Thâm Nhập 1 Môn

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

nguyentienminh đã viết:ngay truoc minh niem phat kha tinh tan va cu chap nhat la minh phai buong bo tat ca ...khiến minh rơi vào tinh huống tâm cứ như thế nào ấy ...thấy nó ko tự nhiên ... giờ minh lại ko dám như vậy nữa ...dù vậy 1 ngày vẫn cố gắng 2 thời công phu....cac huynh đệ cùng góp ý nhé
Đây là vì chưa hiểu rõ giáo lý, nhắm mắt làm theo, cho nên thấy thế.
Phải nghiên cứu kỹ giáo lý, hiểu tại sao phải buông bỏ thì lúc đó sẽ tự mình buông bỏ, chẳng phải đợi ai bảo cả. Đơn giản là minh biết nếu buông bỏ tất cả thì mình sẽ đến trạng thái nào rồi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

nguyentienminh đã viết:ngay truoc minh niem phat kha tinh tan va cu chap nhat la minh phai buong bo tat ca ...khiến minh rơi vào tinh huống tâm cứ như thế nào ấy ...thấy nó ko tự nhiên ... giờ minh lại ko dám như vậy nữa ...dù vậy 1 ngày vẫn cố gắng 2 thời công phu....cac huynh đệ cùng góp ý nhé
Việc buông bỏ trong pháp môn niệm Phật chính là phải hiểu rõ luân hồi sanh tử đau khổ, ngũ dục chẳng đáng để ta lấy làm phấn đấu cho cuộc đời. Hiểu cái đau khổ ấy rồi, nên lập tâm nguyện tu học để giải thoát. Nhưng tu học là chuyện lâu dài khó nói trước ngày nào ta giải thoát. Vậy ta hãy chọn con đường chắc, đó là niệm Phật nguyện vãng sanh sang Cực Lạc Thế Giới.

Người chưa giải thoát thì còn phải tu học, vậy chúng ta hãy chọn sanh vào một thế giới có những nhân duyên thiện lành, tu học không bị lui sụt, chắc chắn chứng quả giải thoát. Đó chính là CỰC LẠC THẾ GIỚI.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
vanphapquitam
Bài viết: 58
Ngày: 17/12/11 22:03
Giới tính: Nam
Đến từ: bien hoa

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi vanphapquitam »

BATKHONG1985 đã viết:tangbong tangbong tangbong

Buông xã vạn duyên, một tâm niệm Phật Nguyện Vãng Sanh Cực Lạc.
Này đạo hữu, cho hỏi đã xả vạn duyên, tức là xả vạn pháp, mà niệm Phật tức là còn thuộc Pháp. Đã xả pháp lại còn niệm Pháp vậy sao thành Phật


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

vanphapquitam:
Này đạo hữu, cho hỏi đã xả vạn duyên, tức là xả vạn pháp, mà niệm Phật tức là còn thuộc Pháp. Đã xả pháp lại còn niệm Pháp vậy sao thành Phật
- Câu này nói trên lý thuyết là như vậy còn thực tế phải dùng phương tiện.
- Đạo hữu thử hỏi: có ai xả được vạn pháp mà không cần dùng đến pháp môn của Phật không?
câu trả lời là: Không có ai xả được nếu không dùng: Thiền, Tịnh, Mật, Giáo...
- Pháp môn Niệm Phật là một phương tiện, để đi đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Niệm Phật tới cùng đạt nhất tâm bất loạn. Nhất tâm bất loạn chia làm hai Sự và Lý.
- Sự là: chỉ còn duy nhất 1 niệm ''Nam Mô A Di Đà Phật'' và biết mình đang niệm Phật không khởi vọng tưởng đây là Sự Nhất Tâm.
- Lý là: là niệm PHẬT đến quên mình đang niệm PHẬT mà danh hiệu tự tánh phát ra như dòng suối không ngừng những câu PHẬT hiệu, tự nhiên khai ngộ chứng Niệm PHẬT TAM MUỘI, người chứng niệm PHẬT Tam Muội vãng sanh tùy ý không cần ai trợ niệm.

Vì vậy chứng niệm Phật Tam Muội là xả tất cả pháp, khi về đên Tây Phương Cực Lạc thì bất thối chuyển trên đạo Vô Thượng chắc chắn thành Phật.


vanphapquitam
Bài viết: 58
Ngày: 17/12/11 22:03
Giới tính: Nam
Đến từ: bien hoa

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi vanphapquitam »

tinhnghia đã viết:
vanphapquitam:
Này đạo hữu, cho hỏi đã xả vạn duyên, tức là xả vạn pháp, mà niệm Phật tức là còn thuộc Pháp. Đã xả pháp lại còn niệm Pháp vậy sao thành Phật
- Câu này nói trên lý thuyết là như vậy còn thực tế phải dùng phương tiện.
- Đạo hữu thử hỏi: có ai xả được vạn pháp mà không cần dùng đến pháp môn của Phật không?
câu trả lời là: Không có ai xả được nếu không dùng: Thiền, Tịnh, Mật, Giáo...
- Pháp môn Niệm Phật là một phương tiện, để đi đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Niệm Phật tới cùng đạt nhất tâm bất loạn. Nhất tâm bất loạn chia làm hai Sự và Lý.
- Sự là: chỉ còn duy nhất 1 niệm ''Nam Mô A Di Đà Phật'' và biết mình đang niệm Phật không khởi vọng tưởng đây là Sự Nhất Tâm.
- Lý là: là niệm PHẬT đến quên mình đang niệm PHẬT mà danh hiệu tự tánh phát ra như dòng suối không ngừng những câu PHẬT hiệu, tự nhiên khai ngộ chứng Niệm PHẬT TAM MUỘI, người chứng niệm PHẬT Tam Muội vãng sanh tùy ý không cần ai trợ niệm.

Vì vậy chứng niệm Phật Tam Muội là xả tất cả pháp, khi về đên Tây Phương Cực Lạc thì bất thối chuyển trên đạo Vô Thượng chắc chắn thành Phật.
Này đạo hữu, pháp vốn ko có tự tánh vậy làm gì có cái gọi là buông xả pháp, đã ko có buông xả pháp vậy thì làm gì có cái gì gọi là Thiền, Tịnh, Mật, Giáo...
Pháp đã ko có vậy thì có cái gì gọi là Niệm Phật, đã ko có Niệm Phật thì làm gì có Sự và Lý


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

vanphapquitam đã viết:
Này đạo hữu, pháp vốn ko có tự tánh vậy làm gì có cái gọi là buông xả pháp, đã ko có buông xả pháp vậy thì làm gì có cái gì gọi là Thiền, Tịnh, Mật, Giáo...
Pháp đã ko có vậy thì có cái gì gọi là Niệm Phật, đã ko có Niệm Phật thì làm gì có Sự và Lý.
Đây là chấp vào lý Thiền, chấp vào tánh không cho là không có gì.
Đây là chấp lý bỏ sự, căn bệnh nặng nhất của người học Phật tu pháp.
- Nếu cho cái gì cũng không, cho là không có gì cả, thì cứ ngồi yên chờ sung rụng cho khỏe, cần gì tu hành.
'' Có tu thì có chứng, không tu thì không chứng''

Ăn chanh muốn ngọt ngào sao được
Làm tội mà muốn phước khó thay
Một cộng với một bằng hai
Trồng chi hưởng nấy xưa nay không lầm.


vanphapquitam
Bài viết: 58
Ngày: 17/12/11 22:03
Giới tính: Nam
Đến từ: bien hoa

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi vanphapquitam »

tinhnghia đã viết:
vanphapquitam đã viết:
Này đạo hữu, pháp vốn ko có tự tánh vậy làm gì có cái gọi là buông xả pháp, đã ko có buông xả pháp vậy thì làm gì có cái gì gọi là Thiền, Tịnh, Mật, Giáo...
Pháp đã ko có vậy thì có cái gì gọi là Niệm Phật, đã ko có Niệm Phật thì làm gì có Sự và Lý.
Đây là chấp vào lý Thiền, chấp vào tánh không cho là không có gì.
Đây là chấp lý bỏ sự, căn bệnh nặng nhất của người học Phật tu pháp.
- Nếu cho cái gì cũng không, cho là không có gì cả, thì cứ ngồi yên chờ sung rụng cho khỏe, cần gì tu hành.
'' Có tu thì có chứng, không tu thì không chứng''

Ăn chanh muốn ngọt ngào sao được
Làm tội mà muốn phước khó thay
Một cộng với một bằng hai
Trồng chi hưởng nấy xưa nay không lầm.
Này đạo hữu, tôi ko nói tất cả là ko có gì; mà nói tất cả các Pháp đều ko có tự tánh ( tự tánh là đều do nhân duyên hợp lại mà thành )
Cũng như nói Niệm Phật ko có tự tánh là sao, bởi vì đều do nhân duyên mà có, vì do nhân có người tu và câu chữ nên mới có duyên niệm phật
Đối với tất cả các Pháp cũng vậy, tất cả khổ đau, hay phương tiện hết khổ... đều có nhân duyên mà hợp thành nên nói nó ko có tự tánh
Như đạo hữu vậy, khắp thân thể đều do tứ đại mà thành, do nhiều thứ mà có vậy thì có phải là đạo hữu chăng. Cái gọi là đạo hữu cũng như các Chư Phật vậy , đó là như như tịch tĩnh, ko phân biệt, ko chấp các pháp trên đời là có, diệt ,sinh ,lão , bệnh, tử...
Chúng sinh do chấp có cái tôi, cái của tôi, nên có sự vui sướng khổ đau, rồi sinh ra cái diệt khổ đau;
Đó gọi là kiến chấp thủ
Người tu nên quán như vậy mà tu, phước hay họa chẳng phải do tâm phân biệt mà thành ư


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Đạo hữu nói một hồi lại mâu thuẫn với chính mình.
Tôi nói Lý - Sự viên dung, hòa hợp với nhau, chứ không thiên kiến 1 bên như đạo hữu.
Tu học phải dựa vào TRUNG ĐẠO.
Cổ nhân nói: '' qua sông rồi mới bỏ bè'' tức là giải thoát toàn thì không chấp, còn là phàm phu thì nên '' chấp trì danh hiệu'' chớ nên bỏ bè giữa dòng mà chết đuối.


vanphapquitam
Bài viết: 58
Ngày: 17/12/11 22:03
Giới tính: Nam
Đến từ: bien hoa

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi vanphapquitam »

tinhnghia đã viết:Đạo hữu nói một hồi lại mâu thuẫn với chính mình.
Tôi nói Lý - Sự viên dung, hòa hợp với nhau, chứ không thiên kiến 1 bên như đạo hữu.
Tu học phải dựa vào TRUNG ĐẠO.
Cổ nhân nói: '' qua sông rồi mới bỏ bè'' tức là giải thoát toàn thì không chấp, còn là phàm phu thì nên '' chấp trì danh hiệu'' chớ nên bỏ bè giữa dòng mà chết đuối.
Này đạo hữu ông nói'' qua sông rồi mới bỏ bè'' tức là giải thoát toàn thì không chấp, còn là phàm phu thì nên '' chấp trì danh hiệu'' chớ nên bỏ bè giữa dòng mà chết đuối.[/quote]
Đã biết là ko hề có chấp vậy thì còn chấp chi nữa. Chẳng phải phàm phu ngu muội nên mới chấp, còn các bậc giác ngộ thì ko chấp đó sao
Ông nói vậy tức phàm phu nên phải chấp để giải thoát ư; chấp trong cái vốn ko có gì để chấp, vậy ví như bỏ cục sắt vào nước làm sao hòa tan được, phải bỏ nước vào nước mới hòa tan được chứ
Ông lấy cái ngã để lập cái vô ngã thì vô lí quá


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Vậy lấy muối bỏ vào nước có hòa tan được không

-----------------------------------------------
Lấy cái ngã để cầu cái vô ngã mới thực là Phật Pháp.
Sửa lần cuối bởi tinhnghia vào ngày 08/03/12 02:15 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

tinhnghia đã viết:Đạo hữu nói một hồi lại mâu thuẫn với chính mình.
Tôi nói Lý - Sự viên dung, hòa hợp với nhau, chứ không thiên kiến 1 bên như đạo hữu.
Tu học phải dựa vào TRUNG ĐẠO.
Cổ nhân nói: '' qua sông rồi mới bỏ bè'' tức là giải thoát toàn thì không chấp, còn là phàm phu thì nên '' chấp trì danh hiệu'' chớ nên bỏ bè giữa dòng mà chết đuối.
tangbong tangbong tangbong Đúng rồi, ĐH tinhnghia nói đúng lắm, chưa biết bơi mà chưa qua sông được lại bỏ bè thì trước sau gì cũng chết đuối. Như ta đã biết có một số người chấp không mà nói rằng "Bản Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ", mà họ không nương vào sự mà tu hành, toàn nói lý bát nhã, mà ta cũng biết "Thà chấp có như núi Tu Di còn hơn chấp không như hạt cải", vì sao vậy? Điều này HT Thiền Tâm có dạy rất rõ:
Tịnh Độ hoặc vấn.
(HT. Thích Thiền Tâm)



Hỏi:- Sự nhiếp cơ của Tịnh Độ quả thật là rộng, ngu giả không còn dám luận bàn. Nhưng tôi thường nghe nói: 'Di Đà bản tánh, Tịnh Độ duy tâm,' trong ý cũng có trộm mừng! Đến chừng xem qua các kinh luận về tông nầy, thì Tịnh Độ là miền Cực Lạc ngoài muôn ức cõi. Di Đà là vị giáo chủ ở Liên Bang. Như vậy thì kia đây cách xa, ngoài nghĩa lý duy tâm bản tánh rồi! Thế là ý chỉ gì?



Đáp:- Chỗ hiểu ấy còn nông cạn hẹp hòi. Ông không biết rằng chân tâm của ông rộng rãi và sáng suốt vô cùng? Kinh Lăng Nghiêm nói: 'Những non sông đất liền cho đến hư không ở ngoài sắc thân ta, đều là cảnh vật trong chân tâm mầu sáng.' Lại nói: 'Các pháp sanh hóa, đều là hiện cảnh của duy tâm.' Thế thì đâu có cõi Phật nào ngoài tâm ta ư? Cho nên ý nghĩa của Tịnh Độ duy tâm là nói cõi Tịnh Độ ở trong chân tâm của ta, như biển cả nổi lên vô lượng bóng bọt, mà không có bóng bọt nào ở ngoài biển cả. Lại như những hạt bụi nơi đất liền, không có hạt bụi nào chẳng phải là đất; cũng như không có cõi Phật nào chẳng phải là tâm. Nên Tiên Thánh đã nói: 'Chỉ một tâm nầy có đủ bốn cõi là: Phàm Thánh Đồng Cư, Phương Tiện Hữu Dư, Thật Báo Vô Chướng Ngại, và Thường Tịch Quang.'

Cõi Phàm Thánh Đồng Cư có hai: Đồng Cư Tịnh Độ và Đồng Cư Uế Độ. Đồng Cư Uế Độ là như cõi Ta Bà trong quốc độ nầy có phàm có thánh ở chung lẫn, mà phàm và thánh đều có hai hạng. Hai hạng của phàm là ác chúng sanh, tức bốn thú, và thiện chúng sanh, tức trời người. Hai hạng của thánh là thật thánh và quyền thánh. Thật thánh là các thánh nhơn thuộc bốn đạo quả, bậc Bích Chi Phật, bậc thất địa trong Thông giáo, thập trụ trong Biệt giáo, thập tín hậu tâm trong Viên giáo. Những vị nầy phần thông hoặc tuy dứt song sắc thân quả báo hãy còn, nên đều gọi là thật. Quyền thánh là các vị Bồ Tát trụ ở những cõi Phương Tiện, Thật Báo, Tịch Quang cùng bậc Diệu Giác (Phật) vì làm lợi lạc cho kẻ hữu duyên nên ứng sanh vào cõi Đồng Cư. Bởi tùy cơ thị hiện nên gọi là quyền. Những vị trên đây cùng với phàm phu đồng ở, nên gọi là Phàm Thánh Đồng Cư, và cảnh cư trú về phần khí thế giới, có hầm hố, gai gốc, bùn đất, cùng các tướng nhơ nhớp, về phần hữu tình giới có bốn ác thú, nên gọi là Uế Độ. Đồng Cư Tịnh Độ là như cõi Cực Lạc, tuy y báo chánh báo nơi đây trang nghiêm mầu nhiệm, không có bốn ác thú, song cũng gọi Phàm Thánh Đồng Cư vì chúng sanh sanh về cõi nầy không phải đều là bậc đắc đạo. Như trong kinh nói: 'Hạng người phạm tội nặng, khi lâm chung chí tâm sám hối và niệm Phật, đều được vãng sanh.' Do đó nên biết nơi cõi nầy chúng sanh còn hoặc nhiễm cũng có thể được ở. Thế Giới Cực Lạc cũng có hai hạng Thánh Cư và bởi y báo chánh báo đều sạch sẽ trang nghiêm, nên gọi là Tịnh Độ. Để nói rộng thêm, tuy gọi Tịnh Độ nhưng thật ra trong ấy có nhiều hạng hơn kém không đồng. Như thế giới Diệu Hỉ tuy là Tịnh Độ, song còn có nam nữ và núi Tu Di, và Tịnh Độ đã như thế, uế độ cũng như vậy.

Cõi Phương Tiện Hữu Dư là chỗ ở của bậc Nhị Thừa và ba hạng Bồ Tát đã chứng Phương Tiện Đạo. Những vị nầy do tu hai môn quán, dứt phần thông hoặc, phá hết trần sa, bỏ thân phân đoạn thọ thân pháp tánh, tự tại ở ngoài ba cõi; nhưng vì họ chưa đoạn được biệt hoặc vô minh nên còn có sự biến dịch sanh tử. Sở dĩ gọi phương tiện vì đó là cảnh giới của hành nhơn tu chứng Phương Tiện Đạo. Gọi hữu dư là bởi họ chưa đoạn được vô minh. Cho nên trong Thích Luận nói: 'Ngoài tam giới có cõi Tịnh Độ, đây là chỗ của hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật cư trú, thọ Pháp Tánh thân, không còn sự phân đoạn sanh tử.'

Cõi Thật Báo Vô Chướng Ngại là nơi không có hàng Nhị Thừa, chỉ thuần là bậc pháp thân Bồ Tát ở. Những vị nầy phá từng phần vô minh, chứng từng phần pháp tánh, được quả báo chân thật. Song vì họ chưa đoạn hết vô minh nên còn nhuận vô lậu nghiệp, thọ báo thân pháp tánh, và cảnh giới nầy cũng gọi là Quả Báo Độ. Kinh Nhân Vương nói: 'Ba hiền mười thánh trụ quả báo' là chỉ cho sự việc trên đây. Sở dĩ gọi Thật Báo, vì các Đại Sĩ ấy do quán thật tướng, phát được chân vô lậu thọ hưởng quả báo chân thật. Gọi Vô Chướng Ngại là bởi chư Bồ Tát đây, tu chân không định, sắc cùng tâm không ngăn ngại lẫn nhau. Trong Kinh Hoa Nghiêm thuyết minh thế giới Nhân Đà La Võng, chính là cảnh nầy.

Cõi Thường Tịch Quang là chân lý pháp giới như như, sáng suốt cùng cực của bậc Diệu Giác. Đây là Phật Tánh Chân Như, tức độ là thân, tức thân là độ, thân và độ không hai, là trụ xứ của Đức Tỳ Lô Giá Na, cũng gọi là Pháp Tánh Độ. Thường chính là đức pháp thân. Tịch là đức giải thoát. Quang là đức bát nhã , như chữ Y (() có ba điểm, không thể cách lìa, một tức là ba, ba nguyên vẫn một. Đây cũng gọi là Bí Mật Tạng, là cảnh giới du hóa của Như Lai, cứu cánh chân thường, thanh tịnh cùng cực.

Hai cõi trước là chỗ ở của Ứng Thân Phật. Cõi thứ ba cũng thuộc về Ứng cũng thuộc về Báo, mà chánh thức là chỗ ở của Báo Thân Phật. Cõi thứ tư không phải Ứng và Báo mà kiêm cả Ứng, Báo, là chỗ ở của Pháp Thân Phật.

Bốn cõi trên đây tùy theo chỗ tu chứng mà phân chia, song kỳ thật vẫn là một. Cho nên chân tâm bao trùm muôn tượng, vô biên quốc độ như vi trần ở khắp mười phương, chính là cảnh giới trong tâm ta, hằng sa chư Phật trong ba đời, cũng là các Đức Phật trong tâm ta; tất cả không ngoài bản tâm mà có. Hiểu được lý nầy thì biết không có cõi nào chẳng nương nơi tâm ta mà kiến lập, không có vị Phật nào chẳng nương nơi tánh ta mà xuất sanh. Thế thì miền Cực Lạc ngoài mười muôn ức cõi há chẳng phải là cảnh Tịnh Độ của duy tâm ư?

Thế Giới Cực Lạc đã như thế, thì vị giáo chủ ở cõi ấy cũng là Đức Di Đà của bản tánh. Nên biết chỉ một tâm nầy bao trùm đủ mười giới, thân và độ dung thông, trùng trùng không ngại. Lại nên biết tâm, Phật, chúng sanh, ba chính là một, đồng thể không khác nhau, chúng sanh và Phật hỗ hiện, mỗi niệm giao tham. Cho nên cổ đức nói: 'Chúng sanh trong tâm chư Phật, mỗi trần đều là Cực Lạc, chư Phật trong tâm chúng sanh, mỗi niệm chính thật Di Đà. Mười phương tịnh uế gom về trong khoảng sát na. Một niệm sắc tâm, bủa khắp gồm thâu pháp giới.' Xem thế thì biết tất cả đều sẵn đủ trong thể thiên chân, không phải do duyên khởi mới thành lập. Một tâm niệm đã như thế, một điểm trần lại khác chi? Vì vậy nên mới có thể: 'Trong mỗi mỗi trần tất cả cõi. Trong mỗi mỗi tâm tất cả tâm. Mỗi mỗi tâm trần lại khắp nhau. Trùng trùng không tận không chướng ngại. Đồng thời hiện rõ không ẩn hiển. Tất cả viên thành chẳng kém hơn.' Cảnh giới chân tâm bao hàm vô biên quốc độ trên đây, như lưới báu Thiên Châu của trời Đế Thích, bóng và ánh sáng của bao nhiêu hạt châu đều gom hiện vào một hạt châu, bóng và ánh sáng của một hạt châu lại hiện khắp vào tất cả các hạt châu khác. Tuy mỗi mỗi hạt châu giao hiện lẫn nhau, nhưng hạt châu nầy không thể là hạt châu kia, hạt châu kia không thể là hạt châu nầy, xen mà không tạp, lìa mà chẳng phân, mỗi mỗi khắp bày, vẫn không sở tại! Thế giới Cực Lạc cho đến mười muôn ức cõi mỗi miền cũng như một trong các hạt châu. Nói tinh tế hơn khắp mỗi cõi từ tam thừa thánh nhơn cho đến trời, người, tu la, súc sanh, ngạ quỉ, địa ngục, mỗi mỗi lại cũng như một trong các hạt châu. Và Đức A Di Đà cũng là một trong các hạt châu. Cho nên, thấy một vị Phật, tức thấy mười phương chư Phật, mà cũng là thấy chín giới chúng sanh ở khắp mười phương. Cõi Phật vô biên, mười phương kim cổ toàn thể là một hải ấn đốn viên, không còn pháp chi khác nữa!

Như thế thì, thần trải qua mười muôn ức cõi, chính hóa sanh trong bản tâm ta; chất gởi nơi chín phẩm hoa sen, há cách biệt ngoài chân như Phật? Những lời dẫn giải trên đây đều là những minh huấn của Phật, Tổ, Thánh, Hiền đã tuyên dương vậy. Hiểu được lý này tất sẽ thấy thế giới Cực Lạc là duy tâm, mỗi cõi Phật mỗi điểm trần đều là duy tâm; Đức Di Đà là bản tánh, mỗi vị Phật mỗi chúng sanh cũng đều là bản tánh. Như thế lại còn chi phải nghi ngờ?

Lời phụ:

Pháp giới chân tâm là một thể rộng rãi vô biên, bao hàm vi trần thế giới, chư Phật và chúng sanh. Trong thể nhất chơn ấy, phần thế giới chúng sanh luôn luôn biến đổi, thuộc về sanh diệt môn; phần tịch quang lặng mầu sáng suốt và thường hằng, gọi là chân như môn. Chân tâm là một thật thể chung, gồm hai môn hữu vi và vô vi đó. Tất cả những danh từ: Chân Tâm, Bản Tánh, Bản Thể, Phật Tánh, Như Lai Tạng, Pháp Giới, Pháp Tánh, Thật Tướng, Niết Bàn, Pháp Thân, Vô Cấu Bạch Tịnh Thức, Như Lai A Lại Da Thức, Bản Lai Diện Mục, Bát Nhã, Chân Không, đều là chỉ cho thật thể ấy. Để trở về thật thể nầy, giáo môn của Phật chia làm hai. Các tông như: Thành Thật, Tam Luận, Thiên Thai, Thiền, Thai Tạng Bộ của Mật Giáo, từ nơi không môn mà đi vào. Còn các tông: Câu Xá, Pháp Tướng, Luật, Hoa Nghiêm, Tịnh Độ, và Kim Cang Bộ của Mật Giáo, lại do nơi hữu môn mà thể nhập. Cho nên những vị hiểu sâu về lý Bát Nhã của Thiền, hay lý huyền môn của Hoa Nghiêm, đều nhận rõ sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc chính là không, không chính là sắc. Trái lại, các vị học chưa thấu đáo, nếu không chấp có tất cũng chấp không. Nhưng chấp có thì còn biết kiêng sợ nhân quả, lánh dữ làm lành, đời sau hưởng phước nhân thiên, hoặc chuyên niệm Phật lại có thể sanh về Tịnh Độ. Đến như chấp không tất sẽ đi đến chỗ bài nhân quả, bác Phật Thánh, tương lai bị đọa xuống tam đồ. Cho nên tiên đức đã răn bảo: 'Thà chấp có như non Tu, chớ chấp không như hạt cải!'

Vị thiền giả trên, vì chưa nhận rõ chân tâm, nên nghe nói 'duy tâm Tịnh Độ, bản tánh Di Đà', vội hiểu lầm rằng tâm mình thanh tịnh đó là Tịnh Độ là Di Đà rồi, chớ không có cõi Cực Lạc hay Đức Di Đà nào khác nữa. Phật Pháp dù ở xứ nào, Trung Hoa hay Việt Nam cũng có hạng người tà kiến chấp không ấy. Đại khái họ bác không có Di Đà, Cực Lạc, không có địa ngục, thiên cung, hoặc như nói Địa Tạng là tâm địa tánh tạng, chớ không có Đức Địa Tạng nào cả. Như người đeo cặp kiến đen thì thấy nơi nào cũng tối tăm, những kẻ ấy dù có giảng thuyết bao nhiêu lời, diễn dịch bao nhiêu kinh sách, kết cuộc cũng lạc vào bịnh không chấp. Những kẻ chấp không thường tự cao tự mãn, cho mình là cao siêu, bác người là chấp tướng. Xét ra khi diễn dịch kinh, họ cũng có tâm muốn hoằng dương Phật Pháp, không dè ngược lại thành ra kết quả hủy báng Tam Bảo; tự mình đã sai lầm, khiến cho bao nhiêu người khác bị lầm lạc theo. Ví như kẻ dung y đem tâm muốn cứu đời, chẳng ngờ sự học hiểu về y dược không rành, trở lại làm cho nhiều người thêm bịnh.

Cho nên sự dịch kinh, thuyết pháp, vị tất là có phước, là hoằng dương Phật Giáo nếu hành giả lạc vào tà kiến, không hiểu ý kinh.


Trích Từ Tịnh Độ Hoặc Vấn (HT Thích Thiền Tâm).


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Trích:
A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa
Phần 8
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không


Do vậy, nếu quý vị học Phật mà thật sự muốn thành tựu trong một đời này thì quý vị phải nắm vững nguyên tắc “nhất tâm” này. Bất luận tu học pháp môn nào, tâm tuyệt đối chẳng dao động, quyết định chẳng hai. Ví như ta tu Tịnh Độ, ngẫu nhiên gặp bậc đại đức Thiền Tông đến đây giảng diễn Thiền, [bèn nghĩ]: “Pháp này cũng khá lắm, tôi cũng nên học theo ông ta”. Nếu vị đại đức nhà Thiền ấy thật sự là bậc cao nhân, quý vị theo ông ta học Thiền, ông ta nhất định hỏi quý vị: “Trước đây ông đã học môn gì?” “Tôi học Tịnh, nay muốn học Thiền”. Vị ấy liền đập quý vị ba mươi gậy, rồi bảo quý vị hãy đi đi, vì sao? Thấy lạ, nghĩ khác! Tâm quý vị chẳng chuyên nhất, chẳng thể nhập môn! Hôm nay quý vị nghe giảng Thiền bèn động tâm, hai hôm sau, bậc đại đức trong Mật Tông đến nói một chập, Mật cũng khá lắm, quý vị lại động tâm! Nói cách khác, quý vị vĩnh viễn chẳng thể thành tựu! Người thật sự thành tựu giữ vững một môn, những môn khác có thể nghe hay không? Có thể nghe, nhưng nghe xong thì “chẳng chấp lấy tướng, như như bất động” như kinh Kim Cang đã nói. Sau đấy quý vị mới hiểu: Tịnh cũng hay, Thiền cũng hay, Mật cũng hay, vốn là một thứ. Quý vị động tâm là xong rồi, đấy là tướng trạng “ít thiện căn, ít phước đức, ít nhân duyên”, kém thiện căn, kém phước đức đấy! Tâm chẳng thể chế ngự cảnh giới, vừa gặp cảnh giới tâm liền dao động ngay!

Trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài đồng tử cao minh, Ngài chẳng động tâm, đến tham học với năm mươi ba vị thiện tri thức chẳng bị dao động, vẫn là thật thà niệm Phật. Cớ sao biết Thiện Tài đồng tử thật thà niệm Phật? Vị thầy thứ nhất của Thiện Tài đồng tử là tỳ-kheo Đức Vân, dạy Ngài pháp môn Niệm Phật. Vị thầy thứ nhất quyết định chọn lựa pháp môn tu học suốt đời cho học trò, Ngài tu pháp môn Niệm Phật. Sau đấy, bất luận đến nơi nào tham phỏng, cũng quyết định chẳng bỏ pháp môn Niệm Phật. Giống như tôi vừa mới nói đó, nghe nói tới Thiền chẳng niệm Phật, muốn tham Thiền, rồi lại thấy Mật, cũng chẳng tham Thiền nữa mà trì chú, xong luôn! Người ấy còn có thể thành đạo Vô Thượng hay chăng? Thiện Tài đồng tử niệm vị Phật nào vậy? Niệm A Di Đà Phật, Ngài tu pháp môn Tịnh Độ, đến cuối cùng tham phỏng Phổ Hiền Bồ Tát, “mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc”, Ngài viên mãn Bồ Đề. Đấy là sự thật mà kinh Hoa Nghiêm đã phơi bày trước mắt chúng ta. Nếu đọc kinh Hoa Nghiêm mà không thấy được điều này thì đã uổng công đọc kinh Hoa Nghiêm mất rồi!

Ai có đủ tư cách tham học? Quyết định chẳng động tâm! Thứ gì cũng có thể nghe, thứ gì cũng có thể thấy, quyết định chẳng động tâm, nhất quyết chẳng lay động căn bản thì mới có thể thành tựu. Hôm nay tôi gặp vị pháp sư này khá lắm, tôi học với ông ta một chút; ngày mai nghe nói có vị pháp sư nọ cao minh hơn vị pháp sư này nhiều, tôi nhanh nhảu đến thân cận ông ta. Tâm quý vị giống như cỏ mọc đầu tường, một trận gió bên ngoài khẽ thổi qua, liền lay động. Lại một hôm nữa, hóa thân của Thích Ca Mâu Ni Phật hiện đến, hóa thân của A Di Đà Phật cũng hiện đến, tâm hoa của quý vị bị nhiễu loạn, chẳng biết như thế nào mới là tốt! Thưa quý vị, những vị cao nhân ấy, những vị Phật, Bồ Tát ấy toàn là yêu ma quỷ quái, tôi nói thật đấy! Yêu ma quỷ quái là gì? Những người khiến cho căn bản của quý vị bị lay động thì là yêu ma quỷ quái. Ngẫu Ích đại sư nói rất hay: “Cảnh giới không Phật cũng không ma, ma và Phật đều ở trong tâm của chính ông”. Trong tâm quý vị đã nắm chắc, có chủ tể thì đối với bất cứ cảnh giới nào cũng chẳng chấp lấy tướng, chẳng động tâm, cảnh giới bên ngoài đều là Phật, Bồ Tát. Nếu quý vị thấy cảnh giới bên ngoài tâm liền động thì cảnh giới bên ngoài đều là ma, chẳng phải là Phật!

Do vậy, quý vị niệm Phật mà cầu nhất tâm, chắc chắn A Di Đà Phật chẳng thể hiện đến, vì sao? Do cái tâm của quý vị đã dao động, nếu A Di Đà Phật hiện đến, quý vị bèn vui thích, nhất tâm bất loạn đã sớm mất tiêu rồi! Chẳng phải là giống như Ngài đã hại chết quý vị hay sao? Vì thế, Phật chẳng đến. Phật chẳng đến là vì đại từ đại bi, nhằm thành tựu nhất tâm bất loạn cho quý vị. Khi nào quý vị niệm đạt đến mức công phu như như bất động, Phật có đến cũng như người bình thường đến, tâm chẳng hoan hỷ chút nào, Phật liền hiện ra trước mặt để khảo nghiệm xem quý vị có thành công hay chưa? Ma hiện trước mặt, cũng chẳng có tâm sợ hãi, quý vị mới có thể thành tựu nhất tâm bất loạn. Đến khi ấy, quý vị mới hoảng nhiên đại ngộ, cảnh giới vốn chẳng có Phật mà cũng không có ma, cảnh giới ấy là Nhất Chân, chẳng hư vọng. Đấy là nguyên tắc chỉ đạo tối cao trong tu học Phật pháp Đại Thừa, nhưng phàm phu phạm phải căn bệnh này chẳng nhẹ, chướng ngại sự thành tựu của chúng ta. Chẳng những là chướng ngại Hành môn, mà còn chướng ngại Giải môn.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.43 khách