TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

phuoctuong đã viết: "Vị La Hán chân thực cũng là một vị Bồ Tát, vị Bồ Tát chân thực cũng là một vị La Hán"

ĐẠI SƯ PHÙNG XUÂN
Nếu định nghĩa rằng bậc Bồ Tát cũng đoạn tận Tam Độc nhờ chứng ngộ TỨ Thánh nhờ vào sự dẫn dắt của bậc Chánh Đẳng Giác thì thật sự không khác gì bậc Alahan .
Chanhientam đã viết:
zelda đã viết:Nói như dct thì dct chưa dịch sát nghĩa.
Giác Tha : Giác ngộ nhờ tha lực
Mô Phật! Xin tra cứu lại tự điển và lời của chư vị tổ sư khi nói về ý nghĩa của khái niệm này.
Nếu giác tha là giác ngộ nhờ tha lực, Vậy vì sao giác ngộ bằng tự lực không nói là giác tự mà lại nói là tự giác.


Sử dụng khái niệm đã không đúng với ý nghĩa của nó thì mọi thứ bàn luận chung quanh khái niệm đó ... :((
Vấn đề chúng ta ở đây không phải là sợ đào sâu hay không mà chính là dám vượt qua sự sợ hãi khi đào sâu hay không.

Nếu gọi là GIác Tự thì thành cái chùa mang tên là Giác .
Và vấn đề nảy sinh ở đây là Từ Bi - Giác Tha - Tự Giác là thế nào . Có lẽ là chúng ta nên thêm 1 chủ đề nữa để nhận cho rõ 3 cái này chớ nên để cái này đề cái kia sinh nên rối rắm .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật


Từ Bi - Giác Tha - Tự Giác là thế nào ???

Đại Từ: dữ nhất thiết chúng sanh lạc
Đại Bi: bạt nhất thiết chúng sanh khổ

Giác Tha = Giúp người khác giác ngộ <--- zelda nên chú ý ý nghĩa này ...

Tự Giác = Tự mình giác ngộ

Giác Tự ... từ "Tự" = (寺) nghĩa là chùa... ví dụ: Thiếu Lâm Tự (chùa Thiếu Lâm)

Trong văn Hán Việt "tự" có rất rất nhiều nghĩa...
Tự = kể lại.
Tự = thứ tự.
Tự = cá nhân (Tự Giác).
Tự = chữ = văn tự.

v.v...

Chủ yếu chúng ta có biết dùng từ hay không thôi...
...Giác Tha: Giác ngộ nhờ tha lực...

Câu trên có thể nói là sai hoàn toàn ý nghĩa Giác Tha... zelda không nên tự mình ép đặt ý nghĩa cho chữ "Giác Tha" = giác ngộ bằng tha lực.

Giác Tha = Giúp người khác giác ngộ ...


Hình ảnh
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

=D>
Chữ tự là chùa, tiếng Hán viết khác hoàn toàn chữ Tự là tự mình. :razz:


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Đại Từ: dữ nhất thiết chúng sanh lạc
Đại Bi: bạt nhất thiết chúng sanh khổ
Thật sự trong tứ vô lượng tâm đã có gắng sự phân biệt lớn bé do vậy thật mâu thuẫn khi ta cố gắng gán thêm Đại trước từ và bi .
DCT có thể dịch rõ nghĩa giúp Zelda 2 câu văn trên không .
Giác Tha = Giúp người khác giác ngộ
Nếu GT là như vậy thì Từ Bi là cái gì ?
Từ Bi không mang nghĩa giúp người khác giác ngộ sao ?
Tự Giác = Tự mình giác ngộ
Tự Giác là tự mình giác ngộ nhưng có thể không thực hành hạnh thí Balamat ( Từ Bi ) để mà tự giác ngộ được chăng ? Sẽ chẳng thể nào giác ngộ nếu kô có thí Pháp . Do vậy Tự MÌnh Giác Ngộ khác xa nghĩa chỉ muốn một mình giác ngộ mà có nghĩa là Giác Ngộ dựa trên sự cố gắng và hoàn toàn không nhờ Tha Lực hay Giác Tha .

Để hiểu rõ thêm vấn đề có lẽ Zelda cùng các bạn nên nêu lên sự hiểu rõ của mình về thế nào là Từ BI - Tự GIác-Giác Tha

Trước tiên Zelda xin nói về Từ Bi dựa trên kinh sách có sự kết hợp của pháp thường tự hóa nhằm tránh vướng chấp Từ Bi thành si mê .
Tư Bi là có gắng làm thỏa mãn những nhu cầu hoặc tạo nên những nhu cầu và thỏa mãn nó để cộng đồng có thể tốt hơn và phát triên hơn dựa trên nền tảng Đạo Đức . Nhằm mục đích giúp cho chính bản thân mình tiến hóa trên con đường lợi lạc phát triển trên con đường tu học cũng như thỏa mãn được những nhu cầu cần thiết do mình đề ra dựa trên nền tảng đạo Đức .
Ví dụ : Xã hội ngày nay tuy không ai dạy ai về thế nào là từ bi nhưng họ đã lần mò ra đúng nghĩa từ bi , họ nghiên cứu nên những nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu đó cho cộng đồng toàn thế giới . Các doanh nghiệp lớn ngày nay chúng ta không còn thấy họ bán sản phẫm nữa mà họ bán một thứ mà Đức Phật dạy lâu đời đó là bán cái Tâm Từ BI . Họ đã đề ra hoạch định những chính sách nhằm giúp cho mọi người trong cộng đồng sống thoải mái và tốt hơn rất nhiều , sản phẩm tốt thì thú thật ai mà không làm được , nhưng một sản phẩm làm thỏa mãn được cho cộng đồng đây là cần một tấm lòng từ bi và trí tuệ từ sự từ bi đó từ các nhà lãnh đạo . Những nhà từ bi đó họ gần như không hề có suy nghĩ là từ thiện , họ không có suy nghĩ tiêu xài phung phí , đồng tiền họ bỏ ra phải dựa trên nền tảng Từ Bi rõ ràng. Như ta thấy những quỷ từ bi như " xây trường học , vệ sinh , .....v....v...." Họ làm như vậy thứ nhất là được lợi ích về tâm ( hạnh phúc) thứ 2 là được lợi về danh hay vật chất . Tuy nhiên họ không thương xót ai cả họ đưa cho những người trong cộng đồng những công cụ để thay đổi bản thân nhưng không đưa cho họ sản phẩm để tiêu xài . Không thể nào giúp 1 người lười nhác có thể sống hạnh phúc vui khỏe được dựa trên đồng tiền của Từ Thiện , điều này chỉ làm hại họ thêm mà thôi . Chúng ta chỉ có thể cho họ công cụ để họ có thể học tập và thay đổi chính bản thân mình .

Tự GIác
Chúng ta hãy xem qua một đoạn kinh sau :
Này A Nan Ða ! Ông hãy tự xem mình là nơi nương nhờ của chính ông. Ông hãy xem trí tuệ chơn chánh của mình là pháp cứu rỗi duy nhất, vì một đệ tử thấm nhuần Phật giáo không bao giờ mong cầu nơi tha lực để giải thoát sự sinh tử luân hồi của chính mình.
Nơi đây Đức Phật nhấn mạnh rõ điểm mấu chốt để có thể giải thoát đó chính là nương tựa vào chính bản thân ta không phải là nhờ vào ai khác . CHẳng ai khác có thể giúp ta Giác Ngộ được ngoài chính bản thân ta cả .
Điều này rất rõ ràng nếu Đức Phật có khả năng như vậy ngài đâu cần giảng đến 840000 pháp môn để làm gì, chỉ cần hô biến vậy là chúng sinh thoát rồi .
Do vậy Tự Giác ở đây chính là sự tự lực tự cường kô mê tín dị đoan nương nhờ tha lực .

Mối liên hệ giữa Tự Giác và Từ BI :
Thật sự không có cách nào mà có thể giải thoát bằng cách chúng ta phải Tự Giác Từ Bi cả . Một người không biết Từ Bi đem lại lợi ích cho chúng sinh nhất là truyền bá chánh pháp đến những ai có nhu cầu hưởng thụ nó thì không có cách nào mà giải thoát được cả . Vì không ai giúp mình Từ BI , vì Từ Bi phải do chính mình làm không ai làm dùm cả . Do vậy Tự Giác hay Tự Thân Hành các Pháp Từ Bi để đưa đến giải thoát là một mà thôi không phải là 2 .

Giác Tha
Nếu như Tự GIác đã có từ bi đã có một tâm từ vô lượng cầu mong cho cộng đồng hay chúng sinh đều được giải thoát đồng đều nhau nhưng được sắp xếp theo thứ tự hợp lý rồi thì Giác Tha là cái gì ?
Giác Tha lúc này chỉ còn lại là : Giác tha chăng phải là giác ngộ nhờ tha lực sao ?
Nếu nói theo cách dct là
Giác Tha = Giúp người khác giác ngộ
Thì dct cần phải xem Zelda nói về Tự Giác thế nào .
GIúp người khác Giác Ngộ = Tự GIác hay ự Thân Hành các Pháp Từ Bi để đưa đến giải thoát . Mà các pháp từ bi trong đó có cả Pháp thí hay giúp người khác giác ngộ . Nếu Tách Từ BI ra khỏi tự Giác thì rõ ràng Tự GIác không còn là Tự GIác nữa mà kô có cái giác nào cả , không có hành Pháp Balamat lấy gì mà Giác .
Do vậy giúp người khác giác ngộ là mình giúp mình là pháp hành trên con đường giác ngộ kô phải giác ngộ rồi mới hành, khi giác ngộ rồi thì vẫn tiếp tục hành .
DO đó Zelda mới nói rằng trong đạo Phật không có Giác Tha là như vậy.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Đại Từ: dữ nhất thiết chúng sanh lạc
Đại Bi: bạt nhất thiết chúng sanh khổ

Đại Từ: Cùng an vui với tất cả chúng sanh.
Đại Bi: Xóa đi nổi khổ của tất cả chúng sanh.

Kinh Pháp Cú:

Từ:
...Sống không thù hận cùng người
Thật là sung sướng, cuộc đời thơm hương...

Bi:
...Chỉ tình thương với tâm từ
Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm...

Bên Phật Giáo Đại Thừa có thêm chữ "Đại":

Từ Bi mà thêm chữ Đại nghĩa là cái Từ Bi rộng cùng khắp hư không pháp giới, ví như chúng ta nói chuyện về ăn thịt chúng sanh, chẳng cần biết là thịt bán đông lạnh hay là tự chính tay giết... Nếu là người Đại Bi thì sẽ không thể nào nỡ cắn miếng thịt chứa sự oan ức của chúng sanh. Hoặc là nếu có người thường ghét, chửi, đánh đập... ta .. mà ta vẫn thương yêu họ ... thì đó là Đại Bi. Là tâm đại bi của bậc bồ tát và Phật.

Giả như pháp môn niệm phật dưới đến Địa Ngục chúng sanh trên đến Đẳng Giác Bồ Tát đều thành Phật. Hay nói cách khác ... Pháp môn của Phật có thể độ tất cả chúng sanh không phân biệt nghiệp chướng sâu dày, hay vô minh vi tế ... đều thành Phật là pháp môn ĐẠI TỪ ĐẠI BI.

Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật.
Từ Bi không mang nghĩa giúp người khác giác ngộ sao ?
Từ Bi có thể nằm trong Giác Tha (giúp người khác giác ngộ)
Nhưng Từ Bi mà không có trí tuệ thì cũng không thể giúp người khác giác ngộ.

Có câu "Từ Bi đa họa hại" ... TỪ BI quá nhiều cũng gây hại.
(Nên xem LIỄU PHÀM TỪ HUẤN).


Vậy ý nghĩa "Giác Tha" ... zelda có thể hiểu theo cái hiểu của mình, còn đại thừa phật tử thì hiểu theo cái hiểu của họ.

...Nếu Tách Từ BI ra khỏi tự Giác thì rõ ràng Tự GIác không còn là Tự GIác nữa mà không có cái giác nào cả , không có hành Pháp Balamat lấy gì mà Giác ....
Phần giải thích trên dct chưa rõ lắm...

Ba La Mật = viên mãn = rốt ráo đến bờ bên kia.

dct không biết bên Nguyên Thủy có dùng từ Ba La Mật không nữa... Nếu có thì Nguyên Thuỷ và Đại Thừa hơi giống nhau ...

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Đại Từ: dữ nhất thiết chúng sanh lạc
Đại Bi: bạt nhất thiết chúng sanh khổ

Đại Từ: Cùng an vui với tất cả chúng sanh.
Đại Bi: Xóa đi nổi khổ của tất cả chúng sanh
Cám ơn dct đã dịch nghĩa . Nhưng Từ Bi thế này thì không đúng ở câu dưới " xóa đi nổi khổ của tất cả chúng sanh " . Trong đó có bản thân bạn không? Và xóa đi thôi thì chưa đủ vì công dụng của Từ BI đó là tạo nên hạnh phúc nữa mới là đủ. Và vấn đề đặc ra là người mình thọ ơn mình sẽ giúp trước hay kô phân biệt người có thọ ơn hay không có thọ ơn, và nếu gặp một người không có cách nào cứu được ngay trong thời gian hiện tại và cứu một người có thể cứu được trong thời gian hiện tại thì sẽ cứu ai trước ?Và nhận rõ Từ Bi chỉ là phương tiện để giúp ta Tự Giác mà giải thoát chớ chấp vào ngón tay mà mãi chẳng giải thoát.
Nhưng Từ Bi mà không có trí tuệ thì cũng không thể giúp người khác giác ngộ.
Nếu dct biết được điều này thì nên xem xét lại Từ BI đặc tính vốn là trí tuệ . Nên khi đã từ bi thì đã là trí tuệ .
Giới thiệu thêm về 6 đặc tính của Từ Bi theo NT :
Không thương xót
Sự thông cảm
Sự nhẫn ngại
Sự biết ơn
Sự hướng về mọi chúng sinh
Chánh niệm
Do vậy xin sửa lại " cố gắng tạo nên hạnh phúc cho mọi chúng sinh trong đó trước nhất là bản thân mình ".
Ví dụ từ bi không trí tuệ : Vì ham mê theo tà kiến không nhận rõ thế nào là Từ BI nên đã từng có người hiến hết tài sản của mình cho Chùa để rồi hối hận.
Bên Phật Giáo Đại Thừa có thêm chữ "Đại":

Từ Bi mà thêm chữ Đại nghĩa là cái Từ Bi rộng cùng khắp hư không pháp giới, ví như chúng ta nói chuyện về ăn thịt chúng sanh, chẳng cần biết là thịt bán đông lạnh hay là tự chính tay giết... Nếu là người Đại Bi thì sẽ không thể nào nỡ cắn miếng thịt chứa sự oan ức của chúng sanh. Hoặc là nếu có người thường ghét, chửi, đánh đập... ta .. mà ta vẫn thương yêu họ ... thì đó là Đại Bi. Là tâm đại bi của bậc bồ tát và Phật.

Giả như pháp môn niệm phật dưới đến Địa Ngục chúng sanh trên đến Đẳng Giác Bồ Tát đều thành Phật. Hay nói cách khác ... Pháp môn của Phật có thể độ tất cả chúng sanh không phân biệt nghiệp chướng sâu dày, hay vô minh vi tế ... đều thành Phật là pháp môn ĐẠI TỪ ĐẠI BI.
Dct đang nói về miếng thịt , dct cho rằng trong miếng thỉ có chứa sự oan ức nào sao ? Miếng thịt đúng nghĩa chỉ là miếng thịt nó được cấu tạo như cọng rơm cọng cỏ là các nguyên tử mà thôi . Do vậy bên trong nó kô có cái gì gọi là oán thù cả , nó vốn là đất vốn không biết đau và không sinh nghiệp.
Vì Đại Thừa kô biết Từ Bi vốn không thương xót nên cứ thấy cục thịt lại nảy lòng xót thương rồi lại cho là từ bi . Đây là sai lầm rất lớn.
Lại thêm Từ BI mang đặc tính là chánh niệm , như vậy chánh niệm cục thịt ra nó chỉ là một vật chất không chứa hay sản sinh nghiệp . Cục thịt không thức tánh .
Hoặc là nếu có người thường ghét, chửi, đánh đập... ta .. mà ta vẫn thương yêu họ ... thì đó là Đại Bi. Là tâm đại bi của bậc bồ tát và Phật.
Người đánh đập hay chửi mắng ta vẫn không phát tâm sân hận thì phải xuất phát từ đặc tính "cảm thông"theo NT . PGNT vốn chân thực và rất thực tiễn nên nếu nói lên điều gì phải có hướng dẫn cặn kẻ, bạn có bao giờ nói người ta như dct mà người ta nghe chăng? Nếu nghe thì dựa vài si mê không dựa vào trí .
PGNT nhận định như sau: mọi chúng sinh trên thế gian này , thế này hoặc thế nọ đều có nguyên nhân , đều có lý do , đều do nhân quả, vốn không có một Tự Tánh nào như vậy .Do vậy không thể nào đi giận một hệ thống có lý do cả .
Trên là chánh kiến giúp người tu học nói được và hành được.
mà ta vẫn thương yêu họ
NÓi như dct thì người ta hỏi tại sao ?
Lúc này xin dct hay đem lý giải của PGNT ra trả lời . Lời khuyên cho dct " hãy đừng đưa cho ai mục đích gì nếu không hướng dẫn họ biện pháp thực hiện nó ."
Giả như pháp môn niệm phật dưới đến Địa Ngục chúng sanh trên đến Đẳng Giác Bồ Tát đều thành Phật. Hay nói cách khác ... Pháp môn của Phật có thể độ tất cả chúng sanh không phân biệt nghiệp chướng sâu dày, hay vô minh vi tế ... đều thành Phật là pháp môn ĐẠI TỪ ĐẠI BI
XIn thưa PGNT cũng có đặc tính như vậy , nếu người ta có Tự GIác, nếu người ta không có Tự GIác xin bó tay. Còn pháp môn nào nói rằng người ta không tự giác mà vẫn giác ngộ thì pháp môn này không phải Đạo Phật.
Biểu đồ Pháp THí : Tự Giác ->( chuyển giao ) Tự GIác
Không có một Giác Tha nào ở đây
...Nếu Tách Từ BI ra khỏi tự Giác thì rõ ràng Tự GIác không còn là Tự GIác nữa mà không có cái giác nào cả , không có hành Pháp Balamat lấy gì mà Giác ....
Phần giải thích trên dct chưa rõ lắm...

Ba La Mật = viên mãn = rốt ráo đến bờ bên kia.

dct không biết bên Nguyên Thủy có dùng từ Ba La Mật không nữa... Nếu có thì Nguyên Thuỷ và Đại Thừa hơi giống nhau ...
Muốn giải thoát hành giả nhất thiết Tự GIác mà tự giác phải là tự Giác hành 10 pháp Balamat. Trong Balamat chứa đựng cả Từ Bi và Trí Tuệ. Do vậy nếu nói người có TỰ Giác mà kô có Từ Bi hay có tâm tế độ người khác thì đó là người giả dối.

Giới thiệu sơ qua cho bạn về pháp này


Đáo bỉ ngạn hoặc Ba la mật có 10 mấy pháp


1) Dànam: Thí, là đem của cải hoặc Phật Pháp mà cho chúng sanh.

2) Sìlam: Giới, là không phạm điều luật của đức Phật đã răn cấm hoặc gìn giữ thân và khẩu được trong sạch.

3) Nekkhammam: xuất gia, là sự đi tìm đạo đức cao thượng hoặc dứt bỏ vợ con, của cải mà đi tu hành.

4) Pannà: Trí tuệ, là thông suốt tất cả các pháp.

5) Viriyam: Tinh tấn, là một lòng cố gắng tu hành tấn tới.

6) Khantì: Nhẫn nhục, là gắng chịu những điều s? nhục

7) Saccam: Chân thật, là không gian tà, giả dối.

8) Àdhitthànam: Quyết định, là quyết định không thay đổi chí hướng.

9) Mettà: Bác ái, hiền lành, nhân từ, mong cho tất cả mọi loài được vui.

10) Upkkhà: Xả, là không vui, không buồn, thờ ơ không để ý, có tâm bình đẳng.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Cám ơn dct đã dịch nghĩa . Nhưng Từ Bi thế này thì không đúng ở câu dưới " xóa đi nổi khổ của tất cả chúng sanh " . Trong đó có bản thân bạn không?
Câu "...Đại Bi bạc nhất thiết chúng sanh khổ..." là trong Luận Trí Độ.

Nếu zelda nói là sai ... thì .... (đáng lẻ dct cần phải nói câu đó trong Luận Trí Độ trước, nhưng vì chỉ thuộc lòng hai câu đó mà không biết và không nhớ nằm trong kinh, luật, luận nào, bây giờ dct lôi ra mới biết.)
Trong đó có bản thân bạn không?
Có!

Kinh Đại Nhật:
"Lấy bồ đề tâm làm chánh nhân
Lấy ĐẠI BI làm căn bản"

Đại Bi là gốc rễ của giải thoát toàn diện...
Trong Quán Kinh (kin điển Đại Thừa) nơi 3 phước.
Điều 1 chỗ tu của nhân thiên
Điều 2 là chỗ tu của tiểu thừa La Hán và Duyên Giác
Điều 3: "Phát bồ đề tâm, thâm tín nhân quả, đọc tụng đại thừa, khuyến tấn hành giả" (chỗ tu của bồ tát)

Cho thấy nơi kinh điển đại thừa, thường luôn nhắc đến việc Phát Bồ Đề Tâm.
Bồ Đề Tâm là gì?

Nói dễ hiểu nhất là Đại Bi Tâm, là Chân Thành Tâm, là Tín Tâm.

Giáo lý nguyên thủy và Đại Thừa tuy giống nhau nhưng về cách tu hành lại khác nhau...
Bên Nguyên Thủy thì người tu hướng đến con đường giải thoát, nhập niết bàn.
Bên Đại thừa thì người tu hướng đến con được giải thoát bằng cách dấng thân vào cuộc đời, tu hành nơi trong cuộc đời, giải thoát nơi trong cuộc đời.

Độ thoát người khác tức là độ thoát mình, còn việc chỉ muốn độ thoát cho mình, thì mình chưa hẳn đã hoàn toàn giải thoát.
Và xóa đi thôi thì chưa đủ vì công dụng của Từ BI đó là tạo nên hạnh phúc nữa mới là đủ.
Câu "Đại Từ dữ nhất thiết chúng sanh lạc, Đại Bi bạc nhất thiết chúng sanh khổ". Đó là một cái định nghĩa một phần nhỏ xíu của ý nghĩa TỪ BI thôi... Nếu phần tích ra thì có nói suốt đời cũng không hết...
Và vấn đề đặc ra là người mình thọ ơn mình sẽ giúp trước hay không phân biệt người có thọ ơn hay không có thọ ơn,
Đại = Bình Đẳng toàn khắp
Đại Bi = là lòng thương cứu rỗi chúng sanh một cách bình đẳng cùng khắp

Tiểu = nhỏ
Xe nhỏ ít có và chỉ có thể chở 1 người, hoặc 2 người, người nào giàu có thì đi xe, người nào nghèo thì không được đi xe.

Đại = lớn
Xe lớn cỡ xe lửa nhiều toa có thể trở đến mấy trăm người, nghèo hay giàu gì cũng được đi. Mà lại đi một cách bình đẳng đồng đều nữa chứ...(VD: Niệm Phật vãng sanh).

Như dct đã nói trên... Bên Đại Thừa hành giả dấng thân vào đời mà tu, mà cứu độ (cứu rỗi) chúng sanh... cho nên nó rộng lớn đến như vậy. Cho nên ví nó là Đại.

Chúng ta không cần biết kẻ đó là xấu hay là tốt, hay hoặc dở, pháp môn của Phật không hề phân biệt, chỉ có những người không hiểu lý mới phân biệt nên giúp người có ơn mình trước, giúp người không có ơn mình sau.

Ví dụ như thấy một rổ các sắp đem ra làm thịt trong vài giây và thấy một thằng bé bi té gẫy chân. Thằng bé chính lại là con mình nữa... Vậy thì ta phải làm sao???

1. Cứu một nhóm chúng sanh đang kêu cứu sắp bị mổ họng moi ruột mà cung ứng cho miệng người.
2. Chạy lại giúp thằng con mình...rửa vết thương, băng bó.

Nếu là người TRÍ họ sẽ phải cần nên làm cái gì trước, cái gì sau. Cái gì đưa đến kết quả tương đối tốt nhất thì họ sẽ làm... Nếu mà vì cảm tình mà làm thì đây là NGU SI, là THAM ÁI, không phải Đại Bi.

Ví dụ từ bi không trí tuệ : Vì ham mê theo tà kiến không nhận rõ thế nào là Từ BI nên đã từng có người hiến hết tài sản của mình cho Chùa để rồi hối hận.
Người mà zelda ví dụ trên là người đã có TỪ BI, đã có TRÍ TUỆ. Nhưng đến lúc hối hận thì không những không trí tuệ mà cũng không từ Bi.

Thật sự người có TRÍ HUỆ chính là người buông xả tất cả tài sản của mình chính là người có trí huệ đấy. Đã là có trí huệ rồi mà sau đó lại hối hận thì không còn là TRÍ HUỆ nữa.
Dct đang nói về miếng thịt , dct cho rằng trong miếng thỉ có chứa sự oan ức nào sao ? Miếng thịt đúng nghĩa chỉ là miếng thịt nó được cấu tạo như cọng rơm cọng cỏ là các nguyên tử mà thôi . Do vậy bên trong nó không có cái gì gọi là oán thù cả , nó vốn là đất vốn không biết đau và không sinh nghiệp.
Vì Đại Thừa không biết Từ Bi vốn không thương xót nên cứ thấy cục thịt lại nảy lòng xót thương rồi lại cho là từ bi . Đây là sai lầm rất lớn.
Lại thêm Từ BI mang đặc tính là chánh niệm , như vậy chánh niệm cục thịt ra nó chỉ là một vật chất không chứa hay sản sinh nghiệp . Cục thịt không thức tánh .
Phần trên tạm thời không nói đến... vì nói nó sẽ làm lạc đi vấn đề, nếu cần có thể một topic khác.

A Di Đà Phật.
Không có một Giác Tha nào ở đây
dct muốn nói rõ cái câu trên để zelda không bao giờ hiểu lầm mặc dầu phân tích cả trăm lần rồi...
Giác Tha = giúp người khác TỰ giác ngộ. Zelda vừa lòng chưa ???

Giác Tha nghĩa là đem cái giác của mình chỉ bày cho chung sanh tu tập nên gọi là GIÁC THA. Hay nói cách khác là "độ chúng sanh" nghĩa là GIÁC THA. Nó không mang ý nghĩa "giác ngộ dùm chúng sanh".

Do vậy nếu nói người có TỰ Giác mà không có Từ Bi hay có tâm tế độ người khác thì đó là người giả dối.
[/quote][/quote]

Cái phần trên thì dct hơi không đồng ý lắm... những vẫn chấp nhận vì đã có THẬP ĐỘ BA LA MẬT được đi kèm...

Thật ra là 6 ba la mật, nhưng khai triển ra thì thành 10 ba la mật (kinh Hoa Nghiêm Ngài Văn Thù cũng có dạy phần này).




A Di Đà Phật.


Hình ảnh
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Dct còn rất nhiều điều hiểu lầm về giáo lý NT .
Giáo lý nguyên thủy và Đại Thừa tuy giống nhau nhưng về cách tu hành lại khác nhau...
Bên Nguyên Thủy thì người tu hướng đến con đường giải thoát, nhập niết bàn.
Bên Đại thừa thì người tu hướng đến con được giải thoát bằng cách dấng thân vào cuộc đời, tu hành nơi trong cuộc đời, giải thoát nơi trong cuộc đời.
Dct có biết rằng duy nhất giáo lý NT là còn đi khất thực truyền bá chánh pháp kô ? Như vậy đâu phải là không dấn thân vào cuộc đời đâu bạn.Nhưng giáo lý ĐT thì đã từ lâu lắm rồi trú ở trú xứ không dấng thân vào cuộc đời nữa.
Những ngưồi theo NT thấy rõ là họ đâu có chạy lên núi để tu cũng tu ở cuộc đời và thoát trong cuộc đời đó thôi?

Nếu không dấng thân giúp đỡ những người đáng cứu giúp thì không cách nào giải thoát vì không có Từ Bi . Như vậy làm cách nào Niếp Bàn nếu không có tâm từ bi giúp ai đó. ĐIểm này do DCt bị nhồi sọ bởi kinh sách ĐT và các thầy nên mới có sự hiểu lầm này, Zelda thông cảm cho bạn.
Và xóa đi thôi thì chưa đủ vì công dụng của Từ BI đó là tạo nên hạnh phúc nữa mới là đủ.

Câu "Đại Từ dữ nhất thiết chúng sanh lạc, Đại Bi bạc nhất thiết chúng sanh khổ". Đó là một cái định nghĩa một phần nhỏ xíu của ý nghĩa TỪ BI thôi... Nếu phần tích ra thì có nói suốt đời cũng không hết...
Điều mà kinh điển ĐT làm không được NT đã làm được từ lâu rồi. Zelda chỉ đang có gắng đút kết lại và cho ra một định nghĩa chính xác toàn vạn và không cần phải nói suốt đời, đây là điểm NT và ĐT khác nhau , NT nói ra cho mọi chúng sinh hiểu được nhưng ĐT thường phải Bất Khả Tư Nghì.

Đại = Bình Đẳng toàn khắp
Đại Bi = là lòng thương cứu rỗi chúng sanh một cách bình đẳng cùng khắp

Tiểu = nhỏ
Xe nhỏ ít có và chỉ có thể chở 1 người, hoặc 2 người, người nào giàu có thì đi xe, người nào nghèo thì không được đi xe.

Đại = lớn
Xe lớn cỡ xe lửa nhiều toa có thể trở đến mấy trăm người, nghèo hay giàu gì cũng được đi. Mà lại đi một cách bình đẳng đồng đều nữa chứ...(VD: Niệm Phật vãng sanh).

Như dct đã nói trên... Bên Đại Thừa hành giả dấng thân vào đời mà tu, mà cứu độ (cứu rỗi) chúng sanh... cho nên nó rộng lớn đến như vậy. Cho nên ví nó là Đại.

Chúng ta không cần biết kẻ đó là xấu hay là tốt, hay hoặc dở, pháp môn của Phật không hề phân biệt, chỉ có những người không hiểu lý mới phân biệt nên giúp người có ơn mình trước, giúp người không có ơn mình sau.

Ví dụ như thấy một rổ các sắp đem ra làm thịt trong vài giây và thấy một thằng bé bi té gẫy chân. Thằng bé chính lại là con mình nữa... Vậy thì ta phải làm sao???

1. Cứu một nhóm chúng sanh đang kêu cứu sắp bị mổ họng moi ruột mà cung ứng cho miệng người.
2. Chạy lại giúp thằng con mình...rửa vết thương, băng bó.

Nếu là người TRÍ họ sẽ phải cần nên làm cái gì trước, cái gì sau. Cái gì đưa đến kết quả tương đối tốt nhất thì họ sẽ làm... Nếu mà vì cảm tình mà làm thì đây là NGU SI, là THAM ÁI, không phải Đại Bi.
Dct lại hiểu lầm,Zelda cho rằng nên cứu trước những người hữu ân chứ không phải là chỉ cứu những người hữu ân , nên càng không thể cho rằng cứu được vài ba người.
Chúng ta cần phải có một mối quan tâm đến mọi chúng sih không phân biệt, nhưng nhận rõ phải giúp ai trươc ai sau , không phải bạ đâu giúp đó. Nếu cách nói không phân biệt khi cứu của dct thì lấy ví dụ của dct làm điễn hình dct sẽ cứu đưa con hay người dưng trước hoàn toàn dựa vào random không dựa vạo sự phân biệt rõ ràng minh bạch,.do đó đấy mới là NGu Si,

Ví dụ từ bi không trí tuệ : Vì ham mê theo tà kiến không nhận rõ thế nào là Từ BI nên đã từng có người hiến hết tài sản của mình cho Chùa để rồi hối hận.

Người mà zelda ví dụ trên là người đã có TỪ BI, đã có TRÍ TUỆ. Nhưng đến lúc hối hận thì không những không trí tuệ mà cũng không từ Bi.

Thật sự người có TRÍ HUỆ chính là người buông xả tất cả tài sản của mình chính là người có trí huệ đấy. Đã là có trí huệ rồi mà sau đó lại hối hận thì không còn là TRÍ HUỆ nữa.
Người như thế này là Dct gọi là trí tuệ sao ? Sai rồi dct ngừoi này gọi là si mê đạo Phật kô phải là Trí TUệ. Người trí tuệ không ai làm vậy cả, người trí tuệ luôn soi xét lợi ích bản thân và người khác một cách cố gắng ngang bằng không phải là mất hết lợi ích của bản thân cho người khác. như vậy là Ngu Si không phải là trí tuệ.

Không có một Giác Tha nào ở đây

dct muốn nói rõ cái câu trên để zelda không bao giờ hiểu lầm mặc dầu phân tích cả trăm lần rồi...
Giác Tha = giúp người khác TỰ giác ngộ. Zelda vừa lòng chưa ???

Giác Tha nghĩa là đem cái giác của mình chỉ bày cho chung sanh tu tập nên gọi là GIÁC THA. Hay nói cách khác là "độ chúng sanh" nghĩa là GIÁC THA. Nó không mang ý nghĩa "giác ngộ dùm chúng sanh".
Vậy thì dct nên xem lại những kinh sách vu khống những bậc ALahan Thinh Văn không có Giác Tha đi. Vì thật có kinh sahcs noi bậc Alahan kô bằng bồ tát vì không có giác tha đó, thật đúng là nực cười đúng kô bạn?


Do vậy nếu nói người có TỰ Giác mà không có Từ Bi hay có tâm tế độ người khác thì đó là người giả dối.
[/quote]

Cái phần trên thì dct hơi không đồng ý lắm... những vẫn chấp nhận vì đã có THẬP ĐỘ BA LA MẬT được đi kèm...

Thật ra là 6 ba la mật, nhưng khai triển ra thì thành 10 ba la mật (kinh Hoa Nghiêm Ngài Văn Thù cũng có dạy phần này).[/quote]

Dct hãy cú noi điều không đồng ý , chuyện đi kèm hay không đi kèm kô do Zelda nói mà đó là sự thật hay chân lý rồi. Do dct kô biết đó giờ nên hiểu lầm mà thôi.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Vì thật có kinh sách nói bậc Alahan không bằng bồ tát vì không có giác tha đó, thật đúng là nực cười đúng không bạn?
dct thấy có mắc cười gì đâu à ... Ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên cũng là A La Hán, các Ngài cũng đi giáo hóa độ sanh thôi... ở trên dct có ví dụ mà... post lại:
Tiểu = nhỏ
Xe nhỏ ít có và chỉ có thể chở 1 người, hoặc 2 người, người nào giàu có thì đi xe, người nào nghèo thì không được đi xe.

Đại = lớn
Xe lớn cỡ xe lửa nhiều toa có thể trở đến mấy trăm người, nghèo hay giàu gì cũng được đi. Mà lại đi một cách bình đẳng đồng đều nữa chứ...(VD: Niệm Phật vãng sanh).
Bồ Tát có năng lực phân thân đến mười phương thế giới thị hiện đại loại khoảng 32 tướng từ tướng Phật cho đến ... phi nhơn ... mà độ chúng sanh ... Bồ Tát phân thân một cái là vô lượng vô biên... cho nên số lượng độ chúng sanh nhiều nên ví là xe lớn

A La Hán, trong kinh "Nguyên Thủy" thì độ người Ta Bà này thôi, vốn thế giới vô lượng vô biên nhưng các Ngài nơi kinh thấy được chỉ độ một vùng đất Ấn Độ thôi... cho nên sự độ sanh của các Ngài so với những bồ tát thì không bằng ... cho nên ví là xe nhỏ chở ít người ...

dct không có nói A La Hán không có giác tha à nha .... Trong tiêu đề "Tích Cực và Tiêu Cực" dct có trình bày vấn đề này rất rõ ràng về Tự Giác và Giác Tha là 1, không phải là 2 rùi á... zelda co thể tìm đọc lại.

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

dct87 đã viết: Bồ Tát có năng lực phân thân đến mười phương thế giới thị hiện đại loại khoảng 32 tướng từ tướng Phật cho đến ... phi nhơn ... mà độ chúng sanh ... Bồ Tát phân thân một cái là vô lượng vô biên... cho nên số lượng độ chúng sanh nhiều nên ví là xe lớn
ĐẠI là vì cái này đây. La Hán không có năng lực này. Bồ tát Bát địa (hàng bồ tát có sức định ngang với La hán) Có khả năng sử dụng 10 loại thân "Chúng sanh thân, La hán thân v.v..." Đại khái như 32 tướng vừa nói trên (Xem tự điển Huệ Quang, mục Thập thân sẽ rõ) kinhle


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Mã: Chọn hết

Bồ Tát có năng lực phân thân đến mười phương thế giới thị hiện đại loại khoảng 32 tướng từ tướng Phật cho đến ... phi nhơn ... mà độ chúng sanh ... Bồ Tát phân thân một cái là vô lượng vô biên... cho nên số lượng độ chúng sanh nhiều nên ví là xe lớn

A La Hán, trong kinh "Nguyên Thủy" thì độ người Ta Bà này thôi, vốn thế giới vô lượng vô biên nhưng các Ngài nơi kinh thấy được chỉ độ một vùng đất Ấn Độ thôi... cho nên sự độ sanh của các Ngài so với những bồ tát thì không bằng ... cho nên ví là xe nhỏ chở ít người ...

dct không có nói A La Hán không có giác tha à nha .... Trong tiêu đề "Tích Cực và Tiêu Cực" dct có trình bày vấn đề này rất rõ ràng về Tự Giác và Giác Tha là 1, không phải là 2 rùi á... zelda co thể tìm đọc lại.
Như vậy thật sự có hợp lý chăng nếu cho rằng một tư tưởng nào đó là Tiểu dựa trên những câu chuyện cổ tích mà dct vừa ví dụ ở trên ?
Như vậy đạo Thiên Chúa cũng dễ dàng nói những người PT còn thấp kém vì theo họ Đức Phật vẫn chưa ngang hàng với Jesu .
Do vậy là một người PT chân chánh của thế kỉ 22 chúng ta hãy nhìn nhận sự thật hiện tiền ngay trên cuộc sống này và có những nhận định logic nhất , không nên dựa vào truyền thuyết đúng kô?


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC CÙNG THỰC TẾ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

truyền thuyết ???


Hình ảnh
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.35 khách