Sao kỳ quá vậy !

Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, vừa đọc vừa cười ... Kính mời các bạn sưu tập, sáng tác những hình ảnh truyện cười bình luận thiền vị.
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Sao kỳ quá vậy !

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Thưc hay không tới ngày 30 tháng chạp mới biết được .!KÍNH


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Sao kỳ quá vậy !

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Hi... Hi ... Đúng là súp bơ men! Với chúng sanh thì cái gì cũng vượt trội ...


Hình đại diện của người dùng
thichnhuantruong
Bài viết: 263
Ngày: 29/02/08 23:50
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: tu sĩ

Re: Sao kỳ quá vậy !

Bài viết chưa xem gửi bởi thichnhuantruong »

Chanhientam đã viết:Hi... Hi ... Đúng là súp bơ men! Với chúng sanh thì cái gì cũng vượt trội ...


nghe quý vị nói vè phật tánh ! cây cõ cũng đang chuẫn bị có sự phân biệt rồi


Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…
Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…
Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …

Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau.
Thích Nhuận Trượng

Hình ảnh
Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: QUA SÔNG.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

-Mỗi việc qua sông:
Kẻ mất hai mươi năm!
Người mất ba đồng.
-Ôi! sông không đò?
-Kìa!đò không sông?
Tôi cùng ông....Hì...Hì. :razz: :razz:
Tễu:Kính.


supermad.
Bài viết: 37
Ngày: 27/03/08 03:51
Giới tính: Nam

Re: Sao kỳ quá vậy !

Bài viết chưa xem gửi bởi supermad. »

thichnhuantruong đã viết:

nghe quý vị nói vè phật tánh ! cây cõ cũng đang chuẫn bị có sự phân biệt rồi
.

Trung luận: Tánh Khởi và Duyên Khởi _ Hồng Dương (Nguyễn Văn Hai)
Phật tánh là Tu hành Phật đạo.
“Hết thảy đều có Phật tánh, tất cả đều thành Phật”. Đó là tư tưởng chủ đạo do Thế Thân đề ra trong tác phẩm Phật tính luận của Ngài, Chân đế dịch, căn cứ vào các kinh Thắng Man, Như Lai tạng, Vô thượng y, Bất tăng bất giảm, Đại bát Niết bàn, Lăng già, v..v... Ngay đầu sách, với mục đích hướng dẫn sự tra tầm phân tích ý nghĩa của khái niệm Phật tánh trên phương diện ngôn thuyết mà thôi, Ngài đặt câu hỏi: “Vì lý do gì đức Phật tuyên thuyết Phật tánh?” Ngài tránh không đặt câu hỏi “Thế nào là Phật tánh?” Vì hỏi như thế thời thế nào cũng có người do hiểu sai lầm Phật tánh về phương diện bản chất và siêu hình mà cho rằng Ngài mặc nhiên chấp nhận Phật tánh “là” “cái gì đó” rồi.

Theo Ngài, đức Phật tuyên thuyết Phật tánh là nhằm trừ năm thứ quá thất (khuyết điểm, lỗi lầm): trừ tâm hạ liệt, tức tự coi rẻ mình, trừ cao mạn (tự cao), trừ hư vọng chấp, trừ phỉ báng pháp chân thật, và trừ chấp ngã, và phát sinh năm đức tính: tinh tấn, tôn kính, trí tuệ (prajnà), trí (jnàna), và bi. Vậy đức Phật tuyên thuyết Phật tánh là nhằm lợi ích chúng sinh, chỉ đường tu tập đoạn diệt vô minh, và hiện thực giác ngộ. Tuy nhiên, Phật tánh không phải là cái gì đó tự nó đã có thực hữu định tánh. Có định tánh, thời một là thường còn, hai là đoạn diệt. Nếu thường trụ, vĩnh viễn không biến mất, thời Phật tánh dứt khoát không cần lệ thuộc vào các duyên mà hiện hữu. Như vậy chúng sinh là Phật rồi, đâu cần phải khổ công tu tập để làm Phật nữa. Mặt khác, cũng không thể bảo rằng Phật tánh không có. Nếu Phật tánh không có thời những nỗ lực hành trì Phật pháp có mục đích gì? Hơn nữa, Phật tánh thường còn hay đoạn diệt đều không thể làm nhân để thể hiện cái tướng vô thường của các pháp. Bởi vậy không thể nói Phật tánh là có hay không có.

Hãy để ý đến cách thức dùng ngôn ngữ trong luận chứng trên. Khi phủ định cả hai cực đoan triệt để loại trừ hỗ tương, có và không có, thời những quy luật cơ bản của logic Aristotle: luật đồng nhất (A là A), luật phi mâu thuẫn (A không thể vừa là A vừa là phi A), và luật triệt tam (hoặc A, hoặc phi A, chứ không thể cái nào khác), không còn ích lợi và đáng tin cậy nữa. Đây là lúc cần dùng đến một định thức tư duy và phát biểu mới. Đó là biện chứng pháp Trung quán của Bồ tát Long Thọ.

Tuy nhiên, ở đây có điểm khác biệt với biện chứng Trung quán. Biện chứng Trung quán dẫn đến tánh Không, có bề tiêu cực, còn Phật tính luận thời dẫn đến một kết luận tích cực hơn: “Theo Đạo lý, tất cả chúng sinh trong vũ trụ và từ nguyên thỉ đều có Phật tánh thanh tịnh. Không có hạng người vĩnh viễn thiếu khả năng đắc Bát Niết bàn. Bởi thế cho nên Phật tánh căn bản vốn có (bản hữu), vì vậy mà không liên quan gì đến có (hữu) hay không có (vô).” (Đại 31. Tr. 788c)

Mấy chữ “Theo Đạo lý” bắt đầu đoạn văn không những để chỉ xuất xứ từ kinh điển (ở đây là kinh Như Lai tạng), mà còn muốn nêu rõ cái tâm của chúng sinh tuy bị mọi phiền não trói buộc, che lấp, nhưng trong đó vẫn có đầy đủ đức tính của Như Lai, cái tâm tánh đó là “pháp tự nhiên như thế” (pháp nhĩ như thị). Dù Phật có ra đời hay không, nó vẫn y nhiên như thế chứ không đổi khác. Hai từ thông dụng “có” (hữu) và “không có” (vô) chỉ vào trạng thái có hay không có của các sự vật, như cây, đá, v.v..., là những pháp sinh diệt hạn định trong không gian và thời gian. Bởi vì Phật tánh không phải là pháp sinh diệt hạn định trong không gian và thời gian như cây, đá,..., cho nên cụm từ “căn bản vốn có” (bản hữu) mới dành để nói đến sự hữu khác biệt của Phật tánh. Phật tính luận hiểu tánh Không là Không và Bất không (Không hữu bất hữu). Phật tánh là Bất không, là phát biểu tích cực của tánh Không từ quan điểm tôn giáo và nhân cách. Đó là ý nghĩa của một đoạn văn khác: “Chấp trước không thật, vì vậy mới bảo chấp trước là rỗng không. Nếu để chấp trước sinh khởi, thời chân trí không sinh khởi. Khi lìa bỏ chấp trước là lúc nói đến Phật tánh. Phật tánh là Chân như hiển lộ bởi hai Không (ngã không và pháp không)… Nếu không nói đến Phật tánh, tức là không hiểu tánh Không.” (Đại 31. Tr. 787b)

Cũng có thể giải thích Phật tánh là diệu hữu của Chân không, như khi Thiền sư Thích Thanh Từ dịch và giảng câu “Không nhi bất vô, tiện thành diệu hữu” trong Hiển tông ký, Thiền sư Thần Hội soạn: “Không mà chẳng không liền thành diệu hữu. Tuy Chân không là không, không mà có diệu hữu. Cái diệu hữu này có hai ý, diệu hữu ở trong và diệu hữu ở ngoài, hay diệu hữu của Thiền sư và diệu hữu của Bát nhã.

Cái diệu hữu của Bát nhã là khi nhận được thể tánh các pháp nó là Không. Đạt thể tánh là không, bởi duyên sanh mà nó thành có. Vì nhân duyên hòa hợp nên nó không có thật tánh. Không có thật tánh nên nói là Không, cũng gọi là Chân không. Đạt được lý thể tánh Không của các pháp cũng gọi là đạt được lý Chân không hay Thật tướng của các pháp. Từ tánh Không của các pháp, nhân duyên hội hợp thành vô vàn giả tướng của các pháp, gọi là diệu hữu. Đó là diệu hữu bên ngoài, còn Chân không của các Thiền sư là diệu hữu bên trong.

Chân không tức là vô niệm, vô niệm là Chân như. Chân không, vì trong đó không còn chứa những vọng tưởng điên đảo, những niệm sanh diệt, cũng là Chân như. Nghĩa là khi đạt được Chân như rồi thời Chân không đó trở về tánh Giác mà tánh Giác là diệu hữu. Nói rộng hơn, Chân không là không có vọng tưởng; không vọng tưởng, nên về chơn. Vọng tưởng thuộc về thức, hết vọng tưởng, tức trở về chân như trí, là trở về với Phật tánh. Trở về với Phật tánh gọi là diệu hữu. Vậy cái diệu hữu này chỉ cho Phật tánh hay Bốn trí (Thành sở tác trí, Diệu quan sát trí, Bình đẳng tánh trí, và Đại viên cảnh trí) hay Chân như trí.”

Phật tính luận chủ trương nhờ có Phật tánh mà tâm Bồ đề nẩy nở, chí tu hành phát sinh, và quả báo của chí tu hành mới được thực hiện. Luận nói đến tác dụng của Phật tánh trên ba phương diên, gọi là ba “nhân”. Do đó, Phật tánh được hiểu là ba loại nhân để tu thành Phật. Thuyết Tam nhân Phật tánh được trình bày như sau.

“Ưng đắc nhân (nhân cần được chứng đắc) là Chân như được hiển lộ bởi hai Không (ngã không, pháp không). Do Không này mà có thể chứng đắc Bồ đề tâm, và gia hành, v.v..., cho đến đạo hậu Pháp thân (Pháp thân xuất hiện sau khi chứng đạo).

Gia hành nhân tức Bồ đề tâm. Bởi vì, do tâm này mà đạt được ba mươi bảy phẩm (trợ giác hay bồ đề), mười địa, mười ba-la-mật, và các pháp trợ đạo (hỗ trợ Thánh đạo, không phải bồ đề), cho đến đạo hậu Pháp thân.

Viên mãn nhân tức là gia hành (prayoga). Do gia hành này mà có thể đạt được sự viên mãn của nhân và viên mãn của quả. Viên mãn nhân là phước hành và huệ hành. Viên mãn quả là trí đức (Vô phân biệt trí; tuệ giác cứu cánh), đoạn đức (Vô trú niết bàn; giải thoát cứu cánh), và ân đức (Đại tâm; hóa độ tất cả).

Trong ba nhân này, nhân đầu lấy Như lý Vô vi làm thể. Thể của hai nhân sau là pháp hữu vi hạnh nguyện. Trong ưng đắc nhân, có đủ ba tánh: trụ tự tánh tánh, là [Phật tánh] phàm phu trước giai đoạn thấy đạo (đạo tiền); dẫn xuất tánh, là [Phật tánh] trong thời kỳ từ sau phát tâm trở lên cho đến tận cùng địa vị Thánh giả hữu học; chí đắc tánh, là [Phật tánh] trong thời kỳ đạt được Thánh vị vô học.” (Đại 31. Tr. 794a. Tuệ Sỹ dịch)

Tóm lại, Phật tánh là nhân, là cái nguyên động lực chán ghét sanh tử, cầu mong Niết bàn thúc đẩy mọi hoạt động. Do thấu triệt lý ngã pháp đều không mà Chân như hiển lộ. Chân như được lấy làm bối cảnh để phát Bồ đề tâm, thành tựu Pháp thân (ưng đắc nhân), rồi do Bồ đề tâm mà hướng đến việc tu hành (gia hành nhân), rồi tu hành mà cuối cùng thành tựu Pháp thân, được Vô phân biệt trí, Vô trú niết bàn, và Đại tâm (viên mãn nhân).


Hình đại diện của người dùng
thichnhuantruong
Bài viết: 263
Ngày: 29/02/08 23:50
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: tu sĩ

Re: QUA SÔNG.

Bài viết chưa xem gửi bởi thichnhuantruong »

Tễu đã viết:-Mỗi việc qua sông:
Kẻ mất hai mươi năm!
Người mất ba đồng.
-Ôi! sông không đò?
-Kìa!đò không sông?
Tôi cùng ông....Hì...Hì. :razz: :razz:
Tễu:Kính.
một đường đi chừng xa ngàn dặm
ôi tưởng chừng chẳng đáng chi đâu
nhưng rốt rồi cũng cứ mau ...lâu !
"tranh vân cẩu "đang đưa người rời bến


Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…
Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…
Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …

Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau.
Thích Nhuận Trượng

Hình ảnh
Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Sao kỳ quá vậy !

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

thichnhuantruong đã viết:
Chanhientam đã viết:Hi... Hi ... Đúng là súp bơ men! Với chúng sanh thì cái gì cũng vượt trội ...


nghe quý vị nói vè phật tánh ! cây cõ cũng đang chuẫn bị có sự phân biệt rồi
Tội nghiệp cỏ cây !


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Sao kỳ quá vậy !

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Chanhientam đã viết:=D> =D> =D> Tui vỗ tay là vỗ tay cái chữ phát minhphát hiện đó nghe. kinhle kinhle kinhle
Nhân chuyện này, Nhu Thuện củng nói chuyện có thật vui về Phát hiện và Phát minh.

Ai củng biết cây viết bút bi ( Đa số), hồi xưa thường gọi là cây viết nguyên tử (không biết rỏ tại sao_chắc tại vì viết mà không chấm mực), có người gọi là cây viế`t "Bic" vì do hảng "Bíc" chế tạo dành độc quyền.

Nhưng phát minh (quý vị để ý chử ) là do một người "phát hiện" thấy một đứa trẻ chơi banh, trái banh rơi vào thùng sơn, nó lấy ra đá một phát, vệt sơn lăn trên đường thành một vệt "sơn" liền nét , thế là người ấy "phát minh" ra viết bút bi .

Qua câu chuyện như vậy các quý vị thấy, người đó phát minh hay phát hiện ??? Nói sao củng đúng.

Riêng về Phất Tánh, đó là một phát minh, vì sao? Tương tợ, như người phát minh ra viết bút bi, vì lợi ích cộng đồng dù đó chỉ là phát hiện, thì Phật củng phát minh ra Phật Tánh vì nhơn duyên cho tất cả ai nghe, tin, hiểu. và theo đó thực hành thì chắc chắn sẻ thành tựu.

Còn người vổ tay thì sao?

Kệ họ. Họ hiểu hay chẳng hiểu củng không dính dáng gì đến "Phật tánh"


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Sao kỳ quá vậy !

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Chanhientam đã viết:=D> =D> =D> Tui vỗ tay là vỗ tay cái chữ phát minhphát hiện đó nghe. kinhle kinhle kinhle
Nhân chuyện này, Nhu Thuện củng nói chuyện có thật vui về Phát hiện và Phát minh.

Ai củng biết cây viết bút bi ( Đa số), hồi xưa thường gọi là cây viết nguyên tử (không biết rỏ tại sao_chắc tại vì viết mà không chấm mực), có người gọi là cây viế`t "Bic" vì do hảng "Bíc" chế tạo dành độc quyền.

Nhưng phát minh (quý vị để ý chử ) là do một người "phát hiện" thấy một đứa trẻ chơi banh, trái banh rơi vào thùng sơn, nó lấy ra đá một phát, vệt sơn lăn trên đường thành một vệt "sơn" liền nét , thế là người ấy "phát minh" ra viết bút bi .

Qua câu chuyện như vậy các quý vị thấy, người đó phát minh hay phát hiện ??? Nói sao củng đúng.

Riêng về Phất Tánh, đó là một phát minh, vì sao? Tương tợ, như người phát minh ra viết bút bi, vì lợi ích cộng đồng dù đó chỉ là phát hiện, thì Phật củng phát minh ra Phật Tánh vì nhơn duyên cho tất cả ai nghe, tin, hiểu. và theo đó thực hành thì chắc chắn sẻ thành tựu.

Còn người vổ tay thì sao?

Kệ họ. Họ hiểu hay chẳng hiểu củng không dính dáng gì đến "Phật tánh"


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Sao kỳ quá vậy !

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Nhu Thuận đã viết:
Chanhientam đã viết:=D> =D> =D> Tui vỗ tay là vỗ tay cái chữ phát minhphát hiện đó nghe. kinhle kinhle kinhle
Nhân chuyện này, Nhu Thuện củng nói chuyện có thật vui về Phát hiện và Phát minh.
Ai củng biết cây viết bút bi ( Đa số), hồi xưa thường gọi là cây viết nguyên tử (không biết rỏ tại sao_chắc tại vì viết mà không chấm mực), có người gọi là cây viế`t "Bic" vì do hảng "Bíc" chế tạo dành độc quyền.
Nhưng phát minh (quý vị để ý chử ) là do một người "phát hiện" thấy một đứa trẻ chơi banh, trái banh rơi vào thùng sơn, nó lấy ra đá một phát, vệt sơn lăn trên đường thành một vệt "sơn" liền nét , thế là người ấy "phát minh" ra viết bút bi .
Qua câu chuyện như vậy các quý vị thấy, người đó phát minh hay phát hiện ??? Nói sao củng đúng.
Riêng về Phất Tánh, đó là một phát minh, vì sao? Tương tợ, như người phát minh ra viết bút bi, vì lợi ích cộng đồng dù đó chỉ là phát hiện, thì Phật củng phát minh ra Phật Tánh vì nhơn duyên cho tất cả ai nghe, tin, hiểu. và theo đó thực hành thì chắc chắn sẻ thành tựu.
Còn người vổ tay thì sao? Kệ họ. Họ hiểu hay chẳng hiểu củng không dính dáng gì đến "Phật tánh"
Một ví dụ rất hay để minh chứng thêm cho PHÁT MINH không một với PHÁT HIỆN. Cây viết bic trước chưa có. Nhờ phát minh mà cây viết bic mới có. Phật tánh không phải là cái trước không có. Chỉ vì "đui" (từ ngữ hay dùng để dụ cho người bị vô minh chi phối) nên không thấy, không phải trước không có.

Sao lại nở nói "Hiểu hay không hiểu chẳng dính gì đến Phật tánh"? Không có cái tánh Phật ấy làm thế nào mà ăn, uống, nói năng, hiểu biết v.v...? Giờ thì biết vì sao Nhu Thuận tuyên bố PHÁT MINH là PHÁT HIỆN rồi. Bởi Nhu Thuận tưởng khi còn làm chúng sinh, Phật tánh không có. Chết rùi bà con ơi! timeeeout


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách