NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Người học đạo từ xưa đến nay thừa quanh quẩn ở hai đầu, bị có và không thu nhiếp ở hai nơi.

Kẻ đoạn kiến nghe nói không, thì ngoài chấp tất cả đều không, mà tâm chưa từng không, luôn khởi tâm động niệm, tuôn tràng như thác đổ. Một pháp thiện cũng chưa từng tu, một pháp ác cũng chưa từng bỏ, tâm thì luôn động niệm, chết đi bị đọa vào trong tam đồ chịu khổ. Chẳng những tâm tánh không sáng tỏ, mà không được quả báo của việc thiện lành vì chưa từng làm vì lúc sanh tiền chối bỏ việc lành cho là không, lại chịu quả báo khổ của nhiều việc ác. Do vậy mà đánh mất cả hai. Thật là tai hại hơn chấp có!

Kẻ thường kiến nghe nói có, thì ngoài chấp tất pháp hữu vi đều là thật, là cứu cánh, tâm luôn hướng ra ngoài mà chạy, bị lục trần xoay chuyển nên tạo thành nghiệp thức, luân hồi trong vọng thức hư vọng để sanh hư vọng diệt hư vọng không biết bao giờ mới ngừng. Xong dầu chấp có, tu bố thí làm phước làm lành nên đời sau nhờ đó mà được hưởng quả báo vui. Nhưng nếu sống trong giàu sang mà làm việc ác thì cái quả giàu sang lại là cái nhân khổ đau ở đời sau nữa.

Thật khó! Thật khó!

Nếu không gieo nhân lành với thiện tri thức, với Phật Pháp, khó đi đúng đường.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"cục đất"]

Này ĐH ! Sự thấy của 1 người là có Nhân có Duyên, ko phải ko Nhân ko Duyên. Ở đây, có Nhân gì có Duyên gì ?
Do Nhơn con mắtcác sắc pháp, nhãn thức khởi lên. Sự gặp gỡ của 3 pháp này gọi là xúc
........................
Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có mắt, khi nào không có các sắc, khi nào không có nhãn thức, sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra
Lành Thay! Nầy ĐH! Ông có thể hiểu được nghĩa lý Nhân Duyên Sinh. Hiểu được Nhân Duyên đã không phải dễ dàng, nhưng đối với Tâm Tánh Nhiệm Mầu thật không phải dễ thấy dễ hiểu được, còn cách rất xa! rất xa!

Dĩ nhiên tôi không phủ nhận việc nhân duyên. Nó chỉ đúng với pháp hữu vi thế gian, đúng với hình tướng hữu vi mà nhận xét. Nó thật không phải là Đệ Nhất Nghĩa Đế, nó Không đúng với pháp xuất thế gian.

Ông hãy chính chắn mà suy xét, tôi sẽ vì ông và đại chúng mà trình bài.

Phật nói Tính Thấy là do Nhãn Căn, tiếp xúc Sắc Trần, rồi sanh ra Nhãn Thức mà thấy. Đó chỉ là phương tiện nói cho người mới vào đạo, cũng là để phá tà kiến ngoại đạo cho rằng tự nhiên mà có. Ông chớ hiểu lầm phương tiện của Phật.

Trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật đã hỏi ngài Anan: "Các người thế-gian nói: Tôi thấy được, thì thế nào, họ gọi là thấy, còn thế nào, họ gọi là không thấy?"

Ngài Anan đáp: "Người đời nhân ánh sáng mặt trời, mặt trăng và đèn, thấy các hình-tướng, thì gọi là thấy, còn nếu không có ba thứ ánh sáng đó, thì không thể thấy được."

(Dĩ nhiên ngài Anan từng học pháp Nhân Duyên do Phật dạy, thì phải đáp như thế đúng như Kinh ông dẫn chứng. Ở đoạn nầy nói chỉ do ánh sáng mới thấy, không có ánh sáng thì không thấy, ánh sáng là một duyên để có sự thấy, ở đây không nêu ra nhiều thứ khác như con mắt, nhãn thức v.v... vì muốn vắn tắc)

Phật lại nói: "A-nan, nếu khi không sáng mà gọi là không thấy, thì lẽ ra không thấy được tối; nếu đã thấy được tối, thì khi đó, chỉ là không sáng, chứ đâu phải là không thấy. A-nan, nếu trong lúc tối, vì không thấy sáng mà gọi là không thấy; vậy nay, trong lúc sáng, không thấy cái tối, thì lại cũng phải gọi là không thấy; thế thì cả hai lúc sáng, tối, cũng đều gọi là không thấy cả. Còn nếu như hai cái sáng và tối tự lấn-át nhau, chứ không phải trong đó, tính-thấy của ông tạm-thời không có; thế thì biết cả hai lúc đều gọi là thấy, chứ sao lại gọi là không thấy. A-nan, vì vậy ông nên biết rằng : Trong lúc thấy sáng, cái thấy không phải là cái sáng, trong lúc thấy tối, cái thấy không phải là cái tối, trong lúc thấy hư-không, cái thấy không phải là hư-không, trong lúc thấy ngăn-bịt, cái thấy không phải là ngăn-bịt."

Phật lại nói tiếp: "Bốn nghĩa đó đã thành-lập rồi, ông lại nên biết: Khi nhận-thấy tính-thấy thì tính-thấy không phải là cái thấy. Tính-thấy còn rời cả cái thấy và cái thấy không thể đến nơi tính-thấy được; làm sao, ông còn nói đến những nhân-duyên, tự-nhiên và tướng hòa-hợp? Bọn Thanh-văn ông hẹp-hòi không biết, không thông-suốt được sự thật thanh-tịnh, nay tôi chỉ-dạy cho ông, ông nên khéo suy-nghĩ, không được trễ-nãi trên đường Bồ-đề nhiệm-mầu".


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Lại nữa nầy ĐH!

Nếu Tính thấy là do những nhân duyên như Mắt, Sắc Trần, và Nhãn Thức thì ông hãy suy xét lại tôi sẽ vì ông mà trình bài tiếp.

Tôi sẽ đem một đoạn trong Kinh Lăng Nghiêm cho ông rõ như sau:

Phật đưa nên cánh tay và nắm năm ngón tay lại thành một nắm tay phát ra ánh sáng chói lòa. Và hỏi ông Anan: "Ông thấy gì không?"

Anan đáp: "Con thấy Phật giơ cách tay và co nắm ngon tay thành nắm tay"

Phật bảo: "ông trả-lời rằng thấy nắm tay chói-sáng, cái chói-sáng nắm tay ấy do đâu mà có, làm sao thành ra nắm tay, ông đem cái gì mà thấy?"

Ông A-nan bạch: “Toàn thân Phật như vàng Diêm-phù-đàn, sáng-ngời như núi báu, do đức-tính thanh-tịnh sinh ra nên có hào-quang chói-sáng. Thật tôi lấy con mắt mà thấy năm ngón tay Phật co nắm lại, giơ cho người xem, nên có tướng nắm tay”.

Phật bảo ông A-nan: “Như-lai ngày nay xác-thật bảo ông. Những người có trí cần do ví-dụ mà được khai-ngộ. A-nan, ví như nắm tay tôi, nếu không có bàn tay tôi thì không thành nắm tay tôi, lại nếu không có con mắt ông, thì không thành cái thấy của ông. Lấy cái thấy của ông mà so-sánh với nắm tay của tôi, ý-nghĩa có cân nhau không?

Ông A-nan bạch Phật: “Ðúng vậy, thưa Thế-tôn, đã không có con mắt của tôi thì không thành cái thấy của tôi, đem cái thấy của tôi so với nắm tay Như-lai, sự nghĩa giống nhau không khác”.

Phật bảo ông A-nan: “Ông nói giống nhau, nghĩa ấy không đúng. Vì sao? Như người không có bàn tay thì tuyệt-nhiên không có nắm tay; chứ người không có con mắt kia, không phải hoàn-toàn không thấy. Là vì làm sao? Ông thử ra đường hỏi những người đui: Anh thấy cái gì? Thì những người đui kia chắc sẽ trả-lời: Hiện nay trước mắt tôi chỉ thấy tối đen, không thấy gì khác. Lấy cái nghĩa ấy mà xét thì tiền-trần tự tối, chứ cái thấy nào có hao-kém gì”.

Ông A-nan bạch Phật: “Những người đui trước mắt chỉ thấy tối đen, sao gọi là thấy được”.

Phật bảo ông A-nan: “Các người đui không có con mắt chỉ thấy tối đen, so với người có con mắt ở trong nhà tối thì hai cái tối đen ấy khác nhau hay không khác nhau?

Anan đáp: "Thật vậy, thưa Thế-tôn, người ở trong nhà tối với những người đui kia, so-sánh hai cái tối đen thật không thể khác nhau."

Phật bảo: "A-nan, nếu người không có con mắt, thấy trước hoàn-toàn tối đen, bỗng-nhiên được con mắt sáng, trở lại thấy các thứ sắc nơi tiền-trần mà gọi là con mắt thấy; thì người ở trong nhà tối kia, thấy trước hoàn-toàn tối đen, bỗng-nhiên được cái đèn sáng, cũng thấy các thứ sắc nơi tiền-trần, lẽ ra phải gọi là cái đèn thấy. Nếu như cái đèn thấy thì đèn đã thấy được, tự-nhiên không thể gọi là đèn; lại cái đèn nó thấy thì dính-líu gì đến ông. Vậy nên biết rằng đèn làm tỏ các sắc, nhưng thấy như vậy là mắt chứ không phải đèn; mắt làm tỏ các sắc, nhưng thấy như vậy là tâm chứ không phải mắt”.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Thánh Tri đã viết: Phật nói Tính Thấy là do Nhãn Căn, tiếp xúc Sắc Trần, rồi sanh ra Nhãn Thức mà thấy. Đó chỉ là phương tiện nói cho người mới vào đạo, cũng là để phá tà kiến ngoại đạo cho rằng tự nhiên mà có. Ông chớ hiểu lầm phương tiện của Phật.

Trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật đã hỏi ngài Anan: "Các người thế-gian nói: Tôi thấy được, thì thế nào, họ gọi là thấy, còn thế nào, họ gọi là không thấy?"

Ngài Anan đáp: "Người đời nhân ánh sáng mặt trời, mặt trăng và đèn, thấy các hình-tướng, thì gọi là thấy, còn nếu không có ba thứ ánh sáng đó, thì không thể thấy được."

(Dĩ nhiên ngài Anan từng học pháp Nhân Duyên do Phật dạy, thì phải đáp như thế đúng như Kinh ông dẫn chứng. Ở đoạn nầy nói chỉ do ánh sáng mới thấy, không có ánh sáng thì không thấy, ánh sáng là một duyên để có sự thấy, ở đây không nêu ra nhiều thứ khác như con mắt, nhãn thức v.v... vì muốn vắn tắc)

Phật lại nói: "A-nan, nếu khi không sáng mà gọi là không thấy, thì lẽ ra không thấy được tối; nếu đã thấy được tối, thì khi đó, chỉ là không sáng, chứ đâu phải là không thấy. A-nan, nếu trong lúc tối, vì không thấy sáng mà gọi là không thấy; vậy nay, trong lúc sáng, không thấy cái tối, thì lại cũng phải gọi là không thấy; thế thì cả hai lúc sáng, tối, cũng đều gọi là không thấy cả. Còn nếu như hai cái sáng và tối tự lấn-át nhau, chứ không phải trong đó, tính-thấy của ông tạm-thời không có; thế thì biết cả hai lúc đều gọi là thấy, chứ sao lại gọi là không thấy. A-nan, vì vậy ông nên biết rằng : Trong lúc thấy sáng, cái thấy không phải là cái sáng, trong lúc thấy tối, cái thấy không phải là cái tối, trong lúc thấy hư-không, cái thấy không phải là hư-không, trong lúc thấy ngăn-bịt, cái thấy không phải là ngăn-bịt."

Phật lại nói tiếp: "Bốn nghĩa đó đã thành-lập rồi, ông lại nên biết: Khi nhận-thấy tính-thấy thì tính-thấy không phải là cái thấy. Tính-thấy còn rời cả cái thấy và cái thấy không thể đến nơi tính-thấy được; làm sao, ông còn nói đến những nhân-duyên, tự-nhiên và tướng hòa-hợp? Bọn Thanh-văn ông hẹp-hòi không biết, không thông-suốt được sự thật thanh-tịnh, nay tôi chỉ-dạy cho ông, ông nên khéo suy-nghĩ, không được trễ-nãi trên đường Bồ-đề nhiệm-mầu".
Nếu Tính thấy là do những nhân duyên như Mắt, Sắc Trần, và Nhãn Thức thì ông hãy suy xét lại tôi sẽ vì ông mà trình bài tiếp.

Tôi sẽ đem một đoạn trong Kinh Lăng Nghiêm cho ông rõ như sau:

Phật đưa nên cánh tay và nắm năm ngón tay lại thành một nắm tay phát ra ánh sáng chói lòa. Và hỏi ông Anan: "Ông thấy gì không?"

Anan đáp: "Con thấy Phật giơ cách tay và co nắm ngon tay thành nắm tay"

Phật bảo: "ông trả-lời rằng thấy nắm tay chói-sáng, cái chói-sáng nắm tay ấy do đâu mà có, làm sao thành ra nắm tay, ông đem cái gì mà thấy?"

Ông A-nan bạch: “Toàn thân Phật như vàng Diêm-phù-đàn, sáng-ngời như núi báu, do đức-tính thanh-tịnh sinh ra nên có hào-quang chói-sáng. Thật tôi lấy con mắt mà thấy năm ngón tay Phật co nắm lại, giơ cho người xem, nên có tướng nắm tay”.

Phật bảo ông A-nan: “Như-lai ngày nay xác-thật bảo ông. Những người có trí cần do ví-dụ mà được khai-ngộ. A-nan, ví như nắm tay tôi, nếu không có bàn tay tôi thì không thành nắm tay tôi, lại nếu không có con mắt ông, thì không thành cái thấy của ông. Lấy cái thấy của ông mà so-sánh với nắm tay của tôi, ý-nghĩa có cân nhau không?

Ông A-nan bạch Phật: “Ðúng vậy, thưa Thế-tôn, đã không có con mắt của tôi thì không thành cái thấy của tôi, đem cái thấy của tôi so với nắm tay Như-lai, sự nghĩa giống nhau không khác”.

Phật bảo ông A-nan: “Ông nói giống nhau, nghĩa ấy không đúng. Vì sao? Như người không có bàn tay thì tuyệt-nhiên không có nắm tay; chứ người không có con mắt kia, không phải hoàn-toàn không thấy. Là vì làm sao? Ông thử ra đường hỏi những người đui: Anh thấy cái gì? Thì những người đui kia chắc sẽ trả-lời: Hiện nay trước mắt tôi chỉ thấy tối đen, không thấy gì khác. Lấy cái nghĩa ấy mà xét thì tiền-trần tự tối, chứ cái thấy nào có hao-kém gì”.

Ông A-nan bạch Phật: “Những người đui trước mắt chỉ thấy tối đen, sao gọi là thấy được”.

Phật bảo ông A-nan: “Các người đui không có con mắt chỉ thấy tối đen, so với người có con mắt ở trong nhà tối thì hai cái tối đen ấy khác nhau hay không khác nhau?

Anan đáp: "Thật vậy, thưa Thế-tôn, người ở trong nhà tối với những người đui kia, so-sánh hai cái tối đen thật không thể khác nhau."

Phật bảo: "A-nan, nếu người không có con mắt, thấy trước hoàn-toàn tối đen, bỗng-nhiên được con mắt sáng, trở lại thấy các thứ sắc nơi tiền-trần mà gọi là con mắt thấy; thì người ở trong nhà tối kia, thấy trước hoàn-toàn tối đen, bỗng-nhiên được cái đèn sáng, cũng thấy các thứ sắc nơi tiền-trần, lẽ ra phải gọi là cái đèn thấy. Nếu như cái đèn thấy thì đèn đã thấy được, tự-nhiên không thể gọi là đèn; lại cái đèn nó thấy thì dính-líu gì đến ông. Vậy nên biết rằng đèn làm tỏ các sắc, nhưng thấy như vậy là mắt chứ không phải đèn; mắt làm tỏ các sắc, nhưng thấy như vậy là tâm chứ không phải mắt”.
Những lời dẫn giải trên có chỗ là đúng có chỗ ko khế hợp. Danh tự tính thấy trong những lời nói ấy đồng nghĩa với nhãn thức, nếu ko có nhãn thức thì ko có sự thấy của 1 người (dù là 'thấy tối' hay 'thấy sáng').

Lại nữa, này ĐH ! Những danh tự màu đỏ là lời ko thích hợp, lời hủy báng và chia rẽ Tăng Bảo. Mong ĐH tác ý trong sử dụng văn tự !

Và này ĐH ! Do Duyên được nói tới, cđ có hỏi ĐH những ý nghĩa này :
Và ĐH có nhắc tới danh tự Thành Phật, vậy phải chăng ĐH có ý nói rằng 1 người cần phải tu tập để 'thành Phật' ?
Và này ĐH ! 1 vị hữu tình khéo nghe Pháp, khéo tu tập hành trì Chánh Pháp. Sau khi hành trì và tu tập đầy đủ Chánh Pháp, vị ấy Giác ngộ giống như Phật. Như vậy này ĐH ! Phải chăng vị ấy trở thành 1 vị Phật ?
Nếu kham nhẫn, mong ĐH trả lời đầy đủ các nghĩa này.

Chúc ĐH cùng đại chúng an lạc và tăng thịnh trong giáo Pháp của Thế Tôn !

:)


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Riêng vo-dinh không chấp pháp ,vạn pháp do tâm sanh ,xã pháp và ly 5 uẩn ,không còn điên đảo vì các pháp :D
Pháp có ,hay pháp ko đều là cái chấp nghiêng mé ,TÂM còn tham chấp đó là TÂM còn điên đảo ,nhưng người chưa đủ trí vẫn còn chấp ,còn sân ,vẫn còn tham trước như KIM CANG vậy vẫn còn có TÂM phân biệt là còn điên đảo,là người chưa bước vào cửa THÁNH ĐẠO ,vẫn còn là phàm trí
KC mà ở ngay đó tát cho DH VD mấy cái mắng cho DH VD mấy câu thì biết liền
DH VD còn Chấp Pháp hay Không Chấp Pháp liền.

DH VD còn Chấp Pháp cho nên mới thấy
KIM CANG vậy vẫn còn có TÂM phân biệt là còn điên đảo
chứ DH VD đã Không Chấp Pháp thì sao lại còn Thấy Pháp (KC)?

DH VD còn Chấp Pháp nên mới nói là
Riêng vo-dinh không chấp pháp
DH VD cũng là Pháp.

Bắt chước lời Thánh thì dễ mà Thật Chứng Hạnh Thánh thì mới đáng nói.

DH VD chỉ là giả can bắt chước sư tử rống dù có ngụy biện khéo léo cũng vẫn là giả can không thể thành tiếng rống của sư tử.

DH VD cũng cho KC thấy một điều hay đó là KC nổ lực tu tập vãng sanh cõi Cực Lạc sau rồi có khả năng vào các thế giới ác để giáo hóa những chúng sanh như DH VD đây.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
VO-DINH
Bài viết: 214
Ngày: 04/09/11 03:06
Giới tính: Nam
Đến từ: thành phố HỒ CHÍ MINH

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO-DINH »

Cám ơn KIM CANG ,nói phải hành cho được ,một năm mới an lành ,quý hữu thương tôi mới cho ăn những món ăn nóng dữ hen ngon lắm đó mum...mum.. ,chúc mọi người một năm mới vạn sự như ý tangbong :D
Kim CANG đúng là người bạn thân của vo-dinh =D>
Sửa lần cuối bởi VO-DINH vào ngày 21/01/12 23:03 với 1 lần sửa.


[color=#0000FF]TÂM RỔNG LẶNG ,NHẤT KIẾN NHƯ LAI [/color]
VO-DINH
Bài viết: 214
Ngày: 04/09/11 03:06
Giới tính: Nam
Đến từ: thành phố HỒ CHÍ MINH

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO-DINH »

Kim CANG
Tâm sanh pháp ,hay pháp sanh TÂM đó cũng do TÂM phân biêt mà biến chuyển ,hà tất mình phải cắn nhau :D

KC mà ở ngay đó tát cho DH VD mấy cái mắng cho DH VD mấy câu thì biết liền
DH VD còn Chấp Pháp hay Không Chấp Pháp liền.

DH VD còn Chấp Pháp cho nên mới thấy
------------------------------------------------------------------
Nếu như có kim cang Ở NGAY BÊN VO-DINH ,tự nhiên KIM CANG tát hoặc đánh vo-dinh một cách vô cớ ,VO-DINH SẼ ôi tội nghiệp cho KIM CANG ,chắc bị người ta ức hiếp quá mới tìm đến vo-dinh để trút hờn >:D< nhưng người ngoài nhìn vô người ta nói KIM CANG,tu quá hóa KH....hi....hi....

Bắt chước lời Thánh thì dễ mà Thật Chứng Hạnh Thánh thì mới đáng nói.

DH VD chỉ là giả can bắt chước sư tử rống dù có ngụy biện khéo léo cũng vẫn là giả can không thể thành tiếng rống của sư tử.

Là con sư tử rồi thì cần chi đi bắt chước ,đã không phải con sư tử lại hay tập để thành con sư tử vậy mới sốc chứ KIM CANG ,tâm mình và tâm PHẬT đâu có khác ,vậy mình có cần luyện tu để giống PHẬT KO?,ngoại trừ mình ko đồng (loại) he...he... :-P

CHÚC MỪNG NĂM MỚI,CHÚC HUYNH ,CHÚC ĐỆ ,CHÚC TỶ MUỘI ,HẾT THẢY THÀNH VIÊN ,MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG


[color=#0000FF]TÂM RỔNG LẶNG ,NHẤT KIẾN NHƯ LAI [/color]
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Kim CANG
Tâm sanh pháp ,hay pháp sanh TÂM đó cũng do TÂM phân biêt mà biến chuyển ,hà tất mình phải cắn nhau :D
Đã như là Tâm Sanh Pháp thì KC là do Tâm VD VD Sanh như vậy dù KC có đánh mắng DH VD thì cũng là Tự Tâm DH VD Sanh chứ nào Có Pháp Ngoài Tâm.

Như DH VD đã được Không Chấp Pháp sao DH VD còn Thấy Mình Người Khác Biệt như vậy DH VD còn Tâm Phân Biệt Điên Đảo.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

cục đất"]
Những lời dẫn giải trên có chỗ là đúng có chỗ ko khế hợp. Danh tự tính thấy trong những lời nói ấy đồng nghĩa với nhãn thức, nếu ko có nhãn thức thì ko có sự thấy của 1 người (dù là 'thấy tối' hay 'thấy sáng').
Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có mắt, khi nào không có các sắc, khi nào không có nhãn thức, sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra
http://tuvien.com/kinh_dien/show.php?ge ... trungbo018
Bài trước ông trích dẫn nói căn và trần duyên nhau mới sinh ra nhãn thức mới thấy.

Nay ông nói nếu không có nhãn thức thì không có sự thấy, tức không cần có căn và trần mà vẫn thấy, vẫn có nhãn thức.

Thì lẽ ra, nhãn thức đó không phải do nhân duyên mà sinh, không phải do căn trần làm nhân duyên nhau mà sinh ra nhãn thức.

Nếu nhãn thức đã do căn và trần nhân duyên mà sinh ra thì tạm có, thì khi không có căn trần thì nhãn thức phải diệt. Sanh Diệt như thế thì đâu thể gọi là Tính Thấy!


Trính vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm giúp ông thêm sáng tỏ:
Phật dạy : “Ông nói Nhân Duyên, Ta hỏi ông : “Nay ông do nhân bởi cái Thấy, Tánh Thấy hiện tiền. Vậy cái Thấy này nhân cái sáng mà có thấy ? Nhân cái tối mà có thấy ? Nhân hư không mà có thấy ? Nhân ngăn bít mà có thấy ?

“Anan, nếu cái Thấy nhân cái sáng mà có thì lẽ ra không thấy được tối; còn như nhân cái tối mà có thì lẽ ra không thấy được cái sáng. Như vậy cho đến nhân hư không, nhân ngăn bít thì cũng đồng như nhân cái sáng và cái tối.

“Lại nữa, Anan, cái Thấy ấy lại là nương cái sáng mà có thấy ? Nương cái tối mà có thấy? Nương hư không mà có thấy hay nương ngăn bít mà có thấy ? Anan, nếu nương hư không mà có thấy thì lẽ ra không thấy được ngăn bít. Nếu nương ngăn bít mà có thấy thì lẽ ra không thấy được hư không. Như vậy cho đến nương cái sáng, nương cái tối cũng đồng như nương hư không, nương ngăn bít.

Nên biết Tinh Giác Diệu Minh như thế chẳng phải Nhân, chẳng phải Duyên, cùng chẳng phải Tự Nhiên, chẳng phải Không Tự Nhiên. Không có cái Không Phải hay Không Không Phải, không có Tức Là, hay Không Tức Là, lìa cả thảy tướng, tức là cả thảy pháp. Nay ông làm sao ở trong ấy mà khởi tâm, dùng những danh tướng hý luận thế gian mà phân biệt cho được ? Như lấy tay mà nắm bắt hư không, chỉ thêm tự làm nhọc mình. Hư không làm sao lại để cho ông nắm bắt ?”
---------
A-nan, như ông bày-tỏ : Nhãn-căn và sắc-trần làm duyên, sinh ra nhãn-thức. Thức đó lại là nhân nhãn-căn sinh ra, lấy nhãn-căn làm giới, hay nhân sắc-trần sinh ra, lấy sắc-trần làm giới?

A-nan, nếu nhân nhãn-căn sinh ra, mà không có sắc có không, thì không thể phân-biệt, dầu cho có cái thức của ông thì đem ra dùng về việc gì? Cái thấy của ông, ngoài những sắc xanh, vàng, trắng, đỏ, thì không thể biểu-hiện được; vậy do đâu mà lập thành ra giới?

Nếu nhân sắc-trần sinh ra, thì khi chỉ có hư-không, không có sắc, lẽ ra cái thức của ông phải diệt, làm sao còn biết được là hư-không? Nếu khi sắc-tướng biến-đổi thành hư-không, ông cũng biết rằng sắc-tướng biến-đổi, mà cái thức của ông thì không biến đổi; thế thì, do đâu mà lập sắc-trần làm giới? Nếu theo sắc-trần mà biến-đổi, thì tự-nhiên sắc-trần không thành giới được. Nếu không biến-đổi, thì là thường hằng, cái thức đã do sắc-trần sinh ra, lẽ ra không thể biết hư-không ở đâu?

Nếu gồm hai thứ nhãn-căn và sắc-trần chung cùng sinh ra ; vậy, như hợp lại, thì ở giữa phải ly, còn như ly ra, thì hai bên lại hợp, thể-tính xen-lộn, làm sao thành được giới?

Vậy nên biết rằng nhãn-căn sắc-trần làm duyên, sinh ra giới nhãn-thức, cả ba chỗ đều không, và ba giới nhãn-căn, sắc-trần và nhãn-thức, vốn không phải tính nhân-duyên, không phải tính tự-nhiên.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

Thánh_Tri đã viết:
cục đất"]
Những lời dẫn giải trên có chỗ là đúng có chỗ ko khế hợp. Danh tự tính thấy trong những lời nói ấy đồng nghĩa với nhãn thức, nếu ko có nhãn thức thì ko có sự thấy của 1 người (dù là 'thấy tối' hay 'thấy sáng').
Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có mắt, khi nào không có các sắc, khi nào không có nhãn thức, sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra
http://tuvien.com/kinh_dien/show.php?ge ... trungbo018
Bài trước ông trích dẫn nói căn và trần duyên nhau mới sinh ra nhãn thức mới thấy.

Nay ông nói nếu không có nhãn thức thì không có sự thấy,
tức không cần có căn và trần mà vẫn thấy, vẫn có nhãn thức.

Thì lẽ ra, nhãn thức đó không phải do nhân duyên mà sinh, không phải do căn trần làm nhân duyên nhau mà sinh ra nhãn thức.

Nếu nhãn thức đã do căn và trần nhân duyên mà sinh ra thì tạm có, thì khi không có căn trần thì nhãn thức phải diệt. Sanh Diệt như thế thì đâu thể gọi là Tính Thấy!
Này ĐH ! Hãy khéo tác ý trong các Pháp, khéo tác ý trong danh tự miêu tả các Pháp.
Lời màu xanh là lời cđ nói, lời màu đỏ là lời ĐH nói.

Này ĐH ! Ngay trong danh tự 'nhãn thức' đã bao gồm có 'nhãn' và 'thức', 1 người ko đầy đủ 2 Pháp ấy làm Nhân làm Duyên thì không có sự thấy [tức có 'thức' nhưng thiếu 'nhãn'(người mù/ ko có ánh sáng) hoặc có 'nhãn' nhưng thiếu 'thức'(người chết)], đây là ý nghĩa lời màu xanh; lời mau đỏ là lời ko thích hợp.

Nhưng thôi vừa rồi này ĐH ! Vấn đề này bàn đến đây đã đủ, người có trí có thể tự mình tìm tòi và giác hểu. Còn vấn đề này, tức là 'thành Phật' và 'có Phật', vấn đề liên hệ trực tiếp đến topic đang thảo luận còn dang dở, chưa đc làm cho sáng tỏ.

Này ĐH ! ĐH có nhắc tới danh tự Thành Phật, vậy phải chăng ĐH có ý nói rằng 1 người cần phải tu tập để 'thành Phật' ?
Và này ĐH ! 1 vị hữu tình khéo nghe Pháp, khéo tu tập hành trì Chánh Pháp. Sau khi hành trì và tu tập đầy đủ Chánh Pháp, vị ấy Giác ngộ giống như Phật. Như vậy này ĐH ! Phải chăng vị ấy trở thành 1 vị Phật ?


Đây là lần thứ 3 cđ hỏi ĐH ý nghĩa này; nếu có thể kham nhẫn, mong ĐH hoan hỷ trả lời.

Chúc ĐH cùng đại chúng an lạc và tăng thịnh trong giáo Pháp của Thế Tôn !

:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Vì chưa có thời gian nên tôi chưa kịp giải thích rõ. Nên hôm nay giải thích được tới đâu thì hay tới đó.

Trích Kinh Lăng Nghiêm:
NGHI TÂM-TÍNH TỰ-NHIÊN NHƯ THẦN-NGÃ

Ông A-nan bạch Phật rằng: "Thưa Thế-tôn, thật như lời Pháp-vương dạy, tâm-tính cùng khắp thập phương thế-giới, yên-lặng thường-trụ, không có sinh-diệt; điều ấy so với thuyết ông Phạm-chi Sa-tỳ ca-la ngày xưa nói về minh-đế, hay các thuyết ngoại-đạo như bọn Đầu-hói nói có chân-ngã cùng khắp mười phương, khác nhau thế nào? Ở núi Lăng-già, đức Thế-tôn đã từng, vì các ông Đại-tuệ, chỉ-dạy rằng: Bọn ngoại-đạo kia thường nói tự-nhiên, còn Phật nói nhân-duyên, không phải cảnh-giới của bọn kia. Nay tôi xét cái tâm-tính đó tự-nhiên, không phải sinh, không phải diệt, xa-rời tất-cả các điều trái-ngược, luống-dối, giống như không phải là nhân-duyên, cũng không phải là cái tự-nhiên của bọn kia. Xin Phật khai-thị thế nào, cho chúng tôi khỏi mắc tà-kiến và được tâm-tính trong-sạch nhiệm-mầu sáng-suốt".
Tổ Anan trong nghi về cái Tâm Tính nó là Tự Nhiên vì nghe Phật nói nó không sinh không diệt, thường trụ cùng khắp mười phương, giống như thuyết ngoại đạo về "chân ngã" "đại ngã" "thần ngã". Đồng thời ông cũng nhắc lại hồi xưa Phật dạy chúng con về pháp Nhân Duyên và bát bỏ lý Tự Nhiên của ngoại đạo. Như sao bây giờ Phật lại nói Tâm Tính nó không sinh diệt, thường trụ cùng khắp mười phương như thuyết ngoại đạo vậy?. Ngài Anan không hiểu nên xin Phật chỉ bài.


Thì Phật liền bát bỏ cái thuyết Tự Nhiên như sau:
Phật bảo ông A-nan: "Nay tôi phương-tiện chỉ-bày, chân-thật bảo ông như vậy, ông còn chưa ngộ, lại lầm là tự-nhiên. A-nan, nếu chắc là tự-nhiên, tự phải chỉ rõ thể-tính tự-nhiên. Ông hãy xét cái tính-thấy kia lấy cái gì làm tự-thể. Cái thấy đó lại là lấy cái sáng làm tự-thể, lấy cái tối làm tự-thể, lấy hư-không làm tự thể hay lấy ngăn-bịt làm tự-thể. A-nan, nếu lấy cái sáng làm tự-thể thì lẽ ra không thấy được tối, nếu lấy hư-không làm tự-thể thì lẽ ra không thấy được ngăn-bịt, như vậy cho đến lấy các tướng tối mà làm tự-thể thì đến khi sáng, tính-thấy đã diệt mất rồi, làm sao còn thấy được sáng ?"
Phật mới nói ngài Anan, tôi phương tiện chỉ bày ông mà nói thế, nhưng không không hiểu, lại lầm cho tâm tính là tự nhiên nên mới sinh nghi.

Phật dạy nếu mà cho là Tự Nhiên mà có, thì phải chỉ rõ được thể tính tự nhiên của Tính Thấy ấy. Nhưng không thể chỉ được tính thể tự nhiên đó vì các pháp "Không Tự Tính".

Ví dụ như "Hoa Mai", Hoa Mai nó không phải là tự nhiên sinh được, vì nếu Hoa Mai là tự nhiên sinh thì phải chỉ được cái thể tính tự nhiên đó. Kỳ thật là Hoa Mai Không Có Tự Tính, cho nên không chỉ được thể tính tự nhiên, và vì thế Hoa Mai không phải là Tự Nhiên mà có.

Nếu Hoa Mai có Thể Tính hay có Tự Tính, Tự Thể, thì nó phải luôn luôn là Hoa Mai tươi đẹp, không bao giờ phai tàn. Nhưng ai cũng biết rằng "hoa mai" hay bất kỳ hoa nào, vật nào mà có hình tướng thì đều có ngày phai tàn sanh diệt. Đấy là bởi vì các pháp hữu vi tướng đó, chúng không có tự tính.

Do vậy mà Phật bát bỏ cái Lý Tự Nhiên.

NGHI LÀ NHÂN-DUYÊN

Ông A-nan bạch : "Chắc cái tính-thấy ấy không phải là tự-nhiên, thì nay tôi phát-minh được, nó do nhân-duyên mà sinh; nhưng tâm còn chưa rõ, xin hỏi đức Như-lai, nghĩa-lý thế nào cho hợp với tính nhân-duyên".
Ở đoạn trên, Tổ Anan hấp tấp nói rằng, nếu Phật đã cho Tính Thấy không phải là Tự Nhiên, thì nó chắc là phải do Nhân Duyên mà sinh. Nhưng ngài cũng còn hồ nghi không biết Nhân Duyên có đúng không nên mới xin Phật chỉ rõ cho ngài.

Lúc học Lăng Nghiêm, Tổ Anan vẫn chưa chứng Thánh, cho nên cách suy nghĩ và suy luận vẫn giống như người thường chúng ta. Nếu không phải là Tự Nhiên thì chắc hẳng là do Nhân Duyên sinh. Vì thế gian chỉ có hai thứ đó mà thôi. Cũng như không phải Không, thì là Có. Không phải có thì là Không. Nên nhớ hay thứ đó (Nhân Duyên và Tự Nhiên) vẫn còn là đối đãi, tương đối, chứ không phải là tuyệt đối như Tâm Tính mà hiện Phật đang thuyết.
CHỈ RA TÍNH-THẤY KHÔNG PHẢI LÀ NHÂN-DUYÊN VÀ KẾT-LUẬN TÍNH-THẤY RỜI CÁC DANH-TƯỚNG

Phật dạy: "Ông nói nhân-duyên, tôi lại hỏi ông: Nay ông do nhân-duyên mà có thấy; tính-thấy hiện trước đó, vậy tính-thấy, ấy lại là nhân cái sáng mà có thấy, nhân cái tối mà có thấy, nhân hư-không mà có thấy hay nhân ngăn-bịt mà có thấy? A-nan, nếu tính-thấy nhân cái sáng mà có, thì lẽ ra không thấy được tối, còn như nhân cái tối mà có, thì lẽ ra không được sáng; như vậy cho đến nhân hư-không, nhân ngăn-bịt, thì cũng đồng như nhân cái sáng và cái tối. Lại nữa, A-nan, cái thấy ấy lại là nương cái sáng mà có thấy, nương cái tối mà có thấy, nương hư-không mà có thấy hay là nương ngăn-bịt mà có thấy? A-nan, nếu nương hư-không mà có thấy, thì lẽ ra không thấy được ngăn-bịt; nếu nương ngăn-bịt mà có thấy, thì lẽ ra không thấy được hư-không; như vậy cho đến nương cái sáng, nương cái tối cũng đồng như nương hư-không, nương ngăn-bịt. Nên biết tính-thấy như vậy, không phải nhân, không phải duyên, không phải tự-nhiên, cũng không phải không tự-nhiên, không có nghĩa "không phải" hay "không không phải", không có nghĩa "tức là" hay "không tức là", rời hết tất-cả các tướng, tức là tất-cả sự vật; làm sao trong ấy, ông lại định đem các danh-tướng hí-luận thế-gian mà phân biệt cho được. Thế cũng như lấy bàn tay, nắm-bắt hư-không, chỉ thêm nhọc sức, chứ làm sao hư-không lại để cho ông nắm-bắt".
Ở đoạn trên, Phật bát bỏ lời suy luận của tổ Anan khi tổ cho rằng Tâm Tính (Tính Thấy) là do Nhân Duyên mà sinh. Ở Phần trước đã bát bỏ Tự Nhiên, phần nầy lại bát luôn Nhân Duyên sinh.

Nên nhớ, từ mới khi chuyển pháp luân ở vườn lọc quyển đến giờ là Phật đều nói pháp Nhân Duyên Sinh, cho nên các vị Thanh Văn đều chứng A La Hán như ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên. Nhưng pháp duyên sinh là ở trên những pháp hữu vi tướng mà luận, thì đúng. Nhưng nay nói về Tâm Tính, tức không phải hữu vi tướng, nó vượt ngoài đối đãi tương đối, nên không thể nói nó là Tự Nhiên mà cũng không thể nói nó là Nhân Duyên.

Do vậy ở đoạn gần chót Phật nói: "Nên biết tính-thấy như vậy, không phải nhân, không phải duyên, không phải tự-nhiên, cũng không phải không tự-nhiên, không có nghĩa "không phải" hay "không không phải", không có nghĩa "tức là" hay "không tức là", rời hết tất-cả các tướng, tức là tất-cả sự vật; làm sao trong ấy, ông lại định đem các danh-tướng hí-luận thế-gian mà phân biệt cho được."

Tức ý nói cái Tính Thấy (Tâm Tính) nó lìa tất cả tướng, nhưng nó chính là tất cả sự vật, cho nên không thể cho nó là bất kỳ cái gì theo danh theo tướng mà hý luận được.

Ví dụ như "Đất Sét". Mình nặng nó thành cái Bàn, cái ghế, Xe hơi, v.v... tất cả hình vật thì mình có thể cho Đất Sét là cái bàn được không? Đất sét là cái ghế được không? đất sét là xe hơi được không?

Không thể cho Đất Sét là cái Bàn, cái ghế, xe hơi, mọi vật được vì đất sét làm sao là cái bàn được, làm sao là cái ghế được, làm sao là xe hơi được, làm sao là mọi vật được. Cho nên mới nói là "rời hết tất cả tướng".

Thế nhưng, Cái Bàn được nắng từ Đất Sét, Cái ghế cũng được nắng từ Đất Sét, cái Xe Hơi cũng được nắng từ Đất Sét, v.v... Cho nên mới gọi "Tức là tất cả sự vật".

Do vậy "Lìa tất cả tướng, nhưng mà tức là tất cả sự vật" là nghĩa như vậy.

Như vậy thì ông ở đây định đem cái danh tướng thế gian mà hý luận xuông, phân biệt xuông, để đo lường sự thật (Tâm Tính) thì có được gì đâu. Giống như lấy tay mà nắm bắt hư không, chỉ nhọc sức, hư không làm sao cho ông nắm bắt.

Tức ý nói phải Quay Về Tu Tập mới Minh Tâm Kiến Tánh mà lãnh hội được Tâm Tính. Chứ không thể ngồi đây, khởi tâm phân biệt hý luận mà được cái Tâm Tính ấy, lãnh hội được Tâm Tính ấy.

Cho nên không thể lý luận, hý luận xuông mà hiểu, mà rõ được.

Chúng ta như Tổ Anan, ngồi đây mà lý luận xuông về Tâm Tính, thì bao giờ được! Cho Tâm Tính là Tự Nhiên cũng sai. Cho Tâm Tính là Nhân Duyên cũng sai. Cho Tâm Tính là bất kỳ cái gì cũng sai, vì nó lìa tất cả danh tướng.

Các pháp nào còn ở trong thế gian, thì có thể lý luận được, cho là Nhân Duyên Sinh. Ngày nào mình còn chưa giác ngộ, vẫn còn là phàm phu, vẫn còn sống trong vòng thế gian, thì các pháp mình thấy quả tình là Nhân Duyên sinh.

Nhưng, ở đây là nói Tâm Tính, nó không thuộc thế gian, nó là đạo lý xuất thế, mình không thể nào ở trong thế gian, đem pháp thế gian, mà lý luận cho đúng, cho ra được cái pháp xuất thế gian tâm tính ấy.

Rất mong ai nấy đều hiểu rõ!

Mong thay!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: NHỜ ĐÂU MÀ THÀNH PHẬT?

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong

Nhưng, ở đây là nói Tâm Tính, nó không thuộc thế gian, nó là đạo lý xuất thế, mình không thể nào ở trong thế gian, đem pháp thế gian, mà lý luận cho đúng, cho ra được cái pháp xuất thế gian tâm tính ấy.

Thôi được rồi, này ĐH ! Pháp ngay trong hiện tại ko thể tỏ rõ, còn nói gì cao xa.
ĐH ko thể kham nhẫn, cđ xin dừng thảo luận ở đây. Cảm ơn đã có lòng thương tưởng !

Chúc ĐH an lạc và tăng thịnh trong các Thiện pháp !

:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách