BÍCH NHAM LỤC

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC (TẮC 30)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 30
TRIỆU CHÂU: CỦ CẢI TO

CÔNG ÁN :
Tăng hỏi Triệu Châu :
- hòa thượng thân kiến Nam Tuyền phải chăng?
Triệu Châu đáp :
- Ở Trấn Châu phát xuất củ cải to.

GIẢI THÍCH
Vị tăng này muốn hỏi về Phật pháp, nên khởi đầu bằng câu hỏi " Được nghe hòa thượng thân kiến Nam Tuyền phải chăng?" Nếu Triệu Châu đáp phải, vị tăng sẽ hỏi tiếp " Nam Tuyền như thế nào?" Nếu Triệu Châu đáp " Là người giác đạo, là vị cổ Phật " vị tăng sẽ hỏi " Thế nào là Phật?". Nếu trả lời " Tâm tức Phật " , vị tăng sẽ hỏi " Thế nào là tâm?" Ôi thôi dài dòng quá. Mệt! thôi thì trả lời tắt cho xong. Ngài trả lời " Ở Trấn Châu xuất phát củ cải to".
Có người nói trả lời như thế là hỏi đông đáp tây, chẳng đáp vào thoại, chẳng vào bẫy của người. Cũng có người nói " Trấn Châu phát xuất củ cải to, ai cũng biết. Triệu Châu tham kiến Nam Tuyền mọi người đều hay. Vì thế Triệu Châu dùng lời "Trấn Châu phát xuất củ cải to " đế đáp câu hỏi " Hòa thượng thân kiến Nam Tuyền phải chăng". Hiểu thế ấy thật không dính dáng. Vậy cứu cánh làm sao hiểu?
Trước đây có vị tăng hỏi Cửu Phong " Được nghe hòa thượng thân kiến Diên Thọ phải chăng?" Cửu Phong đáp " Trước núi, lúa mạch chín chưa?" Triệu Châu và cửu Phong, không cùng nơi, không cùng lúc mà lời đáp giống nhau, giống nhau, như hai cái chùy sắt, không có lỗ cho ý thức bám vào. Chủ yếu là sau câu trả lời của Triệu Châu và Cửu Phong có một câu hỏi ngầm nữa mà người ta không để ý, vì quá quen thuộc. Đó là câu " Ông có thấy không?" . Nếu ông thấy củ cải ở Trấn Châu như thế nào thì ta thấy Nam Tuyền cũng như vậy. Cũng như vậy, đem trả lời câu hỏi " Thế nào là tâm" thì câu trả lời của Triệu Châu vẫn là " Ở Trấn Châu có củ cải to, ông có THẤY không?". Nếu thấy thì chính là nó đó.
TỤNG
Trấn Châu xuất đại la bặc
Thiên hạ nạp tăng thủ tắc
Chỉ tri tự cổ, tự kim
Tranh biện hộc bạch, ô hắc.
Tặc! tặc !
Nạp tăng tỵ khổng tằng niêm đắc.

NGHĨA
Trấn Châu sản xuất củ cải
Thiền tăng khắp nơi giữ tắc
Chỉ biết từ xưa, từ nay
Tranh biện quạ đen, ngỗng trắng
Giặc! giặc !
Lỗ mũi thiền tăng từng nắm được
GIẢI TỤNG
Câu "Trấn Châu phát xuất củ cải to " nếu ông chấp đó làm cực tắc (chỗ cùng cực của tắc, cũng là chỗ cùng cực của đạo) sớm đã lầm rồi. Mọi người đều biết nói cái này là cực tắc, mà cứu cánh không biết chỗ cực tắc. Vì thế Tuyết Đậu nói " Thiền tăng khắp nơi giữ cực tắc, chỉ biết tự xưa, tự nay , tranh biện quạ đen, ngỗng trắng ". Tuy biết người xưa đáp thế ấy, người nay cũng đáp thế ấy mà đâu từng phân biệt trắng, đen. Cũng cần phải có những lúc đá nháng, điện xẹt (hốt nhiên khai ngộ) mới biện biệt được trắng, đen. Công án đến đây đã tụng xong,
Tuyết Đậu xuất kỳ bất ý, nhằm chỗ sống linh động, cũng nhằm các ông nói " Giặc! giặc! Lỗ mũi thiền tăng từng nắm được". Chư Phật ba đời cũng là giặc, Tổ sư nhiều đời cũng là giặc, khéo làm giặc, hay móc tròng con mắt người (làm người mù mắt, không thấy chơn lý) mà không thương tổn, chỉ riêng Triệu Châu. Hãy nói chỗ nào là chỗ Triệu Châu làm giặc? Trấn Châu phát xuất củ cải to.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC (TẮC 30)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:TẮC 30
TRIỆU CHÂU: CỦ CẢI TO
CÔNG ÁN :
Tăng hỏi Triệu Châu :
- hòa thượng thân kiến Nam Tuyền phải chăng?
Triệu Châu đáp :
- Ở Trấn Châu phát xuất củ cải to.
GIẢI THÍCH
Vị tăng này muốn hỏi về Phật pháp, nên khởi đầu bằng câu hỏi " Được nghe hòa thượng thân kiến Nam Tuyền phải chăng?" Nếu Triệu Châu đáp phải, vị tăng sẽ hỏi tiếp " Nam Tuyền như thế nào?" Nếu Triệu Châu đáp " Là người giác đạo, là vị cổ Phật " vị tăng sẽ hỏi " Thế nào là Phật?". Nếu trả lời " Tâm tức Phật " , vị tăng sẽ hỏi " Thế nào là tâm?" Ôi thôi dài dòng quá. Mệt! thôi thì trả lời tắt cho xong. Ngài trả lời " Ở Trấn Châu xuất phát củ cải to".
Lời này là của bác Bình đúng không? Hi hi... bác bình bây giờ chính là hóa thân của ông tăng đó trước dây thành rành ông tăng đó nghĩ gì và sắp nói những gì.
binh đã viết: Có người nói trả lời như thế là hỏi đông đáp tây, chẳng đáp vào thoại, chẳng vào bẫy của người. Cũng có người nói " Trấn Châu phát xuất củ cải to, ai cũng biết. Triệu Châu tham kiến Nam Tuyền mọi người đều hay. Vì thế Triệu Châu dùng lời "Trấn Châu phát xuất củ cải to " đế đáp câu hỏi " Hòa thượng thân kiến Nam Tuyền phải chăng". Hiểu thế ấy thật không dính dáng. Vậy cứu cánh làm sao hiểu?
Hỏi đáp rõ ràng đơn giản, nhưng vì không "đồng thanh" nên không "tương ứng". Đã suy thì một trường rối ben, nhiều ngã nhiều đường.
binh đã viết: Trước đây có vị tăng hỏi Cửu Phong " Được nghe hòa thượng thân kiến Diên Thọ phải chăng?" Cửu Phong đáp " Trước núi, lúa mạch chín chưa?" Triệu Châu và cửu Phong, không cùng nơi, không cùng lúc mà lời đáp giống nhau, giống nhau, như hai cái chùy sắt, không có lỗ cho ý thức bám vào. Chủ yếu là sau câu trả lời của Triệu Châu và Cửu Phong có một câu hỏi ngầm nữa mà người ta không để ý, vì quá quen thuộc. Đó là câu " Ông có thấy không?" . Nếu ông thấy củ cải ở Trấn Châu như thế nào thì ta thấy Nam Tuyền cũng như vậy. Cũng như vậy, đem trả lời câu hỏi " Thế nào là tâm" thì câu trả lời của Triệu Châu vẫn là " Ở Trấn Châu có củ cải to, ông có THẤY không?". Nếu thấy thì chính là nó đó.
Hi hi ... Hỏi thiệt nghe. Bác thấy củ cải đó thế nào? To cỡ nào, nói nghe thử coi? Chỉ Trấn Châu có thôi hay Tp Hồ Chí Minh bây giờ cũng có? Chỉ một người có hay vạn nhà đều có? Hi Hi ... May là Triệu Châu và Cửu Phong chết rồi, không thì bác mà thêm câu đó vô thì ăn đòn hết đường lết.
binh đã viết: NGHĨA
Trấn Châu sản xuất củ cải
Thiền tăng khắp nơi giữ tắc
Chỉ biết từ xưa, từ nay
Tranh biện quạ đen, ngỗng trắng
Giặc! giặc !
Lỗ mũi thiền tăng từng nắm được
GIẢI TỤNG
Câu "Trấn Châu phát xuất củ cải to " nếu ông chấp đó làm cực tắc (chỗ cùng cực của tắc, cũng là chỗ cùng cực của đạo) sớm đã lầm rồi. Mọi người đều biết nói cái này là cực tắc, mà cứu cánh không biết chỗ cực tắc. Vì thế Tuyết Đậu nói " Thiền tăng khắp nơi giữ cực tắc, chỉ biết tự xưa, tự nay , tranh biện quạ đen, ngỗng trắng ". Tuy biết người xưa đáp thế ấy, người nay cũng đáp thế ấy mà đâu từng phân biệt trắng, đen. Cũng cần phải có những lúc đá nháng, điện xẹt (hốt nhiên khai ngộ) mới biện biệt được trắng, đen. Công án đến đây đã tụng xong,
Tuyết Đậu xuất kỳ bất ý, nhằm chỗ sống linh động, cũng nhằm các ông nói " Giặc! giặc! Lỗ mũi thiền tăng từng nắm được". Chư Phật ba đời cũng là giặc, Tổ sư nhiều đời cũng là giặc, khéo làm giặc, hay móc tròng con mắt người (làm người mù mắt, không thấy chơn lý) mà không thương tổn, chỉ riêng Triệu Châu. Hãy nói chỗ nào là chỗ Triệu Châu làm giặc? Trấn Châu phát xuất củ cải to.
Đây nè! Đoạn này đã nói đủ. Móc tròng con mắt người mà đòi thấy cái chi.

Chỗ nào mà Triệu Châu làm giặc? Chỉ tại qua tai mắt ý người thời nay mà thành giặc. NHÂN dù có mà DUYÊN không đủ thì lấy đâu mà thành QUẢ? Một câu không tốt không xấu. Thánh nhân ngay đó ngược vào thì sáng lòa tứ phía, tâm tâm đồng hiệp. Kẻ vô trí ngang đó, nhấn thêm một bước, lọt vào thế giới nhị nguyên mới thành giặc. Trách Triệu Châu chi tội.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC( tắc 31)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 31
MA CỐC CẦM GẬY NHIỄU GIƯỜNG

LỜI DẪN :
Động thì bóng hiện, giác thì băng sanh. Nếu không động, không giác chưa khỏi vào hang chồn hoang. Tin được đến, thấu được tột, không còn mảy tơ chướng ngại, như rồng gặp nước, như cọp tựa núi. Buông đi thì gạch ngói sanh quang, nắm lại thì vàng ròng mất sắc. Công án cổ nhân chưa khỏi phủ che. Hãy nói bình luận việc gì? Thử cử xem.

CÔNG ÁN :
Ma Cốc chống gậy đến Chương Kỉnh , đi nhiễu giường thiền ba vòng , dộng tích trượng một cái, đứng nghiễm nhiên. Chương Kỉnh nói " Phải! phải! " (Tuyết Đậu trước ngữ: Lầm). Ma Cốc lại đến Nam Tuyền, đi nhiễu giường thiền ba vòng , dộng tích trượng một cái, dứng nghiễm nhiên. Nam Tuyền nói " Chẳng phải! chẳng phải!". (Tuyết Đậu trước ngữ: Lầm). Ma Cốc nói "Chương Kỉnh nói phải, tại sao hòa thượng nói chẳng phải?" Nam Tuyền nói " Chương Kỉnh tức phải, còn ông chẳng phải. Đây là bị phong lực chuyển, trọn thành bại hoại".

GIẢI THÍCH:
Cổ Nhân đi hành khước, trải khắp tùng lâm, lấy việc này làm tâm niệm. Cần biện rõ các vị lão hòa thượng ngồi trên giường gỗ có đủ mắt sáng hay không. Cổ nhân một lời khế hợp liền ở, một lời không khế hợp liền đi. Ma Cốc đến Chương Kỉnh, đi nhiễu giường thiền ba vòng, dộng tích trượng một cái, đứng nghiễm nhiên. Là ý gì đây? Là động? là tịnh? Là dụng? là thể? Chương Kỉnh nói "Phải! phải!". Đưa ra "Sát nhơn đao, hoạt nhơn kiếm" là bổn phận của kẻ tác gia. Tuyết Đậu nói "Lầm" vì rơi tại hai bên vậy. Nếu ông đến nhị biên hội là chẳng thấy ý Tuyết Đậu. Ma Cốc đứng nghiễm nhiên là ý gì? Chương Kỉnh nói "Phải" là phải chỗ nào? Tuyết Đậu nói "Lầm" là lầm chỗ nào?
Ma Cốc mang chữ "Phải" đến yết kiến Nam Tuyền. Như trước, đi nhiễu giường thiền ba vòng, dộng tích trượng một cái, đứng nghiễm nhiên. Nam Tuyền nói " Chẳng phải! chẳng phải!" , sát nhân đao, hoạt nhân kiếm là bổn phận Tông sư. Tuyết Đậu nói "Lầm" . Chương Kỉnh nói "Phải", Nam Tuyền nói " Chẳng phải" lại là đồng hay khác? Trước nói "phải " tại sao lại lầm, sau nói " Chẳng phải" tại sao cũng lầm?
Nếu nhằm câu nói Chương Kỉnh tiến được, tự cứu chẳng xong. Nếu dưới câu nói Nam Tuyền tiến được, đáng cùng Phật, Tổ làm thầy. Tuy nhiên thiền tăng phải tự khám phá mới được, chớ nhằm miệng người mà hội giải. Tại sao Ma Cốc hỏi một loại mà người nói phải, người nói không? Nếu là người thông phương tác gia, được đại giải thoát ắt phải có chỗ chuyển thân. Nếu là kẻ cơ cảnh chưa quên, quyết định mắc kẹt ở hai đầu này. Tuyết Đậu tụng cũng chỉ tụng hai cái lầm này. Nếu là kẻ có căn cơ tự nhiên chẳng nhằm trong ngôn cú khởi giải hội, chẳng nhằm trên cọc cột lừa khởi đạo lý. Có người nói Tuyết Đậu thay Ma Cốc hạ hai chữ lầm. Thế thì đâu có gì liên quan. Người xưa trước ngữ là khóa chặt cửa trọng yếu, bên này chẳng phải, bên kia cũng chẳng phải, cứu kính chẳng ở hai bên.
Tạng chủ Khánh nói " Chống tích trượng, nhiễu giường thiền, phải cùng chẳng phải đều lầm. Kỳ thật chẳng ở tại đây". Ông chẳng thấy Vĩnh Gia đến Tào Khê yết kiến Lục Tổ, đi nhiễu giường thiền ba vòng, dộng tích trượng một cái, đứng nghiễm nhiên. Lục Tổ quở " Phàm người sa môn phải đầy đủ ba nghìn oai nghi, tám muôn tế hạnh, Đại đức từ phương nào tới mà sanh đại ngã mạn? " Tại sao Lục Tổ nói kia sanh đại ngã mạn? Ở đây cũng vậy, chẳng nói phải cùng không phải. Phải cùng không phải đều là cọc cột lừa. Chỉ Tuyết Đậu hạ hai chữ lầm còn gần đôi chút.
Ma Cốc nói " Chương Kỉnh nói phải, tại sao hòa thượng nói không phải?" Lão này chẳng tiếc lông mày, ló đuôi chẳng ít. Nam Tuyền nói " Chương Kỉnh thì phải, còn ông thì chẳng phải" Nam Tuyền đáng gọi là thấy thỏ thả chim ưng. Câu này đúng nơi, đúng lúc. Tạng chủ Khánh nói " Nam Tuyền dài dòng quá mức, chẳng phải thì nói chẳng phải, lại còn nói thêm : đây là bị phong lực chuyển, trọn thành bại hoại". Kinh Viên Giác nói " Thân ta do tứ đại hợp thành, Tứ đại mỗi cái rời ra, thân vọng này ở chỗ nào?" Ngã ở đâu? Ma Cốc cầm tích trượng đi nhiễu giường thiền đã bị phong lực chuyển trọn thành bại hoại. Hãy nói việc phát minh Tâm Tông ở chỗ nào?
Tú tài Trương Chuyết tham vấn thiền sư Trí Tạng ở Tây Đường , hỏi
- Sơn hà đại địa là có hay không? Chư Phật ba đời là có hay không?
Trí Tạng đáp :
- Có.
Trương Chuyết nói :
- Lầm.
Trí Tạng hỏi :
- Ông từng tham kiến vị nào?
Trương Chuyết nói :
- Tham kiến hòa thượng Cảnh Sơn đến. Tôi có hỏi lời gì Cảnh Sơn đều nói không.
Trí Tạng hỏi:
- Ông có quyến thuộc gì?
Chuyết đáp :
- Có một vợ quê và hai con nhỏ.
Trí Tạng lại hỏi :
- Hòa thượng Cảnh Sơn có quyến thuộc gì?
Chuyết đáp :
- Hòa thượng Cảnh Sơn là Cổ Phật, chớ phỉ báng ngài.
Trí Tạng bảo :
- Đợi khi ông giống Cảnh Sơn sẽ nói tất cả đều không.
Trương Chuyết cúi đầu lặng thinh.

Phàm là bậc tông sư, tác gia cần vì người mở niêm - cởi trói, Nhổ đinh - tháo chốt , không thể chỉ giữ một bên. Đẩy bên trái liền xoay bên phải, đẩy bên phải liền xoay bên trái. Xem Ngưỡng Sơn đến chỗ Trung Ấp tạ lễ thọ giới. Trung Ấp thấy đến, ở trên giường thiền vỗ tay nói " Hòa thượng". Ngưỡng sơn liền sang đứng bên đông lại sang đứng bên tây, lại sang đứng ở giữa. Nhiên hậuTạ lễ xong, lại lùi ra sau đứng. Trung Ấp hỏi " Ở chỗ nào được tam muội này?" Ngưỡng Sơn thưa " Ở trên ấn Tào Khê gỡ được đem đến". Trung Ấp hỏi " Ông nói Tào Khê dùng tam muội này tiếp người nào? "Ngưỡng Sơn thưa " Tiếp Nhất Túc Giác". Ngưỡng Sơn lại hỏi " Hòa thượng ở chỗ nào được tam muội này?" Trung Ấp nói " Ta ở chỗ Mã Tổ được tam muội này". Nói thoại thế ấy há chẳng phải kẻ cử một, rõ ba, thấy gốc biết ngọn.
Long Nha dạy chúng :
- Phàm người tham học phải thấu qua Phật, Tổ mới được. Hòa thượng Tân Phong nói: Thấy ngôn giáo của Phật , Tổ như sanh oan gia mới có phần tham học. Nếu thấu chẳng được, bị Phật, Tổ lừa
Có vị tăng ra hỏi
- Tổ, Phật lại có tâm lừa người sao?
Long Nha đáp
- Ngươi nói sông, hồ có tâm làm trở ngại người chăng?
lại nói tiếp
- Sông hồ tuy không có tâm ngại người, chính vì thời nhân qua chẳng được cho nên sông, hồ thành ra trở ngại người. chẳng được nói sông hồ không ngại người. Tổ, Phật tuy không có tâm lừa người, chính vì thời nhân thấu chẳng được, Tổ Phật trở thành lừa người, cũng chẳng được nói Tổ, Phật không lừa người. Nếu thấu qua được Tổ, Phật người này tức qua Tổ, Phật. Phải là thể nhận được ý Tổ , Phật mới cùng cổ nhân hướng thượng đồng hàng. Như chưa thấu được, dù học Phật, học Tổ đến muôn kiếp cũng không có ngày đạt được.
Tăng hỏi :
- Làm sao khỏi bị Tổ, Phật lừa?
Long Nha đáp :
- Phải tự ngộ đi !
Đến trong đây phải như thế mới được. Vì sao? Nếu vì người phải vì cho tột như giết người phải thấy máu. Nam Tuyền, Tuyết Đậu là loại người này mới dám niêm lộng.

TỤNG
Thử thố, bỉ thố
Thiết kỵ niêm khước
Tứ hải lãng bình
Bách xuyên triều lạc.
Cổ sách phong cao thập nhị môn
Môn môn hữu lộ không tiêu sách
Phi tiêu sách
Tác giả hảo cầu vô bệnh dược.

NGHĨA
Đây lầm kia lầm
Tối kỵ niêm lấy
Bốn biển sóng dừng
Trăm sông triều xuống.
Cổ sách phong cao mười hai cửa
Mỗi cửa có đường vào tịch mịch
Chẳng tịch mịch
Tác giả thích cầu thuốc không bệnh.

GIẢI TỤNG
Tuyết Đậu nói " Đây lầm, kia lầm; Tối kỵ niêm lấy " bởi vì sao? Vì niêm lấy tức trái, cần phải để hai chữ lầm như thế. ( giống như nói: chẳng phải có, chẳng phải không, cần phải để cả hai ). Nếu ông hiểu được hai chữ lầm thì không còn việc gì nữa. Núi vẫn là núi, nước vẫn là nước, gió mát trăng trong đầu gậy khẩy " Bốn biển sóng dừng, trăm sông triều xuống".
Chữ" kinh" tiếng Hán có nghĩa là sách, còn chữ "sách" tiếng Hán có nghĩa là cái roi để thúc người ta (làm việc hay tiến tới). Trong Thiền gia thì sử dụng cây trượng thay cho roi cho nên chữ "cổ sách " có nghĩa là gậy xưa. Chỗ vua trời Đế Thích ở có mười hai cổng thành. Câu "Cổ sách phong cao mười hai cửa" có nghĩa là đạo phong cao vút tới tận trời. Người xưa nói " Biết được việc cây gậy thì việc tham học một đời xong xuôi". Đến đây trong tất cả thời được đại tự tại. Tuyết Đậu tụng " Mỗi cửa có đường vào tịch mịch ". Đi cửa nào cũng đến. Tuy nhiên đã mở miệng nói ra thì có chỗ " Chẳng tịch mịch" Biết vậy nên dù tác giả (Tuyết Đậu) không bịnh cũng cần tìm thuốc uống (Loại thuốc không bệnh).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Dài quá! Đọc mệt quá ! Cứng họng luôn.
Tương ưng chút nào không nhỉ?
Cứ theo ba thứ "phải" "chẳng phải" "lầm" 'không lầm", mệt quá! Chi bằng ngả lưng xuống giường, thở phào một cái. Đúng là chẳng có gì dính dáng. Khỏe! :"> Thử coi!


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC (tắc 32)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 32
THƯỢNG TỌA ĐỊNH ĐỨNG SỮNG.

LỜI DẪN:
Mười phương ngồi dứt, ngàn mắt liền mở. Một câu dứt dòng, muôn cơ dứt bặt. Lại có đồng sanh, đồng tử chăng? Hiện thành công án xếp đặt chẳng được, sắn bìm của cổ nhân, mời thử cử xem.

CÔNG ÁN :
Thượng tọa Định hỏi Lâm Tế:" Thế nào là đại ý Phật pháp ?" Lâm Tế bước xuống giường thiền, nắm đứng, cho một tát tai, liền xô ra. Thượng tọa Định đứng sững. Vị tăng đứng bên cạnh bảo " Thượng tọa Định sao chẳng lễ bái ?" Thượng tọa Định vừa lễ bái, bỗng nhiên đại ngộ.

GIẢI THÍCH:
Xem công án, thẳng ra thẳng vào, thẳng qua thẳng lại mới là Lâm Tế chánh tông. Nếu thấu được có thể đổi trời làm đất, tự được thọ dụng. Thượng tọa Định là loại này. Trong lòng ngổn ngang trăm mối, toàn là những nghi vấn về Phật pháp, không biết làm sao giải thích, nay đem đến hỏi bậc tôn túc " Thế nào là đại ý Phật pháp?". Đợi câu trả lời. Bỗng nhiên lại bị nắm đứng, bị tát tai, bị xô ra ? Thế là sao? Ta có lỗi gì mà bị cư xử như vậy chứ? Bỗng nghe bên có người nhắc " Thượng tọa Định sao chẳng lễ bái?" À phải, mới hỏi xong phải lễ tạ chứ. Ủa này vậy thì câu trả lời đâu?....À…ra thế…Thì ra Phật pháp chẳng có gì nhiều. Định thượng tọa là người miền bắc, rất thật thà, ngay thẳng nên dễ hiểu thẳng vào hành động của Lâm Tế. Sau này sư toàn dùng cơ của Lâm Tế, quả là xuất sắc.
Một hôm sư đi trên đường gặp Nham Đầu, Tuyết Phong, Khâm Sơn ba người. Nham Đầu hỏi :
- Ở đâu lại ?
Sư đáp :
- Lâm Tế lại
Nham Đầu hỏi:
- Hòa thượng mạnh khỏe?
Sư nói :
- Đã qui tịch.
Nham Đầu nói :
- Ba chúng tôi tìm đến lễ bái mà phước duyên cạn mỏng, lại nghe qui tịch. Chẳng biết Hòa thượng lúc bình sanh có ngôn cú gì, xin Thượng tọa nhắc lại vài tắc xem ?
Sư liền nhắc:
- Một hôm Lâm Tế dạy chúng: Trên khối thịt đỏ lòm, có một vô vị chân nhân thường từ cửa mặt các ông ra vào, người chưa chứng cứ hãy chứng cứ xem. Có vị tăng ra hỏi :"Thế nào là vô vị chân nhân ?" Lâm Tế liền nắm đứng bảo
"Nói! nói! " Vị tăng suy nghĩ, Lâm Tế liền xô ra nói " Vô vị chân nhân là cái gì? Cục cứt khô". Liền trở về phương trượng.
Nham Đầu bất giác le lưỡi. Khâm Sơn nói
- Sao chẳng nói Phi vô vị chân nhân?
Thượng tọa Định nắm đứng bảo :
- Vô vị chân nhân và phi vô vị chân nhân cách nhau nhiều, ít ? nói mau, nói mau.
Khâm Sơn không nói được, mặt vàng trở thành xanh. Nham Đầu, Tuyết Phong lại gần lễ bái thưa
- Vị tăng này mới học, không biết phải quấy, xúc não hòa thượng, cúi mong từ bi tha thứ.
Sư nói :
- Nếu chẳng phải hai thầy già này xin, sẽ giết con quỉ đái dầm này.

Lại một hôm sư ở Trấn Châu đi thọ trai về đến cây cầu, gặp ba vị tọa chủ một vị hỏi :
- Thế nào là dò tột đáy thiền?
Sư liền nắm đứng ông này, toan ném xuống cầu. Hai vị tọa chủ kia vội kêu cứu:
- Thôi! Thôi! Y xúc phạm đến thượng tọa, mong từ bi tha thứ.
Sư nói:
- Nếu không phải có hai tọa chủ đây xin, ta đã cho y xuống dò tột đáy thiền.
Xem thủ đoạn của sư , toàn là tác dụng của Lâm Tế. Tuyết Đậu tụng :

TỤNG
Đoạn Tế toàn cơ kế hậu tung
Trì lai hà tất tại thung dung.
Cự Linh đài thủ vô đa tử
Phân phá Hoa Sơn thiên vạn trùng.

NGHĨA:
Noi dấu Đoạn Tế người đi sau
Giữ gìn mà chẳng được thong dong
Cự Linh thần chưởng nào mấy kẻ
Đập vỡ Hoa Sơn muôn ngàn từng

GIẢI TỤNG
Hai câu đầu " Noi dấu Đoạn Tế người đi sau, giữ gìn mà chẳng được thong dong" chỉ :Đại cơ, đại dụng của Hoàng Bá, chỉ riêng Lâm Tế theo dấu được. Nắm được đem ra, không cho nghĩ nghị . Nếu do dự liền rơi vào tình giải. Kinh Lăng Nghiêm nói " Như ta ấn ngón tay thì hải ấn phát quang, Ông vừa dấy tâm thì trần lao khởi trước ".
Hai câu sau " Cự Linh thần chưởng nào mấy kẻ, Đập vỡ Hoa Sơn muôn ngàn từng" . Thần Cự Linh dùng tay chẻ ngọn Hoa Sơn, nước phun lên, chẩy vào sông Hoàng Hà làm lợi cho người, cho đời. Thượng tọa Định bị nghi tình chồng chất như núi, bị một chưởng của Lâm Tế liền được ngói bể, băng tiêu., được đại lợi lộc.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC (tắc 32)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:TẮC 32
THƯỢNG TỌA ĐỊNH ĐỨNG SỮNG.
CÔNG ÁN :
Thượng tọa Định hỏi Lâm Tế:" Thế nào là đại ý Phật pháp ?" Lâm Tế bước xuống giường thiền, nắm đứng, cho một tát tai, liền xô ra. Thượng tọa Định đứng sững. Vị tăng đứng bên cạnh bảo " Thượng tọa Định sao chẳng lễ bái ?" Thượng tọa Định vừa lễ bái, bỗng nhiên đại ngộ.
GIẢI THÍCH: Thượng tọa Định là loại này. Trong lòng ngổn ngang trăm mối, toàn là những nghi vấn về Phật pháp, không biết làm sao giải thích, nay đem đến hỏi bậc tôn túc " Thế nào là đại ý Phật pháp?". Đợi câu trả lời. Bỗng nhiên lại bị nắm đứng, bị tát tai, bị xô ra ? Thế là sao? Ta có lỗi gì mà bị cư xử như vậy chứ? Bỗng nghe bên có người nhắc " Thượng tọa Định sao chẳng lễ bái?" À phải, mới hỏi xong phải lễ tạ chứ. Ủa này vậy thì câu trả lời đâu?....À…ra thế…Thì ra Phật pháp chẳng có gì nhiều.
Thượng tọa Định, nếu lúc đó trong tâm khởi lên nhiều thứ như thế, thì chắc chắn chẳng có chuyện đại ngộ xảy ra. Bác có nghe thiên hạ nói "tâm đóng thành khối" không. Cái tướng đứng sửng đó là do tâm "đóng khối", bặt dứt tất cả ngôn tư suy lường. Nêu tâm đã khởi, dù chỉ một niệm, thì cái À ... tiếp đó, chỉ toàn do suy luận. Đã xuất hiện ngôn từ, tâm đó không thể gọi là đại ngộ.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC (tắc 33)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 33

TRÀN THÁO ĐỦ MỘT CON MẮT

LỜI DẪN :
Đông Tây chẳng biện, Nam Bắc chẳng phân. Từ sáng đến chiều, từ chiều đến sáng , lại nói y ngủ gất chăng? Có khi mắt như sao băng , lại nói y tỉnh tỉnh chăng? Có khi gọi nam làm bắc, lại nói là có tâm hay vô tâm? Là đạo nhân hay thường nhân? Nếu nhằm trong ấy thấu được mới biết hỗ rơi, mới biết cổ nhân thế ấy, chẳng thế ấy. Hãy nói là thời tiết gì? Thử cử xem?

CÔNG ÁN
Thượng thơ Trần Tháo đến tham vấn Tư Phước. Tư Phước thấy lại liền vẽ một vòng tròn. Tháo nói :
- Đệ tử lại thế ấy, sớm đã chẳng được tiện, huống là lại vẽ một vòng tròn.
Tư Phước liền đóng cửa phương trượng.
(Tuyết Đậu nói: Trần Tháo chỉ đủ một con mắt).

GIẢI THÍCH :
Thượng thơ Trần Tháo cùng Bùi Hưu , Lý Cao là đồng thời. Thấy tăng đến, ông trước thinh thọ trai, kế cúng ba trăm tiền, sau khám biện. Một hôm Vân Môn đến, tham kiến nhau ông hỏi:
- Sách nho thì chẳng hỏi, Tam thừa, mười hai phần giáo tự có tọa chủ, thế nào là việc hành khước trong nhà thiền?
Vân Môn hỏi:
- Thượng thơ đã từng hỏi bao nhiêu người rồi?
Tháo nói :
- Chính nay hỏi thượng tọa.
Vân Môn bảo
- Chính nay hãy gác lại, thế nào là giáo ý?
Tháo nói:
- Quyển vàng, gáy đỏ.
Vân Môn bảo :
- Cái này là ngôn ngữ, văn tự, thế nào là giáo ý?
- Miệng muốn bàn mà lời mất, tâm muôn duyên mà lự quên.
Vân Môn bảo:
- Miệng muốn bàn mà lời mất là đối hữu ngôn. Tâm muốn duyên mà lự quên là đối vọng tưởng. Thế nào là giáo ý?
Tháo câm họng. Vân Môn hỏi :
- Thượng thơ xem kinh Pháp Hoa phải chăng?
Tháo nói :
- Phải.
Vân Môn bảo :
- Trong kinh nói " Tất cả trị sanh, sản nghiệp đều cùng thực tướng chẳng trái nhau. " Hãy nói Phi Phi tưởng Thiên hiện nay có bao nhiêu người thoái vị?
Tháo lại câm họng. Vân Môn bảo :
- Thượng thơ chớ có thô xuất, Thiền tăng ném hết ba kinh, năm luận vào tùng lâm mười năm, hai mươi năm còn chưa được gì Thượng thơ lại làm sao được hội?
Trần Tháo lễ bái nói
- Tôi tội lỗi.

Lại một hôm ông cùng quan liêu lên lầu, trông thấy một số tăng đi đến. Một vị quan nói
- Đó đều là Thiền tăng.Tháo bảo :
- Chẳng phải.
Vị quan hỏi :
- Sao biết chẳng phải ?
Tháo bảo :
- Đợi đến gần vì ông khám phá.
Chúng tăng đến trước lầu, Tháo gọi to :
- Thượng tọa.
Chúng tăng ngước đầu nhìn. Tháo bảo quan liêu :
- Tôi nói mà chẳng tin .
Chỉ có một mình Vân Môn ông khám phá chẳng được, vì kia đã tham kiến Mục Châu rồi.

Một hôm ông tham kiến Tư Phước. Tư Phước là tôn túc dưới dòng Qui Ngưỡng , bình thường thích lấy cảnh tiếp người, thấy Trần Tháo liền vẽ một vòng tròn. Đau ngờ Trần Tháo là hàng tác gia chẳng bị người lừa, khéo tự kiểm điểm, nói :
- Đệ tử đến thế ấy sớm đã chẳng tiện, đâu lại kham vẽ một vòng tròn.
Tư Phước đóng cửa phương trượng. Loại công án này gọi là " Trong lời biện đích, trong câu tàng cơ". Tuyết Đậu nói " Trần Tháo đủ một con mắt ".Tuyết Đậu đáng gọi là có con mắt trên đảnh. Hãy nói ý tại chỗ nào? Nếu các ông là Trần Tháo, nên thốt ra lời gì để khỏi bị Tuyết Đậu nói " chỉ đủ một con mắt "?

TỤNG
Đoàn đoàn châu nhiễu ngọc san san
Mã tải,lư đà thượng thiết thoàn
Phân phó hải sơ vô sự khách
Điếu ngao thời hạ nhất khuyên loan

NGHĨA
Tròn tròn châu nhiễu ngọc san san
Ngựa chở lừa lôi đến thiết thuyền
Giao gởi núi sông khách vô sự
Câu ngao nên thả một vòng tròn.

Tuyết Đậu lại nơi thiền tăng khắp nơi khó nhẩy khỏi.
GIẢI THÍCH
Hai câu đầu chỉ tụng cái tướng vòng tròn. Vì sao tụng như thế? Vì nó vốn viên mãn,đầy đủ chẳng thiếu. Nếu hội được thì giống như cọp mọc sừng. Nếu chẳng hội thì phải " ngựa chở lừa lôi đến thiết thoàn " để làm gì? Để tống vào đó, cho vào lò bát quái, dụng công cho đến khi nào được mất, phải trái một lúc buông hết, lúc đó như thùng lủng đáy trở thành vô sự, không còn giữ lại gì cả. Vậy thì lúc đó thế nào. Luc đó có thể giao gởi núi sông cho "khách vô sự". Lúc đó thuận cảnh, nghịch cảnh , hoặc Phật hoặc Tổ cũng không làm gì được. Người này mới đáng thừa đương. Chỉ vì việc này mà phải thả một vòng tròn để câu ngao, tìm ra người xứng đáng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC (tắc 33)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:TẮC 33
CÔNG ÁN
Thượng thơ Trần Tháo đến tham vấn Tư Phước. Tư Phước thấy lại liền vẽ một vòng tròn. Tháo nói :
- Đệ tử lại thế ấy, sớm đã chẳng được tiện, huống là lại vẽ một vòng tròn.
Tư Phước liền đóng cửa phương trượng.
(Tuyết Đậu nói: Trần Tháo chỉ đủ một con mắt).
Đọc đoạn này mà phải đến phần giải thích cuối cùng (trích kế sau) mới hiểu được chư vị nói gì. Rõ Khổ!
binh đã viết: Vì sao tụng như thế? Vì nó vốn viên mãn,đầy đủ chẳng thiếu. Nếu hội được thì giống như cọp mọc sừng. Nếu chẳng hội thì phải " ngựa chở lừa lôi đến thiết thoàn " để làm gì? Để tống vào đó, cho vào lò bát quái, dụng công cho đến khi nào được mất, phải trái một lúc buông hết, lúc đó như thùng lủng đáy trở thành vô sự, không còn giữ lại gì cả. Vậy thì lúc đó thế nào. Luc đó có thể giao gởi núi sông cho "khách vô sự". Lúc đó thuận cảnh, nghịch cảnh , hoặc Phật hoặc Tổ cũng không làm gì được. Người này mới đáng thừa đương. Chỉ vì việc này mà phải thả một vòng tròn để câu ngao, tìm ra người xứng đáng.
Lời bình trên là của bác Bình hay của chư vị Tổ sư vậy? =D> =D> =D>
binh đã viết: Vân Môn bảo "Chính nay hãy gác lại, thế nào là giáo ý?"
Tháo nói " Quyển vàng, gáy đỏ".
Vân Môn bảo "Cái này là ngôn ngữ, văn tự, thế nào là giáo ý?"
Tháo nói "Miệng muốn bàn mà lời mất, tâm muôn duyên mà lự quên".
Vân Môn bảo "Miệng muốn bàn mà lời mất là đối hữu ngôn. Tâm muốn duyên mà lự quên là đối vọng tưởng. Thế nào là giáo ý?"
Tháo câm họng

Quyển vàng gáy đỏ là chỉ cho cuốn kinh. Đó là chỗ để Phật Tổ chuyên tải giáo ý không phải là chính giáo ý. Trả lời quyển vàng gáy đỏ là giáo ý, Vân Môn không chịu là đúng rồi.

Miệng muốn bàn ... tâm muốn duyên : Lỗi là ở hai chữ muốn bànmuốn duyên này đây. Kết lại một chút nữa, lỗi là ở một chữ muốn này.

Ngài Hoàng Bá nói "Quên mong muốn thì Phật hiện tiền". (Quên nguyên câu gốc rồi. Thứ lỗi). Cái GIÁO Ý mà Phật Tổ muốn truyền lại qua kinh điển, chính là cái "Phật hiện tiền" đó. Cái "Phật hiện tiền" đó là chỗ mỗi người phải tự nhận lấy. Ngay đó chính là giáo ý.

Bỏ gốc theo ngọn, nên bị chê là ngôn từ, vọng tưởng.
binh đã viết: Vân Môn hỏi "Thượng thơ xem kinh Pháp Hoa phải chăng?"
Tháo nói "Phải".
Vân Môn bảo "Trong kinh nói " Tất cả trị sanh, sản nghiệp đều cùng thực tướng chẳng trái nhau" Hãy nói Phi Phi tưởng Thiên hiện nay có bao nhiêu người thoái vị?
Tháo lại câm họng.
Vân Môn bảo "Thượng thơ chớ có thô xuất, Thiền tăng ném hết ba kinh, năm luận vào tùng lâm mười năm, hai mươi năm còn chưa được gì, Thượng thơ lại làm sao được hội?
Trần Tháo lễ bái nói "Tôi tội lỗi".
Cái câu in đậm đó cực hay. Sản nghiệp cùng thật tướng chẳng trái nhau nhưng theo sản nghiệp thì thực tướng chẳng nhận được.

Nói chung, đến với thiền không phải chỉ có tri thức mà xong.

Nhận ra được cái lỗi của mình, không gì quí bằng cũng không có gì đáng kính hơn.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đoạn trích đó lời của tôi mà ý của tổ, nên không dám đổi màu nó


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC (tắc 34)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 34
NGƯỠNG SƠN CHẲNG TỪNG DẠO NÚI

CÔNG ÁN :
Ngưỡng Sơn hỏi tăng :
- Vừa rời chỗ nào?
Tăng thưa :
- Lô Sơn.
Ngưỡng Sơn hỏi:
- Từng dạo Ngũ Lão Phong chăng?
Tăng thưa:
- Chẳng từng đến.
Ngưỡng Sơn nói :
- Xà Lê chẳng từng dạo núi.
(Vân Môn nói : Lời này vì cớ từ bi nên nói rơi trong cỏ)

GIẢI THÍCH:
Nghiệm người đến chỗ đoan đích (xác thực), thốt lời liền là tri âm. Nếu đủ con mắt trên đảnh môn, nhắc đến liền biết chỗ rơi. Xem kia một hỏi, một đáp, rõ ràng phân minh , vì sao Vân Môn lại nói " Lời này vì cớ từ bi nên nói rơi trong cỏ"? Cổ nhân đến trong ấy như gương sáng tại đài, minh châu trong tay, Hồ đến hiện Hồ, Hán đến hiện Hán, một con ruồi cũng không qua được. Hãy nói thế nào là cớ từ bi nên nói rơi trong cỏ? Quả là hiểm hóc. Đến điền địa này phải là một cá nhân mới có thể nắm bắt. (còn ai nữa đâu). Vân Môn niêm rằng : Vị tăng này chính là từ Lô Sơn tới tại sao lại nói " Xà Lê chẳng từng dạo núi"?

Qui Sơn một hôm hỏi Ngưỡng Sơn:
- Có tăng các nơi đến, con đem cái gì nghiệm họ?
Ngưỡng Sơn thưa:
- Con có chỗ nghiệm.
Qui Sơn bảo :
- Con thử nêu xem.
Ngưỡng Sơn thưa:
- Con bình thường thấy các tăng đến, chỉ dựng phất tử lên, nhăm y nói " Các nơi lại có cái này chăng?" , đợi y có nói, chỉ nhằm y bảo " cái này thì gác lại, cái ấy thế nào? "
Qui Sơn bảo :
- Đây là nanh vuốt của người hướng thượng.

Mã Tổ hỏi Bá Trượng:
- Ở chỗ nào đến?
Bá Trượng thưa :
- Dưới núi đến.
Mã Tổ hỏi :
- Trên đường gặp được một người chăng?
Bá Trượng thưa :
- Chẳng từng gặp
Mã Tổ hỏi :
- Vì sao chẳng từng gặp?
Bá Trượng thưa :
- Nếu gặp được tức trình lên Hòa thượng.
Mã Tổ hỏi :
- Ở đâu được tin tức này?
Bá Trượng thưa
- Con tội lỗi.
Mã Tổ nói
- Lại là lão tăng tội lỗi.

Ngưỡng Sơn hỏi tăng chính giống loại này. Khi ấy đợi hỏi " Đã từng đến Ngũ Lão Phong chưa? " Vị tăng này nếu là người cụ nhãn chỉ đáp " việc họa" (hay đáp: chẳng cần đến) , lại đáp " Chẳng từng đến". Tăng này đã chẳng phải tác gia , Ngưỡng Sơn sao chẳng cứ lệnh mà hành ( nói " Bây giờ đến" và kèm theo một gậy) .Ngưỡng Sơn lại nói " Xà Lê chẳng từng dạo núi" Vì thế Vân Môn nói " Lời này vì cớ từ bi nên rơi trong cỏ" .

TỤNG
XuẤT thảo nhập thảo
Thùy giải tầm thảo
Bạch vân trùng trùng
Hồng nhật cảo cảo
Tả cố vô hà
Hữu hệ dĩ lao
Quân bất kiến Hàn Sơn tử
Hành thái tảo
Thập niêm qui bất đắc
Vong khước lai thời đạo

NGHĨA
Ra cỏ vào cỏ
Ai biết tìm kiếm
Mây trắng hàng hàng
Trời hồng rỡ rỡ
Xem trái không tỳ
Liếc phải đã lão
Anh chẳng thấy Hàn Sơn tử
Đi quá sớm
Mười năm về chẳng được
Quên mất đường quay lại.

GIẢI TỤNG
"Ra cỏ vào cỏ, Ai biết tìm kiếm" Tuyết Đậu sớm biết chỗ rơi của câu hỏi. Đến trong đó Không một mảy tơ thuộc phàm, không một mảy tơ thuộc Thánh . Khắp cõi chẳng từng dấu, mỗi mỗi che đậy chẳng được. ( Biết tất cả mà chẳng biết gì cả, bởi vì có gì đâu để mà biết) Thế nên " cảnh giới vô tâm" lạnh chẳng nghe lạnh, nóng chẳng nghe nóng, hoàn toàn là cửa đại giải thoát.
Hai câu " xem trái không tỳ, liếc phải đã lão" lấy ý ở câu chuyện Hòa thượng Lại Toản ẩn ở Hành Sơn, trong thất đá. Vua Đường Túc Tông nghe danh sư, sai sứ đến triệu thỉnh. Sứ giả đến thất nói to " Thiên tử có chiếu, Tôn giả nên đứng dậy lễ tạ". Sư với tay trong đống un, mò được một củ khoai nướng lột ăn. Nước mắt, nước mũi lòng thòng, mà không đáp lời sứ giả. Sứ giả cười nói " Xin Tôn giả lau nước mũi". Sư nói " Tôi đâu rảnh vì người tục lau nước mũi". Trọn không đi. Sứ giả về tâu vua, vua càng kính phục, tán thán. Hạnh trong veo, trắng tinh, không tỳ vết, không chịu người phân xử. Hẳn là nắm được định, như sắt thép đúc thành.
Hòa thượng Thiện Đạo bị sa thải, chẳng được trở lại làm tăng, đeo đá, đạp chày giã gạo trong thất đá, người đời gọi là " Cư sĩ thất đá". Nhiều khi Cư sĩ thất đá đạp chày giã gạo mà quên dở chân. Tăng hỏi Lâm Tế " Cư sĩ thất đá quên dở chân ý chỉ thế nào?" Lâm Tế đáp " chìm lỉm hầm sâu".

Pháp Nhãn làm bài tụng " Viên Thành Thực tánh" rằng:
Lý tột quên tình vị (Tột lý, quên tình)
Làm sao có dụ bằng (không ví dụ nào có thể sánh)
Đến nơi trăng đêm lạnh ( Nơi đó trong suốt và cô độc)
Hồn nhiên rơi trước khe ( không vướng mắc)
Trái chín vượn rất quí ( tình thức )
Núi dài tợ quên đường ( không rơi trở lại đường cũ)
Ngước đầu nắng mờ nhạt, (Tịch diệt)
Nguyên là ở Phương Tây. (Niết Bàn)

Tuyết Đậu nói : "Anh chẳng thấy Hàn Sơn tử đi quá sớm, mười năm về chẳng được, quên mất đường quay lại". ý nói Công phu đã nhuần, quen ở tâm trạng giải thoát, không còn rơi vào tình thức, trần tục nữa.
Thi Hàn Sơn tử
Muốn được chỗ an thân
Hàn Sơn đáng bền giữ
Gió nhẹ thổi tùng dày
Gần nghe tiếng càng thích
Có người tóc điểm sương
Ngâm nga đọc Huỳnh lão
Mười năm về chẳng được
Quên mất đường quay lại.
Hàn Sơn tử gặp thời loạn lạc, ẩn vào núi Hàn Sơn. Ròng rã hơn mười năm, đến khi giặc yên, muốn quay về thì đã quên mất đường về.

Vĩnh Gia Huyền Giác nói :
Tâm là căn, pháp là trần
Thẩy đều ngấn bụi ám gương trong
Bao giờ ngấn hết gương trong lại
Tâm pháp cùng quên, rõ tánh chân.

Đến trong đây, phải " Tâm, pháp " cùng quên , như si như ngốc mới thấy công án này. Còn cứ y cứ vào lời nói, chạy lòng vòng bao giờ mới xong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC (tắc 34)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:TẮC 34
NGƯỠNG SƠN CHẲNG TỪNG DẠO NÚI
CÔNG ÁN :Ngưỡng Sơn hỏi tăng :- Vừa rời chỗ nào?
Tăng thưa :- Lô Sơn.
Ngưỡng Sơn hỏi:- Từng dạo Ngũ Lão Phong chăng?
Tăng thưa: - Chẳng từng đến.
Ngưỡng Sơn nói : - Xà Lê chẳng từng dạo núi.
(Vân Môn nói : Lời này vì cớ từ bi nên nói rơi trong cỏ)
GIẢI THÍCH:
Nghiệm người đến chỗ đoan đích (xác thực), thốt lời lền là tri âm. Nếu đủ con mắt trên đảnh môn, nhắc đến liền biết chỗ rơi. Xem ia một hỏi, một đáp, rõ ràng phân minh , vì sao Vân Môn lại nói " Lời này vì cớ từ bi nên nói rơi trong cỏ"? Cổ nhân đến trong ấy như gương sáng tại đài, minh châu trong tay, Hồ đến hiện Hồ, Hán đến hiện Hán, một con ruồi cũng không qua được. Hãy nói thế nào là cớ từ bi nên nói rơi trong cỏ? Quả là hiểm hóc. Đến điền địa này phải là một cá nhân mới có thể nắm bắt. (còn ai nữa đâu). Vân Môn niêm rằng : Vị tăng này chính là từ Lô Sơn tới tại sao lại nói " Xà Lê chẳng từng dạo núi"?
Câu in đậm đó của ai mà kỳ vậy? Thắc mắc vì sao vị tăng này chính là từ Lô sơn đến nhưng sao lại nói là chưa từng dạo núi ư? Vì cứ hướng ngoại hướng cảnh rong ruỗi mà quên mất đỉnh cao phong của chính mình.
binh đã viết: Qui Sơn một hôm hỏi Ngưỡng Sơn: - Có tăng các nơi đến, con đem cái gì nghiệm họ?
Ngưỡng Sơn thưa:- Con có chỗ nghiệm.
Qui Sơn bảo :- Con thử nêu xem.
Ngưỡng Sơn thưa:- Con bình thường thấy các tăng đến, chỉ dựng phất tử lên, nhăm y nói " Các nơi lại có cái này chăng?" , đợi y có nói, chỉ nhằm y bảo " cái này thì gác lại, cái ấy thế nào? "
Qui Sơn bảo :- Đây là nanh vuốt của người hướng thượng.
Của người hướng thượng thành ... thua!

tangbong Sư huynh, câu nào dù là ý của Tổ mà lời của sư huynh thì cũng làm ơn in khác màu một chút đi. rồi bàn tiếp.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Kính gởi các đạo hữu
Vì dạo này tôi bận một lúc hai, ba việc nên không có thời gian đọc và soạn lại cho dễ hiểu. Vì vây từ bài thứ 36 tôi sẽ để nguyên văn bản dịch của Hòa Thuơng Thanh Từ.
( những bài trước vì đã soạn sẵn từ lâu nên dễ post lên. Còn từ bài 36 trở đi tôi chưa soạn ).
Mong được quí đạo hữu thông cảm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách