Chánh niệm là gì?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật...

Bên A La Hán và những pháp môn của đại thừa khác không có đầy đủ trí huệ cũng thoát được luân hồi, miễn là kiến và tư phiền não đoạn xong, thì thoát được tam giới...vĩnh xuất luân hồi... Nếu có trí huệ nhiều đi nữa, nhưng kiến tư vẫn còn bày ra đầy đó dù là thô hay tế cũng không thoát luân hồi, quả báo chỉ là Nhân Thiên thôi...

Trong lịch sử có nhắc đến Tôn Giả Châu Lợi Bàn Đặc, cái này không những không trí huệ, thông minh, hay khờ khạo, mà Tôn Giả thật sự ... không biết dùng danh từ gì mà diễn tả, một câu kinh kệ mà cũng không nhớ nổi thì cho thấy "sự không trí huệ" của Ngài đạt đến mức phải... báo động ... Vậy mà cuối cùng cũng thoát tam giới, cho thấy không phải có trí huệ mới thoát được tam giới... Trong pháp hành mà Phật đã dạy đã đầy đủ trí huệ, có pháp có trí huệ khiếm khuyết dành cho người tương ứng, có pháp có trí huệ viên mãn dành cho người thượng thượng căn tương ứng...v.v... Trong kinh điển cũng vậy, có kinh điển hiện lộ trí huệ khiếm khuyế, có kinh điển hiển lộ trí huệ viên mãn.

Cho nên việc có trí huệ hay không, không thành vấn đề, cũng không quan trọng, nếu trí huệ khai mở thì sẽ giúp hành giả vượt xa hơn, tiến xa hơn để gần bờ giác ngộ. Còn không trí huệ cũng không sao. Cứ y theo Ngài Châu Lợi Bàn Đặc "Quét bụi trừ bẩn" ... vậy mà thành Đại A La Hán mới nể ấy chứ...

Nếu ông Châu Lợi Bàn Đặc hạ hạ hạ hạ căn như vậy niệm một câu mà xuất ra khỏi sanh tử, thì làm gì người bình thường thời nay chưa đến nổi như ông Châu Lợi Bạc Đặc niệm Phật mà không xuất tam giới. Có điều phải chú ý là... thật sự hành giả có phải phát bồ đề tâm hay không, đồng nghĩa là có tha thiết thành thật mà niệm Phật hay không?

dct cũng tu theo phương pháp của ông Châu Lợi Bàn Đặc niệm một câu vậy đó, thay vì niệm "Quét bụi trừ bẩn", dct niệm A Di Đà Phật. Đây cũng là một pháp môn tương tựa bên giáo lý Tiểu Thừa... phải không zelda??? (Chánh niệm trong bát chánh đạo).

Vì vậy mà dct nói:
...hai giáo lý rất giống nhau, nhưng lại bị zelda chia rẻ thành 2 đảng phái đối nghịch nhau .... thì không hay lắm...
"Quét bụi trừ bẩn".
A Di Đà Phật.


Hình ảnh
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Dct chưa thông thuộc kinh điển nên cho rằng vị Thánh ấy có pháp tu như Tịnh Độ.

Zelda xin trích kinh :
Về phần Châu-lợi-bàn-đặc, ông vâng lời Thế Tôn, vừa lau tay vào miếng vãi vừa bảo: "Tẩy sạch dơ bẩn, tầy sạch dơ bẩn!". Chiếc khăn ban đầu sạch, bây giờ nhớp nhúa. Từ đó ông nhận ra, vì thân này mà khăn đã mất hết sự sạch sẽ tinh khiết ban đầu và trở thành nhiễm ô cáu bẩn, nên thốt lên: "Các pháp là vô thường". Và chuyên chú vào kiến giải sinh diệt này, ông khai mở tuệ giác. Ðấng đạo sư biết ông đã khai mở tuệ giác liền bảo: "Châu-lợi-bàn-đặc, đừng nghĩ rằng chỉ mảnh vãi ấy trở thành cáu bẩn mà ngay trong tâm ông tham ái, bất tịnh và những cấu uế khác cũng đầy rẫy; ông hãy tẩy sạch chúng". Rồi Ngài phóng hào quang hiện thân đến ngồi trước mặt ông đọc Pháp Cú:

Tham ô nhiễm, chẳng phải là bụi bẩn.
Ô nhiễm chính dùng để chỉ lòng tham.
Các Tỳ-kheo, hãy tẩy sạch tham lam.
Và sống đúng giáo pháp bậc vô nhiễm
Sân ô nhiễm, chẳng phải là bụi bẩn.
Ô nhiễm chính để dùng chỉ bận sân.
Các Tỳ-kheo, hãy tẩy sạch lòng sân.
Và sống đúng giáp pháp bậc vô hận.
Si ô nhiễm, chẳng phải là bụi bẩn.
Ô nhiễm chính dùng để chỉ ám si.
Các Tỳ-kheo, hãy tẩy sạch si đi,
Giáo pháp bậc không si, nên theo đúng.

Dứt bài kệ, Châu-lợi-bàn-đặc chứng A-la-hán và các thứ thần thông, và cùng với thần thông, ông thông suốt cả ba tạng kinh điển.
Vào thời Phật Ca-diếp, Châu-lợi-bàn-đặc rất thông minh, nhưng khi vào Tăng chúng, ông đã chế nhạo và đùa cợt một Tỳ-kheo kém trí. Vị này vì bị làm trò cười nên không học thuộc, thậm chí không lặp lại được lời kinh. Do quả báo này ông tái sanh thành người đần độn. Vừa học xong một câu sau thì câu trước đã quên mất. Bốn tháng trôi qua, ông vẫn không thuộc nổi bài kệ. Ðại-Bàn-đặc thấy em mình như vậy, nghĩ rằng không thể đạt cứu cánh tối thượng của Ðạo, nên đuổi em ra khỏi Tăng đoàn. Nhưng Châu-lợi-bàn-đặc rất tha thiết với giáo lý Phật-đà. Rời khỏi Tăng đoàn trở về đời sống thế tục là điều ông không muốn nhất trong cõi đời.
Khi ông đến, thấy Phật bèn đảnh lễ. Ðược Phật hỏi ông đi đâu vào giờ này, ông kể tự sự, Phật bảo ông:

-
Chính Ta thu nhận ông vào Tăng đoàn. Nay anh ông đuổi đi, tại sao ông không đến Ta? Ðến đây! Ông hoàn tục thì làm được gì? Hãy ở lại với Ta.

Phật xoa đầu ông, với lòng bàn tay mang đường chỉ bánh xe Pháp, và dẫn ông đến ngồi cạnh hương thất. Xong Ngài dùng thần lực tạo ra một miếng vải thật sạch đưa cho ông, bảo:

- Châu-lợi-bàn-đặc, ông hãy ngồi tại đây, quay mặt về hướng đông, vừa lau khăn này vừa nói: "Tẩy sạch dơ bẩn, tẩy sạch dơ bẩn!"

Ðúng lúc ấy giờ thọ thực được báo. Ðức Phật hướng dẫn Tăng chúng đến nhà Jìvaka và ngồi xuống chỗ đã dành sẵn.
Khi đọc xong đoạn sử này Dct có suy nghĩ gì ?
Zelda xin phân tích,vị Thánh Châu-Lợi_bàn-đặc này là một vị có một quá khứ tự cao tự đạo chê bai những vị tỷ kheo khác do không có trí nhớ như mình. Tuy nhiên vị này là một vị có căn cơ từ lâu và đã hành đủ 10 Pháp Balamat đáng trở thành một vị Alahan , do vậy Đức Phật nhất định hết sức giúp vị này.
Chúng ta hay phân tích hạnh động của Đức Phật , ngài biết vị này trí nhớ kém nhưng đã hành đủ các pháp Balamat do vậy ngài đã tìm ra một phương cách giúp vị này không cần thuộc kinh sách mà vẫn có thể dần dần có trí tuệ . Khi vị này lau bụi bẩn , với sự quan sát tinh tường đây chính là chánh niệm, khi quan sát vị này có sự nhận xét chân chánh tự tin vào trí tuệ của bản thân mình và đặc ra các câu hỏi dần dần giải đáp các câu hỏi ấy , và khi vị ấy đã biết chánh niệm thì Đức Phật xuất hiện điểm chi ra những phần còn lại mà vị này chưa thấu hiểu để đạt ngay được trí tuệ thứ 16 của thiền Minh Sát . Do vậy bạn có thể thấy rõ vị này đắc quả là nhờ thiền Minh Sát và giới luận . Sau khi đã đắc quả vị ngài đã cùng lúc thông suốt luôn 3 tạng kinh.NHư vậy phương pháp của Đức Phật hướng đến cho vị này là Chánh Niệm hạnh động hay Tâm quán Tâm , THân quán thâm , đây là Thiền Tuệ loại thiền duy nhất có trong Phật Giáo . Và loại thiện này hay đến nổi bạn chỉ cần Chánh Niệm minh mẫn chứ khôgn cần có trí nhớ do vậy thích hợp cho vị này.

DCt cho rằng Chánh Niệm là tụng niệm một câu nào đó hy vọng dct đọc lại các bài củ mà tôi đã viết .
Chánh niệm tức là quan sát sự thật , không có nghĩa là khởi niệm . Do vậy Niệm ADiDa hoàn toàn không có chánh niệm và không thể sánh bằng câu khẩu quyết Đức Phật truyền cho vị ấy được.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Kết luận của zelda là:
Do vậy Niệm ADiDa hoàn toàn không có chánh niệm và không thể sánh bằng câu khẩu quyết Đức Phật truyền cho vị ấy được
dct đã nói ở trên rồi... thay vì niệm "tẩy sạch dơ bẩn" thì dct niệm "A Di Đà Phật" vậy thôi... có gì đâu khác, mục đích để cho tâm an trụ lại một chỗ thôi đúng không?

Còn chuyện khai trí huệ hay không thì hành gỉ niệm được giỏi thì khai trí huệ...

dct đồng ý là chánh niệm thì không khởi niệm, vì khở niệm là động tâm, động tâm thì mất chánh niệm. Nhưng niệm "tẩy sạch dơ bẩn" hay " A Di Đà Phật" là phương pháp để đi vào Chánh niệm đúng không???

Vậy thì đồng nhau rồi. Còn lợi lạc của hay câu niệm khác nhau ấy thì tính sau.
Hết!

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

dct87 đã viết:Kết luận của zelda là:
Do vậy Niệm ADiDa hoàn toàn không có chánh niệm và không thể sánh bằng câu khẩu quyết Đức Phật truyền cho vị ấy được
dct đã nói ở trên rồi... thay vì niệm "tẩy sạch dơ bẩn" thì dct niệm "A Di Đà Phật" vậy thôi... có gì đâu khác, mục đích để cho tâm an trụ lại một chỗ thôi đúng không?

Còn chuyện khai trí huệ hay không thì hành gỉ niệm được giỏi thì khai trí huệ...

dct đồng ý là chánh niệm thì không khởi niệm, vì khở niệm là động tâm, động tâm thì mất chánh niệm. Nhưng niệm "tẩy sạch dơ bẩn" hay " A Di Đà Phật" là phương pháp để đi vào Chánh niệm đúng không???

Vậy thì đồng nhau rồi. Còn lợi lạc của hay câu niệm khác nhau ấy thì tính sau.
Hết!

A Di Đà Phật.
Zelda sẽ phân tích thêm để bạn rõ sự khác biệt giữa Định Và Tuệ .
Thiền Định chỉ là an tru tâm vào đề mục để rồi sinh hỷ lạc và đưa đến 4 tần thiền . Hoàn toàn không đưa đến nổi giải thoát.
Đức Phật sau khi đã học xong loại thiền này của ngoại đạo và đến được mức độ tối thượng nhất , ngài đã nhận định rõ ràng loại thiền này không rốt ráo,sau đó chính ngài bắt đâu quán niệm hơi thở đây chính là THiền Tuệ duy nhất có trong Phật Giáo mà thôi.
"Tẩy sạch dơ bẩn, tầy sạch dơ bẩn!". Chiếc khăn ban đầu sạch, bây giờ nhớp nhúa. Từ đó ông nhận ra, vì thân này mà khăn đã mất hết sự sạch sẽ tinh khiết ban đầu và trở thành nhiễm ô cáu bẩn, nên thốt lên: "Các pháp là vô thường".
Bạn thấy chổ nào có định tâm ? Chính từ sự nhận ra tẩy sạch dơ bẩn của vị THánh ấy, nhận rõ ràng không phải vì chấp mê vào niềm tin Đức Phật, ngài dân dần đặc ra các nghi vấn
Tại sao Chiếc khăn ban đầu sạch, bây giờ nhớp nhúa ?
Và trả lời chính cẩu hỏi của mình
Từ đó ông nhận ra, vì thân này mà khăn đã mất hết sự sạch sẽ tinh khiết ban đầu và trở thành nhiễm ô cáu bẩn
Từ đó ngài chứng ngộ do chính nhờ trí tuệ chân chánh của ngài không phải vì TIn Tam Bảo , nhờ chính trí tuệ Tự GIác bản thân,niềm tin vào sự cố gắng.
"Các pháp là vô thường"
Kết luận:Vị này đã trải qua một tiến trình quan sát sự thay đổi của sự bẩn và dơ sau đó đưa ra các câu hỏi và suy luận , hay còn gọi là quan sát minh mẫn( MInh Sát) . Từ đó đưa ra kết luận rõ ràng , từ sự kết luận này cho ra được sự chứng ngộ. Nếu giả như vị nay mê tín dị đoan nghe sao biết vậy không có niềm tin vào trí tuệ của mình thì vị này mãi đọc câu ấy chả phân tích chả quan sát, chả hiểu gì ráo và kô bao giờ giải thoát.

Phân Tích về niệm Adida
Câu này đơn giản là một câu nói , không phân tích, không hiểu, không đặc được các câu hỏi , không quan sát sự thật các pháp. Và đơn giản là định tâm , hàon toàn không đưa đến được Chánh NIệm.

NHư vậy : Với những phân tích trên hy vọng dct hiểu rõ sự sai biệt rất rõ giữa thiền cột tâm hay thiền định không thể nào so sánh đựoc với thiền tuệ hay thiền minh sát. Tránh có sự gán ghép giữa vàng thau và cục chì là như nhau như vậy.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Trích bài đã viết.
batnha đã viết:
trời ơi, zelda làm khó wá . batnha moi bat đầu chuẩn bị tim hiểu thôi mà nói zị làm sao biết được . batnha mù tịt

Zelda thành thật xin lỗi .
Chẳng là Zelda muốn nhấn mạnh sự quan trọng của giới trong THiền .
Theo Zelda được biết thì:
Thiền thì có thể chia làm 2 loại . Là Định và Tuệ.
THiền thì tốt nhất là ngồi nhưng không phải nhất thiết là ngồi mới thiền được . Tuy nhiên tùy theo khả năng , mình mới tu tập cần phải ngồi mới thiên và tốt nhất vẫn là ngồi mới thiền .
Trước khi bạn bắt đầu thiền bạn cần có một thời gian thọ an tịnh 8 giới trong thời gian it nhất là 1 tuần.
Trước khi thiền bạn nên liên tưởng đến công ơn của những vị thầy đã bảo tồn và lưu truyền các phương pháp thiền đến cho bạn.
Điều mà mình lưu ý hơn nữa là nếu bạn đã nhất định thiền thì bạn nên không bỏ nữa chừng vì như vậy là không tốt.
Cần có thầy hướng dẫn để biết căn cơ thế nào.Vì có tất cả là 8 căng cơ lận .
Khi thiền nhất định chỉ đề ra mục tiêu là tiêu diệt đi Tham , Sân , Si . Không nên mơ mộng gặp người này người kia , càng không nên lo sợ bi ma quỷ gì đó .

Định nghĩa thiền định

Thiền định là định tâm trong một đề mục thiền định duy nhất làm đối tượng, có khả năng chế ngự, làm vắng lặng được 5 pháp chướng ngại (nivaraṇa), bằng 5 chi thiền, làm cho tâm an định vững chắc trong một đề mục thiền định ấy, dẫn đến sự chứng đắc tuần tự 5 bậc thiền sắc giới, 4 bậc thiền vô sắc giới.

Định tâm an trú trong bậc thiền, hành giả hưởng sự an lạc trong thiền định.

Phần Giải Thích
1- Định Tâm Của Thiền Định

Thiền định có chi pháp là "nhất tâm tâm sở" [1] (ekaggatācetasika), gọi là định tâm.

Trong trường hợp hành giả tiến hành thiền định, nhất tâm tâm sở đóng vai trò chính yếu, làm cho tâm an trú trong một đề mục thiền định duy nhất làm đối tượng.

Định tâm trong một đề mục thiền định ấy, trải qua 3 giai đoạn như sau:

* Giai đoạn đầu: Nhất tâm tâm sở đồng sanh với 8 dục giới đại thiện tâm (hay dục giới đại duy tác tâm), làm phận sự định tâm tiến hành thiền định (parikammasamādhi), có đề mục tiến hành (parikammanimitta), và ấn chứng thô ảnh tương tự (ugghanimitta), làm đối tượng thiền định.

* Giai đoạn giữa: Nhất tâm tâm sở đồng sanh với 4 dục giới đại thiện tâm hợp trí tuệ (hay 4 dục giới đại duy tác tâm hợp với trí tuệ), làm phận sự cận định (upacārasamādhi) có ấn chứng quang ảnh trong sáng (paṭibhāganimitta), làm đối tượng thiền định.

* Giai đoạn cuối: Nhất tâm tâm sở đồng sanh với 5 sắc giới thiện tâm (hay 5 sắc giới duy tác tâm), làm phận sự an định vững chắc (appanāsamādhi) có ấn chứng quang ảnh trong sáng (paṭibhāganimitta) làm đối tượng thiền định.

* Và Nhất tâm tâm sở đồng sanh với 4 vô sắc giới thiện tâm (hay 4 vô sắc giới duy tác tâm), làm phận sự an định vững chắc (appanāsamādhi) có đề mục thiền vô sắc giới làm đối tượng.

Nhất tâm tâm sở này gọi là định tâm của thiền định.


Sáu loại tánh của hành giả hành thiền định
Hành giả nói chung có 6 loại tánh (carita).

1- Rāgacarita: Tánh tham dục.
2- Dosacarita: Tánh sân hận.
3- Mohacarita: Tánh si mê.
4- Vitakkacarita: Tánh suy diễn.
5- Saddhācarita: Tánh tín.
6- Buddhicarita: Tánh giác.

Trong một người có thể có nhiều tánh kể trên, song có một tánh nào đó dễ phát sanh, thường phát sanh nhiều hơn các tánh khác, nên gọi người ấy có tánh ấy.
Bạn nên thực hiện đúng theo đề mục thích hợp với căn tánh của bạn nếu không thì tác dụng ngược

Tuy nhiên vẫn có đề mục thiền định thích hợp cả 6 tánh

Những đề mục thiền định thích hợp cho tất cả 6 tánh hành giả như sau:

- 6 Đề mục hình tròn kasiṇa: đất, nước, lửa, gió, ánh sáng, hư không.
- 4 Đề mục vô sắc giới.

Những đề mục này thích hợp cho tất cả mọi hành giả, không phân biệt tánh nào.

Đặc biệt, đối với hành giả có tánh si mê, nếu tiến hành đề mục hình tròn kasiṇa đất,… nên làm hình tròn đường kính rộng hơn bình thường, so với các hành giả khác, để tâm trí không bị khó chịu, hay quên, phóng tâm. Và đối với hành giả có tánh suy diễn, nếu tiến hành đề mục hình tròn kasiṇa đất,… nên làm hình tròn đường kính hẹp hơn bình thường, so với các hành giả khác, để tâm an trú trong đề mục hình tròn kasiṇa dễ dàng.

Và:
Pháp hành thiền định vẫn còn phải chịu cảnh tử sanh luân hồi quanh quẩn trong tam giới, không thể giải thoát khổ.

Pháp hành có thể dẫn đến sự giải thoát tử sanh luân hồi trong tam giới, đó là Pháp hành thiền tuệ

Vì Pháp hành thiền định chỉ có tác dụng hổ trợ mà thôi và đã được Đức Phật học tập từ các tôn giáo khác .

Tiếp sau đây giới thiệu về Pháp Hành Thiền Tuệ của chỉ riêng Phật Giáo mới có .

Pháp hành thiền tuệ là pháp hành chỉ có trong Phật giáo, không có ngoài Phật giáo. Qua tiểu sử của Đức Phật khi còn là Đức Bồ Tát, Ngài đã từng thọ giáo với vị Đạo sư Ālāra Kālāmagotta và vị Đạo sư Udaka Rāmaputta về pháp hành thiền định, Đức Bồ Tát đã chứng đắc tứ thiền sắc giới và tứ thiền vô sắc giới, là pháp hành cao nhất ở thời kỳ ấy, nhưng hoàn toàn không có pháp hành thiền tuệ.

Pháp hành thiền tuệ là pháp hành dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt được tham ái là nhân sanh khổ, và tất cả mọi phiền não, mọi ác pháp, cuối cùng tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Vì vậy, pháp hành thiền tuệ là pháp hành rất vi tế, sâu sắc, rất khó hiểu về phần pháp học (lý thuyết), lại càng khó về pháp hành (thực hành) cho đúng.

Và Thiền Tuệ là con đường duy nhất đưa đến giải thoát hoàn toàn vì trong nó có chứa đựng đầy đủ Giới Định và Tuệ ,tức là Tứ Thánh Đế.

Định Nghĩa Thiền Tuệ (Vipassanāñāṇa).
Thiền tuệ là trí tuệ thấy rõ và biết rõ danh pháp, sắc pháp sanh rồi diệt, nên hiện thấy rõ biết rõ ba trạng thái chung: trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt được mọi tham ái cùng mọi phiền não và mọi ác pháp, giải thoát mọi cảnh khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài

Thiền tuệ có tất cả 16 trí tuệ như là 16 trình độ học vấn vậy , bạn cần có thái độ từ tốn xác định mục tiêu chứ không cầu hay mơ mộng để thực hành loại thiền này.
Trong thiền Tuệ thì có 8 loại căng cơ , mình đã viết bài này trong phần PPTQ.
Thời gian tu tập thiền Tuệ : khi còn trẻ về già rồi thì rất khó.

QUẢ BÁU ĐẶC BIỆT CỦA THIỀN TUỆ

Diệt đoạn tuyệt mọi Tham ái, Phiền não, Ác pháp
Thọ hưởng Quả Vị Giải Thoát của Thánh Quả
Hưởng quả vị theo Thánh Đạo lộ trình tâm
Hưởng quả khi nhập Thánh Quả Định
Nhập Thánh Quả Định khác với nhập Thiền Định
Điều kiện nhập Thánh Quả Định
Giai đoạn nhập Thánh Quả Định
Đồ biểu nhập Thánh Quả Định lộ trình tâm
Niết Bàn là đối tượng của Thánh Quả Định
Điều kiện xả Thánh Quả Định

Nhập Diệt Thọ Tưởng Định

Bậc Thánh nhân nào nhập Diệt Thọ Tưởng Định?
Điều kiện nhập Diệt Thọ Tưởng Định

Hai năng lực
Khả năng chế ngự 3 pháp hành
16 pháp hành Thiền Tuệ
9 pháp hành Thiền Định
5 pháp thuần thục

Nhập Diệt Thọ Tưởng Định nương nhờ 2 năng lực Thiền Định và Thiền Tuệ
Đối với bậc Thánh Bất Lai - Ðồ biểu Diệt Thọ Tưởng Định lộ trình tâm
Ðối với bậc Thánh Arahan - Người chết và bậc Thánh nhập Diệt Thọ Tưởng Định

Bậc Thánh nhân thành tựu các Ân Đức Tăng

Quả báu đặc biệt của Thiền Tuệ

Khổ đế
Khổ thân hoặc khổ của sắc pháp
Khổ tâm hoặc khổ của danh pháp
Hy vọng dct chịu mở lòng để học hỏi thêm .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

tangbong tangbong tangbong Nam Mô A Di Đà Phật. kinhle kinhle kinhle
Tễu xin có ý kiến:Một niệm Nam Mô A Di Đà .Bao gồm TẤt CẢ:Giới, Định,Huệ,Tín ,Nguyện,Hành...Vì nếu Đạo Hữu đã biết niệm Nam Mô A Di Đà thì đã biết có khổ để dứt,có sanh tử đề liễu thoát,có Tâm để thành Phật...Đó chính là TÂT CẢ yếu chỉ Nhà Phật(nếu thật tâm hành).
Đó cũng chính là chánh niệm.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát.
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nam mô Phổ Hiền Vương Bồ Tát.
Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát biến Pháp giới Chư hiền Thánh Tăng.
kinhle kinhle kinhle
Tễu:Kính. caunguyen caunguyen caunguyen


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Một niệm Nam Mô A Di Đà .Bao gồm TẤt CẢ:Giới, Định,Huệ,Tín ,Nguyện,Hành...Vì nếu Đạo Hữu đã biết niệm Nam Mô A Di Đà thì đã biết có khổ để dứt,có sanh tử đề liễu thoát,có Tâm để thành Phật...Đó chính là TÂT CẢ yếu chỉ Nhà Phật
Vì sao?
Vì nếu Đạo Hữu đã biết niệm Nam Mô A Di Đà thì đã biết có khổ để dứt,có sanh tử đề liễu thoát,có Tâm để thành Phật...Đó chính là TÂT CẢ yếu chỉ Nhà Phật
?

Rất mong Tuễ phân tích ra rõ rằng , và đừng nói rằng điều đó như vậy vì kinh như vậy , rất mong chớ nên đánh đồng đạo Phật và ngoại đạo.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Ze.. nói thiên định không đưa đến giải thoát,PL đồng ý ;Ze.. nói tới thiền tuệ hay thiền minh sát chỗ này PL đề nghị Ze.. nói rõ được không !thực tình PL chưa hiểu Ze.. thực hành như thế nào !PL là thằng chỉ biết có làm và làm ,chỉ mới đây khi lên diễn đàn này PL mới nói !mặc dù bạn đồng tu học cũng khá nhiều !kinh sách PL không được học đọc nhiều như quý vị !PL thực tình đó ! KÍNH


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Bạn PL bắt đầu chịu tiếp thu thông tin Zelda lấy làm rất hoan hỷ .
Zelda với tất cả tấm lòng từ bi mà mình có được hứa sẽ cố gắng hết sức giúp bạn biết hết được những gì mình biết còn cao hơn nữa thì xin tha vi pháp hành cao thượng này có pháp học là Vi DIệu Pháp,khó nuốc.
Nhưng nếu giới thanh tịnh thì không cần pháp học mà chỉ cần bắt đầu pháp hành, do vậy giới là yếu tố quan trọng nhất trong Phật Giáo.

Trước nhất chắc bạn cũng biết rằng Kinh Chuyển Pháp Luân là bài kinh rất quan trọng trong Phật giáo. Trong bài kinh này, Ðức Phật thuyết giảng về chân lý Tứ thánh đế là nền tảng, cốt lõi vô cùng trọng yếu trong Phật giáo. Chân lý Tứ thánh đế này, được Ðức Phật đã khám phá, làm cho hiện rõ sự thật; mà từ trước đã bị bao trùm, phủ kín bởi màn vô minh dày đặc, chưa có một ai khám phá ra. Nay, Ðức Phật là người đầu tiên đã tìm thấy, chứng ngộ rồi giáo huấn cho chúng sinh có đủ căn duyên lành, có thể chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn như Ngài.

Trong kinh Tứ niệm xứ, Đức Phật bắt đầu rằng:

"Ekāyano ayaṃ bhikkhave maggo…". [Dīghanikāya, Mahāvagga, Kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta]

- "Này chư Tỳ khưu, đạo này là con đường duy nhất, để dẫn đến sự trong sạch, thanh tịnh hoàn toàn mọi phiền não ô nhiễm trong tâm của Bậc Chánh Đẳng Giác, Chư Phật Độc Giác, Chư Thánh Thanh Văn Giác; để diệt sự sầu não, than khóc; để diệt sự khổ thân, khổ tâm; để chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả; để chứng ngộ Niết Bàn.

Thiền Tứ Niệm Xứ nếu nói phải trải qua thời gian dài lâu mới tu chứng cũng đúng , hoặc chỉ cần một khoảnh khắc cũng đúng .
Thực tế thời xưa Đức Phật không dạy pháp theo thứ tự Giới Định Tuệ mà lại là Tuệ Giới Định . Vì sao như vậy?
Vì Đức Phật là bậc trí tuệ thông suốt, trong thời gian còn tồn tại tấm thân tứ đại ấy ngài đã xác định rõ nên giúp ai trước nên giúp ai sau rõ ràng và rất chuyên nghiệp,vừa lúc thành đạo thay vì ngài đi lanh quoanh thuyết pháp những chúng sinh gần ngài nhất , nhưng không Đức Phật đã không làm vậy , ngài đã bỏ những người ấy mà đi thuyết pháp cho 5 vị Kiều Trần Như trước , nguyên do vào thời ấy 5 vị Kiều Trân Như là 5 vị đáng được thuyết pháp đầu tiên, và bài pháp đầu tiên là Tuệ không phải Định hay là Giới .
Đúng vậy Tứ Thánh Đế chính là tuệ không phải là ĐỊnh hay là Giới . Về sau để thích hợp cho các vị có căn cơ khác nhau thich hợp cho việc an tịnh tâm thức giết đi phiền nảo ngài đã chế ra thiền Tứ Niệm Xứ nội dung cũng là Tứ Thánh Đế không khác chi cả do vậy thuộc Tuệ .
Phương thức hành thiền tuệ thì đòi hỏi bạn phải tu tập Chánh Niệm qua các đề mục và hường hằng suy xét chân chánh mọi sự việc trong và ngoài thân này , tránh tư duy chủ quan mê tín mà phải là luôn suy xét để có những nhận định khách quan nhất .

Có thể trích 1 đoạn kinh mà khi nghe Đức Phật thuyết pháp ngài Bāhiya khi nghe pháp ngài ấy vừa suy xét quan niệm Tứ Niệm Xứ và chứng đắc khi vừa kết thúc bài pháp .
Ðức Thế Tôn dạy Ngài Bāhiya rằng:

- Này Bāhiya, nếu như vậy, con nên học tập, hành theo tam học (giới- định- tuệ), như vầy:

* Khi nhãn thức tâm nhìn thấy sắc trần, thì chỉ là sắc trần, thuộc về sắc pháp!

* Khi nhĩ thức tâm nghe thanh trần, thì chỉ là thanh trần, thuộc về sắc pháp!

* Khi tỷ thức tâm, thiệt thức tâm, thân thức tâm, tiếp xúc với: hương trần thì chỉ là hương trần, vị trần thì chỉ là vị trần, xúc trần thì chỉ là xúc trần, thuộc về sắc pháp!

* Khi ý thức tâm biết pháp trần, thì chỉ là pháp trần, thuộc về danh pháp, sắc pháp!

Này Bāhiya, con nên học tập, hành theo tam học như vậy đó.

- Này Bāhiya, khi nào, đối với con:

* Khi nhãn thức tâm nhìn thấy sắc trần, thì chỉ là sắc trần, thuộc về sắc pháp!

* Khi nhĩ thức tâm nghe thanh trần, thì chỉ là thanh trần, thuộc về sắc pháp!

* Khi tỷ thức tâm, thiệt thức tâm, thân thức tâm, tiếp xúc với: hương trần thì chỉ là hương trần, vị trần thì chỉ là vị trần, xúc trần thì chỉ là xúc trần, thuộc về sắc pháp!

* Khi ý thức tâm biết pháp trần, thì chỉ là pháp trần, thuộc về danh pháp, sắc pháp!

Này Bāhiya, khi ấy, con sẽ không có phiền não tham, sân, si.

- Này Bāhiya, khi nào, con không có phiền não tham, sân, si.

Này Bāhiya, khi ấy, con sẽ không có phiền não tham, sân, si nương nhờ ở trong sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Này Bāhiya, khi nào, con không có phiền não tham, sân, si nương nhờ ở trong sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Này Bāhiya, khi ấy, con sẽ không còn chấp thủ ở kiếp hiện tại này, sẽ không còn chấp thủ ở kiếp vị lai, sẽ không còn chấp thủ cả kiếp hiện tại này lẫn kiếp vị lai nữa. Nếu được như vậy, con sẽ chứng đạt đến tận cùng của sự khổ. (Chấm dứt sự khổ tử sanh luân hồi trong tam giới).

Ðại Ðức Bāhiya Dārucīriya, lắng nghe, hành theo bài pháp tóm tắt của Ðức Thế Tôn. Ngay khi ấy, tâm của Ngài hoàn toàn giải thoát mọi phiền não ngấm ngầm, không còn chấp thủ ngũ uẩn nữa".

(Sau khi nghe bài pháp tóm tắt của Ðức Phật xong, Ngài Ðại Ðức Bāhiya Dārucīriya liền chứng đắc thành bậc Thánh Arahán).
Trên là nói về vị có công hạnh tu tập Balamat pháp 10 hạnh tròn đủ chỉ chờ Đức Phật điểm hóa thì thành bậc Thinh Văn Giác ngay .

Còn bạn muốn tu tập theo trình tự thì phải thế này :
Trí tuệ Thứ Nhất

Ditthivisuddhi: Chánh kiến thanh tịnh
Vai trò của trí tuệ thứ nhất

Trí tuệ Thứ Nhì

Nhân duyên phát sanh danh pháp, sắc pháp theo quan điểm nguồn gốc

Nhân duyên phát sanh sắc pháp
Nhân duyên phát sanh danh pháp

Nhân duyên phát sanh danh pháp, sắc pháp theo quan điểm nhân quả hiện thực

Nhân duyên phát sanh sắc pháp
Nhân duyên phát sanh tứ oai nghi
Nhân duyên phát sanh danh pháp

Kankhàvitaranavisuddhi: Trí tuệ thoát ly hoài nghi thanh tịnh

Quả báu 2 loại trí tuệ giai đoạn đầu

Bậc Tiểu Nhập Lưu

Trí Tuệ Thứ Ba

Trí tuệ thiền tuệ thứ ba thấy rõ biết rõ sắc đi
Trí tuệ thiền tuệ thứ ba thấy rõ biết rõ sắc đứng
Trí tuệ thiền tuệ thứ ba thấy rõ biết rõ sắc ngồi
Trí tuệ thiền tuệ thứ ba thấy rõ biết rõ sắc nằm
Trí tuệ thiền tuệ thứ ba thấy rõ biết rõ mọi oai nghi phụ
Trí tuệ thiền tuệ thứ ba thấy rõ biết rõ sắc pháp, danh pháp có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã
Ba trạng thái chung

Ý nghĩa ba trạng thái chung

Phiền não tà kiến, ngã mạn, tham ái phát sanh
Phương pháp diệt tà kiến, tham ái, ngã mạn
9 chi pháp để 5 pháp chủ có năng lực

Trí tuệ Thiền Tuệ Thứ Tư

Sự sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp

Sự sanh, sự diệt của danh pháp
Sự sanh, sự diệt của sắc pháp

Sự sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp do nhân duyên

Nhân duyên sanh của sắc pháp
Nhân duyên diệt của sắc pháp
Nhân duyên sanh của danh pháp
Nhân duyên diệt của danh pháp

Sự sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp theo sát na
Tứ đế hiện rõ
Trạng thái chung hiện rõ
Phiền não của thiền tuệ

Giải thích 10 loại phiền não của thiền tuệ
Ba mươi phiền não của thiền tuệ
Phương pháp diệt phiền não của thiền tuệ

Chánh đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh
Ba gút mắt quan trọng trong pháp hành thiền tuệ

Gút mắt thứ nhất về pháp học thiền tuệ
Gút mắt thứ nhì về pháp hành thiền tuệ
Gút mắt thứ ba, ở giai đoạn trí tuệ thiền tuệ thứ tư

Pháp hành tri kiến thanh tịnh

Trí tuệ Thiền Tuệ Thứ Năm

Trí tuệ thiền tuệ có 7 cách
18 loại đại trí tuệ thiền tuệ
Quả báu của trí tuệ thiền tuệ thứ năm

Trí tuệ thiền Tuệ Thứ Sáu

Tính chất trí tuệ thiền tuệ thứ sáu
Trạng thái kinh sợ của trí tuệ thiền tuệ

Trí tuệ Thiền Tuệ Thứ Bảy

Đối tượng đáng sợ và nơi an toàn
Đối tượng khổ - lạc
Đối tượng luân hồi, chấm dứt luân hồi
Đối tượng pháp hữu vi, Niết Bàn
Thông suốt mười loại trí tuệ thiền tuệ
Đối tượng Àdìnavànàna và Santipadanàna
Sự tương quan giữa các pháp

Trí Tuệ Thiền Tuệ Thứ Tám
Trí Tuệ Thiền Tuệ Thứ Chín
Trí Tuệ Thiền Tuệ Thứ Mười

Trạng thái vô thường của danh pháp, sắc pháp
Trạng thái khổ của danh pháp, sắc pháp
Trạng thái bất tịnh của danh pháp, sắc pháp
Trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp

Trí Tuệ Thiền Tuệ Thứ Mười Một

Trí Tuệ Thiền Tuệ Sankhàrupekkhànàna trung dung giữa danh pháp, sắc pháp
Trí Tuệ Thiền Tuệ Sankhàrupekkhànàna tìm hướng
Giải thoát khởi tam giới
Phân định bảy bậc Thánh nhân
Bảy bậc Thánh nhân theo 4 Thánh đạo, 4 Thánh Quả
Ba Trí Tuệ Thiền Tuệ mục đích giống nhau

Trí Tuệ Thiền Tuệ Thứ Mười Hai

Trí Tuệ Thiền Tuệ Anulomanàna: thuận dòng
Trí Tuệ Thiền Tuệ Anulomanàna: thuận dòng theo 37 pháp chứng đắc Thánh Đạo, phần sau
Đồ biểu Nhập Lưu Thánh Đạo lộ trình tâm
Trí Tuệ Thiền Tuệ thuộc pháp hành tri kiến thanh tịnh

Trí Tuệ Thiền Tuệ Thứ Mười Ba

Sự giống nhau và khác nhau giữa Trí Tuệ Thiền Tuệ Anulomanàna và Gotrabhùnàna
Trí Tuệ Thiền Tuệ dẫn đến pháp giải thoát khổ
Sự khác nhau về đối tượng giải thoát

Trí Tuệ Thiền Tuệ Siêu Tam Giới thứ Mười Bốn

Khả năng của Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ
Sự khác nhau giữa trí tuệ Thiền Tuệ Gotrabhùnàna và Magganàna: Trí Tuệ Thiền Tuệ siêu tam giới

Trí Tuệ Thiền Tuệ Siêu Tam Giới Thứ Mười Lăm

Thánh Đạo Tuệ và Thánh Quả Tuệ

Trí Tuệ Thứ Mười Sáu

Bậc Thánh nhân

Bậc Thánh thứ nhất : bậc Thánh Nhập Lưu
Bậc Thánh thứ nhì: bậc Thánh Nhất Lai

Ba pháp hỗ trợ trở thành bậc Thánh Nhất Lai
Phát triển Trí Tuệ Thiền Tuệ

Bậc Thánh thứ ba: bậc Thánh Bất Lai

Ba pháp hỗ trợ trở thành bậc Thánh Bất Lai
Phát triển Trí tuệ Thiền Tuệ

Bậc Thánh thứ tư: bậc Thánh Arahan

Ba pháp hỗ trợ trở thành bậc Thánh Arahan
Phát triển Trí tuệ Thiền Tuệ

Trí tuệ Thiền Tuệ thuộc Tri kiến thanh tịnh
Trải qua 16 trí tuệ, mới thành vị Alahan được. Do vậy nếu nói tu tập chỉ có Tín Hạnh Nguyện mà trong 3 cái này chẳng có chút trí tuệ nào thì chẳng khác nào xây lâu đài cát, người vô trí lấy cái gì mà cứu nhân độ thế ?
Hôm nay mình nói đến đây thôi , bạn đọc và xem cho ý kiến hiểu hoặc không hiểu ở đâu,mình không ép bạn tín như bất kì pháp môn hay tư tưởng khác mình chỉ cần bạn tin vào trí tuệ của bạn mà thôi.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

PL hiểu Ze.. rồi ! PL cám ơn Ze..về bài viết trên ! 4 thánh đế ,4 niệm xứ PL đã quán từ lúc mới học ! đúng là đầu tiên chúng ta phải đi từ tuệ ! PL nói tín là chánh tín ,là niềm tin sáng suốt thì có gì khác với tuệ mà Ze.. nói đâu ! ở chỗ này theo PL chưa thể dùng từ đó ! bởi theo PL từ đó chỉ khi đến quả vị ALAHAN mới bắt đầu xừ dụng ,còn vi diệu pháp là nói tới tốc hành tâm PL cũng đã triển khai ra ngoài cuộc sống ,Ze.. thấy sao !Ze.. yên trí PL này luôn tự tin vào trí tuệ của chính mình ! KÍNH


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Nếu PL bắt đầu có niềm tin vào sự cố gắng cũng như trí tuệ chân chánh của mình thì điều này rất tốt , đây là tư tưởng tu tập của NT không có một pháp môn nào khác như vậy.
PL nói tín là chánh tín ,là niềm tin sáng suốt thì có gì khác với tuệ mà Ze.. nói đâu ! ở chỗ này theo PL chưa thể dùng từ đó ! bởi theo PL từ đó chỉ khi đến quả vị ALAHAN mới bắt đầu xừ dụng
Tín chỉ đến với bạn khi bạn hiểu nó là vậy đó nhưng bạn chưa hành được , như vậy chử tín đến với bạn ngay hiện tại bạn học hiểu được vấn đề nào đó và bắt đầu đưa ra phương án thực hiện .
Đến quả vị Alahan cứu cánh tối thượng rồi thì các ngài đã xong tất cả các phận sự,do vậy không thể gọi các ngài có Chánh TÍn , ở đây các ngài không tín vào cái gì vì các ngài là bậc vô học trí tuệ cao nhất rồi ,với các ngài đã hoàn tất những điều nên hoàn tất .
Và bạn nên lưu ý trong Bát Chánh Đạo hoàn toàn không có khái niệm Chánh Tín , vì nếu có 2 chữ ngày người PT tu tầm bậy tầm bạ cũng gán cho là chánh tín , do vậy mong bạn hiểu rằng bạn chỉ tín khi bạn hiểu mà tín khi mà hiểu gọi là Chánh Tư Duy.
Đây là điểm khác biệt của Đạo Phật ta và không bao giờ ghép đồng cho được với các pháp môn tôn giáo khác.
Còn rằng bạn có tu tập khác với Zelda không thì bạn nên có sự quán xét thật kĩ.
Còn vi diệu pháp thuộc về tạng phân tích lại không phải là pháp hành , nó dùng để biết cũng không chứng . Dùng để hiểu các hiện tượng về tâm có ngay trong bản thân bạn , tức là bạn đào sâu đến mức không còn gì đào sâu nữa.
Hành thì chính là 8 Thánh Đạo không còn con đường nào khác. 84000 pháp môn cũng chỉ xoay quanh đây.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Chánh niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

đúng vậy ! như vậy lâu nay chỉ là hiểu lầm ! ngôn ngữ có khác nhưng ý lại đồng !cũng như vi diệu pháp Ze.. nói là tạng phân tích PL lại nói là hành từ hành ở đây với PL nó như là bài kinh pháp cú trước của Ze.. đó !nếu không hiểu ý nhau thì không khéo lại cãi lộn nữa !bởi PL lại phản bác Ze.. là ở đây không thể nói là tạng phân tích ! bởi lúc này sự thực là sự thực !nó có thể nói là vô niệm !cũng không đúng với nghĩa phổ thông của vô niệm !nói rẳng lúc này có trí tuệ cũng không đúng bởi hành giả có gì đâu !SỰ THƯC ĐÃ LUÔN LÀ SỰ THỰC ! KINH!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách