ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »


Sự tái sinh giải thích thế nào cho sự gia tăng dân số trên trái đất?


Loài người không phải là những chúng sinh duy nhất được tái sinh! Khi nhân loại tiến hóa và gia tăng số lượng trên trái đất, thì cùng lúc ấy vô số chủng loại khác đã chết trong quá khứ.

Cũng vậy, thật sai lầm nếu cho rằng không có những thế giới khác với những chúng sinh có thể tái sinh trên trái đất. Có vô số loài vật và côn trùng trên trái đất này, nhiều hơn thế nữa để so sánh với con người, có thể tái sinh làm người. Khi dân số gia tăng, số lượng loài vật và côn trùng giảm đi. Địa chất học và lịch sử đã chứng minh rằng , đã từng có khi những chủng loại đã trở nên tràn ngập hay thống trị, chúng thường bị tuyệt chủng.

Dân số nhân loại gia tăng không mâu thuẩn với tái sinh; nó chỉ đơn giản có nghĩa rằng có nhiều chúng sinh tái sinh vào cõi người.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Có phải mỗi chúng sinh đều có bản chất Phật?
Thế nào là bản chất Phật ở mỗi chúng sinh?


Mỗi chúng sinh đều có một bản chất cố hữu y hệt và không khác gì bản chất nơi một đức Phật. Tất cả chúng ta cùng có tiềm tàng một hạt giống và bản chất tự nhiên để trở nên giác ngộ. Nhưng trãi qua vô thuỷ sinh tử luân hồi, nghiệp chướng che lấp, chúng ta không thấy được bản chất giác ngộ sẳn có ở mỗi chúng ta. Không có chúng sinh nào có bản chất tội lỗi bởi vì mỗi chúng ta đều có sẳn hạt giống giác ngộ như một kho tàng đang bị vùi lấp.

Bản tính Phật của mỗi chúng ta, hay hạt giống bản chất để giác ngộ, giống như vàng chôn lấp dưới nhà một người mù loà và nghèo khổ.

Người này không chỉ không nhận thức được kho tàng dưới nhà mình, nhưng người ấy cũng không thể thấy vì mù loà, và cũng không thể đào được kho tàng qua thời gian chồng chất. Vì vậy, người ấy sẽ luôn luôn nghèo khổ, ngoại trừ một người hảo tâm nào đấy chỉ cho người mù ấy rằng có kho vàng này tồn tại. Và người ấy sẽ vẫn nghèo, ngoại trừ có ai đấy hổ trợ khai thác kho vàng.

Cũng giống như thế, vô số chúng sinh đã không nhận biết được rằng họ có thể vượt thắng khổ đau và đạt được phẩm vị của một đức Phật. Không chỉ họ không nhận thức, không phải họ không nhận biết, nhưng thường tất cả những loại phiền não chướng ngại, điều mà chúng ta phải vượt thắng, và vì vậy chúng ta thường cần sự giúp đở của một Đạo sư có đạo lực , hay một vị thầy chỉ cho phương pháp tu tập để nhận được bản chất Phật, trong mỗi chúng ta để thành tựu trên con đường giác ngộ, giải thoát và đạt được bản chất Phật của mỗi chúng ta.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

CÓ PHẢI SỰ HIỆN DIỆN CỦA LOÀI NGƯỚI LÀ QUÝ GIÁ?

Quý giá, nhưng mong manh, sự tồn tại cho phép người ta cơ hội để thực tập những pháp môn giác ngộ giải thoát. Ngoài tất cả sáu cõi luân hồi ( địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, loài người, a tu la, và chư thiên), loài người là sự tồn tại quý giá nhất bởi vì người ta thoát khỏi những cực đoan của thù ghét, đói khát, ngu si, ghanh tị hay kiêu hảnh. Người ta có thể nhận thức thấu đáo một cách hợp lý hiện tượng và dùng những khã năng tâm linh hay vật lý để làm lợi ích cho chính họ và những người khác. Trong những thế giới khác, chúng sinh bị chi phối quá mức bởi tình cảm, đau đớn hay lạc thú.

Sự quý giá được sinh làm người (với tất cả những giác quan trọn vẹn và khã năng hoàn hảo, trong một xứ sở hoà bình và nơi có giáo pháp của đạo Phật hiện hữu) là cần thiết để học hỏi và thực hành nhưng phương pháp giác ngộ giải thoát. Rất khó khăn để được sinh ra làm người, nếu chúng ta so sánh số lượng của các loài chúng sinh khác (ngay cả số lượng của côn trùng!) trên trái đất với loài người chúng ta có thể tưởng tượng một cách khó khăn, hiếm hoi như thế nào mà loài người có thể hiện hữu. Thân thể loài người cũng quý giá bởi vì thật dễ dàng mất thân người mà chúng ta đã có được và chúng ta phải gìn giữ một cách cẩn thận. Vì vậy, hành giả phải ôn lại một cách sâu sắc với sự hiện hữu của chính mình và đừng để cuộc sống của mình trôi qua một cách hoang phí. Hành giả nên dùng thân người quý giá của mình để thực thi đạo đức và thực hành đạo pháp một cách toàn mỹ. Phương pháp này, chúng ta có thể hoàn thành lợi ích cho chính mình và người khác.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

Kính bác phuoctuong ,Tễu xin góp mấy câu.
-Tất cả đều Vô Thường,
Kiếp luân hồi khổ ,thương.
Hành Nghiệp :nhân dẫn đường,
Nên thân người rất khó.
Duyên Phật Pháp khó hơn
Muốn có Trí Tuệ lớn
Gặp được thời Pháp chánh
Hành khắc tận tủy xương.
Thế gian này có hủy!
Vẫn còn đó mà sài,
Vượt qua hết ách tai,
Đến bến bờ Giài Thoát.
Ý phải vậy không bác!
Vậy em cố gắng luôn
Nam Mô Phật nhớ ơn,
Từ nay xin khắc cốt,
Niệm,niệm Phật, Pháp hành,
Đến khi chuyển mấy "anh"
Tham,Sân,Si thành Phật.
Tễu:Kính. tangbong cafene


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

SỰ TỒN TẠI CỦA VÔ THƯỜNG

Sự tồn tại hay sự hiện hữu của loài người, cùng tất cả các hiện tượng, là nhất thời. Không có điều gì hay sự kiện nào liên hệ với tự nhiên là tồn tại vĩnh cữu và tất cả những sự tồn tại ấy thì tiếp tục chuyến biến thay đổi không ngừng. Tất cả những điều đó được hình thành và tàn hoại, tất cả những điều đó thì được chất chứa và rồi cạn kiệt, tất cả những điều đó được sinh ra và sẽ chết đi, và bất cứ người nào hay bất cứ điều gì chúng ta gặp với, tại cùng một thời điểm hay khác nhau, chúng ta cuối cùng phải khởi hành lìa xa từ nơi ấy.

Nhiều người quên rằng đời sống quý giá của họ thì mong manh và có thể mất đi một cách dễ dàng.Người ta không hiểu rằng sự "chết" chỉ là một sự kiện có thể bảo đảm điều tiếp theo sẽ là sự "sinh". Chúng ta hãy quán chiếu trên sự tồn tại của vô thường và KIÊN QUYẾT dùng đời sống của chúng ta với tất cả những thuận lợi của kiếp người để hoc đạo, hiểu đạo và tu đạo hầu có thể thoát khỏi sự khống chế của vô thường, hầu tự tại với vô thường, và làm lợi ích cho chính chúng ta cùng những nguời khác.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

NGHIỆP NHÂN - TÁI SINH - NGHIỆP QUẢ

Nghiệp là hành động của một người, điều sẽ đưa đến kết quả (đơm hoa) và hậu quả (kết trái). Nghiệp là phổ biến và là luật của tự nhiên, tương tự như những luật khác của tự nhiên và vật lý đã thống trị, chi phối vũ trụ và vạn vật. Khi một người nào đấy đã có một hành động bằng thân thể, lời nói hay dù chỉ là suy tư, nó sẽ tạo ra một hạt giống và hạt giống ấy sẽ cho kết quả trong tương lai. Hạt giống ấy, với những điều kiện (duyên) thích hợp và thời gian có thể chín muồi. Sự chín muồi của nghiệp là kết quả của hành động (thân, khẩu, ý) của một người. Tuy nhiên hạt giống nghiệp ấy cũng có thể bị tiêu huỷ hay bị làm chậm trể sự xuất hiện của nghiệp quả.

Nghiệp không nên được hiểu lầm như số mệnh, đinh mệnh hay thiên mệnh. Điều này bời vì:
1- Một người tạo nghiệp cho chính người ấy.
2- Nghiệp luôn luôn thay đổi.
3- Nghiệp chỉ chín muồi dưới những điều kiện, và hoàn cảnh thích hợp.

Vì vậy nó không chính xác hay như số mệnh đã an bài rằng một hậu quả đặc trưng cho một hành động đặc trưng sẽ chín muồi tại một thời điểm định mệnh. Nghiệp mà ảnh hưởng đến người nào đấy ngay lúc ấy có thể là nghiệp nhân mới khoảnh khắc trước, hay có thể từ hàng triệu kiếp sống về trước.

Mỗi hành động mà chúng ta thực hiện cũng có thể hoặc là một động cơ trong sạch hay một động cơ kín đáo/ không trong sạch. Một khi chúng ta nghĩ ra một động cơ tâm lý (tức là chỉ trong tư tưởng), chúng ta đã hoàn thành và thực hiện một hành động, điều có thể hoặc là có ích hoặc là có hại. Người ta nên sáng suốt nhận thức rằng thỉnh thoảng động cơ và hành động có thể mâu thuẩn. Thí dụ, động cơ không thuần khiết của một người có thể là để xây dựng một công trình vĩ đại để người ấy trở nên nổi tiếng, nhưng trong hành động, điều này rất lợi lạc cho thế giới.

Hành động để lại dấu vết nghiệp hay hạt giống trong tâm hay tàng thức. Khi những điều kiện (duyên) thích hợp tương ứng, hạt giống có thể chín muồi và hậu quả cho hành động trước sẽ đưa đến kết quả.

Để tránh sự chất chứa tích luỹ những nghiệp xấu, 10 hành động không lành mạnh nên tránh là:
1- Giết hại những chúng sinh khác.
2- Lấy trộm của cải của người khác.
3- Hành động bất chính về tình dục.
4- Nói lời không đúng sự thật.
5- Nói lời thêu dệt, vu cáo người khác.
6- Nói lời độc ác.
7- Nói lưỡi đôi chiều.
8- Tham muốn tài sản hay ghanh tị với vật dụng của kẻ khác.
9- Phẩn uất, oán hận kẻ khác.
10- Cố chấp những quan điểm không chính đáng.

Năm giới lợi ích cho việc thực hành là:
1- Không sát sinh.
2- Không trộm cắp.
3- Không tà dâm.
4- Không nói dối.
5- Không dùng chất say sưa, cần sa, ma tuý.

Những điều giới cấm này nên được quan niệm không như những mệnh lệnh nhưng như những hướng dẫn-chỉ đạo cho hành giả. Phương pháp này, chúng ta có thể hành động một cách đạo đức. Những kỹ luật như thế là việc làm căn bản cho thiền định.

Tâm chúng ta như một dòng suối của tàng thức sẽ tiếp tục lưu chuyển sau khi sự chết, xuyên suốt qua chương trình của tái sinh. Ở thời điểm của sự chết, tâm thức đi xuyên qua một thời điểm trung gian (thân trung ấm) và rồi được tái sinh ở một khoảnh khắc của sự thụ thai. Vì vậy tái sinh không liên quan đến một linh hồn hay một mãnh của thần linh hay bản ngã; tái sinh là sự tiếp tục của tâm thức. Tâm là sự vận động liên tục không ngừng; như dòng sông Hằng ở Ấn độ, thì luôn luôn ở đấy nhưng kinh nghiệm trãi qua, như nước có bao giờ thay đổi nhưng luôn luôn trôi chảy trên dòng sông. Tâm thức lại cũng tiếp tục như lửa của ngọn đèn sáp (nến). Khi một ngọn đèn tàn lụi, ngọn lửa lại được chuyển tiếp qua ngọn đèn khác.

Thói quen của tâm tính một người (tập khí) là những dấu vết đã tạo trãi qua đời này đến đời khác và thường kết hợp với dấu vết của nghiệp. Nghiệp chướng và thói quen tâm tính của một người là nguyên nhân cho sự tái sinh của một người trong một tình huống đặc biệt của kiếp sống.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

KÍNH quý vị PL thiển nghĩ là người học PHẬT chúng ta phải biết rõ hình thành của nghiệp từ đó mới có cách giải quyết cụ thể , Đạo Phật khoa học mà ! KÍNH


Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN (hay 12 liên kết của sự xuất hiện độc lập của các hiện tượng)
NGỦ UẨN
CẤU TRÚC TỰ NGÃ


12 nhân duyên đã phác hoạ nên đường hướng mà sự tái sinh hiện diện, và nguyên nhân vì sao chúng sinh mãi tiếp tục sinh và tiếp tục tử và cứ tiếp diễn tử sinh.

(1)VÔ MINH, sự thật tự nhiên, nguyên nhân để chúng ta tiếp tục lún sâu vào (2) HÀNH, những hành động như đạo đức hay không đạo đức. Những hành động này tích lluỹ hạt giống nghiệp hay thói quen. Nghiệp này sẽ biến thành nguyên nhân để (3) THỨC tái sinh, bây giờ ý thức của một chúng sinh sẽ tái xuất hiện trong một thân thể khác. Chúng sinh sở hữu một (4) DANH SẮC, hay tâm phân biệt vật chất như là đối tượng bên ngoài. Sự phân biệt này dựa trên sự nhận biết cá nhân cho sự khởi lên của (5) LỤC NHẬP, hay sáu tri giác về màu sắc, âm thinh, mùi hương,vị nếm, xúc chạm, tư tưởng (pháp). Khi các tri giác không bị hư hỏng và hoạt động, chúng sinh tiến đến (6) XÚC, hay sự va chạm tiếp xúc với những hiện tượng bên ngoài.Tiếp xúc với đối tượng bên ngoài phát sinh ra (7) THỌ, cảm giác thích hay không thích. Những cảm thọ này tạo nên (8) ÁI, tham dục cho một hiện tượng nào đấy. Tham dục dẫn đến (9) THỦ, sự gắn bó, quyến luyến những hiện tượng ưa thích. (10) HỮU,
Khi một chúng sinh tham muốn một hiện tượng nào đấy, họ thực hiện những hành động cố gắng đạt được sự tham muốn của họ. Như những hành động tích luỹ hạt giống nghiệp và thói quen, những điều sẽ dẫn đến, trong tương lai, (11) SINH và (12) TỬ.

Một khi SINH (và TỬ) lập lại, một chúng sinh sẽ lại tiếp tục lưu chuyển xuyên qua 12 nối kết trên (bắt đầu với VÔ MINH và tiếp tục).

Xuyên qua 12 nhân duyên chúng sinh chịu đựng sự tồn tại của 5 sự chứa nhóm hay 5 uẩn: sắc, thọ. tưởng, hành và thức. Chúng sinh như một con khỉ kẹt trong chiếc lồng, tin tưởng 5 uẩn rằng 5 uẩn này là cấu trúc của một cái ngã. Tuy nhiên, họ chỉ đơn thuần lừa dối chính họ.

Hữu tình si mê nghĩ rằng chỉ tri giác của chính họ là tri giảc thực nhất, rằng chỉ suy nghĩ của họ là những ý kiến đúng và sự tham muốn ích kỷ của chính họ phải được đáp ứng trước nhất. Những khái niệm như vậy được hình thành và xây dựng, dẫn đến trạng thái đầy dẫy sự giao động, chấp thủ, và ảo giác.



Sự tin tưởng và chấp thủ đến một tự ngã là một khái niệm mù quáng. Nó giống như những người mù quáng nào đó đi theo một giáo phái cuồng tín. Vì vậy tin tưởng như vậy đó là ích kỷ tự ngã.

Người Phật tử nên giải thoát khỏi sự tin tưởng tự ngã như vậy.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

SỰ TỪ BỎ, hay xa lìa, hay viễn ly

Khi chúng ta nhận thấy rằng sự khổ đau của kiếp luân hồi là vô ích và mong muốn giải thoát khỏi nó, chúng ta sẽ phát triển sự viễn ly. Xa rời vòng luân hồi không hàm ý phải lẫn trốn trong rừng và thiền định suốt quảng đời còn lại của chúng ta. Sự viễn ly là mong muốn chính đáng để được giải thoát. Nó là sự nhận thức rằng tám điều thế gian là vô ích. Tám điều thế gian là những sự liên quan và thất vọng trên (1) sự đạt được hay (2) không đạt được những gì chúng ta tham muốn, (3) cảm thọ vui hay (4)cảm thọ khổ, (5) danh vọng hay (6)không danh vọng và hoặc là ai đấy sẽ (7)nói những điều tốt hay (8) nói không tốt về chính bản thân chúng ta.

Khi hành giả nhận thức rằng hạnh phúc thật sự và giải thoát thật sự là vượt lên trên tám điều ấy (Được hay mất; sướng hay khổ; vinh hay nhục; khen hay chê) thì sự viễn ly đã hiện diện.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

phuoctuong đã viết: (1)VÔ MINH, sự thật tự nhiên,
Chúng sinh sở hữu một (4) DANH SẮC, hay tâm phân biệt vật chất như là đối tượng bên ngoài
Vô minh sao lại là "sự thật tự nhiên" ? Nếu là sự thật tự nhiên thì nó phải thường hằng. Vô minh mà thường hằng thì làm sao tu cho hết vô minh?

Danh sắc, kinh Đại Bửu Tích nói "Nếu có thọ tưởng tư xúc tư duy thì gọi là danh. Có tứ đại năng tạo, có sắc sở tại từ ca la lã đến hóa sanh, hoặc tác sắc, hoặc chẳng phải tác sắc, gọi là sắc. Danh sắc hiệp nhau, gọi là danh sắc".
phuoctuong đã viết: Khi hành giả nhận thức rằng hạnh phúc thật sự và giải thoát thật sự là vượt lên trên tám điều ấy (Được hay mất; sướng hay khổ; vinh hay nhục; khen hay chê) thì sự viễn ly đã hiện diện.[/b][/color]
Đúng là viễn ly, nhưng chỉ mới viễn ly ở sự nhận thức. (Kiến hoặc trừ liền được). Nhưng thói quen bao đời thì phải tu bỏ từ từ. (Tư hoặc thì phải trừ dần). Đây là lý do vì sao hiểu rồi còn phải tu. Vì sao có những người hiểu đạo mà vẫn làm bậy. Vì sao kiến đạo rồi còn phải lên mấy bậc nữa mới thực sự giải thoát (Từ Tu đà hoàn ... cho đến A la hán - cái Tu đà hoàn đó không biết nhớ đúng không nữa. Sai thì sửa dùm)


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

từ lý thuyết đến thực hành cách nhau xa lắm .KÍNH


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: ĐẠO PHẬT - QUAN ĐIỂM - XÃ HỘI

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

...Vô minh sao lại là "sự thật tự nhiên" ? Nếu là sự thật tự nhiên thì nó phải thường hằng. Vô minh mà thường hằng thì làm sao tu cho hết vô minh?...
A Di Đà Phật...
theo dct nghĩ thì ... vô minh nó từ chúng sanh mà có, mà chúng sanh thì luôn thường hằng có... nên không có hết vô minh.

Nếu chúng ta tu hành thì chúng ta hết vô minh, nhưng vô minh của chúng sanh vẫn còn hiển thị ra đó nào có bớt, cho nên nói "Vô Minh là sự thật tự nhiên" là tương đối đúng...

A Di Đà Phật.
Có gì sai.. xin chỉ dạy cho..
A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách