TRUNG QUÁN LUẬN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hiện tại chúng ta đang sống trong vô thường đây, nhưng rõ ràng vẫn có luân hồi, nghĩa là vẫn có kẻ vãng lai. Xin hỏi : Vì sao nói không có kẻ vãng lai? Xin bác trả lời cho
Ai sống trong vô thường? ai luân hồi? Ai vãng lai?
Hành chẳng có thì không vọng niệm, không vọng niệm thì không có pháp giới này. Ai sóng trong vô thường?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

Tễu kính các bác. kinhle
-Kia: là gió. (Dụng)
-Nọ :là không. (Thể)
Hai cái lồng (Nhập)
Trong: Tính thấy.
Ấy trung đạo. (Nghĩa nối thông)
-Nếu không phải xin Chư vị thẳng tay timeeeout
Tễu:Kính


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

chanhientam đã viết:Hiện tại chúng ta đang sống trong vô thường đây, nhưng rõ ràng vẫn có luân hồi, nghĩa là vẫn có kẻ vãng lai. Xin hỏi : Vì sao nói không có kẻ vãng lai? Xin bác trả lời cho
bình đã viết:Ai sống trong vô thường? ai luân hồi? Ai vãng lai?
Hành chẳng có thì không vọng niệm, không vọng niệm thì không có pháp giới này. Ai sóng trong vô thường?[/
Vì sao gọi là Trung quán luận? Vì nó nói về lý trung đạo. Trung đạo tức không rơi vào nhị biên. Bác nói "Hành không có, thì không vọng niệm ..." là bác đang rơi vào chỗ chứng của hàng Nhị thừa, tức rơi vào biên "không' đó (tạm nói như thế.)
Hi hi ... Thưa bác, hành không phải không có. Nó chỉ không phải không. Tạm mượn ngôn từ cho dễ hiểu là có mà không tánh. Lý Trung Đạo không phá hủy hình tướng, mà giúp người đời nhận ra thực chất của hình tướng đó.
Vì thế, Phật không khuyến khích chúng ta trụ ở cõi giới La hán mà khuyên tiến lên nữa. Vì chỗ này mà La Hán bị gọi là "khô thân diệt trí", còn Phật thì có đầy đủ tam thân tứ trí.

Bác khoang post bài mới. Từ từ con đọc đoạn sau hỏi bác tiếp. Giờ con có việc rồi. Tễu viết cái gì Ht chưa hiểu được ý. Thôi đọc đoạn nảy nghe. Có gì không vừa lòng cứ lên tiếng.


Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

-Thắp nến soi tỏ căn Phòng.
Đến khi nến tắt Phòng nào tắt theo?
Tranh treo rồi mủ áo đeo,
Đến khi vứt bỏ,Phòng theo đồ nào ?
Phòng trống mời khách bao nhiêu,
Khách đi vui vẻ.Nào tiêu căn Phòng?!
Còn như Tâm cùng với lòng,
Nhớ người theo Khách,bỏ phòng đi xa.
Vườn hoa,non bộ mở ra,
Rong duổi cùng Khách hóa ra không Phòng.
Phòng đâu có chạy lòng vòng!
Tự tại ngay đó rỗng không-Hán,Hồ
Vạn pháp tưởng rất sô bồ
Mà trong Pháp giới khó dò tính LY
Bởi vậy Pháp tính đâu thì chướng nhau.
Rỗng không chẳng mất đi đâu.
Chứa tất cả pháp: tìm cầu-có-không.
Đừng để Không-Có lôi Ông.
Đối đãi-hai pháp Ông không có nhà.
Phòng-Tâm mở rỗng bao la,
Khách vào: vui tiếp,Khách ra:cười,chào >:D<
Đây là"ngẫu hứng"của Tễu.Có gì không phải xin Chư vị hon hỷ thẳng tay cho timeeeout
Tễu :Kính tangbong cafene


Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

-Thắp nến soi tỏ căn Phòng.
Đến khi nến tắt Phòng nào tắt theo?
Tranh treo rồi mủ áo đeo,
Đến khi vứt bỏ,Phòng theo đồ nào ?
Phòng trống mời khách bao nhiêu,
Khách đi vui vẻ.Nào tiêu căn Phòng?!
Còn như Tâm cùng với lòng,
Nhớ người theo Khách,bỏ phòng đi xa.
Vườn hoa,non bộ mở ra,
Rong duổi cùng Khách hóa ra không Phòng.
Phòng đâu có chạy lòng vòng!
Tự tại ngay đó rỗng không
Vạn pháp tưởng rất sô bồ
Mà trong Pháp giới khó dò tính LY
Bởi vậy Pháp tính đâu thì chướng nhau.
Rỗng không chẳng mất đi đâu.
Chứa tất cả pháp: tìm cầu-có-không.
Đừng để Không-Có lôi Ông.
Đối đãi-hai pháp Ông không có nhà.
Phòng-Tâm mở rỗng bao la,
Khách vào: vui tiếp,Khách ra:cười,chào >:D<
Đây là"ngẫu hứng"của Tễu.Có gì không phải xin Chư vị hoan hỷ thẳng tay cho timeeeout
Tễu :Kính tangbong cafene


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Sao không đập luôn cái phòng !!!


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trung đạo tức không rơi vào nhị biên. Bác nói "Hành không có, thì không vọng niệm ..." là bác đang rơi vào chỗ chứng của hàng Nhị thừa, tức rơi vào biên "không' đó (tạm nói như thế.)
Hi hi ... Thưa bác, hành không phải không có. Có mà không tánh. Lý Trung Đạo không phá hủy hình tướng, mà giúp người đời nhận ra thực chất của hình tướng đó.
Không rơi vào Nhị Thừa, vì hàng Nhị Thừa chấp "Không", còn ý tôi nói là trong cái thể "Nhất Tâm Bình Đẳng " đó, một niệm không khởi thì lấy gì hành?
Niệm có khởi thì mới có hành. Niệm không khởi thì lấy gì hành?
Niệm vốn không tánh nên hành mới không tánh, chẳng phải có hành ngoài niệm.
Hiện tại chúng ta đang sống trong vô thường đây, nhưng rõ ràng vẫn có luân hồi, nghĩa là vẫn có kẻ vãng lai. Xin hỏi : Vì sao nói không có kẻ vãng lai? Xin bác trả lời cho.
Thấy có kẻ vãng lai, nhưng tánh của kẻ vãng lai vốn không. Vì vậy nói có kẻ vãng lai cũng trật, nói không có kẻ vãng lai cũng trật. Đó là nghĩa Trung Đạo, Cốt làm rõ cái tánh không của vạn pháp.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết: Nếu từ thân đến thân
Vãng lai tức vô thân
Nếu mà chẳng có thân
Thì chẳng có vãng lai

Từ thân hài nhi đến thân tiểu đồng, cho đến thân thanh niên, thân lão niên, đều cùng một thân. Từ một thân đến một thân, tức là kẻ vãng lai vô thân (từ nhỏ tới già chỉ có một thân thì không có thân khác vãng lai).
Nếu trước đã có thân thì chẳng có vãng lai từ thân đến thân.
Nếu trước chẳng có thân, làm sao có sanh tử vãng lai?
Đây là một cách luận giải khác, đưa ra tùy ý độc giả tham khảo :
Nếu từ thân đến thân, qua lại (vãng lai) tức không thân : là nói đến những thân qua lại trong sanh tử. Vì sao nói từ thân đến thân qua lại thì không thân? Vì thân sau là nhân duyên của thân trước. Hình thành theo quan hệ nhân duyên thì Bồ tát Long Thọ nói "Pháp do nhân duyên sanh, ta nói tức là không". Không đây, phải hiểu là không tự tánh. Không "trung đạo".

Hai câu sau Ht dịch có khác một chút : Nếu có thân không thân, thì không có vãng lai. Trong cả hai trường hợp có thân không thân đều không có vãng lai. Vì sao? Vì khi nói có, tức có tự tánh. Có tự tánh thì phải thường trụ. Thường thì không chết. Không chết tức chỉ có sanh mà không có tử, thành không thể nói là "Qua lại trong sanh tử".
Không có thân, thì đương nhiên không có sanh tử.

Gom cả hai cách lý luận trên lại, thì thấy như vầy :
tangbong Nếu thân là thật có : thì không có việc qua lại sanh tử như hiện nay.
tangbong Nếu thân là thật không : cũng không có qua lại sanh tử như hiện nay.
tangbong Thấy có qua lại như hiện nay thì biết thân ấy không rơi vào có hay không, mà đầu luận Trung quán đã nói tổng thành Bát bất : Không có cũng không không.
Nói cách khác là : thân không có tánh. Nghĩa là thấy hình thấy tướng như thế chứ chỉ như trăng dưới nước, bóng trong gương mà thôi.

Luận Trung Quán hấp dẫn là nhờ cách lý luận của nó. Bỏ đi phần lý luận, chỉ lấy ý tổng thì cũng chỉ như những bộ kinh luận khác mà thôi. Bài Phá Nhân Duyên, bác bỏ hết phần luận lý chính của nó, rất uổng. Mời bác post bài tiếp, từng bài một thôi.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phẩm thứ mười bảy
Quán nghiệp


Nghiệp trụ đến thọ báo
Nghiệp ấy tức là thường
Nghiệp diệt tức vô thường
Đâu thể sanh quả báo.

Từ khi tạo nghiệp đến khi thọ báo, nếu nghiệp có tức là thường , mà thường thì không biến đổi. Nếu có biến đổi (vì nghiệp diệt) tức là vô thường, mà vô thường thì không thực. Không thực thì đâu thể sanh quả báo. Vì vậy nghiệp vốn không.

(GHI CHÚ: Những lý giải trên đều đứng trên phương diện tuyệt đối mà giải thích. Chúng ta đang trong sanh tử luân hồi, đang trong phạm vi tương đối, chưa được giải thoát. Nếu chấp nghiệp là không mà hành xử bừa bãi, bất chấp nhân quả thì sẽ thấy địa ngục trước mắt.)

Phẩm thứ mười tám
Quán pháp


Nếu ngã là ngũ ấm
Ngã là pháp sanh diệt
Nếu ngã khác ngũ ấm
Thì không tướng ngũ ấm

Nếu chấp thân này có “sắc, thọ tưởng, hành, thức” là “Ta” thì “Ta” có do duyên khởi, nên là pháp sanh diệt, là giả có. Nếu “Ta” không phải do ngũ ấm hợp thành thì đã chẳng có thân này.

Nếu như không có ngã
Làm sao có ngã sở
Vì diệt ngã, ngã sở
Gọi đắc “trí vô ngã”
Người đắc “trí vô ngã”
Ấy gọi là thực quán

Ngã sở là những cái thuộc ngã như : thân tôi, cảm xúc của tôi, tư tưởng của tôi, thế giới của tôi v v….
Do ngã là pháp duyên sanh, không thực nên ngã sở cũng không có thực. Nếu hiểu và chấp nhận được Ngã và Ngã sở vốn không thì gọi là đắc “trí vô ngã”

Các pháp có do duyên khởi nên không có tự tánh. Vì vậy nói sanh mà thực chẳng sanh, nên kinh Lăng Già nói “ Vô sanh là sanh mà không có tánh sanh” Phật dặn các Bồ - Tát “ Nói vô sanh nhưng không lập tông Vô Sanh”. Dựng là vì duyên (để giáo hóa chung sanh), không phải tự nhiên mà lập. Hết duyên thì không dựng cũng không lập. Cho nên tuy dựng lập mà không hề dựng lập. Tuy nói pháp 49 năm mà “ Ta chưa hề nói một chữ”. Duyên khởi là vậy. đủ duyên thì có, hết duyên liền không. Nên ngay khi duyên hình thành ra chúng, tánh chúng vẫn là không.

Thực tướng của các pháp
Tâm hành ngôn ngữ đoạn
Không sanh cũng không diệt
Tịch diệt như Niết- Bàn

Tâm hành là tâm sanh diệt. Nếu đoạn dứt được tâm hành và ngôn ngữ , thì thực tướng của các pháp là Không sanh cũng không diệt, như Niết- Bàn.

Thể của vạn pháp vốn không, Nhưng cái không ấy không phải là tánh của thể ấy, nếu thể ấy thường không thì “không” là thường trụ, Không mà thường trụ thì vạn pháp sẽ không thể xuất hiện như hiện nay. Vạn pháp đã sanh khởi thì biết tánh của cái thể ấy không phải là “Không”. Vì thế Đại Thừa Khởi Tín Luận nói : Chân Như không phải chỉ có “Không” mà còn có “Bất Không”.

Tất cả thực, không thực
Vừa thực vừa không thực
Không thực, không không thực
Ấy gọi chư Phật pháp.

Cái Chân – Như, Thực - Tướng ấy không thể dùng thức mà biết được . Ngài Nam Tuyền nói “Biết là vọng giác, không biết là vô ký” ngài Duy Ma Cật nói “Không thể dùng trí mà hiểu được, không thể dùng thức mà biết được” do đó không thể suy nghĩ hay nói năng gì về nó. Nên nó Tịch diệt, không hí luận. Người nào ngộ thì chỉ tự mình biết mà thôi, không san sẻ được cho ai

Tự biết không do ai
Tịch diệt không hí luận
Không khác, không phân biệt
Ấy gọi là thực tướng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

Đi trên than hồng,
Họ vẫn ung dung,
Còn ta sẽ bỏng.
Hỏi tự than hồng?
Hay tại tự tâm?
Công phu luyện tập,
Tâm chuyển biến chân.
Làm không sợ nóng,
Làm chân không bỏng,
Suy:Tính Pháp tự không.
Tự tâm không tính.
Tinh tấn tự tâm,
Khế nghĩa Chân Kinh,
Pháp không_có đó,
Ta xoay chuyển nó,
Biến khó thành dễ,
Không bỏ,được bỏ.
Thì có gì lo,
Có ngày giác ngộ
Cũng chính tự tâm,
Khế thầm tánh biết,
Biền biện đạo trung,
Nghĩa lượng vô cùng.
Đây chỉ một góc,
Xin đừng trói Pháp.
Xin quán rộng ra,
Pháp giới bao la,
Có đồng tương tự?
Nào dị,nào đồng,
Có bình đẳng không?
Nếu thấy nhẹ tâm,
Dễ đường quyết định.
Đi đâu?Tùy mình.
Nông sâu->Đo gậy.
Tễu:kính.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:Phẩm thứ mười bảy
Quán nghiệp

Nghiệp trụ đến thọ báo
Nghiệp ấy tức là thường
Nghiệp diệt tức vô thường
Đâu thể sanh quả báo.
Phần này dùng lý luận để hiển thực tướng của Nghiệp. Phần này không có bản chữ Hán ở đây thành không biết cách dịch trụ và diệt ở đây có chính xác không nữa.
binh đã viết: Quán pháp[/color]
Nếu ngã là ngũ ấm
Ngã là pháp sanh diệt
Nếu ngã khác ngũ ấm
Thì không tướng ngũ ấm
Nếu chấp thân này có “sắc, thọ tưởng, hành, thức” là “Ta” thì “Ta” có do duyên khởi, nên là pháp sanh diệt, là giả có. Nếu “Ta” không phải do ngũ ấm hợp thành thì đã chẳng có thân này.
Ngã : Người xưa cho rằng trong thân này có một thứ "bất tử". Đây dùng luận lý chứng minh cho thấy ngã chỉ là pháp nhân duyên. Nhân duyên thì đủ duyên thì có, hết duyên liền không.
binh đã viết: Thực tướng của các pháp
Tâm hành ngôn ngữ đoạn
Không sanh cũng không diệt
Tịch diệt như Niết- Bàn
Tâm hành là tâm sanh diệt. Nếu đoạn dứt được tâm hành và ngôn ngữ , thì thực tướng của các pháp là Không sanh cũng không diệt, như Niết- Bàn.
Thể của vạn pháp vốn không, Nhưng cái không ấy không phải là tánh của thể ấy, nếu thể ấy thường không thì “không” là thường trụ, Không mà thường trụ thì vạn pháp sẽ không thể xuất hiện như hiện nay. Vạn pháp đã sanh khởi thì biết tánh của cái thể ấy không phải là “Không”. Vì thế Đại Thừa Khởi Tín Luận nói : Chân Như không phải chỉ có “Không” mà còn có “Bất Không”.
Tất cả thực, không thực
Vừa thực vừa không thực
Không thực, không không thực
Ấy gọi chư Phật pháp.
Cái Chân – Như, Thực - Tướng ấy không thể dùng thức mà biết được . Ngài Nam Tuyền nói “Biết là vọng giác, không biết là vô ký” ngài Duy Ma Cật nói “Không thể dùng trí mà hiểu được, không thể dùng thức mà biết được” do đó không thể suy nghĩ hay nói năng gì về nó. Nên nó Tịch diệt, không hí luận. Người nào ngộ thì chỉ tự mình biết mà thôi, không san sẻ được cho ai
Tự biết không do ai
Tịch diệt không hí luận
Không khác, không phân biệt
Ấy gọi là thực tướng.
Xin đảo phần giải thích in đậm xuống cuối cùng. Còn phần kệ
Tất cả thực, không thực
Vừa thực vừa không thực
Không thực, không không thực
Ấy gọi chư Phật pháp.

Xin bàn như vầy : Thực, không thực v.v... gọi là tứ cú. Đây là những quan niệm của người xưa về thế giới nhân sinh này.
Ta nói có thể giới, tức ta đang rơi vào quan niệm thứ nhất.
Có người trong thiền định, thấy tất cả thế giới đều không hết. Và kết luận thế giới này không thực, là đang rơi vào kiến chấp thứ hai v.v...
Cứ thế mà hình thành nên vô số định kiến.

Thấy thì không lỗi. Lỗi là do mình cho cái thấy từng phần đó là chân lý. Như anh mù rờ voi, lấy tai làm voi, lấy vòi làm voi. Lỗi là như thế. Còn nếu thấy chỉ là thấy và biết những cái thấy đó chỉ là cái thấy từng phần trong duyên. Do nghiệp thức của mình như thế mà mình thấy như thế, còn tánh thực của tất cả những thứ đó là không. Chính vì tánh chúng là không, mới tùy duyên mà thấy ra nhiều cảnh giới khác nhau. Có được cái nhin đó gọi là cái nhìn Phật pháp. Câu chót mang ý nghĩa như vậy. Nghĩa là, pháp trụ pháp vị thế gian tướng thường trụ. Nhìn pháp đúng như trong cái duyên nó đang an trụ thì ngay lúc đó chính là Phật pháp. Vì thế phật pháp hay ma pháp là do tự tâm mà ra.
Giải thích như thế dễ hiểu hơn là dùng duyên khởi.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phẩm thứ mười chín
Quán Thời

Nếu nhơn thời quá khứ
Có vị lai, hiện tại
Vị lai và hiện tại
Phải ở thời quá khứ

Nếu trong thời quá khứ
Không vị lai, hiện tại
Thì vị lai, hiện tại
Làm sao nhơn quá khứ?

Chẳng nhơn thời quá khứ
Thì chẳng có vị lai
Cũng chẳng có hiện tại
Cho nên không ba thời.

Nếu hiện tại và vị lai có nguồn gôc từ quá khứ thì lẽ ra nó phải ở trong quá khứ. Nếu trong thời quá khứ không có hiện tại và vị lai thì hiện tại và vị lai không có nguồn gốc từ quá khứ.
Nếu chẳng có hiện tại và vị lai thì cũng chẳng có quá khứ. Do đó thời gian cũng là pháp duyên khởi. không thực có.

Phẩm thứ hai mươi
Quán Nhân quả

Nếu chúng duyên hòa hợp
Mà có cái “quả” sanh
Trong hòa hợp đã có
Đâu cần hòa hợp sanh

Nếu chúng duyên hòa hợp
Trong đó chẳng có quả
Tại sao chúng từ duyên
Hòa hợp mà sanh quả

Nếu chúng duyên hòa hợp
Mà lại có quả sanh
Thì năng sanh, sở sanh
Phải có cùng một thời

Nếu trong nhân vô quả
Nhân đâu thể sanh quả
Nếu trong nhân có quả
Sao lại còn sanh quả.

Nếu do hòa hợp sanh (tức là duyên khởi) thì đâu có sanh, có quả, quả chỉ là giả có.
Nếu do các duyên hòa hợp mà có quả, thì quả ở đâu ra?
Nếu do các duyên hòa hợp mà có quả, thì năng sanh và sở sanh phải có cùng lúc.
Nếu trong nhân không có quả thì đâu thể sanh quả
Nếu trong nhân đã có quả, thì đâu cần sanh, vì quả đã có rồi.

Vậy nhân chẳng sanh quả. Mà nếu không nhân cũng không có quả. Bởi vậy chuyện nhân quả hết sức vô lý, chỉ là hiện tượng, mà không có thực tánh.

(GHI CHÚ: Những lý giải trên đều đứng trên phương diện tuyệt đối mà giải thích. Chúng ta đang trong sanh tử luân hồi, đang trong phạm vi tương đối, chưa được giải thoát. Nếu bất chấp nhân quả thì sẽ thấy địa ngục trước mắt.)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách