Từ Bi Hỷ Xả Là Cơ Bản Tu Đạo

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Từ Bi Hỷ Xả Là Cơ Bản Tu Đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Người tu hành nhất định là phải bồi dưỡng Tứ Vô Lượng Tâm. Mình có Tứ Vô Lượng Tâm rồi, thì mới có thể giáo hóa chúng sanh và khiến cho chúng sanh lìa khổ được vui. Nếu người tu đạo mà không có Tứ Vô Lượng Tâm, tức là làm ngược lại với đạo và dù có tu đến tám vạn đại kiếp, người nầy vẫn còn xa Phật đạo đến cả tám vạn bốn ngàn cây số.Tứ Vô Lượng Tâm là điều kiện cơ bản mà người tu nên có. Sao gọi là Tứ Vô Lượng Tâm? Tức là từ, bi, hỷ, xả. Vô lượng là không có hạn lượng, có nghĩa là không bỏ dở nửa chừng, không đến giữa đường rồi tự vạch mức giới hạn cho mình, mới được chút đỉnh thì lấy làm đủ và nghĩ là xong rồi. Thật ra, Từ Bi Hỷ Xả không có lúc nào là đủ cả, có được càng nhiều thì càng tốt. Chúng ta nên mở rộng, tăng cường chúng cho đến khi đạt được cảnh giới hoàn toàn chí thiện mới thôi.
1. Từ có thể cho niềm vui. Chúng ta có cho chúng sanh niềm vui không? Nếu như không có, thì đó tức là chúng ta không dùng hết lòng từ của mình. Chúng ta nên tiến đến mục tiêu “vô duyên đại từ”, là dùng lòng từ bi đối xử với những người không có duyên với mình. Chúng ta không những thông cảm với người cùng trong hoàn cảnh khó khăn, mà chúng ta cũng nên thông cảm với cả loài động vật trong cảnh hoạn nạn nữa. Nếu có chuyện không may xảy ra, chúng ta nên ra tay tiếp đỡ chúng sanh, giúp người thoát vòng khổ hải. Đấy là công việc mà Phật tử nên làm. Chúng ta đừng nên có thái độ dửng dưng, chỉ biết đứng nhìn chớ không chịu giúp, vì như thế là đánh mất tinh thần cứu thế của Phật Giáo rồi. Phật Giáo lấy từ bi làm hoài bảo, là dùng cửa phương tiện của đạo Phật để tiếp nhận chúng sanh.

2. Bi có thể bạt trừ khổ. Chúng ta có thể bạt trừ sự đau khổ của chúng sanh không? Nếu không thể, thì đó là vì chúng ta chưa dùng hết lòng bi của mìmh. Chúng ta nên có tư tưởng “đồng thể đại bi”, cũng tức là thấy người chết chìm như chính mình bị chết đắm, thấy người đói như chính mình bị đói. Phật giáo lấy bi làm tông chỉ, vì bi là lòng lân mẫn, thương xót. Trong khi các nhà Nho nói rằng “bi thiên mẫn nhân” lại cũng phù hợp với ý nghĩa trên. Do đó mà biết rằng tư tưởng của thánh nhân trong thiên hạ đều giống nhau, như cùng xuất phát theo vết bánh xe, là không tách rời lòng trắc ẩn xót thương. Phật giáo chủ trương từ bi, Nho giáo đề xướng trung thành và tha thứ. Tâm tâm tương đồng, đấy là cốt tủy của tôn giáo, nếu không thì là dị thuyết của ngoại đạo.

3. Hỷ là tâm vui vẻ. Chúng ta có hoan hỷ vui thích học Phật pháp không? Chúng ta có phát ưu sầu, sanh phiền não, hoặc là tâm tư bực dọc không? Nếu quả là có, chúng ta hãy mau sửa đổi, đừng để tánh tình như thế phát triển. Nếu chúng ta hơi còn chút ít tập khí, là từ thất tình lục dục mà dụng công phu, thì đó là quan niệm sai lầm. Nên hiểu là chúng ta không được tiếp tục có thứ quan niệm sai lầm như thế, nếu không, hậu quả không thể nào tưởng tượng nổi đâu.
4. Xả là tâm buông xả. Chúng ta có tâm buông xả không? Nếu có, thì là lớn hay nhỏ? Là nhất thời hay là vĩnh viễn? Xả cái gì? Là phát tâm cho chúng sanh sự vui vẻ, bạt trừ cái khổ của chúng sanh và giúp người trong cảnh nguy khốn. Làm được như thế, chúng ta sẽ sanh lòng hoan hỷ đến mức vô hạn, nhưng chúng ta đừng nên chấp vào đó. Làm xong việc rồi là quên hết tất cả, chớ đừng lưu giữ trong tâm thức. Nếu chúng ta chấp mà không quên được, thì đó không phải là hạnh nguyện của Bồ Tát. Chúng ta nên có tinh thần thi ân bất cầu báo, như vậy thì mới được xem là người Phật tử chân chánh.
Giảng ngày 26 tháng 4 năm 1984


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Từ Bi Hỷ Xả Là Cơ Bản Tu Đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

thichtambinh1985 đã viết:Nếu chúng ta hơi còn chút ít tập khí, là từ thất tình lục dục mà dụng công phu, thì đó là quan niệm sai lầm. Nên hiểu là chúng ta không được tiếp tục có thứ quan niệm sai lầm như thế, nếu không, hậu quả không thể nào tưởng tượng nổi đâu.
Xin hỏi, câu này nghĩa là sao? Hình như thiếu phần gì đó, nói chưa hết ý. Nếu hết tập khí và thất tình lục dục rồi thì dụng công phu chi nữa?
thichtambinh1985 đã viết: 4. Xả cái gì? Là phát tâm cho chúng sanh sự vui vẻ, bạt trừ cái khổ của chúng sanh và giúp người trong cảnh nguy khốn. Làm được như thế, chúng ta sẽ sanh lòng hoan hỷ đến mức vô hạn, nhưng chúng ta đừng nên chấp vào đó. Làm xong việc rồi là quên hết tất cả, chớ đừng lưu giữ trong tâm thức.[/color] Nếu chúng ta chấp mà không quên được, thì đó không phải là hạnh nguyện của Bồ Tát. Chúng ta nên có tinh thần thi ân bất cầu báo, như vậy thì mới được xem là người Phật tử chân chánh.
Nếu XẢ là như thế, thì xin hỏi nó khác gì với TỪ và BI nói trên.


jimmy_vnu
Bài viết: 10
Ngày: 13/11/08 15:04
Giới tính: Nam

Re: Từ Bi Hỷ Xả Là Cơ Bản Tu Đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi jimmy_vnu »

Từ: Tình thương yêu với tất cả chúng sinh, bình đẳng, không điều kiện, không đòi hỏi phải được đáp trả trở lại và trong sạch, vô nhiễm.

Bi: Là lòng thương xót trước nỗi khổ đau của chúng sinh.

Hỉ: Vui mừng trước thành công, hạnh phúc của chúng sinh, không đố kỵ, ghen ghét, hẹp hòi.

Xả: Tha thứ trước lầm lỗi của chúng sinh với tâm khoan dung, rộng mở, độ lượng, cảm thông và thương yêu không xét nét, không chấp nhặt, không hẹp hòi.

Có bốn 4 dấu hiệu để biết Từ tâm đã hiện diện trong tâm hồn của mình.

a. Muốn giúp đỡ

Như đã nói, quy luật tâm lý thông thường là khi thương ai, ta luôn muốn giúp đỡ người đó. Tình thương đó là ân nghĩa quá khứ hiện lại.

Bây giờ với tâm Từ bi thương yêu hết tất cả chúng sinh, đương nhiên chúng ta cũng bị một tâm lý thôi thúc là làm cái gì đó cho chúng sinh được an vui hạnh phúc. Tâm Từ bi càng nhiều thì sự thôi thúc càng lớn. Càng hiểu Đạo, chúng ta càng hiểu rõ bản chất cuộc đời thật là đau khổ. Chung quanh ta, mọi người không khổ vì điều này thì cũng khổ vì điều khác. Không ai thực sự trọn vẹn sung sướng.

Huynh đệ ta bệnh yếu, đạo tâm còn sơ cơ… vẫn là điều khiến ta lo lắng. Nhiều ngôi chùa chưa có sức giáo hóa người dân quanh vùng… vẫn là điều khiến ta lo lắng.

Tất cả những sự thôi thúc đó đều chứng tỏ tâm từ bi đã thực sự hiện diện nơi chính mình.

Ngược lại, nếu chúng ta quan niệm về một đời sống tu hành nhàn nhã, không bận tâm về nỗi khổ của ai, chỉ muốn chiều chiều phe phẩy cái quạt bước dạo trên lối cỏ ướt sương, ngắm trăng lên từ đỉnh đồi lộng gió, hoặc ngồi nhấp một ngụm trà ngát hương xem hoa quỳnh chầm chậm nở…, chúng ta đã đi sai lời Phật dạy! Thiếu tâm Từ bi, chúng ta đang nuôi dưỡng sự ích kỷ trong lòng mình. Mà sự ích kỷ nào rồi cuối cùng cũng đưa đến đau khổ.

Người tu đúng sẽ là người rất bận rộn vất vả cực khổ vì tha nhân, nhưng niềm vui trong tâm thì tràn đầy. Đây là điều rất lạ. Chúng ta cứ tưởng rằng lo cho người khác sẽ làm mình cực khổ, nhưng không, ngược lại, chính vì đem niềm vui đến cho người khác mà tâm ta tự nhiên có niềm vui và sức mạnh. Niềm vui này không mong cầu mà được.

b. Xót xa trước nỗi khổ của tha nhân

Dấu hiệu thứ hai khi có Từ tâm hiện diện là biết xót xa trước nỗi khổ của tha nhân. Tâm xót xa đó gọi là Bi.
Người tu đúng là người bất động khi nghịch cảnh đến với mình, nhưng lại xót xa khi thấy chúng sinh đau khổ. Người tu sai là thích giữ tâm bất động, kể cả khi đứng trước nỗi đau của người khác.

Chúng ta sẽ thắc mắc, chẳng lẽ chư Thánh cũng động tâm xót xa sao?

Xin thưa, chư Thánh cũng thương xót chúng sinh đau khổ, và thương xót rất sâu sắc, chỉ khác với chúng ta là sự thương xót đó không xao động sôi bỏng như chúng ta, vì các Ngài có định lực vững vàng.

Chúng ta thương xót chúng sinh có kèm theo sự ray rứt, xao động, vì chưa có định, nhưng vẫn là đúng. Chỉ vì sợ xao động mà chúng ta không thương xót nỗi khổ của chúng sinh tức là chúng ta đã đi sai đường của Phật Pháp. Nếu chúng ta không bận lòng vì nổi khổ của tha nhân, tức là chúng ta đang đi dần vào trạng thái thờ ơ lãnh đạm vô tình. Mọi người đều như thế thì đạo Phật sẽ trở nên thụ động và suy yếu dần dần.

Chúng ta chỉ được quyền bất động với nghịch cảnh của chính mình, chứ không được thản nhiên trước nỗi đau của người khác.

Trong Tứ vô lượng tâm, Phật dạy đệ tử phải có Bi tâm vô lượng, tức là phải có lòng thương xót không còn giới hạn, chỉ vì nổi khổ trên đời là vô hạn.

c. Vui mừng trước hạnh phúc, thành công của người

Vui mừng khi thấy người khác hạnh phúc là Hỷ tâm trong bốn tâm Từ Bi Hỷ Xả.

Thông thường thì khi thương yêu ai ta mới vui mừng vì hạnh phúc của người đó. Đối với người ta không thương, hạnh phúc của người đó lại làm cho ta bực tức ganh tị. Con mình thi đậu thì mừng, con hàng xóm thi đậu thì tức. Thói đời là như vậy.

Nhưng bây giờ là đệ tử Phật, tình thương chúng ta trải đều với tất cả mọi người, như vậy bất cứ hạnh phúc của ai cũng khiến ta vui mừng cả. Rồi khi thấy người làm được nhiều việc công đức tốt lành, chúng ta cũng phải biết vui mừng như chính mình làm được. Với Hỷ tâm như thế, tâm đố kỵ sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Vì chúng sinh là vô lượng nên công đức làm được cũng vô cùng, và Hỷ tâm chúng ta cũng là vô biên vô lượng.

d. Biết tha thứ

Dấu hiệu thứ tư của Từ tâm hiện diện là biết tha thứ, tức là Xả tâm.

Chữ Xả có nhiều nghĩa tùy theo category, nhóm. Xả có nghĩa là buông bỏ, không dính mắc vào thế gian; xả cũng có nghĩa là vượt qua được tâm Tự hào bí mật trong thiền định. Còn trong Tứ vô lượng tâm, Xả có nghĩa là tha thứ.

Sống ở trên đời này, nếu chưa thành Phật thì ai cũng còn có lỗi cả. Mình cũng còn khuyết điểm và người chung quanh cũng vậy. Điều quan trọng là phải biết tha thứ nhau để tiếp tục thương yêu nhau.

Nguyên tắc của tâm lý là khi thương ai, ta dễ tha thứ khi người đó có lỗi. Có nhiều đứa con ngỗ nghịch bất hiếu, vậy mà cha mẹ vẫn kiên tâm chịu đựng tha thứ mãi để mong con có ngày hối hận quay về. Biết tha thứ là đức độ lớn của những bậc chân sư thánh triết.

Tuy nhiên , có 2 cực đoan mà người đệ tử Phật nên tránh khi thấy người khác có lỗi:

- thứ nhất, thấy người có lỗi, ta liền đem ra công kích, chê bai, rêu rao, khinh bỉ, với tâm ác độc.

- Thứ hai, thấy người có lỗi, ta bỏ mặc cho họ tiếp tục phạm lỗi, xem như không dính dáng gì tới mình cả.

Cả hai đều là sai lầm, và có tội.

Khi thấy lỗi của người, nếu ta đem ra chê bai, sau này ta sẽ mắc đúng lỗi lầm đó. Ngược lại, nếu ta bỏ mặc, sau này ta cũng mắc đúng lỗi lầm đó. Ngoài ra, ta còn có thể bị quả báo mù hay điếc vì ta đã làm ngơ giống như không nghe không thấy trước sai lầm của người khác. Đúng ra, ta phải có bổn phận tìm cách giúp người sửa chữa để họ tiến lên, chứ không được bỏ mặc.

Nếu có duyên, ta có thể góp ý trực tiếp; nếu ít duyên, ta có thể nhờ người đức độ nói giùm. Phật Pháp mỗi ngày sẽ được hoàn thiện phát triển nếu chúng ta biết giúp nhau vượt qua lỗi lầm như thế. Dĩ nhiên là chỉ bởi lòng thương yêu chúng ta mới được phép nói về lỗi lầm của huynh đệ. Nếu không có lòng thương yêu, chúng ta không đủ sức thuyết phục, mà chỉ đem lại giận hờn tự ái nhiều thêm.

Nhờ có lòng tha thứ nên ta mới đủ chịu khó khuyên người vượt qua lầm lỗi.

Vì chúng sinh vô lượng, lỗi lầm chúng sinh cũng là vô lượng, nên Xả tâm chúng ta cũng phải vô biên vô lượng như thế.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Từ Bi Hỷ Xả Là Cơ Bản Tu Đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

trong liên hệ với mọi kẻ thân sơ, từ bi hỉ là tâm của người phật tử; tuy nhiên người phật tử có thể rơi vào cạm bẫy khúc mắc của tình cảm, làm kẹt chân tại ta bà

cho nên cuối cùng là xả

:)


tỉnh thức
Bài viết: 39
Ngày: 27/09/08 23:45
Giới tính: Nam
Đến từ: Cantho

Re: Từ Bi Hỷ Xả Là Cơ Bản Tu Đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi tỉnh thức »

Môi trường sống của con người bao gồm “núi sông cây cỏ nắng mưa lụt bão..” “người thú” “tôn giáo, chánh trị, xã hội, kinh tế, chiến tranh..” quả là phức tạp và khủng khiếp. Tất cả chúng đã tạo nên 1 không gian hỗn độn gọi là xã hội loài người. Một họa sĩ điên lắm thì cũng chỉ vẻ nên 1 bức tranh cở nầy mà thôi !. Họa sĩ điên đó chính là tư tưởng của con người, cái mà con người khác con vật. Nói thế không có nghĩa là tôi phủ nhận hoàn toàn giá trị của tư tưởng – người không tư tưởng thì đâu phải là người, chỉ là cái máy thôi. Vấn đề là chúng ta đã sử dụng công cụ tư tưởng như thế nào, đễ thay vì nó đem lại hạnh phúc và bình an, nó đã đem đến cho chúng ta bao điều tệ hại.
Tư tưởng của con người luôn có khuynh hướng tích lủy, chẳng những tích lủy kiến thức mà còn tích lủy cả những nỗi thống khổ và lạc thú, hận thù, lừa dối và sợ hãi.., một quá trình gom góp liên tục không dứt.
Tư tưởng của con người luôn mâu thuẫn. Con người tư tưởng tạo ra 1 mục tiêu – mục tiêu đó có thể là thiên đường hay 1 xã hội bình đẳng không giai cấp ; Và trên đường thực hiện, con người phải luôn va chạm với các mục tiêu khác, các phương thức đấu tranh xuất hiện và hậu quả thay vì tốt đẹp lại lắm đau thương
Tư tưởng con người lại có tính cách điên đảo. Mỗi người đứng ở 1 góc độ và nhìn sự vật theo vị trí của mình. Như 5 người mù rờ voi, cái mà tôi cho là đúng thì anh cho là sai, cái mà tôi cho là quí, là trên, anh lại cho là tiện, là dưới, và cứ thế điên đảo… đảo điên
Tư tưởng con người lại vốn yếu đuối. Một số ít người dám nghỉ dám làm dù chưa chắc việc làm đó gây nên hậu quả gì, còn đa phần thì không vượt qua được chính mình. Biết dục vọng là không tốt, là huyễn ảo, là “Không” nhưng liệu có mấy ai không bị dục xâm chiếm và sai sử.
Không gian bên ngoài là thống khổ, không gian bên trong mỗi người là mâu thuẫn, liệu có thể có bình an?
Không gian bên trong của con người là gì?
Ở đây tôi không đề cập đến cái khoãng không vũ trụ chứa trời đất trăng sao. Và cũng không phải là cái khoãng dưới da bao gồm tim gan phèo phổi và não bộ. Tôi nhìn người tôi thương với bao hình ảnh dể chịu trong quá khứ. Tôi nhìn kẻ tôi ghét với bao đắng cay, thù hận đã qua. Mỗi chập tư tưởng chiếm hửu 1 không gian của ý thức. Tất cả mọi không gian loại nầy đều xuất phát từ 1 trung tâm : đó là cái tổng số quá khứ tôi, đó là “cái tôi”. Không gian nào có trung tâm đều hửu hạn, tư tưởng con người thêm 1 đặc tính nửa là hửu hạn. Và với cái hửu hạn thì không thể có Từ bi, Bác ái, Tình thương, Chân lý hay Xã hội đại đồng.
Làm sao đễ sống với cái không gian vô biên, không trung tâm, không “cái tôi”?
Đã có bao lời giải đáp.
Đạo Phật cũng là một lời giải đáp cho kẻ hửu duyên
***
Hơn 2500 trước đây, Thái tử Tất đạt đa đã giác ngộ Sự Thật dưới cội bồ đề và ngay đó Ngài là một vị Phật, một bậc Tỉnh thức. Điều Ngài giác ngộ thật sâu xa, thật khó lường, thật khó thể diễn bày đầy đủ. Nhưng Ngài cũng thấy căn cơ chúng sinh có nhiều hạng. Và điều không thể nói đã được nói ra. Và nay nhân loại được hưởng một hệ thống giáo lý gọi là Phật Pháp – những lời dạy của một vị Phật. Ngài cũng đã từng nhắc nhở “ Lời Ta nói như ngón tay chỉ trăng, chớ chấp ngón tay là trăng”, “ Lời Ta nói như chiếc bè qua sông, Phật pháp còn phải bỏ, huống hồ phi pháp”
Qua thời gian, các đệ tử Phật đã làm phong phú thêm hệ thống giáo lý nầy mà không mất đi cốt tủy ban đầu. Đó chính là Trung Đạo, là Tứ đế, là lý Nhân duyên, là Không, là Vô ngã, là Niết bàn.
Theo quan điểm của Phật Giáo, mục tiêu của kiếp nhân sinh là thành đạt trạng thái Toàn Giác, là thấu triệt thực tướng của các pháp, là thấy mình và sự vật như chúng là. Sự giác ngộ nầy được thực hiện bằng con đường Giới, Định và Tuệ, bằng tự giác và giác tha.
Người giác ngộ dù được diển bày bằng hình thức nào tùy mỗi quốc độ, nhưng yếu tính của các Ngài vẫn là Từ, Bi, Hỷ ,Xã, là Bốn tâm vô lượng, là vắng mặt “cái tôi”, là tâm hồn vô biên không chổ trụ.


Before and after there exist nothing
Why attachments?
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Từ Bi Hỷ Xả Là Cơ Bản Tu Đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

kinhle kinhle kinhle
hay quá ! tangbong


_()_
tanphuqm
Điều Hành Viên
Bài viết: 55
Ngày: 13/03/08 00:19
Giới tính: Nữ
Đến từ: http://www.diendanphatphaponline.com/diendan/forum.php

Re: Từ Bi Hỷ Xả Là Cơ Bản Tu Đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi tanphuqm »

Từ là mở rộng lòng thương
Bi là cứu khổ dẫn đường chúng sanh
Hỷ là vui pháp đạo lành
Xả là bỏ hết lợi danh ta người


Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.35 khách