Zelda vấn đáp .

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Không phải, Như Thật Trí đó đầy đủ 5 uẩn, không nói ngược điều này, nếu nói ngược là kiến lập chúng sanh
.
Đáp
Như thật trí có đầy đủ 5 uẫn ,như vậy đây rõ ràng là chúng sinh cỏi dục giới . Như vậy chúng ta có một chúng sinh cỏi dục giới có tên là Như Thật Trí . Hãy cẫn thận coi chừng chấp 5 uẫn là " ta " .
5 Uẩn chẳng ở hữu vi, cũng chẳng phải vô vi,
Đáp : Sai !!! Zelda sẽ dùng kinh và luận để minh chứng :

Phần tạng Kinh :
1/Và Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:
Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên dạy các ngươi: "Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật".

Trích : Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn(Mahàparinibbàna sutta).

2/Này A Nan Ða! Như lai không có gì để di chúc tối hậu cả! Những điều đáng truyền lại cho các hàng đệ tử, Như Lai đã thuyết ra hết rồi. Hiện tại không còn một pháp nào có thể gọi là bí mật để di chúc tối hậu. Như Lai từ khi Thành Ðảo đến giờ đã tiếp tục hiện hữu là nương vào "thân Phật". Ông chớ hiểu lầm có một vị Phật đang sống để lãnh đạo Giáo Hội, và trước khi viên tịch, vị Phật ấy phải chuẩn bị mọi lời di chúc để chuyển giao quyền hành như các hàng vua chúa còn mắc dính trong bản ngã phàm tình. Thân Như Lai hiện giờ giống như một cỗ xe đã cũ. Ở cái tuổi 80 thân Phật của Như Lai chỉ được yên ổn khi tâm thường an trú trong các bậc Thiền, nhất là Thiền Phi Tửơng và Vô Sở Hữu Xứ (animitta céto vimutti). Và khi ra khỏi hai bậc thiền ấy nhục thân Như Lai cũng chịu mọi trạng thái tàn hoại của luật vô thường.
Trích : Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn(Mahàparinibbàna sutta).

Từ bản kinh 1,2 thuộc Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn(Mahàparinibbàna sutta) . Chúng ta sẽ thấy Đức Phật dạy thế này :
Và khi ra khỏi hai bậc thiền ấy nhục thân Như Lai cũng chịu mọi trạng thái tàn hoại của luật vô thường + Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên dạy các ngươi: "Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật = nhục thân Như Lai pháp hữu vi .

Nếu vậy thì chúng ta đã thấy Đức Phật khẳng định 5 uẫn của ngài là hữu vi, vô thường và biến hoại .

Xong phần kinh !!!

Phần Tạng Luận ( Vi Diệu Pháp) :

Tâm Ðại Hạnh (Duy Tác) Dục Giới Tịnh Hảo (Mahākiriyakāmavacaracitta):

Là những tâm chỉ xuất hiện để đối xử với cảnh và khi diệt đi không để lại dấu vết (Duy=chỉ; Tác=làm. Duy Tác=Chỉ làm). Những tâm này chỉ sanh nơi cơ tánh của vị A-La-Hán. Trừ lúc nhập thiền, trong đời sống bình nhật vị A-La-Hán xử dụng tâm duy tác tịnh hảo để đối xử với cảnh.

Sở dĩ vị A-La-Hán hành động những việc giống như việc thiện mà không có tạo quả vì các vị này đã đoạn trừ vô minh và ái dục (tức là hai nguồn gốc của nghiệp). Ðiều cần ghi nhận ở đây là tuy các vị A-La-Hán hay Ðức Phật tuy làm việc thiện mà không tạo quả, nhưng các ngài vẩn nhận 23 tâm quả dục giới sanh ra do những hành động thiện hay ác mà các ngài đã làm trước khi chứng được quả vị thanh tịnh.

Tâm Ðại Hạnh (Duy Tác) Dục Giới Tịnh Hảo gồm có 8 tâm giống như tâm đại thiện.

Trường hợp vị A-La-Hán gặp đối tượng tạo sự hoan hỷ, các ngài dùng tâm thọ hỷ, còn lúc bình thường thì dùng tâm thọ xã.

Những lúc cần dùng trí như thuyết pháp, thiền định, quán xét đạo quả, ... thì các ngài dùng tâm hợp trí, còn lúc bình thường như đi bát, ăn uống, ... thì các ngài dùng tâm ly trí.

Ở trường hợp cần phải phán đoán cẩn thận thì các ngài dùng tâm hữu trợ, còn lúc bình thường thì dùng tâm vô trợ.

Tâm duy tác dục giới tịnh hảo giống như tâm đại thiện là làm công tác đổng tốc, chỉ khác chăng là những việc cải chánh thì các ngài không làm và điểm cần nhắc lại ở đây là các tâm duy tác không hề sinh những tâm quả.

Kết luận : Như vậy từ tạng Luận và Tạng Kinh chúng ta có đủ minh chứng rằng Ngũ Uẫn của Đức Phật phải là hữu vi không phải là vô vi .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Ở đây do người Bắc Tông không biết Vi Diệu Pháp . Nên chể tác thêm.
Nên cho rằng bậc Tứ Quả còn Vô minh ( lời của ngài Tuyên Hóa) .
Zelda nói đơn giản như sau:

Si mê tức là Vô Minh . ( nam bắc công nhận)
Và có 2 tâm :
Tâm Si Hợp Hoài Nghi (Vicikicchāsampayuttaṃ): là sự mờ ám, si mê của tâm do sự lưởng lự, phân vân. Sự hoài nghi ở đây phải hiểu là sự hoài nghi có hậu quả tai hại như hoài nghi Tam Bảo, hoài nghi Tam Học, hoài nghi Tam thế, hoài nghi duyên sinh, ...
Tâm Si Hợp Phóng Dật (Uddhacca Mohacittaṃ): là sự mù quáng, thiếu sáng suốt do sự lao chao, bấn loạn của tâm. Phóng = ném, dật = tung tóe; Phóng dật là sự ném một vật vào đống tro làm bay lên mù mịt, giống như một người đang ngồi làm việc, bổng có một tiếng động lớn làm người đó giựt mình hay như một người sợ ma, lúc đi đêm, bất chợt gặp bóng đen, người đó sợ hải la lên, tâm bị loạn động


Vậy hãy xem:
1/ Quả Dự Lưu:

Diệt 3 kiết sử đầu tiên là Thân Kiến, Hoài Nghi và Giới cấm thủ (chấp ngã vào những điều sai lầm) .

(tương đương với diệt dứt hẳn 4 tâm Tham có tà kiến và 1 tâm Si có nghi ngại).
4/ Quả A La Hán:

Diệt 5 kiết sử còn lại: Sắc ái, Vô sắc ái, Mạn, Trạo cử và Vô Minh .

(tương đương với diệt dứt hẳn 4 tâm Tham không có tà kiến và 1 tâm Si có sự phóng dật) .
Vậy thì còn tâm nào si nữa đâu mà bảo rằng còn vô minh ?

Có tà thuyết rằng:
1. Dư sở dụ: A-la-hán còn có thể bị tham Ái chi phối bởi vì còn nhục thân, vấn đề sinh lí chưa đoạn nên khi thụy miên còn có thể lậu hoặc;
Đáp
Bản thân Bậc Alahan Toàn Giác vẫn còn nhục thân , vẫn bị chảy máu , vẫn bị bệnh. Nhưng ở đây cái khổ này là khổ thọ không phải là khổ đế . Các ngài chỉ thấy thông tin rằng các ngài có sự chuyển biến về lý hóa trên thân . Và các ngài không hề khởi nên sự đau khổ sầu khô . Vì các thầy đại thừa không nắm được thế nào là phiền não, đoạn trừ phiền não . Ở đây đoạn trừ trên tâm , không phải là ở sắc pháp .

Có tà thuyết rằng:
2. Vô tri: A-la-hán chưa hoàn toàn thoát khỏi Vô minh; 3. Do dự: A-la-hán chưa đoạn diệt nghi ngờ;
Đáp
Vô minh khi chứng quả dự lưu thì đã có sự đoạn trừ 1/2 vô minh,và Hoài Nghi và Giới cấm thủ rồi , huống gì là bậc Alahan? Ôi buồn thay cho các nhà Đại Thừa mang danh là Phật Pháp mà chẳng biết tí gì về Phật Pháp/

Có tà thuyết rằng:
4. Tha linh nhập: A-la-hán còn cần trợ lực bên ngoài mới biết mình đạt Bồ-đề.
Đáp
Các bậc Alahan thấu rõ tâm của bản thân , không cần ai nói cho biết , chẳng cần tha lực gì để biết. Các ngài quán thiền minh sát thấu đáo, hoàn toành xong phận sự . Do vậy khi chứng tất các ngài biết đã chứng như chân như thực.

Có tà thuyết rằng:
5. Ðạo nhân thanh cố khởi (Ðạo nương vào âm thanh mà sinh): A-la-hán cần những thanh âm đặc biệt để đạt Ðịnh, và ngộ chân lí.
Đáp
^^ Trả lời đơn giản : Giới luật thứ 8 cấm các tỷ kheo không được nghe nhạc . Vậy thì ở trên lại nói các bậc Alahan cần âm thanh gì đó . Thưa bạn các ngài đã không nghe âm thanh gì đặc biệt lâu rồi, vì với các ngài cảnh không hề làm các ngài khởi nên bất kì sự xấu , đẹp ...v.v.v.. nào nữa vì Phiền Não Vi Tế đã đoạn trừ


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Người nói :
Chúng có SẮC UẨN đấy chứ, chỉ không đầy đủ NGỦ UẨN thôi.
Đáp : Sai !!! Vì lẽ nếu nói cây là sắc uẫn thì 4 uẫn kia nằm đâu ? Lưu ý cho Sắc uẫn chỉ nói đến chúng sinh không thể nói bất kì cái khác . Sắc tứ đại ( gốc cây , suối , đá..v.v..v.) phải nói rằng là Sắc Pháp không thể gọi là sắc uẫn . Tuy nhiên sắc uẫn lại vẫn được gọi là sắc pháp ,

Người nói :
Thông thường với các PHÁP VÔ TÌNH, Còn mọi hành động của các PHÁP HỮU TÌNH thì coi như ĐỘNG (KHÔNG THANH TỊNH) . .
Đáp : Lại sai !!! Pháp chẳng Pháp nào là vô tình, sắc nào hữu tình cả . GS không hiểu thế nào là pháp cả .
Pháp(Dhamma): Pháp là những gì có chơn tướng riêng biệt,có nghĩa là thể trạng, trạng thái, bản chất, chơn tướng. Như vậy, những gì có thể trạng đều gọi là pháp, dù thể trạng ấy là gì đi nửa cũng vậy. Thí dụ như vuông, tròn, dài, ngắn, tốt, xấu... Chúng là vô ngã thì làm gì có hữu tình,vô tình ở đây ? Từ vô tình , hữu tình chỉ dành cho chúng sinh , có các tâm bất thiện, và tâm tịnh hảo ,cái cây ,thực vật .v.v.

Người nói :
vì chúng VÔ TÂM thì dầu biến động thế nào đi nữa cũng coi như THANH TỊNH vì không có TÁC Ý (HÀNH)vì thường có TÁC Ý do THAM hoặc do SÂN thúc đẩy.
Đáp: Lại vẫn sai !!! Chúng nó không thức tánh , không thức thì không thể nói tịnh hay không tịn . Nếu nói thanh tịnh tuyệt đối là dành cho bậc Tứ Quả( Alahan) . Nhưng các ngài vẫn có Tâm , vì có tâm nên được gọi là tâm thanh tịnh . Nếu không có tâm thì thanh tịnh ở đâu ?

Người nói : Tức làm có nhắm vào một mục đích nào đó nên TÂM bị ĐỘNG

Đáp: Không cần thêm ý kiến, GS không biết chút gì về Phật Phát , cả Pháp còn không biết nữa thì sao tu GS?


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Thế ZELDA thực chứng "THIỆT THỨC" như sao. Xin giải rõ ràng cho bà con biết đi.
Thân ái.
Đáp:
Thiệt thức là quả báo của nghiệp quá khứ.
Thiệt thức : nếm những vị chua, cay, mặn, ... ăn những thức ăn không hợp khẩu hoặc nếm những vị ngon , những thức ăn hợp khẩu.
Đơn giản là vậy

Ở trên bạn bảo THIỆT THỨC là QUẢ BÁO
Ở dưới bạn còn nói thêm THIỆT THỨC là nếm những vị ngon, những thức ăn hợp khẩu.
Như vậy có mâu thuẫn nhau không? Xin giảng rõ thêm để GS001 có thể hiểu rõ ý bạn trước khi đóng góp ý kiến.
Đáp:
Hoàn toàn không mâu thuẫn .
Zelda nói một cách khác : Thiệt thức là quả báo làm cho biết những vị chua, cay, mặn, ... ăn những thức ăn không hợp khẩu hoặc nếm những vị ngon , những thức ăn hợp khẩu .
Bỏ chử nếm có lẽ bạn sẽ hiểu hơn.
Như vậy DANH/SẮC cũng là một QUẢ BÁO chăng? Vì THỨC --> DANH/SẮC
Đáp:
Đúng rồi GS , vì lẽ chúng sinh là một cục nhân duyên không có tự ngã .
Do vậy chúng sinh là " nhân quả - nhân quả - nhân quả".
Chúc mừng GS đã hiểu ra vấn đề .
^^


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Tâm cũng được gọi là Thức chứ không
Đáp :
Ðây là con đường duy nhất để thanh lọc (tâm) chúng sanh, chấm dứt lo âu phiền muộn, uất ức than khóc, diệt khổ thân và khổ tâm, đạt Thánh Ðạo và chứng ngộ Niết Bàn. Ðó là Tứ Niệm Xứ (bốn cách quán sát).

Bốn cách quán sát đó là gì?

Này các thầy tỳ khưu, ở đây (theo lời dạy này). Tỳ khưu quán sát thân trong thân, tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm, loại bỏ mọi tham ái và ưu phiền (sân hận) trong cõi đời (trong thân).

Tỳ khưu quán sát thọ trong thọ, tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm, loại trừ mọi tham ái và ưu phiền (sân hận) trong cõi đời (trong thọ).

Tỳ khưu quán sát tâm trong tâm, tinh cần tỉnh giác và chánh niệm, loại trừ mọi tham ái và ưu phiền (sân hận) trong cõi đời (trong tâm).

Tỳ khưu quán sát pháp trong pháp, tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm, loại trừ mọi tham ái và ưu phiền (sân hận) trong cõi đời (trong pháp).[/i][/color]

Nhân cần thiết của Tâm là Sở hữu tâm và Sắc pháp
Tâm thức không phải là một cá thể giản dị. Tâm thức là một sự tổng hợp của nhiều sở hữu tâm.

Thí dụ: trong 121 tâm , những tâm giản dị nhất là Ngũ song thức (Nhãn thức, Nhĩ thức, tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức), những tâm nầy là những cảm giác thuần túy, không bị tiêm nhiễm ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ trên đối tượng. Nhưng nếu chúng ta tìm xét kỷ sẽ thấy những tâm ấy gồm có 7 sở hữu biến hành (Xúc, thọ tưởng, tư, định, mạng quyền và tác ý). Bảy sở hữu nầy cùng khởi lên một lượt, không trước, không sau, chúng đồng biết một cảnh với tâm, đồng nương một căn với tâm, đồng sanh và đồng diệt với tâm.

Zelda lấy một tâm có trí trong đó thuộc tâm tịnh hảo dục giới làm ví dụ:
Tâm Ðại Thiện Thọ Hỷ Hợp Trí Hữu Trợ: là tâm lành sanh lên với cảm giác vui mừng, có sự hiểu biết sáng suốt nhưng phát khởi với sự trì hoản, chậm chạp. Thí dụ: một người có vật quí muốn bố thí, nhưng vì tiếc của nên tâm còn chần chờ, đắn đo. Sau một lúc tự nghĩ śự dứt bỏ, xã ly là pháp cao thượng, quí báu hơn cả vật này", nghĩ vậy xong người đó liền hoan hỷ bố thí. Sự phân vân, nghĩ tới, nghĩ lui của người đó được gọi là hữu trợ.
Hợp trí là tâm thiện khi sanh lên có sự sáng suốt, tinh tường, nhận thức khôn khéo.
Tức là trong tâm này có sở hữu tuệ tuyền Paññindriya . Đồng sinh với tâm đồng cảnh với tâm.


Sở Hữu Trí Tuệ (Tuệ Quyền) (Paññindriya)

Là sự sáng suốt, hiểu biết sự vật đúng với lẽ thật (chơn lý). Từ ngữ căn Pa: đứng đắn + ñà: biết. Tức là biết một cách đứng đắn. Ðặc tánh của Tuệ quyền là hiểu biết đúng như thật. Vì trí tuệ chế ngự vô minh và chiếm địa vị ưu thắng trong sự hiểu biết nên gọi là Tuệ Quyền. Theo Thắng pháp (Abhidhamma) thì Trí (Ñāna), Huệ (Paññā) và Vô Si (Amoha) đồng nghĩa với nhau.

Tuệ quyền có mặt trong các tâm hợp Trí và là một trong bốn phương tiện để chứng Thần Túc Thông (Iddhipāda), Trí Tuệ được gọi là Suy tìm (Vīmamsā). Khi được Ðịnh (Samādhi) làm cho trong sạch, Trí Tuệ được gọi là Diệu Trí (Abhiññā). Trí Tuệ cũng là một trong Thất Giác Chi (Sattabojjhanga) với danh hiệu là Trạch Pháp (Dhammavicaya) và là Chánh Kiến (Sammādiṭṭhi) trong Ðạo Ðế (Magganga). Sự tột cùng của Trí Tuệ là sự giác ngộ của Ðức Phật. Trí tuệ theo nghĩa tuyệt đối là hiểu biết sự vật như thật theo đúng lý Vô Thường (Anicca), Khổ Não (Dukkha) và Vô Ngã (Anatta).

- Chơn tướng của sở hữu Trí Tuệ là hiểu biết thấu tột chơn tướng của các pháp.

- Phận sự của sở hữu Trí Tuệ là bài trừ sự tối tăm, biết rõ ràng, rành mạch.

- Sự thành tựu của sở hữu Trí Tuệ là không mê mờ, không nhiễm đắm cảnh.

- Nhân cần thiết của sở hữu Trí Tuệ là Tịnh (Passadhi), khéo Tác ý và tục sanh bằng tâm tam nhân.

Hỏi:
Không lẻ THỨC chiếu kiến chính nó sao
Đáp:Chính xác
Cảnh (Ārammanaṃ) là đối tượng của tâm, tâm biết cảnh, những gì bị tâm biết gọi là cảnh. Nếu không có cảnh thì không có tâm, có tâm là có cảnh. Do đó, gọi cảnh là nhân sinh tâm.
Cảnh ở đây ngoài sắc , thinh , hương , vị , xúc , còn có pháp,thì pháp còn có pháp siêu lý , chân đê, niếp bàn ...v.v. chẳng có cảnh gì mà thức không nhận được cảnh.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

quote]Bình thường thiên hạ cũng hay nói:

"Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ...

hoặc

"Đang yêu đời nhìn gì cũng thấy đẹp ...

v.v...

Cho nên, ngay đó mà nói rằng DO THÓI QUEN thì chưa chính xác .. vì trong lúc BUỒN hay giây phút YÊU ĐỜI xảy ra không DO THÓI QUEN

Nếu như cứ cố truy tầm QUÁ KHỨ để cho là Nghiệp, cho là THÓI QUEN kết tụ từ kiếp quá khư và cả kiếp hiện tại .. thì lại đi vào chỗ HIỂM khác: [/quote]

Bạn cũng biết là khi buồn nhận cảnh cũng buồn, vì sao ? Vì lúc này tâm không nhận cảnh bên ngoài một cách chú ý nữa,nếu có ngừoi nói bên tai tai cũng không nghe, bình thường cố giáo nói"học mà không tập trung vậy con ". Và thực sự đang có tâm bất thiện .
Tâm Bất Thiện cho quả bất thiện . Quả ở đây là sự không vui .
Một ngừoi thất tình thì thế nào đây ?
Tâm có nhiều lại tâm bất thiện , thì giờ Zelda nói đến tâm si cho bạn thấy được cái buồn trong thơ văn nha.
Tâm Si (Mohamūla Citta): Si là sự si mê, mờ ám. Tâm si là trạng thái tâm mê tối, thiếu sự sáng suốt. Hành động mù quáng, sai lầm vì không thấu triệt các sự vật.
Tâm si có 2 :Tâm Si Hợp Hoài Nghi (Vicikicchāsampayuttaṃ),Tâm Si Hợp Phóng Dật (Uddhacca Mohacittaṃ)
Ở đây theo Zelda xác định người si tình này mang tâm Tâm Si Hợp Phóng Dật (Uddhacca Mohacittaṃ).
Vậy thế nào là Tâm Si Hợp Phóng Dật (Uddhacca Mohacittaṃ)?
Đáp:là sự mù quáng, thiếu sáng suốt do sự lao chao, bấn loạn của tâm. Phóng = ném, dật = tung tóe; Phóng dật là sự ném một vật vào đống tro làm bay lên mù mịt, giống như một người đang ngồi làm việc, bổng có một tiếng động lớn làm người đó giựt mình hay như một người sợ ma, lúc đi đêm, bất chợt gặp bóng đen, người đó sợ hải la lên, tâm bị loạn động.
Cái tâm si này phải đến bậc Alahan mới đoạn trừ xong, còn là bồ tát hay , Tu Đà Hoàn thì chưa đoạn trừ được.

Cho nên, ngay đó mà nói rằng DO THÓI QUEN thì chưa chính xác .. vì trong lúc BUỒN hay giây phút YÊU ĐỜI xảy ra không DO THÓI QUEN
Sai!!!
Bạn có biết 12 nhân duyên ?
Giảng đại khái cho bạn thế này : thức - thọ - thủ - hữu
Thức thấy được cảnh là đẹp , là xấu . Vậy thức mà thâu nghiếp 6 căng là gì?
Có lần GS hỏi mà hình như đến giờ GS cũng chưa hiểu. Hy vọng GS đọc lại bài này lần nữa để hiểu hơn.

Tâm quả vô nhân (Ahetukāvipākacitta): là những tâm thành tựu do những nhân thiện hay bất thiện đã gây ra trong kiếp quá khứ.

Gồm có 2 dạng tâm như sau :

Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân: (Ahetukākusala vipākacitta)là những tâm thành tựu bởi Nghiệp Bất Thiện (Tham, Sân, Si) trong kiếp quá khứ, vì là quả của ác nghiệp nên những tâm này chuyên bắt các cảnh xấu. Tâm quả bất thiện vô nhân gồm có 7 loại
Đơn cử:Nhãn thức quả bất thiện thọ xã (Upekkhāsahagataṃ Cakkhuviññāṇaṃ): là cái biết của mắt khi bắt cảnh sắc xấu (thấy những cảnh không hợp ý).


Tâm Quả Thiện Vô Nhân (Ahetukakusalavipākacitta): là những tâm vô nhân thành tựu bởi những tâm Thiện trong kiếp quá khứ (tức những nghiệp thiện đã làm). Những Tâm này chỉ là một phần của các loại tâm quả thiện trong Dục giới (vì còn 8 tâm quả trong Dục giới Tịnh hảo). Tâm quả thiện vô nhân gồm có 8 tâm
Đơn cử : Nhãn thức quả thiện thọ xã (Upekkhāsahagataṃ Cakkhuviññāṇaṃ)

Vậy là chúng ta nhận ra rằng nhãn thức là tâm quả của nghiệp quá khứ .( các bạn lưu ý cho kĩ điểm này, rất rất quan trọng).
Nhưng do tùy vào nghiệp hồi đó tốt xấu ra sao đó thì nó chia ra thành thiện , và bất thiện.
Vậy cái này là Vô Minh ( , sở hữu tâm si,tham, sân )->Hành( tâm bất thiện) ->lục căn-> thức (tâm quả nghiệp quả khứ)->thọ->Thủ(sở hữu tâm tham sân si)->Hành(tâm bất thiện).

Nói thêm cái này các bạn cần lưu ý: bất kì tâm bất thiện,thiện nào khởi đều cho ra 3 năng lực: hiện tại , tương lai , tương lai nữa.Nó là phiền não đó.
Mà nói đến phiền não thì Zelda lại phải nói thêm

1. Phiền não loại thô (Vitikkamakilesa): Phiền não loại thô thể hiện ra ở những hành động ác của thân và những lời nói ác của khẩu. Loại phiền não nầy có thể diệt bằng cách trì giới, giữ gìn giới cho thân và khẩu được trong sạch, và diệt từ từ với thời gian.

2. Phiền não loại trung (Pariyutthanakilesa): Phiền não loại trung phát sanh ở trong tâm, làm cho tâm cảm thấy khó chịu, khổ tâm, và ngăn cản mọi thiện pháp. Loại phiền não này có thể diệt bằng cách hành thiền chỉ (Samatha). Khi chứng đắc bậc thiền, hành giả có thể diệt bằng cách đè nén, chế ngự được loại phiền não này.

3. Phiền não vi tế (Anusayakilesa): Phiền não vi tế ẩn tàng ngấm ngầm trong tâm thức, không hiện rõ. Loại phiền não nầy chỉ có thể diệt bằng cách hành thiền minh sát (Vipassana). Khi chứng đắc Thánh Ðạo Tuệ, hành giả mới có thể đoạn tuyệt được loại phiền não nầy.
*Sự chú ý (Mānasikāra, Sở Hữu Tác Ý) này:

LÚC CÓ - LÚC KHÔNG - HAY LÚC NÀO cũng CÓ ???
Đáp:Lúc nào cũng có mà không phải chỉ 1 mà có đến 7 nó là:
Sở Hữu Biến Hành (Sabbacittasādhāranā):
Sở hữu biến hành là những sở hữu có mặt trong 121 tâm, không một tâm nào có thể thiếu các Sở Hữu này; gồm có 7 Sở Hữu:
Xúc (Phassa),Thọ (Vedanā),Tưởng (Saññā),Tư (Cetanā)hay nghiệp,Nhất hành (Ekaggatā),Mạng quyền (Jīvitindriya),Tác ý (Manasikāra).

Hỏi:
*Cảnh sắc (Rūparammana): là các màu sắc, hình ảnh, đối tượng của mắt (này):
DO ĐÂU XUI KHIẾN để GẶP GỠ ?
Đáp
Gì vậy nè, đâu có chuyện xui khiến mê tín dị đoan bạn. Bạn đi bạn gặp , do bạn đi bạn mới gặp, vì sao đi thì ai biết có thể là đói bụng.Hỏi câu này biết chắc là PT Đại Thừa, mê tín kinh khiếp.
*Nhãn vật (Cakkhupasādarūpa): gọi là thần kinh nhãn, có hình dáng như đầu con chí đực nằm chính giửa mắt để cho tâm nhãn thức nương (này):


VÌ SAO NHÃN VẬT lại được CẤU TẠO như thế!?
Bạn muốn hỏi về sắc pháp (sắc thần kinh)?
Hay muốn hỏi sao ?
Vậy giờ Zelda hỏi vậy nha ,đèn bin sáng là nhờ bóng đèn, bin, .v.v... HỎi tại sao nó được cấu tạo vậy ?
^^ CHơn lý nó phải cấu tạo vậy mới gọi là đèn bin, đơn giản nhãn cầu được giải thích từ năm lớp 12 , bạn lấy sách môn lý ra coi thêm. Bạn hỏi vậy không lẽ Zelda viết sách cho bạn đọc sao trời?

Đại khái Zelda trả lời lần này khá tỷ mỉ , các bạn đọc và tham khải. Nhất là GS .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Khổ thiệt, ZELDA vẫn chưa cho GS001 câu trả lời TRI GIÁC (recognition, awareness) tiếng PALI là gì? GS001 chỉ hỏi về tên gọi của tiếng Pali thôi.
Đáp:Tâm(Citta) chỉ biết cảnh; nó không ghi nhận cảnh. Tưởng ghi nhận cảnh cho nên tâm có thể ghi nhận cảnh về sau. Bất cứ khi nào chúng ta nhớ điều gì đó là tưởng, không có ngã. Ví dụ đây là tưởng, hãy nhớ rằng màu này đỏ, đây là cái nhà hay đây là tiếng chim hót.
TRI GIÁC :Citta+tưởng

1. Nghiệp quá khứ (Atītakamma) là những hành động thiện hay bất thiện trong quá khứ tạo ra quả hiện tại. Thành phần chính phải nói là tâm quả. Như một người làm các ác nghiệp, khi chết phát sanh tâm quả dẩn đi tục sinh vào kiếp ác thú.

2. Sở hữu tâm (Cetasika) là những thành phần phụ thuộc của tâm. Ðồng sanh, đồng diệt với tâm, đồng nương một căn với tâm, đồng biết một cảnh với tâm. Không thể có một tâm nào mà không có sở hữu tâm. Khi nhìn lên bảng, ta biết ngay đó là tấm bảng, thì tâm biết đó phải có sở hữu Tưởng (nhớ lại cái đã gặp để ghi nhận cảnh hiện tại) hay phải có sự hướng tâm đến cảnh (sở hữu Tầm) hoặc trụ tâm trên cảnh (sở hữu Ðịnh) ...

Như vậy tâm không phải là một đơn vị thuần nhất mà là một tập hợp của nhiều thứ. Cũng như phim không thể chụp hình, mà đòi hỏi phải có máy chụp hình gồm ống kính, bộ phận ánh sáng ... thì phim mới ghi nhận cảnh được. Do đó, có thể nói sở hữu tâm là nhân sanh tâm hay yếu tố sanh tâm.

3. Cảnh (Ārammanaṃ) là đối tượng của tâm, tâm biết cảnh, những gì bị tâm biết gọi là cảnh. Nếu không có cảnh thì không có tâm, có tâm là có cảnh. Do đó, gọi cảnh là nhân sinh tâm.

4. Vật (Vatthu) là những Sắc Thần Kinh (Pasādarūpa), chỗ nương của tâm thức. Như con mắt là chỗ nương của nhãn thức, tai là chỗ nương của nhĩ thức .... Do đó, gọi vật là nhân sanh tâm


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Zelda nói lại về thức :

Thức tức là nói về nhận cảnh hay biết cảnh của bạn . Có 2 người thấy cùng một cảnh . Người thấy cảnh đẹp , người lại thấy cảnh đó là xấu . Nguyên nhân do đâu?
Do thói quen , thói quen này kết tụ từ kiếp quá khư và cả kiếp hiện tại . Theo kinh điễn Pali thì là phiền não , hay pháp ngũ ngầm, hay do nghiệp biệt thời duyên .

Nhưng mà bạn muốn khởi thức này vì thức này là tâm quả . Tức là tâm này là quả báo bởi nghiệp , nhưng nó lại không có nhân cùng sinh một lượt với nó . Nhân cùng sinh một lượt thường là tham, sân , si, hay vô tham , vô sân , vô si . Nó không có các nhân cùng sinh ra với nó , nên gọi nó là tâm quả vô nhân.

Nguyên nhân của thức thì tùy vào từng loại , nhãn,thinh ....v.v.v. đều có các loại duyên khác nhau để thức xuất hiện .
Hiểu đại khái là : nghiệp mà muốn trổ quả thì phải có duyên .
Duyên ở đây là:
*Nhãn vật (Cakkhupasādarūpa): gọi là thần kinh nhãn, có hình dáng như đầu con chí đực nằm chính giửa mắt để cho tâm nhãn thức nương.
*Cảnh sắc (Rūparammana): là các màu sắc, hình ảnh, đối tượng của mắt.
*Ánh sáng (Āloka): là điều kiện cần thiết để mắt có thể nhận thức cảnh sắc.
*Sự chú ý (Mānasikāra, Sở Hữu Tác Ý)

ví như là tiền đã có sẳng trong nhà băng, mà muốn lấy tiền phải có duyên ( mã số tài khoản).
Đơn giản vậy thôi , phần này là phần căn bản nhất của Phật Giáo chúng ta đó, Zelda hy vọng bạn sẽ nắm.
hy vọng bạn sẽ hỏi nữa để Zelda còn biết đường mà trả lời.
Bạn kiên nhẫn lên , bạn thấy không Phật Học minh bạch vi tế và rất có hệ thống , không phải là ta muốn tu sao thì tu đâu .
Tinh tấn lên bạn nhé


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Ðức Phật thuyết pháp tế độ chúng sinh thường dùng 2 phương pháp:

1- Sammutidesanā: Thuyết pháp theo sự thật ngôn ngữ chế định.

Ví dụ:
Ðức Phật sử dụng danh từ gọi "chúng sinh, con người, đàn ông, đàn bà, chư thiên, phạm thiên, con voi, con ngựa, ngôi nhà, chiếc xe"... mà người đời đặt ra, có quy ước chế định được lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến ngày nay, mọi người đã chấp nhận xem như là sự thật.

2- Paramatthadesanā: Thuyết pháp theo sự thật Chân nghĩa pháp.

Ví dụ:
Ðức Phật thuyết pháp về "tâm, tâm sở, sắc pháp, Niết Bàn, danh pháp, sắc pháp, sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, Khổ Thánh Ðế, Tập Thánh Ðế, Diệt Thánh Ðế, Ðạo Thánh Ðế",...

Có kinh điển viết :
Liễu Nghĩa là thực nghĩa hiển liễu phân minh thuyết thị cứu cánh. Là nghĩa đã trọn, đã hết. Đối nghịch với liễu nghĩa là bất liễu nghĩa tức là nghĩa chưa trọn vẹn, chưa hết nghĩa. Liễu nghĩa và bất liễu nghĩa là tên gọi khác của Cứu Cánh (liễu nghĩa) và Phương Tiện (bất liễu nghĩa). Trong kinh điển Phật giáo có Liễu Nghĩa Kinh và Bất Liễu Nghĩa Kinh. Cho nên Phật dạy; phải y vào kinh Liễu Nghĩa (Kinh Đại Bát Niết Bàn - Phẩm Tứ Y).
Phản biện:
***Chẳng có kinh nào mà không liễu nghĩa, nếu Phật dạy chỉ y cứ kinh liễu nghĩa để tu. Thì Phật Thuyết kinh chưa liễu nghĩa để làm cái gì ?


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Hỏi : Tôi nghe nói ngài Thanh Từ dùng từ Bụt để nói đến Đức Phật .
Đáp: Vì từ Phật hay Giác được đọc bằng 2 cách : buddha , Buddho . Do vậy ngài Thanh Từ đã dùng từ Bụt để làm phiên âm cho từ Buddho .
Tuy nhiên cách ngài làm là còn thiển cận, không có một tâm nhìn xa . Theo truyền thống người Việt ta thì từ Bụt được nhiểu là một vị thần thánh dùng tha lực để cứu chúng sinh . Tuy Đạo Phật chúng ta nhiều nhưng không thể nhiều bằng tất cả tôn giáo khác mà cùng lắm là 1/4 mà thôi . Lấy 1/4 còn lại này chia tiếp cho 3 , vậy là ra số lượng người tu theo hệ Phái Phật Giáo Nam Tông ( tính sơ lược không chính xác ) . Do vậy nếu ngài Thanh Từ nói rằng từ Bụt được tất cả người Việt Nam nhận là Phật từ lâu đời , thì không đúng sự thật . Bản thân tôi và một số người bạn còn rất ngạc nhiên khi ngài Thanh Từ dùng từ Bụt thay cho từ Phật .

Tai hại khi dùng từ bụt: Như đã nói từ Bụt được đại đa số người Việt Nam hiểu là một vị thần ( thần giáo) dùng tha lực cứu chúng sinh . Nhưng điều này so với truyền thống Phật Giáo thì hoàn toàn sai làm .

Chúng ta xem Kinh Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn(Mahàparinibbàna sutta) Đức Phật dạy Đại Đức Anan điều gì :
Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

Cách nói của ngài Thanh Từ nghe lạ lẫm và có vẽ là chứng đạo , tuy nhiên nếu suy xét cho kĩ thì cách nhìn của ngài quá thiễn cận , ngài không hướng đến lợi ích của chúng sinh , nói làm cho chúng sinh hiểu lầm rằng Đức Phật là một vị thần dùng tha lực cứu chúng sinh .
Xin hết!!!


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Zelda hỏi:Cho Zelad hỏi thanhphuong nha Sắc mà bạn nói đến ở đây là Sắc Pháp hay nói về sắc nhận được qua thức ?

"Sắc & Không chẳng khác chỗ nào"?
Thế cái hình tướng "săc không" tan hoại do duyên hợp & hình tướng của cái nhận biết phân biệt (thức ấm) có khác nhau không?
Đáp:
Thọ tưởng hành thức không thể nói là tướng. Cách nói này sai.
Phải nói là cảnh , cảnh ở đây là cảnh siêu lý .

Nếu nói tướng theo tư tưởng bắc truyền thì phải được nhận bằng thức
Cảnh siêu lý là gì (đứng chế TP dốt Kinh Nguyên Thủy nha có thế ngôn từ chuyên biệt của Nguyên thúy đôi khi làm người khác không hiểu).

Không phải TP nói tướng hình thành từ do thọ tưởng hành thức, mà nói hình dạng của 4 uẩn đó.
Đáp:Ở đây nếu nói sắc không phải đã thông qua thức, tức cảnh siêu lý , là cảnh này là chân thực ( khách quan ) không chịu chi phối bất kì tâm quả nào . Hay còn gọi đó là cách nhìn của bậc Tứ Quả Alahan . Thì phải gọi là Sắc Pháp không thể gọi là hình tướng "sắc không".

Khác giữa sắc pháp và sắc được nhận bằng tâm ( thức) :
Ở đây phải biết thức là gì.
Thức là tâm quả có được do nghiệp quá khứ . Chúng khởi lên do các điều kiện ( duyên).

Ahetukacittaṃ(tâm vô nhân): là sự biết cảnh không có bản chất ác xấu (bất thiện) hay tốt đẹp (tịnh hảo).
Ở đây các tổ thiền vì không biết Abhidhamma , nên dành nói sắc tức thị không.
Ở đây ý rằng Sắc Pháp không có bản chất ác hay xấu , hay tốt đẹp,.
Tâm vô nhân ở đây là những tâm không có nhân tương ưng đồng sanh và hòa hợp (thật ra nhân tương ưng của chúng đã xảy ra một lúc nào đó trong kiếp quá khứ vì tất cả các pháp hữu vi khi sinh khởi lên đều có nhân trợ tạo).

Tâm Vô NHân chia làm 3: tâm quả bất thiện , tâm quả thiện,tâm duy tác.

Chúng sinh là một cục nhân quả nên biết rõ vậy . Nên mọi hành động của chúng sinh cũng là những hành động do nhân quả
.
Ở đây khi chúng sinh bắt cảnh xấu gọi là:
Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân(Ahetukākusala vipākacitta):là những tâm thành tựu do những nhân thiện hay bất thiện đã gây ra trong kiếp quá khứ.


Ở đây khi chúng sinh bắt cảnh xấu gọi là:
Tâm Quả Thiện Vô Nhân (Ahetukakusalavipākacitta):là những tâm vô nhân thành tựu bởi những tâm Thiện trong kiếp quá khứ (tức những nghiệp thiện đã làm).

Còn tâm Duy tác : là những tâm khởi lên không do nhân nào trong quá khứ và sau khi diệt nó không để lại kết quả .

Cái này với các bạn PT Bắc Tông có lẽ là hơi quá sức.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Zelda vấn đáp .

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Xin độc giả lưu ý :

. Vì LÒNG TỪ mà diễn đàn để cho Zelda có một khoảng trình bày kiến giải của mình.

. Không có phần SỬA SAI là do ban điều hành không muốn tranh cải. Không phải là ban điều hành đã chấp nhận những điều zelda đã nói. Xin BẠN ĐỌC CHÚ Ý ĐIỀU NÀY. Đây chỉ đưa một ví dụ : "... Ht Thanh từ dùng từ Bụt ...".
Xin thưa : Ht Nhất Hạnh mới dùng từ bụt chứ không phải là Ht Thanh Từ v.v... Đó là một ví dụ điển hình để hiểu.

Xin bạn đọc CẨN TRỌNG và THÔNG CẢM cho ban điều hành.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách