BÍCH NHAM LỤC

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Tễu đã viết:Kính bác chanhientam tangbong
Tễu thấy bác dạo này...hơi bị đanh...đấy. :-c
Tễu:kính
Đanh là gì không hiểu.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chanhientam đã viết:
Tễu đã viết:Kính bác chanhientam tangbong
Tễu thấy bác dạo này...hơi bị đanh...đấy. :-c
Tễu:kính
Đanh là gì không hiểu.

Cô Tâm ơi cho tôi thêm chút đá.
Ai dám bắt nạt Tâm nào?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

BINH vui tính quá ! :D


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Đanh đá hả? Hi hi ... Câu nớ thì hiểu. Hi hi ... mà có sao không? Nghe đến tu hành, chứng đắc nhức tai quá hả? Hi hi ... Lời thật mất lòng. Thuốc đắng đả tật. Nghe riết sẽ quen thôi mà!
Thiệt ra, với công án Ht không thích tham gia lắm. Như phần vô môn quan trước. Riêng phần này, bác Bình kêu thành Ht mới gáy một chút cho vui mà thôi. Nhưng gì thì gì với Tễu, vậy là có sự tốt đẹp. Nghe đến nỗi phải lên tiếng thì ít nhất cũng để lại một cái gì đó trong tâm của Tểu rồi. Nghe mà cứ tuồn tuột như nước đổ lá môn ... coi như thua! kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

TẮC 20

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 20

THÚY VI THIỀN BẢN

LỜI DẪN :
Bồi non đắp núi, va tường, chạm vách, dừng tư, ngưng cơ một trường khổ khuất. Hoặc có kẻ lật nghiêng bể cả, đạp ngã Tu Di, hét tan mấy trắng, đạp nát hư không , liền đó nhằm một cơ, một cảnh, ngồI cắt đầu lưỡI ngườI trong thiên hạ , không có chỗ cho ông ghé bên. Hãy nói từ trước đến nay ngườI nào từng làm thế ấy ? thử cử xem?

CÔNG ÁN :
Long Nha hỏI Thúy Vy :
- Thế nào là ý Tổ sư từ tây sang?
Thúy vi bảo :
- Đem thiền bản lạI đây cho ta.
Long Nha đem thiền bản lạI cho thúy vi. Thúy vi nhận lấy liền đánh. Long Nha nói :
- Đánh thì cứ đánh, nhưng không có ý Tổ sư từ tây sang.
Long Nha lạI đến hỏI Lâm Tế:
- Thế nào là ý Tổ sư từ tây sang?
Lâm Tế bảo :
- Đem bồ đoàn lạI đây cho ta.
Long Nha lấy bồ đoàn đem lạI cho Lâm Tế. Lâm Tế nhận liền đánh. Long Nha nói :
- Đánh thì cứ đánh, nhưng không có ý Tổ sư.

GIẢI THÍCH :
Long Nha trước tham vấn nơi Thúy Vi, Lâm Tế, sau tham Đức Sơn, hỏI
- Học nhân cầm kiếm Mạt Da toan lấy đầu thầy thì thế nào?
Đức Sơn đưa đầu nói
- Đây!
Long Nha nói :
- Đầu thầy rơi !
Đức Sơn cườI chúm chím rồI thôi.
Kế Long Nha đến Động Sơn, Động Sơn hỏI
- Vừa rờI chỗ nào?
Long Nha thưa:
- RờI Đức Sơn.
Động Sơn hỏI :
- Đức Sơn có ngôn cú gì?
Long Nha thuật lạI việc trước. Động Sơn hỏI :
- Ông ấy nói gì?
- Thưa thầy không nói.
- Chớ bảo không nói. Thử đem cái đầu Đức Sơn trình lão tăng xem.
Long Nha nhân nơi đây tỉnh ngộ, bèn thắp hương, vọng về Đức Sơn lễ bái sám hối. Đức Sơn nghe , nói
- Lão già Động Sơn này không biết tốt xấu, kẻ này chết đã lâu rồI, cứu được dùng vào việc gì? Mặc y gánh đầu lão tăng chạy quanh trong thiên hạ.

Thiền sư Hiệt ở Qui Sơn nói :” Thúy Vi, Lâm Tế đáng gọI là bổn phận Tông sư, Long Nha là bậc vạch cỏ xem gió, chẳng ngạI làm mô phạm cho người sau “. Sau khi Long Nha trụ viện, có vị tăng hỏI : “ Đương thờI hòa thượng lạI chấp nhận hai vị tôn túc chăng?” Long Nha đáp “ Nhận tức nhận, chỉ là không có ý Tổ sư tây sang ”. Long Nha xem trước, ngó sau hợp bệnh cho thuốc . ĐạI Qui ắc không thế, đợI y hỏI : đương thờI hòa thượng lạI chấp nhận hai vị tôn túc chăng? Rõ, chẳng rõ cũng mặc, nhằm ngay xương sống đánh. Chẳng những đỡ vững Thúy Vi, Lâm Tế cũng chẳng cô phụ ngườI hỏi.

Thiền sư Thông ở Thạch Môn nói :
“ Long Nha không ngườI tát được vẫn đáng bị thiền tăng móc một con mắt”.

Tuyết Đậu nói :
“ Lâm Tế, Thúy Vi chỉ biết nắm đứng, chẳng biết buông ra, nếu tôi đương thờI làm Long Nha, đợI sư đòi bồ đoàn, thiền bản, liền nắm đưa lên ném ngay mặt”.

Thiền sư GiớI ở núi Ngũ Tổ nói :
“ Hòa thượng được mặt dài thế ấy” hoặc nói “Tổ sư bị đất dính đầu “.

Thiền sư Tân ở Hoàng Long nói :
“ Long Nha đoạt trâu của ngườI cầy, cướp cơm của ngườI đói, đã sáng thì sáng vậy, nhân sao lạI không có ý Tổ sư tây sang? Hiểu chăng? Đầu gậy có mắt sáng như nhật, cần biết vàng ròng trong lửa xem. ĐạI phàm kích dương yếu diệu, đề xướng tông thừa , nhằm dướI cơ thứ nhất rõ được , khả dĩ ngồI cắt đầu lưỡI ngườI trong thiên hạ. Nếu do dự thì rơi vào cơ thứ hai. Hai ông già này tuy nhiên đánh gió đập mưa kinh thiên động địa, vẫn chẳng từng đánh được kẻ mắt sáng. NgườI xưa tham thiền quá nhiều cay đắng lập chí khí trượng phu , vượt sông, qua núi tham kiến tôn túc”.

Long Nha phát câu hỏI “ Thế nào là ý Tổ sư từ tây sang?” Thúy Vi nói “ Đem thiền bản lạI cho ta”. Long Nha đem thiền bản lạI, Thúy Vi nhận liền đánh. Long Nha khi lấy thiền bản lạI, há chẳng biết Thúy Vi muốn đánh sư sao? Cũng chẳng được nói là sư chẳng hội. Vì sao lạI đem thiền bản lạI cho Thúy Vi? Hãy nói nếu khi ấy thừa đương được thì phảI làm sao? Sư chẳng nhắm đến chỗ nước sống dùng, tự dấn mình vào chỗ nước chết để làm kế sống, một bề làm chủ tể, nói “ đánh mặc đánh, không có ý Tổ Sư tây sang” . Sư lạI chạy sang Hà Bắc tham Lâm Tế, vẫn câu hỏI như trước. Lâm Tế bảo “ Đem bồ đoàn lạI cho ta”. Sư đem bồ đoàn lạI, Lâm Tế nhận liền đánh. Sư nói “ đánh mặc đánh, nhưng không có ý Tổ sư”. Thử hỏI hai vị tôn túc, không cùng nguồn , sao chỗ đáp lạI giống nhau? ( Lâm Tế đệ tử Hoàng Bá dòng Mã Tổ, Thúy Vi đệ tử dòng Dược Sơn), chỗ dụng cùng một thứ.

Sau sư trụ viện, có vị tăng hỏI “ Đương thờI hai vị tôn túc, hòa thượng thừa nhận hay chẳng thừa nhận?” Long Nha nói “ Thừa nhận thì thừa nhận, nhưng không có ý Tổ sư tây sang”. Đúng là trong bùn có gai. Buông ra cho ngườI đã rơi vào cơ thứ hai. Lão già này nắm được đứng, chỉ được làm đồ đệ trong tông Tào Động. Nếu là đồ đệ Lâm Tế, Đức Sơn phảI biết riêng có chỗ sống. Nếu là sơn tăng thì không thế, nói vớI y “ nhận thì chưa nhận, nhưng không có ý Tổ sư tây sang”.

Tăng hỏi Đại Mai: Thế nào là ý Tổ sư Tây sang?
Đại Mai đáp : Tây sang không có ý.
Diêm Quan nghe, nói : Một cái quan tài, hai cái tử thi
Huyền Sa nghe, nói : Diêm Quan là bậc tác gia.
Tuyết Đậu nói: Ba cái cũng có.
Vị tăng này hỏI ý Tổ sư tây sang, sao lạI nói vớI ý Tây sang không có ý? Đó là câu chết. Nếu hiểu như thế sẽ rơi vào tử thủy. Vì thế mớI nói : Cần tham câu sống, chớ tham câu chết. Câu sống tiến được, vĩnh kiếp chẳng quên, câu chết tiến được, tự cứu chẳng xong. Long Nha nói thế ấy hẳn là toàn thiện.
Đương thờI hai vị tôn túc đòi thiền bản, bồ đoàn, Long Nha chẳng phảI không biết ý kia, song cần dùng được việc trong hông, ngực của mình, phảI làm như thế. Quả là dùng được quá tuyệt. Long Nha hỏI thế ấy, hai vị tôn túc đáp thế ấy, vì sao lạI không có ý Tổ sư Tây sang? Trong này phảI biết riêng có chỗ kỳ đặc. Tuyết Đậu tụng

TỤNG
Long Nha sơn lý long vô nhãn
Tử thủy hà tằng chấn cổ phong
Thiền bản, bồ đoàn bất năng dụng
Chỉ ưng phân phó dữ Lô Công.

DỊCH
Trong núi Răng Rồng, rồng không mắt
Nước chết đâu từng chấn cổ phong
Thiền bản, bồ đoàn không dụng được
Thôi thì phân phó cho Lô Công.

GIẢI TỤNG
Tuyết Đậu cứ theo khoản kết án. Hãy nói ý ở chỗ nào? Chỗ nào là không mắt ? chỗ nào là nước chết ? Đầm trong chẳng cho rồng to cuộn, nước chết đâu từng có rồng to. Đâu chẳng thấy nếu là rồng sống phảI đến chỗ nước dậy mênh mang, sóng to ngập trời. Chỗ tử thủy chưa từng có rồng, làm sao chấn chỉnh được Phật pháp theo phong thái ngườI xưa ?
Long Nha hỏI ý Tây sang, các Tổ bảo mang thiền bản, bồ đoàn đến, rõ ràng đã tặng rồng xanh. Chỉ vì sư không biết cưỡI nên không thể dụng được vậy. Việc này còn phảI đợI nhân duyên, thờI tiết đến mớI được, vì vậy mớI phảI bàn giao cho Tạo Hóa tức Lô Công.

TỤNG
Lô Công phó liễu diệt hà bằng
Tọa ỷ hưu tương kế Tổ đăng
Kham đốI mộ vân qui vị hiệp
Viễn sơn vô hạn, bích tằng tằng

NGHĨA
Giao phó Lô Công chẳng có bằng
NgồI lưng không thẳng dẹp thiền đi
Kham đốI mây chiều về rảI rác
Non xa lớp lớp biếc lê thê.

GIẢI THÍCH
Giao phó cho Lô Công cũng chưa chắc gì đến thời tiết sẽ tỏ ngộ. Nếu còn giảI đãi, biếng lườI thì chẳng có tư cách gì mà nốI được Tổ đăng.
Những câu sau có hai nghĩa:
Đó là cảnh giớI của thiền nhân. Không còn việc gì phảI làm cả, hoàn toàn vô vi, tâm như gương sáng, phản chiếu toàn vũ trụ.
Nhưng cũng vẫn chưa xong. Chưa gom về làm một được, và vẫn còn nhiều chướng ngạI ở trước.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

Kính các bác. tangbong (các bác thông cảm,đây là mục thiền tông)
Có mỗi một từ...để ...thông...
Mà bác...thì đinh !
Còn bác...thì đá !
bác thì...vui tính quá !
- >:D<
Kiểu này Tễu dễ ăn... timeeeout
May mà có bác...cười giòn.
Chỉ tại:Bích nham lục . :(

Bích nham lục?
Bích nham lục!
Đá sáu cục,
Chấn lục căn.
Không cho trần,
duyên cùng thức.
dùng hết thức,
Đập đá tan.
Hòa cả làng,
Toang trước mặt.
Còn Tuyết Đậu?
Dậu hay loa?
Mặc,nhẩy qua.
Chân ...chấm đất!
Cười...Ha Ha.
-Quê đâu ta!
:))
Tễu:Kính.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bách trượng can đầu tu tiến bộ
Thập phuơng thế giới thị toàn thân


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

TẮC 21

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 21

TRÍ MÔN: HOA SEN, LÁ SEN

LỜI DẪN
Dựng pháp tràng, lập tông chỉ, trên gấm thêm hoa. Lột dây dàm, tháo yên cương là thờI tiết thái bình Hoặc là biện được câu cách ngoạI, nêu một rõ ba, bằng chưa được như thế, lắng nghe phân xử.

CÔNG ÁN :
Tăng hỏI Trí Môn:
- Khi hoa sen chưa ra khỏI nược thì thế nào?
Trí Môn đáp :
- Hoa sen.
Tăng hỏI :
- Sau khi ra khỏI nước thì thế nào?
Trí Môn đáp :
- Lá sen.

GIẢI THÍCH :
Trí Môn nếu là ứng cơ tiếp vật , còn xa đôi phần. Nếu là cắt đứt các dòng thì ngàn dặm, muôn dặm. Hãy nói hoa sen ra khỏI nước cùng chưa ra hỏI nước là một, là hai ? Nếu thế ấy thấy được, hứa ông có chỗ vào. Tuy nhiên như thế, nếu nói là một thì lẫn lộn Phật tánh, lộn xộn chân như . Nếu nói là hai thì tâm - cảnh chưa quên, rơi vào đường tri giảI, chạy mãi biết bao giờ dừng? Thử nói ý cổ nhân thế nào? Kỳ thật không có nhiều việc.( Ra khỏi nước cùng chưa ra khỏi nước thì nó vẫn vậy)
Đầu Tử nói “ Ông chỉ chớ kẹt danh số, ngôn cú , nếu rõ các việc thì tự nhiên chẳng kẹt, tức không có nhiều vị thứ chẳng đồng. Ông nhiếp tất cả pháp, tất cả pháp nhiếp ông chẳng được. Vốn không được – mất, mộng huyễn danh mục nhiều như thế, không nên gắng gượng vì nó an lập danh tự , dối gạt các ông được chăng? Vì các ông hỏi nên có nói nếu các ông chẳng hỏi, bảo tôi nhằm các ông nói cái gì? Chính được tất cả việc đều do các ông đem được đến, trọn chẳng can gì việc của ta. “
Cổ nhân nói “ Muốn biết nghĩa Phật tánh phải xem thời tiết nhân duyên “.
Vân Môn nhắc việc tăng hỏi Linh Vân “ Khi Phật chưa ra đời thì thế nào? Linh Vân dựng đứng cây phất tử. Tăng hỏi : Sau khi Phật ra đời thì thế nào? Linh Vân cũng dựng cây phất tử. Vân Môn nói “ Đầu trước đánh được, đầu sau đánh chẳng được.” Lại nói : Chẳng nói ra đời cùng chẳng ra đời. Nếu ông tìm lời, theo câu trọn không có liên quan gì. Nếu ông trong lời thấu được lời, trong ý thấu được ý, trong cơ thấu được cơ, tự tại buông bỏ khiến được thảnh thơi, mới thấy chỗ đáp thoại của Trí Môn.
Những câu như “ Khi Phật chưa ra đời thì thế nào?” , “ Khi Ngưu Đầu chưa gặp Tứ Tổ thì như thế nào?” , “ Khi cha mẹ chưa sanh thì thế nào?”. Vân Môn nói : “ Từ xưa tới nay chỉ là một đoạn sự, không phải - không quấy, không được- không mất , không sanh cùng chưa sanh. Cổ nhân đến trong ấy tung một đường, có ra có vào. Nếu là người chưa liễu thì nương cây - gá cỏ, sờ rào - mò vách. Lúc đó hoặc là dạy y buông sạch đi, hoặc là đánh cho y chạy vào rừng rậm mênh mang. Nếu là người suốt mười hai giờ (24 giờ) chẳng gá nương một vật, tuy chẳng gá nương một vật, mà bày một cơ, một cảnh làm sao mò tìm?”.
Ông tăng này hỏi : Khi hoa sen chưa ra khỏi nước thì thế nào?
Trí Môn đáp : Hoa Sen . Lời đáp đó chỉ để ngăn hỏi. Quả là một câu đáp kỳ đặc. Các nơi thường gọi là lời điên đảo. Nham Đầu nói " Quí ở chỗ trước khi mở miệng vẫn còn so sánh đôi phần. Cổ nhân chỗ bày cơ đã là ló đuôi rồi. Hiện nay học giả chẳng hiểu ý cổ nhân , chỉ cần lý luận. Đã ra khỏi nước cùng chưa ra khỏi nước có dính dáng chút nào?"
Có người hỏi Giáp Sơn " Khi hoa sen chưa ra khỏi nước thì thế nào?"
Giáp Sơn đáp " Cột cái, lồng đèn".
Hãy nói cùng hoa sen là đồng, là khác?
Tăng hỏi " Sau khi ra khỏi nước thì thế nào"
Đáp " Đầu gậy khêu nhật nguyệt, dưới chân sình rất sâu".
Ông thử nói phải hay chẳng phải. Chớ theo một chuẩn mực cố định nào.
Tuyết Đậu tụng

TỤNG
Liên hoa, hà diệp báo quân tri
Xuất thủy hà như vị xuất thì
Giang Bắc, Giang Nam vấn Vương Lão
Nhất hồ nghi liễu nhất hồ nghi.

NGHĨA
Hoa sen, lá sen bảo anh biết
Xuất thủy chẳng như chửa xuất thì
Giang Bắc, Giang Nam hỏi Vương Lão
Hồ nghi này để giải một hồ nghi.

Người học hiện nay chỉ nhằm trên ngôn cú. Ông hãy nói khi chưa ra khỏi nước là thời tiết gì? Khi ra khỏi nước là thời tiết gì? Nếu ông thấu được thì thân thấy Trí Môn. Nếu chưa thấu thì đến Giang Nam, Giang Bắc tìm các bậc tôn túc mà hỏi.


Hoa sen dụ cho Phật tánh. Ra khỏi nước dụ cho tỏ ngộ. Vậy Phật tánh khi chưa tỏ ngộ va sau khi tỏ ngộ có gì khác nhau không?
Vân Môn nói : “ Từ xưa tới nay chỉ là một đoạn sự, không phải - không quấy, không được- không mất , không sanh cùng chưa sanh"


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Tắc 22

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 22
TUYẾT PHONG: CON RẮN TO

LỜI DẪN:
Lớn không gì ngoài, nhỏ bằng lân hư . Bắt thả chẳng tại ai, cuộn lại - buông ra tại ta. Nếu muốn gỡ niêm - mở trói , cần phải lấp dấu - nuốt tiếng. Người người ngồi đoạn yếu tân , mỗi mỗi vách đứng ngàn nhẫn (10 nhẫn là một trượng). Hãy nói là cảnh giới của người nào? Thử nêu xem.

CÔNG ÁN:
Tuyết Phong dạy chúng :
- Núi Nam có con rắn to , cả thẩy các ông cần phải khéo xem.
Trường Khánh nói :
- Ngày nay trong nhà có người tan thân mất mạng.
Có vị tăng kể lại cho Huyền Sa nghe. Huyền Sa nói
- Phải là Lăng huynh mới được, tuy nhiên như thế, tôi thì chẳng vậy.
Tăng hỏi :
- Hòa thượng thế nào?
Huyền Sa đáp :
- Dùng núi Nam làm gì?
Vân Môn thì lấy cây gậy ném trước Tuyết Phong làm thế sợ.

GIẢI THÍCH
Tại sao lại là con rắn to? Con rắn to khi gặp người hay vật thì nó cuốn lấy, hả họng nuốt trọng . Nhưng con rắn này còn to hơn thế. Nó nuốt không những người, vật, mà còn cả núi sông, sơn hà, đại địa. Bởi vậy mới cần xem.
Các Tổ thường dùng nhiều hình thức để dụ cho " cái đó" . Tuyết Phong nói : Mỗi mỗi che trời - che đất, lại chẳng nói huyền - nói diệu, nói tâm - nói tánh, đột nhiên xuất hiện, như đống lửa lớn, gần nó bị cháy cả mặt mày. Như kiếm Thái A vừa hươi lên thì tan thân mất mạng. Nếu trầm ngâm suy nghĩ thì chẳng dính dáng.


Tổ Bá Trượng hỏi Hoàng Bá :
- ở đâu đến?
Hoàng Bá thưa :
- Nhổ nấm dưới chân núi Đại Hùng đến.
Bá Trượng hỏi
- Thấy cọp chăng?
Hoàng Bá liền làm tiếng cọp gầm. Bá Trượng cầm búa ra bộ chặt. Hoàng Bá vỗ Bá Trượng một cái. Bá Trượng tủm tỉm cười. Hôm sau Bá Trượng lên đàn bảo chúng
- Núi Đại Hùng có con cọp, cả thảy các ông phải khéo xem, ngày nay chính lão tăng bị cắn một cái.

Tử Hồ, ở cửa có tấm bia. Trên bia viết : " Tử Hồ có con chó, trên cắn đầu người, giữa cắn lưng người, dưới cắn chân người. Suy nghĩ ắt tan thân mất mạng. " Nếu có tăng đến vừa xem, sư liền kêu
- coi chừng chó.
Tăng xoay đầu lại, sư liền trở về phương trượng.

Triệu Châu thấy tăng đến liền hỏi:
- Từng đến đây chưa?
Dù tăng nói từng đến hay chưa từng đến , Triệu Châu đều bảo
- Uống trà đi.
Viện chủ thưa :
- Hòa thượng bình thường hỏi tăng từng đến với chẳng từng đến , đều bảo uống trà đi là ý chỉ thế nào?
Triệu Châu gọi
- Viện chủ.
Viện chủ ứng thanh
- Dạ
Triệu Châu bảo :
- Uống trà đi.

Tuyết Phong nói
- Núi Nam có con răn to, tất cả các ông cần phải khéo xem.

Trường Khánh nói :
- Ngày nay trong nhà có người tan thân mất mạng,
Vì sao vậy? vì như đống lửa lớn, như kiếm Thái A, đụng đến thì tan thân mất mạng.
Huyền Sa nói :
- Dùng núi Nam làm gì?
Là bởi vì đâu mà chẳng có.
Vân Môn lấy gậy ném trước Tuyết Phong làm thế sợ .
Dạ nó đây. Sợ quá.
Còn ông? Chẳng được bắt chước người xưa, thử đáp xem. Đến trong ấy, cần phải hiểu ý ở ngoài câu. Tất cả ngôn ngữ, công án nhắc lại liền biết chỗ rơi (ý chính). Xem sư dạy chúng như thế, chẳng thể đem tình thức , hạnh giải đo lường được. Nếu là con cháu trong nhà, tự nhiên khế hợp. Tuyết Phong dạy chúng như thế ấy, đáng gọi là lời nói vô vị, bít lấp miệng người. Trường Khánh, Huyền Sa đều là người trong nhà mới hiểu được thoại của sư. Đâu chẳng thấy Chơn Tịnh tụng

TỤNG
Đả cổ, lộng tỳ bà
Tương phùng lưỡng hội gia
Vân Môn năng xướng hòa
Trường Khánh giải tùy da
Cổ khúc vô âm vận
Nam Sơn niết tỷ xà
Hà nhân tri thử ý
Đoan đích thị Huyền Sa.

NGHĨA
Đánh trống, khảy tỳ bà
Gặp nhau hiểu hai nhà
Vân Môn khéo xướng hòa
Trường Khánh giỏi theo a
Nhạc xưa không âm vận
Núi Nam có rắn to
Người nào biết ý đó
Quả thật là Huyền Sa.

Tuyết Đậu vì thích Vân Môn khế hợp ý Tuyết Phong nên tụng :

TỤNG
Tượng Cốt nham cao nhân bất đáo
Đáo giả tu thị lộng xà thủ.
Lăng sư, Bị sư bất nại hà
Tán thân mất mạng hữu đa, thiểu?
Thiều Dương tri, trùng bác thảo
Nam Bắc Đông Tây vô xứ thảo
Hốt nhiên đột xuất trú tượng đầu
Phao đối Tuyết Phong đại trương khẩu
Đại trương khẩu hề đồng thiểm điện
Dịch khởi mi mao hoàn bất kiến
Như kim tàng tại Nhũ Phong tiền
Lai giả nhất nhất khán phương tiện.

NGHĨA
Tượng Cốt núi cao người chẳng đến
Người đến phải là tay đùa rắn
Sư Lăng, sư Bị chẳng làm gì
Tan thân mất mạng có nhiều, ít
Thiều Dương biết, lại vạch cỏ
Nam Bắc Đông Tây không có cỏ
Bỗng nhiên đột xuất cây gậy này
Ném trước Tuyết Phong miệng há hốc
Miệng há hốc hề! như điện chớp
Dịch chuyển lông mày vẫn chẳng thấy
Hiện nay ẩn trước ngọn Nhũ Phong
Người đến chỉ thấy toàn phương tiện

GIẢI TỤNG
Hai câu đầu. Núi Tượng Cốt là nơi Tuyết Phong ở. Tuyết Phong cơ phong cao vót ít có người đến được chỗ sư. Phải là bậc tác gia thông phương mới cùng chứng minh nhau. Con rắn to này thật khó đùa, phải là tay khéo đùa mới được. Nếu chẳng khéo đùa sẽ bị rắn cắn. Nếu là tay khéo đùa, năm một cái đứng khựng, bèn cùng lão tăng nắm tay đồng hành.
Tuyết Đậu nói " Sư Lăng, sư Bị chẳng làm gì" chẳng phải là hai người chưa ngộ, Ai chẳng biết ba người : Huệ Lăng Trường Khánh, Huyền Sa Sư Bị và Thiều Dương Vân Môn đều là bậc tác gia, cơ không được mất, chỉ là thân sơ mà thôi.
"Tan thân mất mạng" nghĩa là gì? Nói thế bởi vì ai đã gặp " con rắn to" đó thì thân không còn là thân này nữa, tâm không còn là tâm này nữa, mạng không còn là mạng này nữa nên gọi là tan thân mất mạng. "Tan thân mất mạng có nhiều, ít" là nói: với lời dậy như thế, có bao nhiêu người tỏ ngộ?
Vân Môn biết chỗ rơi của Tuyết Phong khi nói " Núi Nam có con rắn to" vì thế "lại vạch cỏ" , thế mà Nam Bắc Đông Tây đều không có cỏ . Lúc đó ông ở chỗ nào? Thì "Bỗng nhiên đột xuất cây gậy này". Vân Môn ném cây gậy trước mặt Tuyết Phong làm thế sợ. Vân Môn dùng cây gậy là cái dụng con rắn to. Cũng cây gậy, khi thượng đường, Vân Môn nói " Cây gậy hóa rồng, nuốt hết sơn hà, đại địa" . Đến trong đó mới biết " Tâm theo muôn cảnh chuyển, chỗ chuyển thật u vi"
Cây gậy " Ném trước Tuyết Phong , miệng há hốc" , " Miệng há hốc hề! như điện chớp" Chỗ này hiểu thì liền hiểu, như điện chớp, vừa mới nghĩ, nghị thì tan thân mất mạng. (tan thân mất mạng ở đây chẳng phải như nghĩa trên, mà nghĩa là sai nên tan thân mất mạng)
Nó luôn luôn có đấy nhưng vô tướng, vì vậy nên " Dịch chuyển lông mày vẫn chẳng thấy" Ở đâu mà chẳng có, thế tai sao Tuyết Đậu bảo " Hiện nay ẩn trước ngọn Nhũ Phong" ? Chính vì Tuyết Đậu ở ngọn Nhũ Phong nên thường thấy nó ở đó. Còn những người khác đến thì có thấy không? Những người khác đến chỉ thấy toàn phương tiện.

Ghi chú : Phần đầu vì chưa tìm được chỗ Diêm Quan nói về nghĩa sắc không và bài tụng qua cầu của Động Sơn nên chưa đưa vào được. Mong vị nào biết xin gởi lên diễn đàn để bổ túc phần thiếu sót, xin chân thành cảm ơn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Tui mới đi có một tuần mà sao nhiêu bài thế! Về thấy ngán quá. Bác Tễu làm cái bài gì hay thế!


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

TẮC 23

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 23
BẢO PHƯỚC, TRƯỜNG KHÁNH DẠO NÚI

LỜI DẪN
Ngọc lấy đá thử, vàng đem lửa thử, nước dùng gậy dò. Đến trong cửa Thiền tặng một lời - một câu, một cơ - một cảnh, một ra - một vào, một xô - một đẩy, cốt thấy sâu cạn , cốt thấy thuận nghịch. Hãy nói đem cái gì thử, mời cử xem.

CÔNG ÁN
Bảo Phước, Trường Khánh dạo núi . Bảo Phước lấy tay chỉ, nói :
- Chỉ trong đây là ngọn Diệu Phong.
Trường Khánh nói :
- Phải thì phải, đáng tiếc thay!
(Tuyết Đậu trước ngữ : Ngày nay cùng kẻ này dạo núi mong làm cái gì? Lại nói Trăm ngàn năm sau chẳng nói không, chỉ là ít).
Sau Cảnh Thanh nghe, nói :
- Nếu chẳng phải Tôn Công, liền thấy đầu lâu đầy đất.

GIẢI THÍCH
Ngọn Diệu Phong còn gọi là Diệu Cao Phong (có nghĩa là cao lắm) là ngọn núi được đề cập đến trong kinh Hoa Nghiêm.
Kinh Hoa Nghiêm nói " Tỳ kheo Đức Vân ở trên đảnh Diệu Phong từ lâu không xuống núi . Thiện Tài đồng tử đến tham vấn bảy ngày không gặp. Một hôm tại ngọn núi khác gặp nhau. Yết kiến xong, Đức Vân vì Thiện Tài nói một niệm ba đời, là pháp môn tất cả chư Phật trí tuệ quang minh đều thấy ".
Đức Vân đã từ lâu không xuống núi sao lại gặp nhau ở ngọn núi khác? Nếu bảo Đức Vân xuống núi, sao kinh nói " Tỳ kheo Đức Vân từ lâu không xuống núi, thường ở trên đảnh Diệu Phong" ? Vậy Đức Vân, Thiện Tài thực ra là ở đâu?
Về sau Lý Thông Huyền giải thích ( lại tạo sắn bìm rồi) nói :" Ngọn Diệu Phong là Pháp môn Nhất Vị Bình Đẳng, mỗi mỗi đều chân, mỗi mỗi đều toàn, nhằm vào chỗ không được - không mất, không phải - không quấy, riêng bày. Vì thế nên Thiện Tài không thể thấy Đức Vân, vì chỗ thấy chưa đến chỗ xứng tánh. Như mắt chẳng tự thấy, tai chẳng tự nghe, tay chẳng tự sờ, dao chẳng tự cắt, nước chẳng tự rửa, lửa chẳng tự đốt".
Đến đây chúng ta thấy kinh đại từ bi, có chỗ vì nhau, Phương tiện lập khách - lập chủ, lập cơ - lập cảnh, lập vấn - lập đáp. Chư Phật chẳng ra đời, cũng không có Niết Bàn, vì phương tiện độ chúng sanh nên hiện việc như thế.
Bảo Phước, Trường Khánh, Cảnh Thanh đều thừa kế Tuyết Phong. Ba người đồng chứng, đồng đắc , đồng kiến, đồng văn, đồng niệm, đồng dụng, một ra một vào, thay nhau xô đẩy. Bởi vậy nếu một vị nói thì hai người kia đều biết chỗ rơi. Ở trong hội Tuyết Phong, thường thường vấn đáp chỉ có ba vị này. Một hôm dạo núi, Bảo Phước lấy tay chỉ nói " Chỉ trong đây là đảnh Diệu Phong". Nếu như thiền tăng ngày nay , nghe hỏi thế ây thì miệng tợ tấm biển. Cũng may là hỏi Trường Khánh. Bảo Phước hỏi như thế cốt nghiệm xem người kia có mắt không. Trường Khánh cũng là người trong nhà nên đáp " Phải thì phải, đáng tiếc thay". Đã phải sao lại còn đáng tiếc ? Đáng tiếc là lời đã nói ra thì không còn " Nhất chân pháp giới " nữa. Tuyết Đậu nói " Trăm ngàn năm sau chẳng nói không, chỉ là ít ". Nói thế có nghĩa gì? Chẳng là câu hỏi của Bảo Phước để nghiệm tăng xem mắt đã sáng chưa nên Tuyết Đậu mới nói thế. Cũng như trước kia Hoàng Bá bị vặn hỏi nên nói " Chẳng nói không thiền, chỉ là không sư ". Còn Cảnh Thanh nghe thuật lại lời đáp của Trường Khánh bèn nói " Nếu chẳng phải tôn công, liền thấy đầu lâu đầy đất". nghĩa là nếu chẳng phải người mắt sáng thì đã chẳng thấy đỉnh Diệu Phong.
Có vị tăng hỏi Triệu Châu
- Thế nào là đảnh Diệu Phong?
Triệu Châu bảo
- Lão tăng không đáp câu này của ông.
Tăng hỏi
- Sao không đáp câu này?
Triệu Châu nói
- Nếu ta đáp ông sợ e rơi xuống đất.
Triệu Châu còn đáp như thế, trách sao Trường Khánh chẳng nói " Đáng tiếc thay" .
Tuyết Đậu làm bài tụng

TỤNG
Diệu Phong cô đảnh thảo ly ly
Niêm đắc phân minh phó dữ thùy
Bất thị tôn công biện đoan đích
Độc lâu trước địa kỷ nhân tri.

NGHĨA
Diệu Phong cao vót, cỏ xanh rì
Nắm được rõ ràng gởi đến ai
Chẳng phải tôn công bàn thấu đáo
Đầu lâu khắp đất mấy người hay.

GIẢI TỤNG
" Diệu Phong cao vót cỏ xanh rì, Nắm được rõ ràng gởi đến ai " Chỗ nào là chỗ nắm được rõ ràng ? Trong đó có ai?
" Chẳng phải tôn công bàn thấu đáo " Tôn Công thấy được đạo lý gì liền nói " Phải thì phải, thực đáng tiếc".
" Đầu lâu khắp đất mấy người hay " Các ông lại hay chăng? Cho biết muốn thấy được đầu lâu khắp đất cũng phải có con mắt.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC (TẮC 24)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 24
LƯU THIẾT MA : TRÂU CÁI GIÀ
LỜI DÃN :
Đứng cao vót trên ngọn Cao Phong, ma ngoại không thể biết. Đi trong biển sâu, con mắt Phật cũng chẳng nhìn thấy. Dù cho mắt tợ sao băng, cơ như ánh chớp chưa khỏi như rùa linh lê đuôi. Đến trong ấy nên làm sao? Thử cử xem.

CÔNG ÁN :
Lưu Thiết Ma đến Qui Sơn . Qui Sơn bảo :
- Trâu cái già, ngươi mới đến
Lưu Thiết Ma thưa:
- Ngày mai ở Đài Sơn có đại hội trai, Hòa thượng có đi dự chăng?
Qui Sơn buông thân nằm xuống, Lưu Thiết Ma liền đi ra.

GIẢI THÍCH:
Bà ni Lưu Thiết Ma đến Qui Sơn, Qui Sơn gặp mặt bà liền bảo
- Trâu cái già, ngươi mới đến?
Sao Qui Sơn lại thô lỗ dường ấy ? Há các vị không biết rằng người tu thiền đều như những kẻ chăn trâu ư ? Người mới tu là kẻ còn đi tìm trâu, người ngộ đạo thì như kẻ đã bắt được trâu, rồi là quá trình thuần hóa trâu, cho đến khi trâu đã thuần thì đến giai đoạn "Vong ngưu tồn nhân" qua giai đoạn này đến " nhân ngưu câu vong". Cả hai cùng quên. Giai đoạn này thì chỉ sống với chân tánh thuần nhất. mà tâm tức là trâu. Do đó khi Vương lão sư Nam Tuyền sắp trăm tuổi, có người hỏi ngài sẽ đi về đâu, ngài trả lời " ta sẽ làm con trâu dưới chân núi, dưới bụng có chữ Vương" là ý ngài nói trở về nguồn tâm. Kẻ kia không biết bèn nói " con xin đi theo" Vương lão sư bảo " Nếu ông theo ta phải ngậm lấy bó cỏ" . Hòa thượng Qui Sơn khi dạy chúng nói " Sau khi lão tăng trăm tuổi , đến nhà thí chủ dưới núi làm một con trâu, hông trái có viết năm chữ Qui Sơn tăng Linh Hựu chính khi ấy gọi Qui Sơn tăng là phải hay goi con trâu là phải ?". Lưu Thiết Ma là bậc tham thiền đã lâu, cơ phong cao vót, thời nhân gọi là Lưu Thiết Ma ( là người họ Lưu có công phu mài sắt) . Bà cất am cách Qui Sơn chừng mười dặm. Một hôm đến phỏng vấn Qui Sơn. Bậc tác gia gặp nhau, vừa gặp liền biết, như cách tường thấy sừng biết là trâu, cách núi thấy khói biết là lửa, đẩy thì tới, kéo thì lui. Qui Sơn thấy đến liền nói " Trâu cái già, ngươi mới đến?" Câu này hiển nhiên coi Lưu Thiết Ma đã là người đạt tới trình độ "Nhân ngưu câu vong". Đã xem nhau như bấc tác gia thì cũng phải dùng cung cách ấy trả lời. Lưu Thiết Ma thưa " Ngày mai ở Đài Sơn có đại hội trai , Hòa thượng có đi dự chăng ?" Đài sơn cách Qui Sơn hàng ngàn dặm, nếu đi dự trai tăng thì người phàm làm sao mà đi. Qui Sơn buông thân nằm xuống là " Vô sự chẳng làm gì cả". Lưu Thiết Ma đi ra là " Hết việc, trở về".
Ông xem , dường như là nói chuyện thường, chẳng phải thiền, chẳng phải đạo gì cả. Hai người đối đáp nhau, một buông, một bắt như hai gương soi nhau, không có ảnh tượng nào vướng mắc, mà cơ cơ xứng nhau, cú cú hợp nhau. Như gương sáng trên đài, Hồ đến hiện Hồ, Hán đến hiện Hán . Nếu ông tham thấu, thấy giống như người bình thường nói thoại, phần nhiều bị ngôn ngữ cách ngại cho nên không hiểu, chỉ là tri âm mới hội được.
Việc này giống như Càn Phong day chúng " cử một chẳng được cử hai, bỏ qua một bậc rơi tại thứ hai". Vân Môn đứng dạy thưa " Hôm qua có tăng từ Thiên Thai đến, lại sang Nam Nhạc". Càn Phong nói " Điển tọa ! ngày nay chẳng được phổ thỉnh". Hai vị này buông thì cả hai đều buông, thâu thì cả hai đều thâu. Tông Qui Ngưỡng gọi đó là cảnh trí " gió thổi, bụi dấy, cỏ lay" tham cứu đến tận đầu mối , cũng gọi là câu cách thân , ý thông mà ngữ cách

TỤNG
Tằng kỵ tiết mã nhập trùng thành
Sắc hạ truyền văn lục quốc thanh
Du ác kim tiên vấn qui khách
Dạ thâm thùy cộng ngự nhai thành

NGHĨA
Từng cưỡi ngựa sắt vào trùng thành
Sắc lệnh truyền ra sáu nước thanh
Vẫn nắm roi vàng hỏi qui khách
Đêm khuya đường vua ai đồng hành?

GIẢI TỤNG
Tụng này Viên Ngộ giải thích như sau
" Từng cưỡi ngựa sắt vào trùng thành" là nói Lưu Thiết Ma đến như thế
"Sắc lệnh truyền ra sáu nước thanh" là nói Qui Sơn hỏi như thế
" Vẫn nắm roi vàng hỏi qui khách" là Lưu Thiết Ma nói như thế
" Đêm khuya đường vua ai đồng hành" là Qui Sơn buông thân nằm xuống, Lưu Thiết Ma đi ra.
Có vị tăng đến hỏi Hòa thượng Phong Huyệt
- Qui Sơn nói " Trâu cái già, ngươi mới đến" là ý chỉ gì?
Phong Huyệt đáp
- Chỗ mây trằng dầy, rồng vàng múa
Tăng hỏi :
- Lưu Thiết Ma nói " Ngày mai ở Đài Sơn có đại hội trai, hòa thượng có đi dự không" là ý chỉ thế nào?
Phong Huyệt đáp :
- Trong lòng sóng biếc, mặt trăng động
Tăng hỏi :
- Qui Sơn làm thế nằm là ý chỉ thế nào?
Phong Huyệt đáp
- Già đến thân gầy ngày vô sự
Nằm cao rảnh ngủ ngọn núi xanh.
Phong Huyệt cũng từng làm bài tụng về việc này

TỤNG
Cao cao phong đảnh lập
Ma ngoại mạc năng tri
Thâm thâm hải để hành
Phật nhãn thứ bất kiến.

NGHĨA
Trên đảnh Cao Phong đứng
Ma ngoại nào hiểu chi
Dưới đáy biển sâu đi
Mắt Phật xem chẳng thấy.

Một người buông thân nằm xuống, một người liền đi ra, Nếu lại che khắp đồng thời, tìm đường chẳng thấy. Đã trở về với uyên nguyên, bản thể, chẳng động dụng, Thánh cũng chẳng làm thì mắt Phật tìm cũng chẳng thấy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.39 khách