Bát Nhã Là Phật Tánh

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Bát Nhã Là Phật Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Bát nhã là Phật tánh, Phật tánh là Bát nhã. Nói Ðại Bát nhã là nói Ðại Phật tánh. Nói Ðại Phật tánh là nói Ðại Bát nhã. Danh tự tuy không đồng nhưng ý tứ cũng là một. Vì sao lại nói như thế? Bởi vì Bát nhã lại trí tuệ, trí tuệ là đại giác ngộ, quý vị có thể đại giác ngộ, là có trí tuệ. Không thể đại giác ngộ, tức là không có trí tuệ. Ðại giác ngộ là đại Phật tánh. Phật là tiếng Phạn, dịch ra là giác, là giác cho mình, giác cho người khác, và giác hạnh viên mãn. Nên Phật tánh là Bát nhã. Bát nhã có ba: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát Nhã, và Thật tướng Bát nhã. Giải thích sơ lược như sau:

1. Văn tự Bát nhã: Ðây không phải là văn tự trí huệ giảng dạy trong các trường lớp trên thế gian, mà là văn tự trí huệ xuất thế gian, khiến quý vị phát tâm Bồ Ðề, tu đạo Bồ Ðề, đắc quả Bồ Ðề, là văn tự trí huệ trong kinh điển.

2. Quán chiếu Bát nhã: từ văn tự Bát nhã mới sanh khởi Quán chiếu Bát nhã. Ví như quý vị đọc kinh văn, đối với bốn chữ ’’Như thị ngã văn’’ sanh ra nghi vấn. ‘’Như Thị’’ là gì ? Cái gì là ‘’Ngã văn’’? Như vầy là như vầy thế nào? tôi nghe, nghe cái gì? Do đó sanh tâm quán chiếu, xem xét rõ ràng. Sau khi quý vị đọc ’’Như thị ngã văn’’ bèn lấy văn tìm nghĩa, tìm ý tứ trong đấy. Ðó gọi là Quán chiếu Bát nhã.

3. Thật Tướng Bát Nhã: Có được Quán chiếu Bát nhã rồi, ta biết được "như thị" là bổn thể của pháp và "ngã văn" nghĩa là "tôi nghe được đạo lý về bổn thể của các pháp". Ðó là do quán chiếu nên đạt Thật tướng, mà ta nhận biết rằng bổn thể của các pháp là như thị (như thế, như vậy) -- bổn lai là không (Pháp thể bổn không). Cái bổn lai không đó chính là Thật tướng Bát nhã.

Quý vị đã rõ ba chủng Bát Nhã, sẽ biết được Tam Nhân Phật tánh. Tam Nhân Phật tánh là Duyên Nhân Phật tánh, Liễu Nhân Phật tánh, và Chánh Nhân Phật tánh.

1. Văn tự Bát nhã là Duyên Nhân Phật tánh, lấy văn tự làm trợ duyên, khiến quý vị biết được ba thứ Phật tánh, cũng biết được Phật tánh là Bát nhã, Bát nhã là Phật tánh. Nhân đó, khai mở phát chiếu thiện căn công đức của Thật tướng.

2. Quán chiếu Bát nhã là Liễu Nhân Phật tánh. Ví như cây đèn dầu có thể chiếu sáng căn phòng, khiến các vị biết được trong phòng có những vật gì: Trong phòng có bộ kinh Hoa Nghiêm, có tượng Phật, có khám thờ Phật, lại có tám mươi tám danh hiệu Phật, các vị đều biết cả. Nhờ nhân duyên là cái đèn, nhìn rõ tất cả mọi vật. Cho nên chúng ta dùng cái đèn như thế chiếu phòng ốc trong nội tâm chính mình. Có sức mạnh quán chiếu, bèn sản sanh ra công năng của Phật tánh. Quý vị không có lực của Quán chiếu Bát nhã thì không thể biết rõ ràng Liễu Nhân Phật tánh, cũng không biết cái phòng bên trong nội tâm của quý vị, có nào là Phật, Bồ Tát giáo hóa chúng sanh, có Duyên giác đang tu hành pháp Thập Nhị Nhân Duyên, có Thanh Văn tu hành Tứ Diệu Ðế, có vô lượng chư Thiên thọ nhận thù thắng diệu lạc, có vô lượng súc sanh điên điên đảo đảo, có vô lượng A tu la đang đánh nhau, có vô lượng chúng sanh trong cảnh luân hồi, sanh ra rồi chết, chết lại sanh ra, có vô lượng ngạ quỷ ăn lén vụng trộm thức ăn, có vô lượng chúng sanh ở địa ngục đang thọ cực hình núi đao, dầu sôi. Tất cả cảnh giới nầy đều không tách rời tâm quý vị, đều tương thông cùng tâm quý vị. Ðịa ngục có mười tám tầng lớn địa ngục, lại có năm trăm địa ngục nhỏ, quý vị muốn đến các cảnh địa ngục nào, tùy tiện quý vị. Quý vị có sức mạnh Quán chiếu Bát nhã, thời nhân duyên của mười Pháp giới đều biết rõ ràng. Sau khi biết rõ ràng, đương nhiên lựa việc thiện mà làm, việc bất thiện đều phải bỏ, thế thời sẽ không đọa xuống địa ngục.

3. Thật tướng Bát nhã là Chánh Nhân Phật tánh, cũng là Ðệ nhất nghĩa không của Phật tánh, do quán chiếu mà đạt Chánh Nhân, chứng Thật tướng.

Làm thế nào sanh lên pháp giới Phật? Phật là giác, là giác ngộ. Có thể giác ngộ tức là Phật, không thể giác ngộ tức là chúng sanh. Cho nên nói: ’’Một niệm giác, là một niệm Phật, niệm niệm giác là niệm niệm Phật. Một niệm mê là một niệm chúng sanh, niệm niệm mê là niệm niệm chúng sanh. Thời thời giác là thời thời Phật. Thời thời mê là thời thời chúng sanh.’’ Quý vị biết được quý vị làm những việc điên điên đảo đảo, đó là Phật. Quý vị không biết chính mình làm những việc điên điên đảo đảo, đó là chúng sanh. Cho nên giới hạn giữa Phật và chúng sanh, là giữa giác và mê. Muốn làm Phật hay làm chúng sanh, tùy quý vị lựa chọn.

Làm thế nào sanh được vào pháp giới Bồ Tát? Nói cách đơn giản, là thường nghĩ đến lợi ích của chúng sanh, đó là Bồ Tát, thường nghĩ đến lợi ích cho chính mình là ma quỷ. Bồ Tát biết đến người khác, không biết đến có chính mình. Ma quỷ chỉ biết có chính mình, không biết đến người khác. Hai thành phần tương phản nhau. Bồ Tát biết có chúng sanh có thể độ, nên độ, nhưng chưa đến giai đoạn không có chúng sanh để độ. Ðến cảnh giới Phật, căn bổn là không còn chúng sanh để độ. Vì sao? Bởi đã độ hết cả chúng sanh rồi, không còn chúng sanh có thể độ được nữa. Dù có cũng không có tướng chúng sanh, không dựa trên tướng. Ðó gọi là quét sạch tất cả pháp, rời tất cả tướng. Quét tất cả pháp, giống như dùng chổi quét sạch pháp trần tục, để được thanh tịnh, rời tất cả tướng, là tất cả tướng không còn nữa. Các vị nên tu theo phép lục độ vạn hạnh, sẽ sanh lên pháp giới Bồ Tát.
Làm sao có thể sanh lên pháp giới Duyên Giác? Các vị quán Thập Nhị Nhân Duyên, vô minh duyên hành, hành duyên thức; cho đến sanh duyên lão tử. Vô minh đứng đầu trong mười hai nhân duyên. Vô minh từ đâu đến vậy? Từ ba độc tham sân si mà đến. Có vô minh thời có hành. Có hành thời có thức, v.v... Nếu như tìm được và đốn ngả cội rễ của vô minh, dứt sạch hết vô minh thời không còn sanh tử. Làm thế nào cắt đứt được đây? Là cần phải tu giới, định, huệ tam vô lậu học thời cắt đứt được cội rễ của ba độc, đem vô minh biến thành trí huệ, có trí huệ rồi sẽ hiểu cái gì là thiện, cái gì là ác. Thế thời tâm được trong sáng, tâm được thanh tịnh. Phá được vô minh, Pháp thân sẽ xuất hiện, sẽ là Phật Bích Chi.
Làm thế nào sanh vào Pháp giới Thinh văn? Quý vị tu pháp Tứ Ðế, là tìm căn nguyên của sự khổ. Căn của khổ do thấy, nghĩ lầm lẫn (kiến hoặc, tư hoặc) từ bên trong, cho nên phải dùng Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Ðạo để tiêu diệt hai cái nhầm lẫn thấy và suy tư. Thấy nhầm lẫn (kiến hoặc) có tấm mươi tám phẩm, nghĩ lầm lẫn (tư hoặc) có tám mươi một phẩm. Sau khi tiêu diệt cái thấy và suy tư nhầm lẫn trong Tam giới của mình rồi, thời chứng đắc quả A La Hán, sẽ không sanh, không diệt. Trên đây là bốn pháp giới cõi Thánh.

Làm thế nào được sanh lên cõi trời? Quý vị phải tu pháp Ngũ giới, Thập thiện, tu ba nghiệp thân, khẩu, ý được thanh tịnh: Thân làm ba điều lành, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm. Miệng có bốn điều lành là không vọng ngữ, không ỷ ngữ, không ác khẩu, không lưỡng thiệt. Ý có ba điều lành là không tham, không sân, không si. Có được những công đức nầy mới được sanh lên cõi trời. Nhưng chỉ sanh cõi trời Ðịa Cư Thiên, tức trời Tứ Thiên Vương và trời Ðao Lợi mà không thể sanh đến Không Cư Thiên, tức cõi trời Da Ma, trời Ðâu Suất, trời Tha Hóa, trời Tha Hóa Tự Tại. Trừ phi có công phu tu thiền định mới có thể tiến từng bước lên cao hơn. Từ mười tám trời của Sắc Giới, sanh đến trời Không Sắc Giới, trời Phi Tưởng, trời Phi Phi Tưởng Xứ, đó là cõi trời tối cao trong hai mươi tám cõi trời của Tam giới. Như tiếp tục tu tinh tấn tu tập thiền định sẽ thoát khỏi Tam giới, thoát ly phần đoạn sanh tử, mà chứng đắc quả vị A La Hán.

Làm thế nào sanh đặng cõi người? Quý vị có thể mọi việc ác đừng làm, tất cả việc thiện đều làm, sẽ không mất kiếp làm người. Kiếp trước tu phước huệ, cả phước huệ đều đủ, được sanh vào nhà phú quý, tất cả đều thuận lợi, mạnh khỏe, sống lâu, hình dáng trang nghiêm. Kiếp trước không tu phước huệ, sanh vào cảnh bần cùng, cả đời gặp khó khăn, nhiều bệnh, chết yểu, tướng mạo xầu xí, thô lậu, đó là do luật nhân quả. Ðây là định luật bất biến, làm việc lành có quả báo tốt, làm việc ác, có quả báo dữ. Bởi kiếp trước không tu, cho nên đời nay chịu khổ, nếu như lại không tu, đời sau còn không được như đời nay. Nếu như phát nguyện tu hành, nhất định kiếp sau khá hơn kiếp nầy. Nhân vì kiếp trước tu hành, cho nên kiếp nầy gặp tất cả thuận lợi, như quả kiếp nầy lại tu hành tiếp, nhất định kiếp sau còn tốt, thuận lợi hơn kiếp nầy. Nếu như không tu hành, nhất định kiếp sau tuyệt đối không bằng kiếp nầy. Ðạo lý nầy rất đơn giản, người người đều có thể hiểu rõ ràng. Ðời sau gặp thuận hay nghịch, hoàn toàn do tự các vị quyết định, Phật, Bồ Tát có muốn giúp, giúp cũng không nổi.

Làm thế nào không sanh vào bốn cõi ác? Nếu quý vị không còn tâm tranh giành, sẽ đoạn tuyệt qua lại với pháp giới A tu la. Nếu quý vị không tham, sẽ đoạn tuyệt qua lại pháp giới súc sanh. Nếu quý vị không sân hận, sẽ đọan tuyệt qua lại với pháp giới ngạ quỷ. Nếu quý vị không si, sẽ đoạn tuyệt không qua lại với pháp địa ngục. Trên đây là sáu pháp giới của lục phàm.

Mười pháp giới (trên) là mười con đường, do chính quý vị tự chọn mà đi. Gieo giống nào, gặt quả đó. Thử xem quý vị có hay không có trí tuệ Bát nhã, người có trí tuệ Bát nhã, làm mọi việc lành, tiêu trừ mọi nghiệp ác. Người không có trí huệ bát nhã, gieo nhiều việc ác, tiêu mất mọi giống nghiệp thiện. Trí huệ Bát nhã ai ai cũng có. Chỉ xem quý vị có biết dùng nó hay không mà thôi, nếu quý vị biết vận dụng, ánh sáng Bát nhã nầy chiếu sáng khắp cả mười pháp giới. Nếu như quý vị không biết vận dụng trí huệ bát nhã, thì mười pháp giới xưa nay sẳn có trong tâm quý vị, quý vị sẽ không thể nào nhận biết.


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Bát Nhã Là Phật Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

thichtambinh1985 đã viết:Bát nhã là Phật tánh, Phật tánh là Bát nhã. Nói Ðại Bát nhã là nói Ðại Phật tánh. Nói Ðại Phật tánh là nói Ðại Bát nhã. Danh tự tuy không đồng nhưng ý tứ cũng là một. Vì sao lại nói như thế? Bởi vì Bát nhã lại trí tuệ, trí tuệ là đại giác ngộ, quý vị có thể đại giác ngộ, là có trí tuệ..


Vì Bát Nhã có phân thành ba như dưới đã phân, nên có lẽ không nên nói "Bát Nhã là Phật tánh". Bởi nói đến Bát nhã là nói đến trí tuệ, là cái DỤNG của chân như. Còn nói PHẬT TÁNH là nói đến cái thể của chân như.

Trí tuệ (dụng) thì có lớn nhỏ. Phật tánh (thể) không có lớn nhỏ, vì thế không nên nói là đại Phật tánh.

thichtambinh1985 đã viết:[
2. Quán chiếu Bát nhã: từ văn tự Bát nhã mới sanh khởi Quán chiếu Bát nhã. Ví như quý vị đọc kinh văn, đối với bốn chữ ’’Như thị ngã văn’’ sanh ra nghi vấn. ‘’Như Thị’’ là gì ? Cái gì là ‘’Ngã văn’’? Như vầy là như vầy thế nào? tôi nghe, nghe cái gì? Do đó sanh tâm quán chiếu, xem xét rõ ràng. Sau khi quý vị đọc ’’Như thị ngã văn’’ bèn lấy văn tìm nghĩa, tìm ý tứ trong đấy. Ðó gọi là Quán chiếu Bát nhã...
Cha, phần Quán chiếu bát nhã này chắc phải coi lại quá! kinhle


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Bát Nhã Là Phật Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

hay đóa :D :D


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
Cai Gi -Doc Sao Nua
Bài viết: 130
Ngày: 21/02/11 21:49
Giới tính: Nam
Đến từ: WOW

Re: Bát Nhã Là Phật Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Cai Gi -Doc Sao Nua »

caunguyen


[color=#008000]"[b]Mở miệng là Sai, so đo là Trái[/b]
[b] Con người ai cũng có Sai, có sai biết sửa mới nên Thánh Hiền[/b]"[/color]
[b]Nam Mô Kim Cang Tạng Vương Bồ Tát [/b]
[url]http://www.niemphat.com[/url]
[url]http://www.trangsuoitu.org/trangphapam-mp3.htm[/url]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách