Những việc khó

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

supermad.
Bài viết: 37
Ngày: 27/03/08 03:51
Giới tính: Nam

Những việc khó

Bài viết chưa xem gửi bởi supermad. »

Những việc khó, Phật khuyên gắng tu.

Khi tự nhận là con phật (Phật tử), nhiều người củng luôn phân vân phãi làm như thế nào để đạt được như Phật_ Tứ Vô Lượng Tâm(Từ, Bi, Hỷ, Xã). Kinh tạng thì củng vô lượng, vô biên, Pháp môn thì tới tám muôn, bốn vạn. Thế nhưng, chẳng tìm cầu đâu xa, khi khát uống được một ngụm nước hơn là mơ tưởng cã một biển hồ, củng như thà là một chén nhỏ đựng được tý nước còn hơn một cái thùng to không có đáy. Bao nhiêu kinh pháp đỗ vào củng trôi tuốt tuồn tuột.

Trong những lời dạy, khi là phương tiện để đạt nghĩa rốt ráo, củng có khi chỉ thẳng Đệ nhất nghĩa đế, nhưng bất kỳ lời dạy nào của Như Lai củng vì một nhơn duyên duy nhất là “Khai, Thị, Ngộ, Nhập” Tri kiến Phật .
Dứơi đây, là Phật dạy “chúng sanh có hai mươi việc khó nên làm” trong kinh Bốn mươi hai chương. Nghe qua tiêu đề chúng ta thấy hơi là lạ, sao không khuyên chuyện gì dể làm mà khuyên chuyện khó làm, nhưng ý lời này là khuyên nên làm nhửng việc mà những việc đó không phải dể đối với bất cứ người bình thường nào, tưởng củng nên xét qua chử “khó” ở trên.

Có lời rằng: Phật cao một thì Ma cao gấp mười (Phật cao nhất xích, Ma thắng nhất trượng), nghe vậy đừng nghĩ là Ma hơn Phật, mà câu này có nghĩa là khi thuận theo Ma (Dòng luân hồi, rong ruổi theo nó, nên chẳng thấy gì là phiền nảo, nghiệp chướng đó là ma, cùng lắm là thấy khi khổ, khi đau, khi lâm tới cảnh sinh tử) thì thấy Phật cao một(chỉ cầu phù hộ), nhưng khi ngược trở về chơn tâm (Phật) thì lại quá nhiều nghiệp chướng, phiền nảo (ma) hơn là khi xưa tưởng tới Phật. dụ như có một con thuyền xuôi dòng nước chảy mạnh có cã đá, đất, cây gổ mục, rác… vì xuôi dòng nên những thứ ấy như không làm trở ngại, nhưng thử ngược dòng thì biết, hàng ngàn hàng vạn, cây trôi, đá cuội đá tảng, luôn đập vào thuyền, lướt qua được là việc “khó” chẳng phải dể tý nào!.

Củng như người nghiện thuốc lá, khi đang còn nghiện thì không thấy trở ngại gì, có chăng là lúc hết tiền mua thuốc, hay hút nhiều quá bị lao, ung thư phỗi, khi hiểu rằng hút thuốc không có lợi, tốn tiền mà mang bịnh thì quyết tâm bỏ hút thuốc, nói thì vậy nhưng bỏ thuốc là chuyện không phãi dể, tức là “Khó” làm, nhưng là việc nên làm. Quý vị nếu nghiện thuốc lá thì thấy việc bỏ thuốc là việc dể làm hay khó làm?

Phật dạy : Chúng sinh có hai mươi việc khó:
1. Bần cùng mà bố thí là khó

Thường trong kinh Phật, mang rất nhiều ý ẩn dụ.
Bần cùng có ba ý, Tướng bần cùng, tánh bần cùng và trí bần cùng.
_Tướng bần cùng là ý chỉ về con người nghèo xơ nghèo xác. Đói cơm rách áo.
_Tánh bần cùng là tánh tham lam, bỏn xèn. Tánh bần cùng này dứt khoát sẻ thọ lảnh tướng bần cùng hoặc ngay đời hiện tại hoặc về sau. Bởi vì tánh tham lam bỏn sẻn sẻ tự chiêu lấy nghiệp báo bần cùng. Cho nên, mở rộng câu dạy trên không dành cho riêng tướng bần cùng đói cơm rách áo, mà cả những người có tánh bần cùng.
_Trí bần cùng là vô minh điên đảo trong sắc trần, chấp thân ngũ uẩn làm Ngã sở, thiếu trí tuệ nhận biết tự tánh thanh tịnh, trôi lăn trong sáu nẻo. Gả cùng tử trong kinh Pháp Hoa là ẩn dụ này.
Trí bần cùng củng rất khó “Bố thí”.

Trong ba dạng bần cùng đó thì cái sau sanh cái trước, nghĩa là vì vô minh điên đảo (trí bần cùng) nên sanh tham lam bỏn sẻn, vì tham lam bỏn sẻn(tánh bần cùng) nên tạo nghiệp dẩn sanh ra tướng bần cùng đói khỗ.

Bố thí, gồm có ba hình tướng, thí tài vật, thí Pháp, và Vô uý thí.
Thí tài : Đem cho tài vật ngoại thân bố thí thì gọi là thí tài. Tài vật là duyên sanh phiền nảo, bố thí tài vật là xã bõ chấp đắm vào tài vật tức là xã bỏ phiền nảo, bố thí tài vật thường sẻ không còn tánh tham lam bỏn xẻn nên người thí tài nhất định đời này sẻ an lạc, đời sau sẻ sanh thiên, hết phước báu cỏi trời sẻ sanh vào nơi giàu có, do nhân duyên bố thí sẻ gặp được bậc thiện tri thức dẩn dắt vào chánh pháp và nhất định sẻ được quã Niết bàn.
Người mắc phải nghiệp thọ tướng bần cùng, chuyện thí tài là hy hửu, nhưng không tham lam bỏn xẻn củng là bố thí, khen ngợi công đức người thí tài củng là bố thí. Đó là việc khó làm.

Thí Pháp : Dùng hành động hoặc lời nói chỉ bảo, can ngăn nhằm đem lại lợi lạc cho người khác, rốt ráo đi đến chỗ giải thoát sanh tử đó là thí pháp. Người thí pháp phải có lòng từ bi, và có trí tuệ như một người lương y giỏi tuỳ bịnh bốc thuốc.
Thí pháp phải xã bỏ tâm chấp trước nhân ngã, Tâm chấp trước Pháp, đầy đũ từ bi và trí tuệ ít ra củng phải rành rẻ thế trí, Thanh Văn trí..
Trí tuệ không trụ chấp vào đâu nhưng luôn luôn học hỏi trao dồi bổ xung. Như lương y rành rẻ các vị thuốc, các loại bệnh.
Thiếu trí tuệ như kiểu :”Phúc thống phục nhân sâm… tắc tử” là chết ngay.

Vô uý thí : Đây là cái thí của Chư vị Đại Bồ Tát, Phật. Hoặc của hoá thân Bồ Tát, Hoá Phật. Vô úy thí là hành đưa đến Vô lậu giải thoát.

Qua những ẩn ý về Bần cùng và Bố thí, Lời dạy của Phật bao hàm hết tất cã không xót một ai, Một người chưa dến “bến bờ kia” thì còn là hạng bần cùng không ở tướng thì ở tánh, không ở tánh thì ở chổ vô minh điên đảo. Và thực hành pháp bố thí là một pháp tu để chứng đạt quã vị Vô thượng nên là một việc khó.

Vì vậy, dù là hạng nào, cư sỉ tại gia hay xuất gia, giàu có hay nghèo hèn phải luôn luôn tinh tấn hành hạnh bố thí. Đi đường không chen lấn, nhường khoảng trống cho xe sau, xe ngược chiều là “bố thí”, Lên xe buýt nhường chỗ ngồi là “Bố thí”, ở tại gia sống dung hoà không bỉ xử, hơn thua, không tham lam ích kỷ bỏn sẻn là đã “bố thí”, Ở chùa sống lục hoà, tôn trọng, không ganh tỵ, tỵ hiềm, là bố thí. Thường ngày nhịn một câu cho đến không khởi giận dử là đã bố thí. Trong xã hội biết thương yêu đùm bọc trong tình nghĩa xóm làng là bố thí. Người Việt có câu : “Một nắm khi đói” thể hiện tính Đạo trong văn hoá ứng xử.

Trong Đạo Phật, Niệm Phật là Bố thí, Hành Thiền là Bố thí, Tu Tứ niệm xứ, Bát Chánh đạo, Ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, thất bồ đề phần cho đến Lục độ Ba la Mật… là Bố thí, Xuất gia là Bố thí, và không pháp nào mà không ẩn tàng tâm “bố thí” trong đó.
Pháp dẩn đến thành tựu Vô Thượng Chánh Dẳng Chánh Giác mà thiếu vị “Bố thí” thì đó là Pháp dõm không thể nào thành tựu được. Vì Bố thí củng đồng như xã bỏ.

Bố thí Ba La Mật_ Ba la mật nghĩa là cho đến bến bờ kia. Như thế nào là bố thí cho đến bến bờ kia?

Có một câu chuyện trong kinh đại ý như sau: Biết Xá Lợi Phất phát đại nguyện hạnh Bố thí, một vị trời đã hoá thân thị hiện thành thường dân đến xin Ngài một con mắt.Ngài tự tay móc lấy mắt phải cho. Nhưng người lại bảo là nhầm rồi, xin mắt trái, thế là ngài móc tiếp mắt trái. Nhưng người xin lại bủi môi nói mắt xấu quá không xài được, vứt cã hai mắt xuống đất và lấy chân dẫm lên. Lúc đó Ngài Xá lợi Phất biết như vậy mới bảo rằng : “Người như vậy ta không thể độ !”. Ngài nói như vậy xong thì Vị thiên nhơn hiện trở lại. Nói rằng: hạnh bố thí của ngài chưa đến bến bờ kia.

Đó là vì tâm Ngài đã động, còn thấy Ta thí, chấp vật thí và người thọ vật thí. Bậc thánh còn vướng như vậy huống hồ là phàm phu. Còn phàm phu thì tu hạnh bố thí không phải một lần là đặng Ba la mật, mà phải luôn luôn tinh tấn hành bố thí và xã luôn cái thấy ta thí, người thọ thí, và pháp thí , phải tập liên tục như vậy tâm mới thành thục và chắc chắn sẻ thành tựu Pháp ba la mật. Thành tựu Pháp Ba la Mật tức là xuất tam giới, liểu thoát sanh tự luân hồi.

(còn tiếp)


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Những việc khó

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Xin cho mình xen vô một số việc khó nữa .
Hoan hỷ trong sự cố gắng là một chuyện khó nhận ra.
Có niềm tin vào sự cố gắng của mình là một chuyện khó nhận ra.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
supermad.
Bài viết: 37
Ngày: 27/03/08 03:51
Giới tính: Nam

Re: Những việc khó

Bài viết chưa xem gửi bởi supermad. »

zelda đã viết:Xin cho mình xen vô một số việc khó nữa .
Hoan hỷ trong sự cố gắng là một chuyện khó nhận ra.
Có niềm tin vào sự cố gắng của mình là một chuyện khó nhận ra.
.

Ừ đúng vậy!

Nhưng Zelda có lẻ chưa từng đọc qua kinh Tứ thập nhị chương?

Hoan hỷ là bố thí, mà cố gắng củng là bố thí.

Cho đến lời nhẩn hòa là bố thí.

Chỉ có tâm ích kỷ, tham danh, là hạng bần cùng!

Hạng bần cùng không thể nào bố thí. hoặc rất khó bố thí vì chỉ một lời khích lệ đúng lúc người đó củng tiếc!


supermad.
Bài viết: 37
Ngày: 27/03/08 03:51
Giới tính: Nam

Re: Những việc khó

Bài viết chưa xem gửi bởi supermad. »

(tiếp tục)

Ngày nay, rất nhiều người làm từ thiện (nghĩa tương đương hoặc gần giống bố thí) htế nhưng sau việc làm từ thiện đó, đôi khi ít mang lại lợi lac vì không thể bố thí cã tánh bần cùng của mình. Bố thí mà vẩn còn sợ rằng không biết của mình thí họ sẻ sử dụng đúng "Mục đích" hay không? tới tay người cần thọ của thí hay không?, Về đêm đến, trằn trọc tiếc của!!!. Thế là, thay vì xã bỏ phiền nào, người ta lại đeo mang thêm phiền nảo?.

Không chỉ bậc hào phú, mà cả chùa chiền củng đã từng làm như vậy, sao một đợt làm từ thiện thì về phân tích, đi đến kết luận trật lất, kỳ sau phải trao quà tận tay !?! Vì sao có như vậy? vì phát tâm, dụng tâm, chưa đến bến bờ kia!

Người phật tử học Phật nên học dụng tâm cho đến bờ bên kia mà hành Bố thí. Chỉ dạy cho người khác hành hạnh bố thí cho đến bờ bên kia, đó là thí vô uý.

Bần cùng có ba.
Tướng tánh và trí.
Thí củng có ba.
Tài Pháp vô úy thí.
Bần cùng mà thí
Đó là việc khó làm
Người dù Nghiệp nặng
phát tâm hành bố thí
Hiện nghiệp sẻ tiêu tan
Chung mạng sanh cỏi trời.
Hưởng phước vượt trần gian.
Phước hết mạng chung.
Lại sanh vào bậc thượng.
đầy đũ cã sáu căn,
Tướng mạo trên thường tình.
Vì nhân duyên bố thí
Nên rộng lượng hải hà.
Kết nhân duyên Giải thoát
Ắt gặp Thiên nhơn sư.
Đưa vào đường Chánh Đạo
Tự giác và giác tha.


supermad.
Bài viết: 37
Ngày: 27/03/08 03:51
Giới tính: Nam

Re: Những việc khó

Bài viết chưa xem gửi bởi supermad. »

2/ Hào quý mà học Đạo là Khó.

Đạo mà chúng ta nói tới đây là đạo Giải thóat, đạo do ba đời chư Phật chứng nghiệm vào chỉ dạy. Tự thân, Phật Thích Ca là một tấm gương về sự Hào qúy mà ham học đạo, vì ai củng biết trước khi trở thành Phật, Ngài là một Thái tử giàu có bậc nhất, tương lai củng thành Vị Vua uy quyền và giàu có, La Hầu La là người kế vị Thái tử Tất Đạt Đa, củng là một người sang giàu, nhưng củng nhờ sự giáo huấn của Phật mà từ bỏ sự sang giàu để ham học đạo. Đạo Giải thóat này khi học và ham học, là giáo pháp nhầm tiêu dệt chấp ngã trong mõi cá nhân, cao hơn nửa là chấp Pháp.

Sang giàu ở đây là sung túc và thỏa mãn về vật chất (thế gian), mà như đã nói ở câu trên thì sự sang giàu là phước báo, là nhân quả, và là vô thường, sự sang giàu cho dù tột bậc thì không vượt ngòai lý nhân quả và vô thường, nếu ai tự cho rằng tôi giàu có, sang trọng vì tôi có tài, tôi thông minh vượt trội, tôi may mắn,…, thì chỉ đúng một phần, mà theo luật nhân quả thì đó là Phước báo hữu lậu, ( chổ này nói ít thôi, không khéo, những người giàu họ chửi ngược lại mình mấy thằng nghèo thất cơ lở vận thường lý sự), như vậy sang giàu hay bần cùng có cái không khác vì nó còn trong vòng nhân quả và vô thường. Nhưng những người hào quý nhiều “cái của tôi” hơn và “cái của tôi” củng lớn hơn (sợi dây ràng buộc) “cái của tôi” người nghèo (Tôi có nhiều nhà, và nhà của tôi lớn hơn nhà nó), từ đó cái ngã và dục củng lớn hơn. Vì lớn hơn nên khó buông hơn.Thường thì những người sang giàu thích tìm vui (sự thỏa mãn) trong dục, lạc, càng sang giàu thì càng thích việc thỏa mãn dục lạc và như người khát uống nước biển, càng uống thì càng thấy khát. Không bao giờ thỏa cơn khát.

Chúng ta càng sở hữu nhiều, thì càng đối diện lắm phiền não, và càng lôi cuốn thêm nhiều rắc rối. Nhưng hiếm người biết rỏ như vậy. Cho nên phần 1 Phật khuyên hành Bố thí để xã bỏ phiền nảo, tâm thêm an lạc.

Nói trí tuệ thế gian, người học cao, có công việc như kỷ sư bác sỉ... họ củng là người hào quý đấy. Nhưng thật là khó học đạo, vì họ củng thấy thế gian đang hạnh phúc đầy đủ và sung túc quá, đâu có gì là "Khổ" mà phải học Đạo, phải Tu ...!?! Nói chuyện đạo Giải thoát vơi họ đôi khi ... nhãm nhí, thừa cân dư mỡ.

Chúng ta thấy nhiều, rất nhiều, vô số người giàu mộ đạo, nhưng “ham học đạo” thì chắc là ít thôi, so với cái vô số người mộ đạo đó. Mộ đạo và ham học đạo là hai việc khác nhau. Vì vậy Phật mới nói rằng : Hào quý mà ham học đạo là việc khó.

Vì vậy sang giàu mà ham học đạo là việc khó, và củng là việc nên làm, vì sự sang giàu là vô thường, là Phước báo hửu lậu, Ngã càng lớn thì chơn tâm khó hiện, và là nhân của vô minh, là Con đường của luân hồi sanh tử.

Trên là pháp hửu lậu thế gian, còn pháp Vô vi , học đạo là buông bỏ. Người có trí tuệ học sâu nghiên cứu rộng kinh Phật so với hạng căn cơ thấp củng ví như người hào quý so với kẻ bần cùng. Nhưng những người đó thì lại chấp Pháp rất nặng, như người giàu ôm lấy của. Và việc học đạo (buông bỏ) giải thoát trở nên khó !?! Chuyện này có xảy ra chứ không phải là tưởng tượng, nên có câu :Tri Kiến lập tri thị vô minh bổn". Hạng này, Phật gọi là hạng đếm trâu cho người. Đếm trâu thì giỏi lắm mà trâu của mình không biết ở đâu ?

Vì vậy, nếu ai giỏi đếm trâu thì tìm lại trâu của mình mà đếm, mà quản lý. Tức là quay lại dụng những tri kiến của mình làm phương tiện để đến bờ bên kia.


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Những việc khó

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Zelda lại xin góp thêm.
Trên là pháp hửu lậu thế gian, còn pháp Vô vi , học đạo là buông bỏ. Người có trí tuệ học sâu nghiên cứu rộng kinh Phật so với hạng căn cơ thấp củng ví như người hào quý so với kẻ bần cùng. Nhưng những người đó thì lại chấp Pháp rất nặng, như người giàu ôm lấy của. .
Đoạn này rất hay, nhưng chỉ đúng khi các bạn có niềm tin vào sự cố gắng và trí tuệ của mình, biết hoan hỷ trong sự cố gắng đó.
Nếu bạn chê bai trí tuệ của mình thì mãi chỉ có TÍn , tín cực đoan ,và chỉ tin vào cái TÍn cực đoan kô suy xét mà thôi, điều này tương tự như hạng người chấp pháp nặng vậy.
Nếu bạn có niềm tin vào trí tuệ và sự cố gắng của bạn thì tức là bạn bắt đâu biết buông bỏ Giới Chấp Thủ, còn bạn mãi mê vào niềm tin thì chẳng khác chi hạng người giàu ôm lấy của.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Những việc khó

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

zelda đã viết:Zelda lại xin góp thêm.
Trên là pháp hửu lậu thế gian, còn pháp Vô vi , học đạo là buông bỏ. Người có trí tuệ học sâu nghiên cứu rộng kinh Phật so với hạng căn cơ thấp củng ví như người hào quý so với kẻ bần cùng. Nhưng những người đó thì lại chấp Pháp rất nặng, như người giàu ôm lấy của. .
Đoạn này rất hay, nhưng chỉ đúng khi các bạn có niềm tin vào sự cố gắng và trí tuệ của mình, biết hoan hỷ trong sự cố gắng đó.
Nếu bạn chê bai trí tuệ của mình thì mãi chỉ có TÍn , tín cực đoan ,và chỉ tin vào cái TÍn cực đoan không suy xét mà thôi, điều này tương tự như hạng người chấp pháp nặng vậy.
Nếu bạn có niềm tin vào trí tuệ và sự cố gắng của bạn thì tức là bạn bắt đâu biết buông bỏ Giới Chấp Thủ, còn bạn mãi mê vào niềm tin thì chẳng khác chi hạng người giàu ôm lấy của.
Nếu tui nói đúng thì ông mừng,còn tui nói sai thi ông phiền. vậy thì tui nên nói ông đúng hay ông sai ?

Dỉe nhiên là ông nói rằng nói phải có chứng lý? Nhưng trong bụng nói đúng ( ý ông) thì sao củng đưộc, mà nói sai là coi chừng phải chứng rỏ ràng? Đó là Thức tâm mê muội , đã mê rồi thì không nói.
Khi nào tỉnh sẻ nói


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Những việc khó

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Mã: Chọn hết

Nếu tui nói đúng thì ông mừng,còn tui nói sai thi ông phiền. vậy thì tui nên nói ông đúng hay ông sai ?
NT hãy cứ bình tâm,thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng,bạn hãy cứ nói những gì bạn cho là đúng.
Dỉe nhiên là ông nói rằng nói phải có chứng lý? Nhưng trong bụng nói đúng ( ý ông) thì sao củng đưộc, mà nói sai là coi chừng phải chứng rỏ ràng? Đó là Thức tâm mê muội , đã mê rồi thì không nói.
Khi nào tỉnh sẻ nói
Học không thông lại không dám hỏi thì lại nói đợi khi nào thông rồi sẽ hỏi , quá ư mâu thuẫn.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
supermad.
Bài viết: 37
Ngày: 27/03/08 03:51
Giới tính: Nam

Re: Những việc khó

Bài viết chưa xem gửi bởi supermad. »

3/ Không tiếc thân mạng là Khó.
Phật nói đúng , chuyện này khó thiệt, vì ai củng nghĩ thân mạng là qúy nhất, không tiếc cái qúy nhất cho bất ký mục đích nào là chuyện khó làm, nhưng càng khó làm hơn vì mục đích là cầu đạo, vì sao?

Đọan trên, nói rằng phải xã bỏ những vật chất bên ngòai thân để học đạo, thì đọan này cao hơn, là không tiếc thân mạng. Trong lịch sử đạo, có rất nhiều bậc cao tăng không tiếc thân mạng mình để cầu đạo, tôi nhớ có một vị tăng đứng phủ phục dưới tuyết lạnh mùa đông để cầu đạo Tổ sư Đạt_Ma, và khi Tổ hỏi: Ngươi lấy gì để chứng minh Tâm cầu đạo của mình?, thì vị tăng ấy không ngần ngại chặt đứt cánh tay mình.(sau này là vị tổ thư 2 của thiền tông ở Trung Quốc). Quả là khó thật cho việc cầu đạo.

Cầu đạo là bỏ "Hửu" nhập vào "Vô", việc này rất khó. Nếu đến với "Đạo" để mong cầu được chút gì đó thì vẩn còn là Pháp hửu lậu. Thí dụ như chút an lạc thanh tịnh ở Tây Phương Thế giới.

Trong Kinh Viên Giác, Phật dạy rằng “chúng sanh có hai lớp Vô Minh, thứ nhất là chấp thân ngũ uẩn là thật, từ đó chấp những cái thọ của thân là “ta” là thứ hai”, chúng ta tạm gọi là vọng ngã, như vậy không tiếc thân mạng mà cầu đạo là bỏ “Vọng” cầu “Chơn”. Đó là việc khó, Vì vậy, đầu tiên nhất Phật dạy Bố thí, nghĩa là xã bỏ tất cả nội thân ngoại thân, và bố thí cho đến bến bờ kia thì không còn tướng nhân, tướng ngã, tướng chúng sanh tướng thọ giả. Có ai thắc mắc, nếu xã bỏ hết cho đến bờ bên kia thì hỏi còn lại gì? Điều thắc mắc này tương tự : trước khi ta sanh mặt mũi ta như thế nào?.

Trở lại vấn đề không tiếc thân mạng. Ở đây xin nói thêm là :Đạo Phật không phải là Đạo đòi hỏi nhửng con người Tử vì đạo như những đạo khác và củng không khuyến khích chuyện đó, thậm chí ngược lại. Đạo Phật là đạo giải thóat, Từ bỏ thân như kiểu tự sát, không phải là giải thóat. Giải thóat đây là cỏi bỏ những ràng buộc từ cái thân ngũ uẫn này. Giải thóat khỏi những tham ái dục lạc…. dẩn đến khổ, đến vô minh, đến luân hồi sanh tử.

Vã lại , Thân củng là phương tiện. Trong kinh Lăng Nghiêm Phật dạy ý rằng : chúng sanh vô minh nguyên nhân từ nhận lầm nhửng cái mắt thấy tai nghe mũi ngữi lưởi nếm…… cho là của mình….. Nhưng phương tiện để giải thóat củng là mắt, tai, mũi, lưởi….. Như vậy từ thân này gây ra ‘vọng’ và trở về ‘chơn ‘ củng nhờ thân này. Phải nhớ thân người khó được, khó hơn cả việc mò kim đáy biển. Các vị Bồ Tát muốn thọ thân người củng phãi nhờ nguyện lực là cứu độ chúng sanh, mới sanh lại làm thân người, Phật Thích Ca với nguyện lực là Chuyễn Pháp Luân ở cỏi Ta Bà mới thọ sanh vào cung Vua Tịnh Phạn.

Còn mõi chúng ta thì do nguyên do nào ????

Thế thì không tiếc thân mạng như Phật nói là gì?
Là không đễ thân mạng này là trở lực cho chúng ta trên con đường cầu đạo, bước đầu chúng ta phãi làm chủ lấy bản thân, kiễm sóat được những đòi hỏi của thân tứ đại này, và nếu nhửng đòi hỏi đó đi ngược lại đạo pháp, giới luật thì không ngần ngại gì, chém đẹp! (chém là chém trong tâm tưởng suy nghĩ, chớ đừng nghĩ tôi nói chém là chém cái thân, nói tới đây tôi nhớ có chuyện Ông tu sỉ vì không giử được giới dâm dục nên xấu hổ muốn đọan của quý, Phật biết, mới nói rằng cái cần chém là cái Tâm, vì mọi sự đều do Tâm tạo ra, cái thân đó không có lổi).
Đó là việc khó làm, và Phật khuyên nên làm.

Thân đã giài thoát được mê muội chấp đắm rồi thì thân không còn là thân phàm phu nửa mà là "Diệu sắc thân". Ăn uống ngũ nghĩ đi lại nói năng đều là :"Diệu Pháp tướng". Thiền Sư Huyền Giác đã viết trong Chứng Đạo Ca.
Phóng tứ đại mạc bả tróc.
Tịch diệt tánh trung tùy ẫm trác.
Chư hạnh vô thường nhất thiết "không".
Tức thị Như Lai dại viên giác.
Xin tạm dịch :

Thân tứ đại chẳng cần cung phụng.
Chẳng âu lo củng chẳng ngại ngùng.
Không chấp tùy thời ăn ngũ nghĩ.
Tỉnh lặng không không, vạn lý dung.

Trí tuệ sáng, soi tận cùng Tam giới
Luật “vô thường” chi phối vạn pháp hành.
Chơn thễ Không, tất cả đều nhân “không”
Là thực tánh “Như Lai Đại Viên Giác”.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách