thứ tướng tự tánh. Thế nào là hai ?
Nghĩa là ngôn thuyết tự tánh chấp trước, sự tự tánh chấp trước.
- Ngôn thuyết tự tánh chấp trước là từ vô thỉ, ngôn thuyết hư ngụy tập khí chấp trước sanh.
- Sự tự tánh chấp trước là từ bất giác tự tâm hiện chừng ngằn sanh
.

Ngôn thuyết tập khí chấp trước là: như áo màu trắng, nói là trắng. Áo màu đen nói là đen, nhưng cũng có cõi khác chẳng nói trắng đen. Cho nên biết đều là từ vô thỉ truyền tập cho là quyết định trắng, quyết định đen.

Sự tự tánh chấp trước là như sắc, tâm v.v…sanh diệt hiện tiền, hoặc chấp có nhơn, hoặc chấp không nhơn, đều do chẳng biết tự tâm hiện ra, vọng khởi tính xét nét, phân biệt.

Hai tướng tự tánh này chính là sở, do pháp chấp của phàm phu và ngoại đạo, nên nói lập lại vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHỈ THẦN LỰC DỰNG LẬP CHẲNG RƠI VÀO CÓ- KHÔNG

Lại nữa, Đại Huệ ! Như Lai dùng hai thứ thần lực kiến lập,
Đại Bồ tát đảnh lễ chư Phật nghe nhận hỏi nghĩa.
Thế nào là hai thứ thần lực kiến lập ?
Nghĩa là thần lực trong tam muội chánh thọ vì hiện tất cả thân mặt, ngôn thuyết và thần lực tay quán đảnh
.

Đây là Như Lai kiến lập hai thứ thần lực, gia trì người tu hành trước sau hộ niệm, chẳng rơi vào lối tẻ.
- Trong thiền định hiện thân mặt ngôn thuyết, đây là sơ địa trụ.
- Tay quán đảnh là đầy đủ thập địa được quán đảnh trao ngôi vị.
Nếu không có ai thứ thần lực này, quyết định chẳng thành tựu.

Đại Huệ ! Đại Bồ tát khi được sơ địa Bồ tát trụ thần lực Phật, nên nói nập Bồ tát đại thừa chiếu minh tam muội. Nhập tam muội này rồi, mười phương thế giới tất cả chư Phật dùng sức thần thông vì hiện tất cả thân mặt ngôn thuyết, nư Đại Bồ tát Kim Cang tạng và các Bồ tát khác, tướng công đức như thế thành tựu Đại Bồ tát. Đại Huệ ! Ấy gọi là sơ địa Bồ Tát.

Chiếu minh tam muội là định quang minh. Bồ tát nhập định này do trụ thần lực, Bồ tát Kim Cang Tạng trên hội Hoa Nghiêm nương sức gia trì của Phật, cử một lệ nhiều vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Bồ tát được Bồ tát tam muội chánh thọ thần lực, ở trăm ngàn kiếp cứa nhóm thiện căn được thành tựu tướng thứ lớp các địa đối trị và sở trị thông đạt cứu cánh, đến Pháp vân địa trụ nơi cung điện liên hoa vi diệu, ngồi tòa sư tử báu Đại liên hoa, đồng hàng đại Bồ tát quyến thuộc vây quanh, các thứ báu anh lạc trang nghiêm thân như huỳnh kim, chiêm bặt, nhật nguyệt quang minh, các bậc tối thắng tử từ mười phương đến, ngồi trong tòa trên cung điện Đại Liên Hoa , mà quán đảnh kia. Thí như Chuyển luân thánh vương tự tại và thái tử của trời Đế Thích quán đảnh (rót nước trên đầu để truyền ngôi), ấy gọi là Bồ tát tay quán đảnh đại thần lực .
Đại Huệ ! Đây gọi là đại Bồ tát hai thứ thần lực. Nếu đại Bồ tát trụ hai thứ thần lực này, diện kiến chư Phật Như Lai. Nếu chẳng như thế thì không thể thấy
.

Đây nương sơ địa, kế đến các địa, nhẫn đến thập địa quán đảnh, đều là trụ thần lực của Phật.

Lại nữa Đại Huệ ! Đại Bồ tát phàm có phân biệt hạnh các pháp tam muội thần túc, nững vị ấy tất cả đều trụ hai thứ thần lực của Như Lai .
Đại Huệ ! Nếu Đại Bồ tát lìa thần lực của Phật hay biện thuyết thì tất cả phàm phu cũng ưng biện thuyết. Vì cớ sao ? Vì không trụ thần lực.
Đại Huệ ! Núi đá, cây cối và các thứ nhạc khí thành quách cung điện, do sức oai thần của Như Lai khi nhập thànhđều tự nhiên phát ra tiếng âm nhạc, huống là hữu tâm, mù, điếc, ngọng, câm các khổ vô lượng đều được giải thoát. Như Lai có vô lượng thần lực như thế… làm lợi ích an lạc chúng sanh
.

Nói phàm phu ắt không thể biện thuyết, thấy Bồ tát có nhạo biện (nhạo thuýet biện tài) đều do trụ thần lực của Phật. Lại đề ra vô tình dẫn đén hữu tình, thần lực rộng lớn bất khả tư nghì, song cũng là tự tâm hiện ra. Một thể tròn khắp các loài hàm thức do tình sanh trí cách


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bồ tát Đại Huệ lại bạch Pật :
Thế Tôn ! Do nhơn duyên gì Như Lai ứng cúng đẳng chánh giác, Đại Bồ tát khi trụ tam muội chánh thọ và khi thẳng tiến địa quán đảnh, Phật gia trì thần lực kia ?
Phật bảo :
Đại Huệ ! Vì lìa ma nghiệp phiền não và chẳng rơi vào thiền Thanh văn địa, vì được Như Lai tự giác địa và vì tăng tiến pháp sở đắc . Thế nên Như Lai ứng cúng đẳng chánh giác gồm dùng thần lực kiến lập các địa Bồ tát. Nếu không dùng thần lực kiến lập ắt rơi vào ngoại đạo ác kiến vọng tưởng và các Thanh văn, chỗ hy vọng của chúng ma, không được vô thượng chánh đẳng chánh giác. Vì lẽ ấy chư Phật Như Lai đều dùng thần lực nhiếp thọ chư đại Bồ tát.
Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nói kệ rằng :
Thần lực nhơn trung tôn………………… Đại nguyện thảy thanh tịnh
Tam ma đề quán đảnh ………………….. Sơ địa và thập địa
.

Như Lai gia trì cho người tu hành trước sau quá đủ, mà ngu phu, ngoại đạo không biết, tình chấp khó phá, trọn rơi vào đường tà, cũng nên lẫn nhau răn nhắc.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

CHỈ CÁC PHÁP DUYÊN KHỞI ĐỂ HIỂN BÀY NHƯ LAI TẠNG NGHĨA PHI NHƠN DUYÊN

Bấygiờ Đại Huệ Bồ tát lại bạch Phật rằng :
Thế Tôn ! Phật nói duyên khởi tức là nói nhơn duyên, chẳng tự nói đạo. Thế Tôn ! ngoại đạo cũng nói nhơn duyên. Nghĩa là thắng, tự tại, thời, vi trần sanh, như thế các tánh sanh. Nhưng Thế Tôn ! Bảo là ngôn thuyết nhơn duyên sanh các tánh, hữu gián tất đàn và vô gián tất đàn (pháp thí)

Mười hai nhơn duyên từ vô minh khởi hành, vô minh là nhơn các hành là quả. Hành là nhơn, thức là quả, đây là nhơn duyên sanh pháp.
Ngoại đạo cũng nói từ nơi thắng tánh, tự tại, thời, vi trần v.v…là nhơn sanh tất cả pháp, nên nghi tất đàn vô gián và gián là khác. Chẳng biết mười hai nhân duyên từ vô minh bất giác, chẳng phải tác giả sanh, cũng chẳng phải tự thể sanh, mà ngoại đạo vọng chấp là thắng tánh, nói là tác giả hay sanh pháp. Chẳng biết kia mê tự thể , bèn lấy tự thể sở mê làm nhơn các pháp, toàn thể đều là thức, thức tánh hư vọng cũng tức là không nhơn.

Thế Tôn ! Ngoại đạo cũng nói có-không là nhơn có sanh, Thế Tôn cũng nói không nhơn có sanh , sanh rồi diệt. Như Thế Tôn đã nói , vô minh duyên hành cho đến lão tử. Đây là Thế Tôn nói không nhơn, chẳng phải nói có nhơn. Thế Tôn kiếp lập khởi nói như vầy “Đây có nên kia có”, chẳng phải kiến lập thứ lớp sanh. Xét ngoại đạo nơi là thắng, chẳng phải Như Lai. Vì cớ sao ? Thế Tôn ! ngoại đạo nói nhơn chẳng theo duyên sanh mà có cỗ sanh. Thế Tôn nói quán nhơn có quả, quán quả có nhơn, như thế nhơn duyên tạp loạn, nư thế lần lượt khôn cùng.

Ngoại đao cho tác giả là sanh nhơn, tức là vô nhơn, bèn nghiThế Tôn nói bất giác vọng khởi, khởi rồi lại diệt cũng là vô nhơn. Đây có nên kia có, nghĩa là đây có vô minh nên kia có các hành, lại nghi Thế Tôn chẳng kiến lập sanh nhơn thứ lớp mà khởi. Kia, đây sanh nhau thì nhơn duyên tạp loạn. Trái lại chẳng bằng ngoại đạo nói tác giả rất thắng. Chẳng biết thảy do bất giác dường như có sanh khởi, nhơn thành ra quả, quả lại khởi nhơn, đều do vọng kiến, thật không có nghĩa sanh.

Phật bảo Đại Huệ : Ta không phải nói vô nhơn và nói nhơn duyên tạp loạn. Đây có nên kia có là năng nhiếp sở nhiếp phi tánh, giác tự tâm hiện lượng.
Đại Huệ ! Nếu chấp trước năng nhiếp sở nhiếp , không giác tự tâm hiện lượng, cảnh giới bên ngoài là tánh phi tánh, kia có lỗi như thế, chứ chẳng phải ta nói duyên khởi. Ta thường nói nhơn duyên hòa hợp mà sanh các pháp chẳng phải vô nhơn sanh
.

Giác tự tâm hiện lượng mới biết năng thủ sở thủ đều do bất giác, vọng thấy có không, chẳng phải cảnh giới bên ngoài thật có tự tánh. Ngoại đạo chẳng giác tự tâm hiện ra mà đối với ngoại cảnh chấp tánh cùng phi tánh, vọng sanh chấp trước, do đó mà có lỗi. Đến như thế gian nhơn duyên, đã có nghiệp nhơn thì khó trốn khổ hệ. Tình mê chưa hết mà nói tất cả vô ngại ắt không thể được. Nên nói “Không ngã, không tạo tác, không thọ mà nghiệp thiện ác trọn không mất”. Nói chẳng tự sanh mà chẳng phải phi sanh, chẳng phải vo nhơn sanh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ bạch Phật :
Thế Tôn ! Chẳng phải ngôn thuyết có tánh mà có tất cả tánh ư ?
Thế Tôn ! Nếu không tánh tì tất cả ngôn thuyết chẳng sanh. Thế nên ngôn thuyết có tánh, có tất cả tánh
.

Đây nhơn ngu phu, ngoại đạo y nơi danh tướng mà sanh vọng tưởng, cho là thật có các pháp. Nếu không có các pháp thì ngôn thuyết không có chỗ y khởi. Chẳng biết tất cả cảnh giới đều do tự tâm bất giác vọng hiện. Lại nhơn vọng niệm mà sanh chấp thủ, vọng chấp danh tự. Đã có ngôn thuyết thảy thuộc về mê, không có nghĩa thật.

Phật bảo Đại Huệ :
Không tánh mà có ngôn thuyết, nghĩa là như sừng thỏ, lông rùa……Thế gian hiện ngôn thuyết.
Đại Huệ ! phi tánh chẳng phải phi tánh, chỉ có ngôn thuyết mà thôi. Như lời ông nói ngôn thuyết có tánh có tất cả tánh thì lý luận của ông ắt hoại.


Lông rùa sừng thỏ dụ không pháp mà có ngôn thuyết, để lệ cho tất cả pháp do bất giác vọng hiện. Ở nơi tự giác thánh trícũng ví nư sừng thỏ, lông rùa không có ngôn thuyết


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Chẳng phải tất cả cõi nước có ngôn thuyết. Ngôn thuyết là tạo tác vậy. Hoặc có cõi Phật nhìn xem mà hiển bày, hoặc có cõi Phật làm ra hình tướng, hoặc có cõi nước nhướng mày, hoặc có cõi nước chớp mắt, hoặc cười, hoặc ngáp, hoặc tằng hắng, hoặc suy nghĩ cõi nước, hoặc dao động. Đại Huệ ! như cõi nước chiêm thị và hương tích, cõi nước Phổ Hiền Như Lai chỉ dùng nhìn xem khiến các Bồ tát được vô sanh pháp nhẫn và các tam muội thù thắng. Thế nên chẳng phải ngôn thuyết có tánh (pháp) có tất cả tánh. Đại Huệ ! thế giới này ruồi, lằn, trùng kiến, các chúng sinh ấy không có ngôn thuyết mà mỗi loài đều làm việc xong suôi.

Ngôn thuyết là tạo tác, nghĩa là do tâm tạo ra. Đã do tâm tạo thì ngôn thuyết và sở thuyết thảy duy tự tâm, cho đến tạo hình tướng, nhướng mày chớp mắt đều là tự tâm, đều không có thể của tất cả pháp. Đều không có thể của pháp mà mỗi pháp có thể hiển bày. Mỗi pháp có hiển bày, chỉ nêu bày tự tâm. Ở nơi ngu si là vọng chấp , ở nơi thánh trí là chỉ mê, đều hiển bày duy nhất tự tâm. Chẳng phải ngôn thuyết có tánh , có tất cả tánh. Ruồi lằn, trùng kiến là nêu vật hiện tiền để thấy đều dùng, để rõ ngôn thuyết vô tánh


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nói kệ rằng
Như hư không, sừng thỏ……………….. Và cùng bàn đại tử (con thạch nữ)
Không mà có ngôn thuyết ……………… Như thế tánh vọng tưởng
Nhơn duyên hòa hợp pháp ……………. Phàm ngu khởi vọng tưởng
Không thể biết như thật ………………… Luân hồi nhà tam giới.


Tất cả thế gian vốn không các pháp mà có ngôn thuyết đều do vọng chấp. Tất cả xuất thế cũng không các pháp mà có ngôn thuyết, chỉ vì phá trừ. Vọng chấp vốn rỗng thì phá trừ cũng chẳng thật, nên nói như hư không v.v…
Phàm ngu chẳng biết các pháp tự tướng như thật, mà đối với nhơn duyên hòa hợp kiến lập (chấp có) phỉ báng (chấp không) luống trái với pháp thể. Do vọng phân biệt, tự nhận lưu chuyển, thật đáng thương thay !


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KG các đạo hữu,
Từ hôm nay tôi tạm ngừng post kinh Lăng Già, để tóm tắt các phần đã gởi lên, hầu có thể thấu hiểu sâu hơn.
Mong các đ/h thông cảm
Kính báo


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

HIỂN HOẶC LOẠN THƯỜNG

Khi ấy Đại Huệ Bồ tát lại bạch Phật :
- Thế tôn ! tiếng thường ấy là nói việc gì ?
Phật bảo Đại Huệ :
- Vì hoặc loạn, bởi hoặc loạn kia chư thánh cũng hiện mà chẳng phải điên đảo. Đại Huệ ! Như nắng mùa xuân, vòng lửa, tóc rũ, thành Càn thát bà, huyễn mộng, bóng trong gương, là thế gian điên đảo chẳng phải minh trí, song chẳng phải không hiện. Đại Huệ ! Hoặc loạn kia có các thứ hiện. Chẳng phải hoặc loạn có vô thường. Vì cớ sao ? Vì lìa tánh và phi tánh.


Tất cả các pháp thảy không tự tánh, như nắng mùa xuân, vòng lửa, không thể có - không. Đây chính là lý do Như Lai nói thường. Chấp có - không hoặc loạn là điên đảo. Điên đảo có thể diệt, còn pháp tánh thường trụ. Kinh Pháp Hoa nói :

Vô thượng lưỡng túc tôn................................Biết pháp thường vô tánh
Phật chủng từ duyên khởi...............................Thế nên nói nhất thừa
Các pháp trụ pháp vị.....................................Tướng thế gian thường trụ

Kinh Niết bàn cũng nói :
“ Ta cũng chẳng nói lục nhập trong - ngoài và lục ý thức thường, chính ta tuyên nói diệt lục nhập trong ngoài, sanh ra sáu thức, gọi đó là thường “. Phàm trong ngoài duy tâm, thánh phàm đồng hiện. Hoặc loạn là do thức, mê ngộ phân chia. Nên nói phàm phu có hai thứ tưởng: Một là thế đế lưu bố tưởng, hai là trước tưởng. Tất cả thánh nhơn chỉ có thế lưu bố tưởng (tưởng phổ thông trong nhân gian), không có trước tưởng (tưởng chấp trước). Cho nên biết : trước tưởng nếu diệt thì lìa tánh có - không, nắng mùa xuân, vòng lửa, pháp nhĩ thường vậy.

(Các pháp trụ pháp vị, tướng thế gian thường trụ là nghĩa gì ?
Tức là nếu các pháp thế gian, mọi vật, được nhìn bằng con mắt pháp thì đều là
Chơn tánh cả, do đó đều là thường trụ )


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách