SUY NGHĨ VỀ:THIỀN-ĐỊNH-HUỆ.

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

SUY NGHĨ VỀ:THIỀN-ĐỊNH-HUỆ.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

Kính các Đạo hữu.
Tễu có một suy nghĩ về vấn đề :Thiền _Định _Huệ ,mong mọi người góp ý và cùng thảo luận.
Trong Phật học có phương pháp Thiền.Ban đầu tìm hiểu và tiếp cận Tễu thấy rất phù hợp với căn cơ của riêng mình.Nhưng vì duyên ,nghiệp chưa gặp được các Minh Sư nên chì tiếp cận qua Kinh sách.Ôi! thật đúng là lạc rừng Thiền lâm.Các thuật ngữ,các định nghĩa....của các tông phái thật là mênh mông phong phú.Nếu muốn hiểu được (Không có Minh Sư) thì mất rất nhiều thời gian và công sức mà còn khó hơn cả ...Thiền.Vậy qua những trải nghiệm của tự thân Tễu mạnh dạn đưa ra thiển ý ở góc nhìn của mình.
-ĐỊNH :Tức là ý định,sự quyết định =Nguyện vọng =Mục đích của cá nhân tự đặt ra (tùy theo tri kiến riêng của cá nhân đó nhận thức để đặt ra mục đích của riêng mình)
-HUỆ :Tri kiến dựa trên tri thức sẵn có + sự tìm hiểu thu nạp những kiến thức mới +tư duy nhằm phục vụ ,xây dựng mục đích (Sự sáng tạo do tổng hợp các tri thức chợt lóe sáng->nếu ghi nhớ và trụ thì trở thành thức)
-THIỀN : Sự tập trung vào các phương pháp=các phương tiện để đi tới đạt được mục đích (Sự quyết định).
Trong quá trình thực hành thì thực tế các vấn đề trên có liên quan và bổ sung cho nhau trong tổng thể .Nhưng theo Tễu thì đều là các phương tiện để đi tới quyết định tối cao của cá nhân mình =Nguyện.
Tễu:Kính.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: SUY NGHĨ VỀ:THIỀN-ĐỊNH-HUỆ.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Tễu đã viết:Kính các Đạo hữu.
Tễu có một suy nghĩ về vấn đề :Thiền _Định _Huệ ,mong mọi người góp ý và cùng thảo luận.
trước giờ Ht chỉ nghe đến giới định tuệ chưa nghe đến thiền định tuệ. ý Tểu là Thiền : định + tuệ?
Tễu đã viết: Trong Phật học có phương pháp Thiền. Ban đầu tìm hiểu và tiếp cận Tễu thấy rất phù hợp với căn cơ của riêng mình.Nhưng vì duyên nghiệp chưa gặp được các Minh Sư nên chì tiếp cận qua Kinh sách.Ôi! thật đúng là lạc rừng Thiền lâm.Các thuật ngữ,các định nghĩa....của các tông phái thật là mênh mông phong phú.Nếu muốn hiểu được (Không có Minh Sư) thì mất rất nhiều thời gian và công sức mà còn khó hơn cả ...Thiền.
Đúng rồi đó. Thiền đi! dễ hơn nhiều. Có thiền rồi thì mấy thứ đó mới thành dễ đọc.
Tễu đã viết: Vậy qua những trải nghiệm của tự thân Tễu mạnh dạn đưa ra thiển ý ở góc nhìn của mình.
-ĐỊNH :Tức là ý định,sự quyết định =Nguyện vọng =Mục đích của cá nhân tự đặt ra (tùy theo tri kiến riêng của cá nhân đó nhận thức để đặt ra mục đích của riêng mình)
-HUỆ :Tri kiến dựa trên tri thức sẵn có + sự tìm hiểu thu nạp những kiến thức mới +tư duy nhằm phục vụ ,xây dựng mục đích (Sự sáng tạo do tổng hợp các tri thức chợt lóe sáng->nếu ghi nhớ và trụ thì trở thành thức)
-THIỀN : Sự tập trung vào các phương pháp=các phương tiện để đi tới đạt được mục đích (Sự quyết định).
Trong quá trình thực hành thì thực tế các vấn đề trên có liên quan và bổ sung cho nhau trong tổng thể .Nhưng theo Tễu thì đều là các phương tiện để đi tới quyết định tối cao của cá nhân mình =Nguyện.
Tễu:Kính.
Đọc xong của ông con cũng mạnh dạn đưa ra các ý sau.
- Định nói trong giới định tuệ hay đi chung với tuệ, không phải là ý định, quyết định. Mấy cái đó mà còn thì ông không thể nào định được. Bởi là vầy : Địnhtuệ là kết quả của hai từ chỉ quán. Đại sư Hám Sơn nói "Chỉ quán là nhân. Định tuệ là quả". Chỉ là ngưng dứt, là dừng lại. Ngưng dứt cái gì? Ngưng dứt đi các tư tưởng cảm xúc v.v... hiện lên trong tâm Tễu. Dừng được, tức đưa tâm trở về không, thì lúc đó tễu có định.
- Tuệ là trí tuệ. Tuệ đây không thuộc sự hiểu biết thường tình.
- Thiền thì "đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền". Sáu căn không dính mắc với sáu trần chính là thiền.

Giờ không cần đọc gì nhiều. Khó! Thiền đi dễ hơn. Cứ thấy cái hoa mà trong tâm nổi lên cái gì thì bỏ đi. Ăn mà thấy trong tâm hiện lên niệm gì hay cảm giác gì thì bỏ đi. Bỏ nó không đi thì quan sát nó, chớ đừng chạy theo rồi thấy ngon thấy dỡ v.v... Thiền là vậy. Dừng được thì Tễu có định. Có định thì có tuệ.
góp ý rồi đó. Thân!


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: SUY NGHĨ VỀ:THIỀN-ĐỊNH-HUỆ.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Chanhientam đã viết:
Tễu đã viết:Kính các Đạo hữu.
Tễu có một suy nghĩ về vấn đề :Thiền _Định _Huệ ,mong mọi người góp ý và cùng thảo luận.
trước giờ Ht chỉ nghe đến giới định tuệ chưa nghe đến thiền định tuệ. ý Tểu là Thiền : định + tuệ?
Tễu đã viết: Trong Phật học có phương pháp Thiền. Ban đầu tìm hiểu và tiếp cận Tễu thấy rất phù hợp với căn cơ của riêng mình.Nhưng vì duyên nghiệp chưa gặp được các Minh Sư nên chì tiếp cận qua Kinh sách.Ôi! thật đúng là lạc rừng Thiền lâm.Các thuật ngữ,các định nghĩa....của các tông phái thật là mênh mông phong phú.Nếu muốn hiểu được (Không có Minh Sư) thì mất rất nhiều thời gian và công sức mà còn khó hơn cả ...Thiền.
Đúng rồi đó. Thiền đi! dễ hơn nhiều. Có thiền rồi thì mấy thứ đó mới thành dễ đọc.
Tễu đã viết: Vậy qua những trải nghiệm của tự thân Tễu mạnh dạn đưa ra thiển ý ở góc nhìn của mình.
-ĐỊNH :Tức là ý định,sự quyết định =Nguyện vọng =Mục đích của cá nhân tự đặt ra (tùy theo tri kiến riêng của cá nhân đó nhận thức để đặt ra mục đích của riêng mình)
-HUỆ :Tri kiến dựa trên tri thức sẵn có + sự tìm hiểu thu nạp những kiến thức mới +tư duy nhằm phục vụ ,xây dựng mục đích (Sự sáng tạo do tổng hợp các tri thức chợt lóe sáng->nếu ghi nhớ và trụ thì trở thành thức)
-THIỀN : Sự tập trung vào các phương pháp=các phương tiện để đi tới đạt được mục đích (Sự quyết định).
Trong quá trình thực hành thì thực tế các vấn đề trên có liên quan và bổ sung cho nhau trong tổng thể .Nhưng theo Tễu thì đều là các phương tiện để đi tới quyết định tối cao của cá nhân mình =Nguyện.
Tễu:Kính.
Đọc xong của ông con cũng mạnh dạn đưa ra các ý sau.
- Định nói trong giới định tuệ hay đi chung với tuệ, không phải là ý định, quyết định. Mấy cái đó mà còn thì ông không thể nào định được. Bởi là vầy : Địnhtuệ là kết quả của hai từ chỉ quán. Đại sư Hám Sơn nói "Chỉ quán là nhân. Định tuệ là quả". Chỉ là ngưng dứt, là dừng lại. Ngưng dứt cái gì? Ngưng dứt đi các tư tưởng cảm xúc v.v... hiện lên trong tâm Tễu. Dừng được, tức đưa tâm trở về không, thì lúc đó tễu có định.
- Tuệ là trí tuệ. Tuệ đây không thuộc sự hiểu biết thường tình.
- Thiền thì "đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền". Sáu căn không dính mắc với sáu trần chính là thiền.

Giờ không cần đọc gì nhiều. Khó! Thiền đi dễ hơn. Cứ thấy cái hoa mà trong tâm nổi lên cái gì thì bỏ đi. Ăn mà thấy trong tâm hiện lên niệm gì hay cảm giác gì thì bỏ đi. Bỏ nó không đi thì quan sát nó, chớ đừng chạy theo rồi thấy ngon thấy dỡ v.v... Thiền là vậy. Dừng được thì Tễu có định. Có định thì có tuệ.
góp ý rồi đó. Thân!
=D> =D>

I-) I-) I-)

:((


Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: SUY NGHĨ VỀ:THIỀN-ĐỊNH-HUỆ.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

Kính bác Chanhientam cùng các quý Đạo hữu.
Chiều hôm qua Tễu có gửi bài nhưng gần song thì mất điện nên bài mất luôn (mà Tễu khong nháp) vậy hôm nay Tễu xin trả bài.
Như Tễu đã trình bầy về ý tưởng Thiền_Định_Huệ chỉ là một góc nhìn của riêng mình trong mảng Thiền Tông (Bất lập văn tự...)nằm trong tổng thể giáo lý Phật học,một giáo lý bao gồm TẤT CẢ.Nhưng xuyên suốt và mục đích chính tối thượng của nền giáo lý là hướng dẫn cho các chúng sinh chúng ta thấu hiểu các luật tắc của Pháp để tự có những biện pháp đối ứng thích hợp tiến tới sự Giác Ngộ triệt để. Qua các trải nghiệm của mình nên tễu có quan niệm: Tất cả các Pháp đều là phương tiện thiện sảo đều nhằm đưa đến mục đích tối thượng:Giác Ngộ.Vậy Quan niệm về ý nghĩa về Định của Tễu là sự QUYẾT ĐỊNH =MỤC ĐÍCH.Còn Thiền _Huệ là phương tiện vận dụng linh hoạt với yếu quyết "tâm vô sở trụ..."kéo dài cho tới khi "Sinh kỳ tâm.".(Trong tổng thể giáo lý Phật học thì mọi sự đều liên quan chằng chịt với nhau như một"Đám lau" được đan xen bởi các "Cây lau" nên sự trình giải của Tễu cũng là quá cưỡng)
Vấn đề Thiền_Huệ của Tễu trình giải trên cơ sở ý chỉ quan trọng trong Phật học:Muốn thoát luân hồi phải hiểu rõ luật nhân quả.Nên sau khi tìm hiểu qua giáo lý Phật học Tễu lấy đề mục :Nhân quả và đi sâu vào quán xét,Các vấn đề dần hiện tương ứng với công phu,khi đã hiểu được nguyên nhân các sự việc thì Giới tất yếu là sự tự nguyện do chính bản thân mình do đó thực sự an định (do tránh được các nguyên nhân đưa đến mâu thuẫn)và các vấn đề khác liên quan cũng dần sáng tỏ theo tùy thuộc vào công phu và trải nghiệm tự nội.
Đây là những kinh nghiệm riêng của Tễu mạnh dạn trình bầy mong sự góp ý và hướng dẫn của các bậc Thiện tri thức cùng các Đạo hữu.
Tễu:Kính


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: SUY NGHĨ VỀ:THIỀN-ĐỊNH-HUỆ.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Dù không chấp... nhưng củng không tùy tiện hiểu như vậy! 8->

Đó không phải là Thiền , mà là lạc... thiền,

Giới không phải là sự tự nguyện, mà "giới" mang ý nghĩa quyết định sanh "Định" , nếu như cầu trí tuệ, như gười buông lung thì không thể "Định" , Và một người "lăng xăng" thì không có trí tuệ .

"Thiền" ngoài lìa tướng, trong không động. ... Đối cảnh vô tâm.... hay a,b, c... gì thì củng có ba hành tướng Giới Định Huệ.


Nam Đài ngồi Tịnh trườc lò hương.
Cảnh lặng , trời ngưng, vạn sự buông.
Nào phải ngưng lòng hay dứt niệm.
Chỉ làvôsự chẳng gì vương


Hình đại diện của người dùng
thichnhuantruong
Bài viết: 263
Ngày: 29/02/08 23:50
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: tu sĩ

Re: SUY NGHĨ VỀ:THIỀN-ĐỊNH-HUỆ.

Bài viết chưa xem gửi bởi thichnhuantruong »

Giới không phải là sự tự nguyện, mà "giới" mang ý nghĩa quyết định sanh "Định" , nếu như cầu trí tuệ, như gười buông lung thì không thể "Định" , Và một người "lăng xăng" thì không có trí tuệ .

"Thiền" ngoài lìa tướng, trong không động. ... Đối cảnh vô tâm.... hay a,b, c... gì thì củng có ba hành tướng Giới Định Huệ.


=D> =D> =D>


Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…
Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…
Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …

Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau.
Thích Nhuận Trượng

Hình ảnh
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: SUY NGHĨ VỀ:THIỀN-ĐỊNH-HUỆ.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Nhu Thuận đã viết:Dù không chấp... nhưng củng không tùy tiện hiểu như vậy! 8-> Đó không phải là Thiền , mà là lạc... thiền,
Giới không phải là sự tự nguyện, mà "giới" mang ý nghĩa quyết định sanh "Định" , nếu như cầu trí tuệ, như gười buông lung thì không thể "Định" , Và một người "lăng xăng" thì không có trí tuệ .
"Thiền" ngoài lìa tướng, trong không động. ... Đối cảnh vô tâm.... hay a,b, c... gì thì củng có ba hành tướng Giới Định Huệ.
Nam Đài ngồi Tịnh trườc lò hương.
Cảnh lặng , trời ngưng, vạn sự buông.
Nào phải ngưng lòng hay dứt niệm.
Chỉ làvôsự chẳng gì vương
Lâu lâu ... nói nghe cũng được. Hi Hi ...


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.5 khách