BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

NGÀY THỨ BA

ĐIỀU THỨ BA MƯƠI HAI

Nếu qua năng lực của phiền não, một người sắp bàn luận

Những lỗi lầm của những vị Bồ tát khác, người ấy sẽ thoái hóa

Do vậy, không nói lỗi lầm của những người khác

Những người ở trong Đại thừa là sự thực hành của những vị Bồ tát.




Dịch kệ:



32. Không nêu lỗi người

Khi nói chuyện người, ảo cấu lực

Khiến ta trụ trong lỗi kẻ khác,

Nếu chính Bồ tát bị bẻ bôi

Tất danh phẩm ta bị hư hao.

Nên chừa lỗi nói xấu người khác

Đã vào Đại thừa đạo giải thoát.

Chỉ nên đề cập lỗi của ta -

Chư Bồ tát trọn hành cách này.


Những lỗi lầm bao quát sinh ra từ việc bàn luận lỗi lầm của những người khác. Như nói trong Kinh Biệt Giải Thoát hay Ba la đề mộc xoa:

Chúng ta phải thẩm sát đúng và sai trong chính chúng ta,

Và cấp độ sự tỉnh thức của chính chúng ta,

Hơn là thẩm sát những sai lầm,

Những hành động tốt và hành động xấu của người khác.


Chúng ta phải điều nghiên tỉnh trạng tỉnh thức của chính chúng ta. Đôi khi nó xãy ra vì từ bi mà chúng ta nói về những điều đạo đức và không đạo đức của người khác và cho dù họ tỉnh thức hay không tỉnh thức; nhưng chỉ chỏ những trở ngại của người khác và che dấu những lỗi lầm của chính mình là phi Phật Pháp. Điều này là quan trọng một cách đặc biệt cho những ai thực hành Đại thừa Pháp với niềm tin và sống trong một nơi mà những giáo huấn này rộ nở; nếu chúng ta vạch ra những sa sút của người khác chúng ta có thể đang nói một cách vô ý thức về những vị Bồ tát, vì có thể khó khăn để nhận ra họ. Bàn luận lỗi lầm của những vị Bồ tát đưa đến sự sa sút của những ai liên hệ trong nói năng tiêu cực như vậy. Những ai tiến hành trong sự thực hành Đại thừa Pháp và không bàn luận lỗi lầm của người khác là đang đi theo sự thực hành của những vị Bồ tát.



Đại sư Je Gedun Drup cũng nói về sự cần thiết cho một cái nhìn tinh khiết:

Trong phổ quát, quán chiếu sự ân cần của tất cả chúng sinh,

Và trong chi tiết hãy rèn luyện tâm thức chúng ta trong những tư tưởng tinh khiết,

Về tất cả những ai thực hành Giáo Pháp.

Có một kẻ thù bên trong con; hãy chinh phục vọng tưởng của con.


Đấy là trách nhiệm của hành giả Đại thừa một cách thông thường để nhận ra sự ân cần tử tế của tất cả chúng sinh và để quán chiếu sự ân cần ấy, giống như là không đúng khi chứa chấp những tư tưởng vướng mắc hay thù hận.

Chúng ta phải kiềm chế khỏi việc tích lũy những hành vi tiêu cực trong sự liên hệ đến Giáo Pháp, và tránh những hành động làm chúng ta từ bỏ Giáo Pháp. Chúng ta không nên phân biệt bằng cách nói rằng: “Người ấy thuộc phái Nyingma”, “Người ấy thuộc phái Kagyud”, “Người ấy là một du sĩ” hay “Người ấy là như vậy – như vậy”. Trong quá khứ, có câu rằng: “Những học giả được tán thành trong sự quan tâm cao độ bởi những nhà học giả khác”.

Khi những học giả thực hiện những sự phê bình cùng những sự thừa nhận đa dạng, họ dùng luận điểm hợp lý và văn bản, vì lợi ích của việc duy trì, bảo hộ. khuyến khích, ủng hộ, và làm cho tinh tế hơn Giáo Pháp của chính họ, những điều này không phô bày ra sự thù hận hay vướng mắc. Đúng hơn, chúng được tuyên thuyết nhầm để làm quét đi những sự nhập nhằng và vì mục tiêu cho toàn bộ sự điều nghiên, giống như vàng được thử nghiệm bằng cắt, mài, và nung chảy. Nhưng nếu những môn đệ của những học giả ấy, chỉ sở hữu những kiến thức giới hạn, liên hệ chính họ trong phê phán những người khác với sự thù hận hay vướng mắc; nếu họ viết những bài tiểu luận để bình phẩm lẫn nhau; và nếu họ lấy làm thỏa thích trong sự đâm sau lưng nhau, họ đang tạo nên những sự chia rẽ trong cộng đồng của họ và những người khác sai đường lạc lối. Những hành động xấu xa này đem đến bằng Giáo Pháp là nguy hiểm.

Do thế, chúng ta nên phải đối lập với điều này và rèn luyện tâm thức chúng ta trong một cái nhìn trong sạch đối với mọi người thực hành Giáo Pháp. Chúng ta có thể cảm thấy chúng ta có một khả năng và sự thông tuệ nào đấy, nhưng chúng ta không nên kheo khoang trước những người khác; chúng ta nên sử dụng chúng để đáng lẻ là chinh phục những kẻ thù nội tại, những vọng tưởng của chúng ta. Đây là một lời khuyến tấn thực sự tốt đẹp được tuyên bố ở đây trong một hình thức lợi ích và hoan hỉ.

Một lần khi đại sư Je Gedun Drup lúc đã già, ngài thốt ra một số lời sầu muộn. Nhưng người bằng hữu với ngài: “Ngài không cần phải cảm thấy quá khó chịu,. Sau khi chấm dứt đời sống này, ngài chắc chắn sẽ sinh lên cõi trời Đâu Suất. Điều này đã được tiên đoán lâu lắm rồi.” Đại sư trả lời: “Tôi chẳng có khuynh hướng mà cũng chẳng thiết tha được sinh lên Đâu Suất. Nguyện ước duy nhất của tôi là được tái sinh trong thế giới ô trược này vì thế tôi có thể làm lợi ích những tạo vật không toàn hảo nhiều tối đa mà tôi có thể [hổ trợ họ].” Đây là những ngôn từ của một vị Bồ tát, và nó thật sự hổ trợ [khuyến khích] chúng ta khi nghe chúng. (Chúng tôi chú ý rằng lời nó của ngài đã được cô đọng lại ở đây một cách tuyệt diệu).


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

NGÀY THỨ BA

ĐIỀU THỨ BA MƯƠI BA



Những sự cúng dường và tặng phẩm vật chất khiến tranh cải ở mọi người, và làm thoái hóa

Những hành động của lắng nghe, quán chiếu và thiền tập.

Vì thế đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để từ bỏ

Vướng mắc đến nhà cửa của bè bạn và người bảo trợ
.




Dịch kệ:



33. Cắt ái nhiễm quyến thuộc

Tranh cãi người nhà hoặc bạn bè,

Hầu được nể trọng hay vật gì,

Khiến ta không thể lắng nghe Pháp,

Giảm sút thiền định hoặc tu tập.

Nguy cơ thường trụ trong nhà thân,

Cũng như gia đình hay bạn quen,

Buông bỏ ràng buộc vào quyến thuộc -

Chư Bồ tát trọn hành chẳng khác.


Điều này xãy ra trong lịch sử của Tây Tạng, khi những người hoạt động chân thành cho Giáo Pháp bị ngăn cản và làm cho bế tắc với xung đột chính trị. Lấy thí dụ về Lạt Ma Toàn Thiện Jamyang Shadpa, một vị Lạt Ma tối thượng của tỉnh Amdo, được xem như một hóa thân Tổ sư Tông Khách Ba, và cũng siêu việt như Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva). Trong thời gian ngài làm trụ trì tu viện Gomang, quan nhiếp chính Sangye Gyatso, người dưới sự che chở của Đức Đệ ngũ Đạt Lai Lạt Ma, bị chém đầu bởi Thượng thư Lhasang. Chuyện được kể rằng, nếu Lạt Ma Jamyang Shadpa đến vùng Tod-lung sớm hơn một chút, ngài có thể ngăn cản việc xử trảm này. Nhưng một số người thừa nhận rằng Lhasang là người đở đầu của Lạt Ma Jamyang Shadpa, vì thế ngài cố tình đi chậm lại trên đường đến Tod-lung và vì thế quá trể để can thiệp trong sự kiện định mệnh này.

Một việc tương tự xãy ra trong thời gian của Gyalwang Cho Je Thinlay Gyatso của Sera Med, ngài là vị đạo sư tâm linh của Sharchen Ngawang Tsultrim, và ngài ban giáo huấn cho những ai yêu cầu. Khi Gyalwang Cho Je bị buộc tội bởi Desi, Sharchen Ngawang Tsultrim không nhấc một ngón tay để hổ trợ vị thầy tâm linh của ông. Desi thật sự là người đở đầu của Sharchen Ngawang Tsultrim. Nếu sau cùng Sharchen Ngawang Tsultrim can thiệp trong trường hợp này, Gyalwang Cho Je sẽ không lâm vào tình trạng khốn đốn như vậy, nhưng ông không làm gì cả.

Những vị lạt ma lớn của những thời gian ấy chắc chắn có những chương trình chính trị của riêng họ. Họ có thể thấy có một lý do tốt lúc ấy để bày tỏ thái độ như vậy, và sai lầm có thể được thấy ở những bảo trợ. Những xung đột xãy ra trong họ thường có thể quy cho sự kiện rằng những lạt ma đã có những quan tâm đến những bảo trợ bên trên những người khác. Thậm chí bây giờ, nhiều người lan truyền những tin đồn sai lầm về hai vị lạt ma tinh khiết, Rating Rinpoche và Tadag Rinpoche, cả hai người là lạt ma của tôi, vì những mục tiêu bất hảo. Những sự phao tin đồn như thế làm nguyên nhân khiến những người truyền bá tin đó tái sinh vào cảnh giới thấp.

Người ta bị lôi kéo vào những xung đột trong khi cố gắng để làm vui lòng những người bảo trợ của họ và tìm cầu để hoàn thành một khuynh hướng hay đạt đến những ưu đãi và cấp bậc nào đấy. Những hành hoạt về Giáo Pháp như lắng nghe, quán chiếu, và thiền tập thoái hóa trong tiến trình, cho phép sinh khởi băn khoăn, và bất mãn trong chính những hành giả và cộng đồng ở chung quanh họ. Điều này là kết quả trực tiếp của những bất lợi cho những hành giả trong việc thể hiện sự liên hệ với một vài gia đình và một hay hơn những người bảo trợ và sự phát triển một mối quan hệ gần gũi với những người này. Đó là tại sao chúng tôi được khuyến tấn trong Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ Tát (Bodhicharyavatara) để “Duy trì giống như những người bình thường.”

“Những người bạn từng quá quen biết trong những lúc nào đấy phải cảnh giác khi bạn gặp gở họ. Sau đó, duy trì sự trung lập đối với họ.”

Điều này dường như khiếm nhã, nhưng có một cơ hội tốt rằng chúng ta cuối cùng sẽ gặp rắc rối nếu chúng ta theo đuổi những người bảo trợ chúng ta như một con chó săn đuổi ‘cục bột nhồi Glud’ [14].

Cũng có những xung đột bè phái trong môi trường chính trị hiện nay, căn cứ trên sự thích hay không thích của cá nhân con người. Khi trách nhiệm quy cho những trường phái Giáo Pháp khác nhau và họ bị phàn nàn vì điều này và điều kia, không có gì khác nhau từ những sự kiện trong quá khứ và thật sự đáng quở trách. Những xung đột như vậy bị xé nát bởi những ai với xu hướng chính trị và tự nó không phải là những xung đột của Giáo Pháp; nhưng tình trạng bị tệ hại khi người ta cho rằng những hành giả Giáo Pháp bị liên hệ trong những hành động của những nhóm chính trị.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

ĐIỀU THỨ BA MƯƠI BỐN

Sử dụng những ngôn từ thô lổ làm phiền não tâm thức người khác và [điều đó] làm nguyên nhân cho đặc trưng của

Những vị Bồ tát thoái hóa. Vì thế

Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để từ bỏ phi báng

Trực tiếp những người khác với những điều không thoãi mái để nghe.




Dịch kệ:



34. Không trả thô ác ngữ

Thô ác ngữ thốt ra khi giận

Khiến người đau và tâm động loạn;

Và ta, gắng theo Bồ tát hành

Nhận ra tu tập giảm rõ rành.

Thấy lỗi khởi từ lời thô nặng,

Người nghe quả khó ưa kỳ chướng,

Hãy bỏ lối ngược đãi cùng người -

Chư Bồ tát trọn hành cách này.


Chúng ta phải rất cẩn thận không thích thú, ấp ủ, say mê trong những lời nói cay nghiệt, thô lỗ, khó chịu bởi vì làm như thế là bất hảo.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
Cai Gi -Doc Sao Nua
Bài viết: 130
Ngày: 21/02/11 21:49
Giới tính: Nam
Đến từ: WOW

Re: BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi Cai Gi -Doc Sao Nua »

cafene


[color=#008000]"[b]Mở miệng là Sai, so đo là Trái[/b]
[b] Con người ai cũng có Sai, có sai biết sửa mới nên Thánh Hiền[/b]"[/color]
[b]Nam Mô Kim Cang Tạng Vương Bồ Tát [/b]
[url]http://www.niemphat.com[/url]
[url]http://www.trangsuoitu.org/trangphapam-mp3.htm[/url]
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

ĐIỀU THỨ BA MƯƠI LĂM

Những tập quán phiền não là khó để đảo ngược với thuốc giải.
Vì thế đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để tiêu trừ phiền não,
Chẳng hạn như vướng mắc và những thứ khác, ngay khi chúng xuất hiện,
Bằng sự mang gươm giải độc của chính niệm và nội quán.

Dịch kệ:

35. Trừ tập quán xấu
Loại hành xấu chóng thành tập quán
Một khi quen cùng hạ tầng tâm;
Nỗ lực tinh chuyên rất cần đến
Tạo đối lực chống các trược nhiễm.
Võ trang bằng tỉnh thức, hồi niệm
Tấn công ngay trược nhiễm như tham;
Trừ cái chướng ngăn ngại tiến bộ -
Chư Bồ tát trọn hành cách đó


Đoạn kệ này dùng như một ẩn dụ để giải thích làm thế nào những hành vi tiêu cực có thể gia tăng qua sự quen thuộc của chúng ta với chúng và làm thế nào sau đó chúng trở nên nguy hiểm và khó khăn để chiến thắng qua sự sử dụng thuốc giải độc. Chúng ta phải thổi tắt ngọn lửa khi nó nhỏ nhoi; hay, như lời nói xưa, chúng ta phải đắp đập chặn dòng nước khi chúng chỉ đơn thuần là một dòng suối nhỏ. Câu chuyện ngụ ngôn so sánh con người với chính niệm và thuốc giải với vũ khí rằng con người thường có thể tiêu trừ những việc tiêu cực, chẳng hạn như vướng mắc và v.v…, ngay khi chúng sinh khởi.

Tiến trình tấn công những hành vi tiêu cực này như vướng mắc trong những mức độ trứng nước của chúng cũng được bàn luận trong Lược giải về Tám Đề Mục Chuyển Hóa Tâm của Geshe Langri Thangpa:

“Trong mọi hành động, nguyện cho tôi tìm kiếm trong tâm thức của tôi, ngay khi những phiền não hay vọng tưởng sinh khởi, những thứ làm nguy hiểm chính tôi và những người khác, nguyện cho tôi đối diện với chúng ngay lập tức và phá tan chúng.”

Từ đây về sau luận bản phát biểu theo cách này:


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

ĐIỀU THỨ BA MƯƠI SÁU



Tóm lại, bất cứ nơi nào một người ở và bất cứ thái độ của một người ra sao,

Người ấy nên luôn luôn sở hữu chính niệm và nội quán

Để trắc nghiệm những điều kiện tâm thức của người ấy. Trong cách ấy,

Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để hoàn thành lợi ích cho những người khác.




Dịch kệ:



36. Tỉnh thức luôn

Nói tóm, điều gì ta hành xử

Trong duyên hay cảnh nào gặp gỡ

Đều phải bằng lực tỉnh giác luôn

Hiểu trọn vẹn trạng thái của tâm.

Phải có tỉnh thức và hồi niệm,

Giúp tập trung, sẵn sàng phục vụ,

Ta hành cho phúc lạc chúng sanh -

Chư Bồ tát trọn hành cách này.




Tâm thức của chúng ta dễ ảnh hưởng đến chúng ta và vì thế chúng ta nên trạng thái của nó ở khắp mọi nơi và khắp mọi lúc. Chúng ta nên khảo sát để thấy hoặc là một tư tưởng không thích đáng khởi lên, đặc biệt một tư tưởng ẩn chứa bệnh hoạn, hay hoặc là chúng ta đang đạo đức giả - nói một đàng, nghĩ một nẽo – và cũng hoặc là những hành động của thân là thiện hay bất thiện.



Nếu chúng ta phát hiện một hành động nào đó tiêu cực, chúng ta nên nhắc nhở chúng ta rằng, “con có một niểm tin và sự thành tâm nào đấy mong manh trong giáo lý Đại thừa và đã từng sinh ra trên vùng Đất Tuyết Sơn nơi có sự hợp nhất của kinh điển Đại thừa và Giáo Pháp Mật thừa tantra; con nương tựa trên nhiều vị đạo sư, đã từng lãnh thọ sự truyền pháp khẩu truyền và được trang nghiêm với những sự hướng dẫn và giải thích kinh luận từ những học giả luận sư Ấn Độ vĩ đại. Nếu bất chấp điều này con xử sự tệ hại, không nghi ngờ gì nữa con sẽ làm thất vọng tất cả những vị Bồ tát phi thường.”



Chúng ta nên gánh vác lấy trách nhiệm với chính mình trong cách này. Hãy cố gắng luôn luôn duy trì chính niệm và tận tâm chu đáo trong nổ lực này.



Trong Hướng Dẫn Lối Sống Bồ Tát, nói rằng:



Này bạn người ao ước bảo vệ tâm thức mình,

Tôi cầu khẩn người với đôi tay búp sen:

Hãy luôn luôn sử dụng sức mạnh của mình để duy trì

Chính niệm và tỉnh giác!




Chúng ta nên dùng sức mạnh của mình trong chính niệm và, giữ gìn sự chính niệm này, hoàn thành tối đa như có thể trong cung cách hành động vì người khác. Tóm lại, chúng ta nên hy sinh thân thể, sở hữu, và tất cả những hành động tốt lành của mình vì lợi ích của người khác, và hiến tặng tất cả những khả năng của ba cánh cửa thân, khẩu, ý vì lợi ích của tất cả các tạo vật chúng sinh, không tìm cầu hay phản chiếu trên bất cứ điều gì khác hơn những gì được giải thích ở đây. Sau đấy chúng ta nên phát nguyện dâng cúng hồi hướng.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

ĐIỀU THỨ BA MƯƠI BẢY



Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để dâng hiến đạo đức

Đạt được bằng sự cố gắng trong cách này đến Giác ngộ,

Nhầm để loại trừ khổ đau của vô lượng chúng sinh lang thang trong cõi luân hồi

Với tuệ trí của sự thanh tịnh nơi ba cõi (cõi vô sắc, cõi sắc, cõi dục).



Dịch kệ:



37. Hồi hướng trọn công đức

Mọi công đức tích từ nỗ lực

Đưa vào tu tập đạo thiện đức

Ta hành hầu giải thoát khổ đau

Của vô lượng bà mẹ nhiều đời,

Trọn hồi hướng cho họ thành Phật,

Với tuệ kiến, tha ngã không thật

Lẫn công đức, thảy chẳng phải chân -

Chư Bồ tát trọn hành cách này.





Chúng ta nên đem tất cả những hành vi tốt đẹp lành mạnh mà chúng ta đã hoàn thành qua những nổ lực tinh tấn chân thành của chúng ta theo Ba Mươi Phầm Trợ Đạo Giác Ngộ của Bồ tát, và đúng hơn là hồi hướng dâng hiến tất cả những thiện nghiệp đến sự trường thọ và tự tại của chính chúng ta khỏi bệnh tật, và chúng ta nên dâng hiến chúng đến vô lượng, vô biên chúng sinh lang thang trong cõi luân hồi những người đã rơi vào khổ đau. Trong cách này chúng ta hồi hướng những công đức tích cực của chúng ta để hổ trợ những người khác loại trừ khổ đau cũng như nguyên nhân của khổ đau, với kiến giải từ tuệ trí của chúng ta về vô tự tính của người dâng cúng, hành động dâng cúng, và người nhận sự dâng cúng (tam luân không tịch). Từ quan kiến này, như được nói, chúng ta nên tiến tới và phát nguyện hồi hướng.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách