Văn khuyên phóng sanh tác giả Liên Trì Đại Sư

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Văn khuyên phóng sanh tác giả Liên Trì Đại Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Văn khuyên phóng sanh
Liên Trì Đại Sư trước tác

Việt dịch TMQT
Từng nghe: “thế gian quý nhất sanh mạng, ác nhất sát sanh, thảm nhất chết chém.”
Quý nhất sanh mạng: quý có hai loại:
· Một là người đời đối với châu báu vàng bạc, quan chức vợ con, cho đến thân mình đều quý trọng cả. Nhưng nếu không thể bảo toàn được cả thì quý trọng nhất là cứu thân mình, dù cho châu báu vàng bạc, quan chức, vợ con cũng là thứ yếu. Cho nên mới bảo thân mạng quý nhất.
· Hai là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, khả năng thành Phật tiềm ẩn bên trong. Cho nên bảo rằng sanh mạng quý nhất.
Ác nhất sát sanh
Kẻ nào đánh người chúng ta gọi là độc ác. Mới đánh bị thương đã gọi là ác. Huống chi giết hại mạng sống không ác nhất chứ là gì ?
Thảm nhất chết chém
Ví như chúng ta tìm bắt chí rận, chúng liền chạy trốn vì sợ chết; Trời gần chuyển mưa dế, kiến dời ổ, vì sợ nước trôi, tham sống sợ chết. Bởi vì sanh mạng quý trọng, nên loài nào cũng muốn bảo toàn sanh mạng của mình. Khi tánh mạng bị đe dọa phải cố trốn thoát. Thân mạng nhỏ lớn cũng đều như vậy, tham sống sợ chết, quý thân mạng mình. Cớ sao loài người, mưu mô quỷ quyệt, dối gạt đủ trò, trăm ngàn phương kế, giết hại chúng sanh, chỉ vì miếng ăn, kể sao cho hết. Như ở núi rừng, dùng bẩy dùng súng săn bắn. Ở ao hồ, sông biển, giăng lưới thả lờ, lưới chài chim cá, chuồng lồng, hầm bẩy, phủ dụ mà bắt. Hết thảy chúng sanh đều tham sống sợ chết, mỗi khi thấy những dụng cụ này, hồn siêu phách tán, hoảng hốt kinh hoàng, bỏ chạy tán loạn, mẹ con ly tán, như đời loạn lạc, giặc cướp đao binh. Hoặc bị giam nhốt trong lồng trong củi, khác nào ngục tù. Hoặc bị đồ tể thọc huyết, đập đầu, khác gì chịu tội hình róc thịt. Còn gì thảm hơn.
Chuyện xưa kể rằng: Nai mẹ liếm vết thương nơi thân nai con, xót xa tiếc thương ruột đứt từng đoạn mà chết; Vượn thấy dương cung mà hai hàng lệ rơi!
· Chuyện Nai mẹ thương con (mẹ con ly tán): xưa Hứa Chơn Quân thuở thiếu thời thường thích săn bắn. Một ngày nọ, anh ta bắn trúng một con nai con, anh thấy nai mẹ liền liếm vết thương cho nai con không lâu nai con chết, nai mẹ cũng lăn ra chết theo. Chơn Quân ngạc nhiên, mổ bụng nai mẹ, thấy ruột đứt từng đoạn. Do vì thương tiếc nai con chết, nai mẹ bi thương quá đổi, xót xa quá mức, đứt ruột mà chết. Chơn Quân quá hối hận bẻ cung tên, vào núi tu đạo về sau chứng được tiên phẩm, từ chổ ngồi phi thăng lên trời.
· Chuyện Vượn biết sợ chết (mật rớt hồn bay): Sở Vương cùng Dưỡng Diêu Cơ đi săn, thấy vượn xa xa bèn dương cung bắn. Vượn nhìn thấy Diêu Cơ liền rơi lệ bi thương. Nguyên vì loài vượn tánh linh khôn, tay chân nhanh nhẹn, có thể bắt được tên bay, nhưng Diêu Cơ tay thần xạ, tên bắn ra vượn bắt không kịp, biết mình sắp chết nên thương khóc.
Cậy thế mình mạnh ăn hiếp loài yếu, lý chẳng sai ư? Ăn thịt chim thú, tẩm bổ thân mình, tâm an nhẫn được sao?
Xem hai việc bên trên, cũng đủ biết sát sanh quả thật là không nên! Người thế gian cho rằng thịt của cầm thú để cho người ăn, chẳng biết đó là cái lý của kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu. Vậy, mãnh hổ ăn thịt người, cũng bảo người sanh ra để cho hổ ăn, có phải vậy không? Bọ ngựa ăn ve sầu, chim sẻ bắt bò ngựa, chim cắt thịt chim sẻ, loài yếu sẽ là món ăn của loài mạnh, lý này chắc cũng đúng à? Ác độc chi lắm vậy!
Lại có người cho rằng: ăn chay, cơm rau đạm bạc không đủ chất bổ nên gầy yếu bệnh hoạn; Ăn thịt béo bổ nên khoẻ mạnh, ít bệnh. Sao chẳng nghĩ đến nổi khổ của loài khác, vậy còn có trái tim của con người sao?
(cái thuyết này xưa rồi, ngày nay khoa học tân tiến phát hiện ra người ăn chay khoẻ mạnh và bổ dưỡng hơn ăn thịt nhiều! Những bệnh đau tim, tiểu đường, cao máu, ung thư v.v…toàn là những bệnh hiện nay không có thuốc chữa đều do ăn thịt! Chính vì vậy ngày nay người Tây phương ăn chay vì lý do sức khoẻ rất nhiều. Dù đây không phải là ý nghĩa rốt ráo của đạo Phật nhưng còn tốt hơn ăn mặn nhiều lắm! Theo đại học Berkerly thì ăn những món ăn chế biến từ đậu nành có khả năng đề phòng và chữa trị những bệnh nan y. Ngoài ra nếu quý vị ra ngoài chợ bán thức ăn lành mạnh (health store) cho dù bạn có rảo cùng chợ cũng không thể tìm thấy được một món ăn nào ở trong chợ đó chế biền từ thịt cá cả! Tất cả các món ăn trong chợ này điều được chế biến từ các loại thực vật! Còn nữa nếu bảo rằng ăn chay ốm yếu là sai lầm! Sai lầm! Bởi vì trong Chùa chúng tôi có mấy chú khi mới vô tu ốm tong teo như cây tăm và mặt toàn là mụn! Vậy mà sau một thời gian ăn chay, da dẻ hồng hào mặt mầy láng bóng còn mịn màng nữa, dù tìm nát mắt cũng chẳng có một cái mụn. Không tin à? Thì thử lên Chùa (đứng xa xa) để ý mấy chú cô mới vô tu, một thời gian thì sẽ biết. Dg chú)
Trời xanh trên cao trông thấy thương xót, thánh hiền xưa nay đều có lòng từ. Thói đời ngu muội, mãi sát sanh hại vật, sát khí động đến trời cao. Lòng trời xưa nay vốn hiếu sanh, nên thường trông nhìn xuống hạ giới, khảo sát trần gian. Thiên hạ chẳng hay, sát sanh quá nhiều nên mưa gió thất thời, đao binh hoả hoạn; Nếu người người biết làm lành, ngăn trừ sát sanh thì mưa gió thuận hoà tai qua nạn khỏi. Bởi sát sanh hại vật, nghịch thiên hại lý. Người hiền ngày xưa, thuận theo tính hiếu sanh của trời đất nên thương xót loài vật đem tâm cứu tế.
còn tiếp
Sửa lần cuối bởi Monggiac vào ngày 14/09/07 14:14 với 1 lần sửa.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Văn khuyên phóng sanh tác giả Liên Trì Đại Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Như tích “Thành Thang mở lưới, Tử Sản nuôi cá”.
• Chuyện Thành Thang mở lưới: thời nhà Thương, vua Thành Thang ra ngoài, gặp người thợ săn giăng lưới bốn phía, chú nguyện: “từ trên trời đến dưới đất, bốn phương đều chui vô lưới của ta.” Vua Thang giải mở ba phía chỉ chừa lại một mặt, chú nguyện: “muốn qua phải cứ qua, muốn sang trái thì sang, muốn bay lên trên cứ tự tại, muốn chui vô hang cứ tuỳ ý, nếu chán sống thì chui vào lưới đây!” Lòng từ của người xưa thế đấy.
• Chuyện Tử Sản nuôi cá: Ngày xưa, có quan đại phu tên Tử Sản, người nước Trịnh. Ngài được người ta tặng mấy con cá còn sống, Tử Sản không muốn giết cá để ăn bèn bảo nô bộc đem ra hồ thả.
Quán đó mà biết phóng sanh chẳng phải chỉ có Phật giáo mới làm. Nho gia, Lão giáo, người quân tử trong đời cũng làm nữa.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Văn khuyên phóng sanh

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Hoặc như tích: “Bậc thánh Lưu Thuỷ chở nước đổ hồ cạn; đấng đại bi Thích Ca, cứu nguy lóc thịt chịu nạn.”
Chuyện chở nước đổ hồ: Kinh Quang Minh ghi Lưu Thuỷ là con của Trưởng giả, khi thấy cá sắp chết khô trong hồ cạn, đem lòng từ bi cứu tế. Dùng voi chở nước đổ đầy hồ cạn khiến cá toàn mạng, lại vì chúng thuyết pháp. Sau khi cá mạng chung sanh về cõi trời.
Chuyện lóc thịt chịu nạn: đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhiều kiếp lâu xa về trước, khi còn hành Bồ-tát hạnh. Một lần nọ, có con chim cắt rượt bắt bồ câu, bồ câu thấy Bồ tát liền chui vào tay áo lánh nạn. Chim cắt bèn nói với Bồ tát: ông cứu bồ câu, nở lòng nào thấy tôi phải chịu đói chết sao? Bồ tát hỏi chim cắt: ngươi ăn thứ gì? Chim cắt bảo: ăn thịt. Bồ tát cắt thịt nơi tay đền. Chim cắt bảo: thịt ông và thịt chim bồ câu bằng nhau, tôi mới chịu. Bồ tát cắt mãi, chim bồ câu vẫn nặng hơn, cắt đến hết vẫn không bằng. Chim cắt hỏi: ông có sanh tâm hối hận không? Bồ tát đáp: tôi không một niệm hối hận, nếu lời này chân thật, nguyện cho thịt đã lóc trên thân tôi liền lại như cũ. Thệ nguyện xong thịt trên thân thể liền lại y nguyên. Chim cắt hiện nguyên hình Đế thích từ trên không lễ bái tán thán.
còn tiếp


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Văn khuyên phóng sanh tác giả Liên Trì Đại Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Hoặc như tích: “Thiên Thai Trí Giả, đào hồ phóng sanh; Đại Thọ tiên nhân, hộ trì chim bình an”.
Chuyện đào hồ phóng sanh: đời Tuỳ Dương Đế, ở núi Thiên Thai, có Trí Giả đại sư huý là Trí Khải đã từng đào hồ phóng sanh.
Chẳng phải chỉ mình Trí Giả thôi đâu, từ xưa đến nay cũng nhiều người làm việc này. Tây Hồ ngày nay chính là ao phóng sanh ngày xưa. Lâu ngày không ai hay biết, thời thế đạo pháp suy nhược, nên chi, người đời giăng lưới bắt cá nơi hồ, thật đáng thương!
Chuyện hộ trì cho chim: xưa có vị tiên nhân thường ngồi dưới gốc cây nhập định. Một hôm có con chim nhỏ bay đậu trong lòng, sợ làm kinh sợ chim non, tiên nhân ngồi yên bất động, đợi chim bay đi rồi mới xuất định. Tâm thương vật như vậy quả là cùng cực!


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Văn khuyên phóng sanh tác giả Liên Trì Đại Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Hoặc như tích: “Mua lươn... phóng thả được độ thoát, lòng từ của Thọ thiền sư còn ghi lại đó; Cứu rồng con được truyền phương thuốc cứu đời, Tôn Chân Nhân, hạnh từ người vẫn chưa quên.”

Chuyện mua lươn... phóng thả: Ngài Vĩnh Minh, húy là Diên Thọ thời Ngô Việt Vương chấn Hàng Châu, ông vì Thừa Hàng Huyền giữ ngân khố, nhiều lần lấy tiền công khố mua lươn, cá, tôm v.v… phóng sanh. Vương biết Thọ lấy tiền khố mua vật phóng sanh, ra lệnh xử trảm giữa chợ. Nhưng bảo người hành hình, nếu thấy sắc diện biến đổi cứ chém bằng không áp tải về gặp Vương. Ông Thọ đến pháp trường sắc diện vẫn không hề thay đổi. Người người kinh ngạc hỏi. Ông đáp: “Tôi lấy tiền của khố dù một xu cũng dùng mua vật phóng sanh, số nhiều không thể đếm hết, chớ đâu phải tiêu sài cho riêng mình. Vì vậy, có chết chắc chắn sanh về cõi Cực Lạc có gì phải âu sầu?” Vương nghe vậy liền phóng thích. Ngài bèn xuất gia, tu thiền lễ sám, đắc được vô ngại biện tài. Sau khi ngài nhập niết-bàn, có vị Thầy vào cõi u minh, thấy Diêm vương ân cần lễ bái tượng một vị Tăng, hỏi ra mới biết, tượng của Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ thiền sư đã vãng sanh Tây phương thượng phẩm thượng sanh, Vương kính đức ấy nên thời thời lễ bái.
• Chuyện cứu rồng con: Tôn Chân Nhân khi chưa thành Tiên, một hôm ra đường thấy bọn trẻ trong thôn, bắt được con rồng nhỏ, nghịch ngợm đánh phá, rồng nhỏ ngất ngư muốn chết. Chân Nhân thấy vậy, dùng tiền mua rồng đem phóng thả. Sau đó trong lúc ngồi yên lặng, có một đồng tử mặc áo xanh đến thỉnh ngài đi chơi. Chân Nhân đi theo, đến một công phủ, thấy bản đề “Thuỷ Tinh Cung”. Trên toà cao, có Vua rồng ngồi, nói: “hôm qua đứa con nhỏ của tôi đi chơi, bị bọn trẻ trong thôn bắt được, may nhờ tiên sinh, bằng không khó toàn mạng, nay xin được tạ ơn.” Nói xong bảo thiết bày yến tiệc cảm tạ, rồi mở rương lấy vô số châu báu dâng tặng. Chân Nhân từ chối nói: “Tôi nghe ở Long cung có nhiều phương thuốc bí truyền, xin ngài truyền dạy cho tôi đem về cứu đời, được vậy thì quý hơn châu báu nhiều lắm.” Vua bèn mở rương lấy ra 36 phương thuốc bí truyền dâng tặng. Chân nhân nhờ đó y thuật càng thêm tinh thông, về sau chứng được tiên phẩm.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Văn khuyên phóng sanh tác giả Liên Trì Đại Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Hoặc tích: “Cứu đàn kiến, sa-di đổi mạng ngắn thành trường thọ; thư sinh địa vị thấp hèn, chuyển thành trạng nguyên. Nhờ thả rùa Mao Bảo lâm nguy thoát nạn, Khổng Du chức phận hèn mọn được phong hầu.”

Chuyện cứu sống đàn kiến có hai:

- Một là sa-di đổi mạng ngắn ra trường thọ. Xưa có một chú Sa di làm thị giả cho một bậc tôn túc, trong lúc thiền định, vị Thầy quán thấy chú Sa di trong vòng bảy ngày nữa sẽ chết, nên cho về nhà thăm cha mẹ và dặn sau bảy ngày hãy trở lại, ý muốn cho được chết tại nhà. Chú Sa di sau bảy ngày trở lại,vị Thầy ngạc nhiên, liền toạ thiền nhập tam muội, mới biết trên đường về nhà chú sa di thấy một đàn kiến đang bị khốn cùng vì té nước, chú bèn lấy cây bắt ngang làm cầu, bầy kiến nhân đó thoát nạn. Chú nhờ đó mà kéo dài mạng sống.

- Hai là thân phận thấp hèn chuyển thành trạng nguyên. Tống Giao và Tống Kỳ là hai anh em cùng nhau lên kinh đô thi. Giao thấy nước vỡ bờ tràn ngập khiến đàn kiến lâm nguy, bèn lấy cây trúc làm cầu cứu thoát bầy kiến. Sau đó, ông lần gặp vị Tăng người Hồ, trông thấy diện mạo của thư sinh, vị Tăng kinh ngạc bảo: “ông chắc đã từng cứu trăm ngàn sanh mạng.” Giao đáp: “bần nho làm gì cứu được nhiều sanh mạng vậy.” Tăng nói: “không phải vậy đâu, phàm loài vật dù nhỏ cũng đều có sanh mạng.” Giao bèn lấy việc cứu sống đàn kiến kể lại. Tăng nói: “đúng thế! Em của ông phen này đậu thủ khoa nhưng ông sẽ không thua em ông đâu.” Về sau khi xướng danh quả nhiên Kỳ đậu thủ khoa, nhưng triều đình nghị luận rằng em không thể hơn anh. Cho nên, đảo ngược em đứng thứ mười anh đậu thủ khoa. Lúc bấy giờ Giao mới tin vị Tăng nói thật.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Văn khuyên phóng sanh tác giả Liên Trì Đại Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Chuyện Phóng thả rùa cũng có hai việc:

- Một là lâm nguy thoát nạn. Mao Bảo thuở hàn vi thấy người kéo dắt con rùa đem đi làm thịt, ông bèn mua phóng thả. Sau ông làm tướng bị bại trận, rớt xuống nước tưởng bỏ mạng, may thay từ dưới nước có con vật nâng đỡ nhờ đó ông nương theo không bị chết chìm. Khi đến bờ nhìn lại mới hay đó chính là con rùa ngày xưa mình đã phóng thả.

- Hai là chức phận nghèo hèn được phong hầu. Khổng Du nguyên là một quan chức nhỏ, nhiều lần mua rùa phóng thả. Cứ mỗi lần phóng thả, rùa đều nổi trên mặt nước quay đầu nhìn Du rồi lặn mất. Về sau Du được phong từ công lên hầu. Đến khi khắc ấn, mỗi lần khắc xong đều hiện ra hình đầu rùa quay nhìn lại. Trải qua bốn phen vẫn vậy, người thợ khắc kinh ngạc đem sự việc báo cho Du. Ông chợt nhiên nhớ lại việc mình đã phóng thả rùa ngày xưa. (Trước khi rùa lặn đều quay đầu nhìn lại). Nhân đó Du hiểu, mình được phong hầu ngày nay chính là do quả báo cứu rùa ngày xưa vậy.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Văn khuyên phóng sanh tác giả Liên Trì Đại Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Khuất sư thả cá chép tại Nguyên Thôn, thọ tăng một kỷ (có 12 năm); Tuỳ Hầu cứu rắn tại thôn dã nước Tề, rắn ngậm châu báo đáp giá trị ngàn vàng.

Chuyện thả cá chép: Khuất Sư tại Nguyên Thôn gặp người bán con cá chép xanh, liền lấy tiền mua thả. Sau mộng thấy, Long vương mời đến Long cung, vương bảo: “ông thọ mạng đã tận, nhờ cứu sống rồng nên thọ tăng thêm một kỷ.”

Chuyện cứu rắn: Tuỳ Hầu đến nước Tề, trên đường đi thấy con rắn bị cát đùn, đầu chảy máu muôn phần nguy khốn, ông bèn lấy gậy dích nó bỏ xuống nước rồi đi. Sau trên đường trở về ngang qua chổ cũ, thấy con rắn ngậm hạt châu, hướng về phía Hầu, ông chẳng dám lấy. Đêm đến ông nằm mộng thấy chân đạp phải rắn, kinh hoàng tĩnh giấc thấy dưới chân có hai viên ngọc châu.

Cứu vớt nhặng khỏi chết chìm, người nấu rượu thoát án; thả ba ba, đầu bếp bệnh nặng được chữa lành.

Chuyện vớt nhặng: một người làm rượu mỗi khi thấy nhặng xanh rớt vào thùng rượu liền dùng vợt vớt ra để nơi đất khô, lấy chút tro rãi lên, nhờ tro hút nước cứu sống lũ nhặng. Như vậy trải lâu ngày, cứu được rất nhiều nhặng. Về sau ông bị người nghi oan là cướp, tội danh thành hình đáng bị xử chém. Đến khi phán quan hạ bút kết tội, bỗng đâu nhặng bay đến cả bầy ngậm lấy đuôi bút, quan không thể hạ bút, đuổi xong lại tiếp tục, phán quan nghi ngờ có người bị hàm oan. Vặn hỏi điều tra mới biết người làm rượu bị oan, bèn phóng thả, than ôi! Loài nhặng bé nhỏ thế kia còn có tình thức biết báo ân người!

Chuyện thả ba ba: vợ chồng nhà họ Trịnh tánh ưa ăn thịt ba ba (dòng họ nhà rùa), một ngày nọ mua được con ba ba to lớn, bèn sai nô tỳ mần thịt nấu cổ, rồi ông bà đi ra ngoài. Người nô tỳ thấy con ba ba thương xót chẳng nở ra tay, bèn nghĩ thôi hãy thả nó đi, dù ta có bị đòn cũng được. Nghĩ vậy đem ra hồ lớn trong vườn phóng thả. Chủ về bảo dọn cổ ra, chẳng thấy thịt ba ba đâu cả, hỏi đến. Nàng bảo: “con sơ ý để nó chạy mất rồi.” Kết quả nàng ăn một trận đòn no nê. Về sau có cơn dịch lớn tràn về nàng bị cảm nặng sắp chết, chủ bảo đem ra nhà thuỷ tạ, đợi chết hãy chôn. Đêm đến có con vật từ dưới nước lên lấy bùn thoa lên thân nàng, nhờ vậy giải nhiệt, bệnh được thuyên giảm. Chủ ngạc nhiên cật vấn, nàng thật tình kể lại, chủ không tin, đêm đến núp rình, quả nhiên thấy con ba ba ngày trước “chạy mất” đến cứu. Ông kinh hồn, hết lời tán thán, từ đó không bao giờ dám ăn thịt ba ba nữa.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Văn khuyên phóng sanh tác giả Liên Trì Đại Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Đến nhà đồ tể mua vật phóng sanh, Trương Đề Hình thần siêu thượng giới; nhờ mua cá phóng thả, Lý Cảnh Văn giải độc chu sa.

• Chuyện mua vật nhà đồ tể: Trương Đề Hình thường đến nhà đồ tể, dùng tiền mua vật phóng sanh, về sau khi lâm chung bảo với người trong nhà: “tôi nhờ bấy lâu phóng sanh tích phước sâu dầy, nay người của thiên cung đến rước ta về thượng giới.” Nói rồi an nhiên mất.

Chuyện mua cá phóng thả: Lý Cảnh Văn thường mua cá của những nhà chài lưới và của những người câu, phóng thả nơi hồ. Cảnh Văn tánh thích làm thuốc, thường đốt lò luyện chu sa lâu ngày tích chứa thành bệnh, trên lưng nổi lên cục bướu, không thuốc gì chữa khỏi. Ông nằm hôn mê trên giường, cảm thấy dường như có bầy cá đến hút chất độc ra, nhờ vậy thân cảm thấy mát mẻ, dần dần hết bệnh.

Tôn Lương Tự cứu chim thoát nguy, đến khi chết chim về chôn cất. Quan Huyện họ Phan ra lệnh cấm chài lưới nơi hồ, khi ra đi thuỷ tộc thương khóc bi ai.

• Chuyện cứu chim thoát nguy: Tôn Lương Tự mỗi khi thấy chim bị người ta bắt được liền xuất tiền mua thả. Về sau ông chết người nhà muốn chôn nhưng nghèo không đủ tiền lo liệu, bỗng đâu có bầy chim hơn trăm con, ngậm đất đắp thành mồ. Người trông thấy ngạc nhiên, cho đó là do lòng từ của ông mua chim phóng thả mà cảm đến bầy chim đắp mộ vậy.

• Chuyện cấm dân chài lưới:
Quan huyện họ Phan cấm bá tánh chài lưới bắt cá, trong vùng ông trông coi, ai vi phạm phạt tội nặng. Về sau, ngày ông đi chấn nhậm nơi khác, dưới hồ có tiếng khóc lóc, kêu gào bi thương, vang động một vùng, như người ta khóc cha mẹ mất vậy. Người nghe không ai, không tán thán cho là chuyện lạ!


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Văn khuyên phóng sanh tác giả Liên Trì Đại Sư

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Tín Lão ngăn ngu dân giết vật tế trời cầu mưa, cảm điềm lành mưa tuôn cứu hạn; Huệ Năng mở lưới thả chim, thành bậc đại long tượng đạo soi kim cổ.

Chuyện cứu sống muôn sinh: vào một năm hạn hán, Tín đại sư thấy dân sát hại muôn thú cầu mưa. Thầy thương xót cho sự mê muội của họ, bèn bảo: “nếu các vị phóng thả chim thú đi, tôi sẽ vì các vị cầu mưa cho.” Dân chúng ưng chịu, Thầy tinh thành cầu nguyện, cảm trời mưa tuôn xối xả, dân chúng vui mừng xa gần đều được cảm hoá.

Chuyện giữ lưới: Lục Tổ Huệ Năng y theo lời ngũ tổ Hoằng Nhẫn, sau khi được tâm ấn, chưa vội hành đạo, nên sống ẩn dật trong nhóm thợ săn. Hàng ngày họ bảo Thầy giữ lưới, mỗi lần thấy cáo thỏ các loại thú, con nào có thể thả được là Thầy đem thả hết. Như vậy, trải mười sáu năm. Về sau, lập đạo tràng tại Tào Khê, rộng độ quần sinh, đèn chia năm tông, chiếu soi vạn thế!

Cứu chim sẻ, chim sẻ ngậm vòng ngọc báo ân; thả hồ ly, ly trở lại giếng truyền trao bí thuật.

Chuyện chim sẻ ngậm vòng ngọc: Dương Bảo khi còn nhỏ, thấy chim “sẻ” bị chim “kiêu” chụp bắt bị thương, trốn lẫn vào trong bụi, lại bị đàn kiến rỉa thịt nguy khốn muôn phần, ông bèn bắt lấy đem về nuôi dưỡng, đến khi lành mạnh đem thả. Đêm đến ông nằm mộng thấy có đồng tử mặc áo vàng, tặng bốn vòng ngọc lạy tạ nói: “tôi là sứ giả của vương mẫu được ông cứu mạng, nguyện con cháu ông đều đạt ngôi vị đến tam công như những chiếc vòng này vậy.” Về sau quả nhiên con cháu bốn đời đều được quý hiển.

Chuyện Hồ ly trao bí thuật: một người ngoại đạo tánh ưa luyện thuốc tiên, nghe đâu có người bảo hoàng tinh có thể kéo dài tuổi thọ, bèn muốn thí nghiệm. Ông ta an bài hoàng tinh dưới giếng khô rồi dụ người leo xuống, vừa xuống liền đóng nắp giếng lại. Người kia ở dưới giếng bàng hoàng thảng thốt, không nghĩ ra kế gì thoát thân. May đâu có con hồ ly xuất hiện, bảo rằng “chớ nên lo lắng, tôi sẽ dạy cho ông bí thuật. Bọn cáo chúng tôi có phép gọi là “thông thiên” thường đến những ngôi mộ, khoét một lỗ bên trên rồi nằm ngữa ở dưới mồ chú tâm nhìn lên lỗ hổng đó, trải qua thời gian thì có thể bay trên không tự tại, Kinh tiên bảo: “thần có thể bay bổng” chính là pháp này. Ông hãy chú tâm nhìn qua lỗ hỗng trên miệng giếng thì cũng có thể bay bỗng mà thoát ra được. Khi xưa tôi từng bị thợ săn tóm bắt may nhờ ông dùng tiền mua cứu mạng, nay đến báo ân, xin đừng bỏ qua pháp này!” Người ấy bèn y kế tập luyện, độ hơn tuần nhật từ dưới giếng bay lên. Người ngoại đạo kia, thấy vậy vô cùng vui mừng, ước hẹn với mọi người chừng sau một con trăng, đến xem ông bay. Rồi đem theo một mớ hoàng tinh xuống giếng tu luyện, đến kỳ hẹn mọi người đến nơi, chẳng thấy ông đâu cả mở nắp giếng thấy ông đã chết tiêu rồi, thật đáng thương cho ông ta, chẳng biết rằng người kia bay được là do bí thuật truyền dạy của hồ ly!


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách