1. ĐẠO (TAO, THE WAY)

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

1. ĐẠO (TAO, THE WAY)

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

*Còn chấp là còn mù.


*Khi tín đồ của một tôn giáo bỏ chấp họ sẽ thấy con đường bảo tồn và phát triển Đạo.

*Khi người cùng một đạo không đoàn kết được thì đừng kêu gọi người bên ngoài đoàn kết.


*Nếu mình thấy được cái hay của Đạo mình mà không thấy cái hay của Đạo người khác thì cái thấy đó không giúp gì được cho mình

Đạo hay Con Đường

Mỗi tôn giáo cho ta một con đường đến Đạo

Nhiều tôn giáo cho ta nhiều con đường khác nhau

Nếu người ta tìm thấy Đạo

Người ta sẽ không cần đến nhiều đường.

Lý do chúng ta có nhiều đường

là vì chúng ta không tìm thấy Đạo.

*Không có con đường đưa đến Đạo vì Đạo chính là Con Đường.





tạm dịch:

*Nếu muốn tìm thấy Đạo chúng ta phải trở về với chơn tâm (bản lai diện mục) của chính mình.


*Muốn làm việc Đạo phải hết sức kiên nhẫn và quên mình. Việc gì dù khó đến đâu, dù mình không muốn làm, Đạo cũng giúp mình làm được. Đạo giúp ta chế ngự cái ngã để phục vụ tha nhân.

*Biết Đạo không phải là biết kinh giảng, sách vở, lý thuyết. Biết Đạo là biết làm người, biết sống sao cho ra con người để không trái với trật tự thiên nhiên của Trời Đất.

*Người ta không thể hiểu Đạo qua kinh nghiệm và cảm ứng của người khác mà phải qua chính kinh nghiệm và cảm ứng của riêng mình.

Sự đau khổ đưa đến Đạo.
*Người thực tâm lo cho Đạo thường bị ghét bỏ và phê phán vì họ dám nói lên cách thức hành Đạo sai lầm của đồng đạo.


*Đặt mục đích làm thơm danh cho Đạo là sai lầm vì Đạo tự nó đã có giá trị vĩnh cửu.


*Người có Đạo phải xét lại hành vi, tư tưởng của mình vì chính mình bị hoen ố chứ Đạo không bị hoen ố.


*Sống trong tình thương đại đồng, ta luôn luôn được an lạc sung sướng. Sống trong tình thương vị kỷ ta luôn luôn bị sầu muộn liên miên.


*Giúp Đời khi chưa rõ con đường mình đi là hại Đời.


*Giúp Đạo khi chưa rõ Đạo là hại Đạo.


*Chưa chiến thắng được cái tôi là chưa bước vào con đường Đạo.


*Mọi người đang đi trên con đường gọi là Đạo, nhưng phải thấy Đạo và hành Đạo thì mới đạt Đạo.


*Ta không thể thấy Đạo bằng lý luận mà bằng sự cảm nhận.


*Chỉ khi nào biết rõ rằng mình chưa biết Đạo, ta mới thật sự tìm Đạo. Khi thấy Đạo rồi ta mới biết được con đường nào là con đường bảo tồn và phát triển Đạo.


*Đạo rất giản dị và cũng rất khó. Vì giản dị nên người ta chưa biết. Và vì khó nên người ta tưởng người ta biết rồi (qua kinh giảng, lý thuyết, sách vở) mà chưa biết.


*Cũng vì Đạo rất giản dị và rất khó nên biết mà không biết. Nếu Đạo mà diễn đạt được bằng ngôn ngữ thì chưa phải là Đạo.


*Muốn bảo tồn và phát triển Đạo, phải biết áp dụng những giáo điều của vị Giáo Chủ của mình vào hoàn cảnh mới cho kịp với trào lưu tiến hóa của nhân loại.


*Nếu ta chỉ hiểu giáo điều và thuộc lòng giáo điều, rồi khư khư cất giữ nó thì dù Đạo của ta có hay đến đâu cũng sẽ bị rơi vào sự quên lãng (sẽ bị mai một).


*Ta đừng chê người khác mù khi ta cũng đã từng mù.


*Nếu đã có người kiên nhẫn mang ánh sáng đến cho ta thì tại sao ta không cố kiên nhẫn để mang ánh sáng đó truyền đi cho những người khác?

*Vì Đạo thật giản dị mà cũng thật khó nên nhiều khi người dốt đã biết Đạo lại tưởng chưa biết (thiếu tự tin) còn người trí thức chưa biết lại tưởng biết rồi (quá tự tin).


*Càng thấy chưa hiểu Đạo thì càng đến được gần Đạo hơn.

*Muốn làm Đạo thời nào phải hiểu cho thấu triệt con người thời đó.


*Không phải chỉ người ăn ở hiền lành mới sẽ hiểu Đạo mà những người ăn ở ác độc cũng có thể sẽ hiểu Đạo vì họ sẽ phải trực diện với lương tâm.


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
BEBEBE
Bài viết: 164
Ngày: 30/06/08 19:10
Giới tính: Nam

Re: 1. ĐẠO (TAO, THE WAY)

Bài viết chưa xem gửi bởi BEBEBE »

=D> Lúc bấy giờ các đệ tử của Ngài đều có mặt đông đủ, chỉ trừ ông Ca-Diếp vì đi thuyết pháp xa, chưa về kịp. Ngài hội tất cả đệ tử và tín đồ đến quanh Ngài và dặn dò một lần cuối. Ngài phú chúc như sau:

a) Y,bát của Ngài sẽ truyền cho ông Ma-Ha Ca-Diếp.

b) Các đệ tử phải lấy giới luật làm Thầy.

c) Ở đầu các Kinh phải nên nêu 4 chữ: "Như thị ngã văn".

d) Xá lợi của Ngài sẽ chia làm ba phần:

- Một phần cho Thiên cung,

- Một phần cho Long cung,

- Một phần chia cho 8 vị Quốc vương ở AánÐộ

Sau đây là lời vàng ngọc mà Ngài đã để lại trong giờ phút cuối cùng.

- "Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khát, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

- "Này! Các người đừng vì dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Chỉ có chân lý cuả Ðạo ta là bất di, bất dịch. Hãy tinh tiến lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta!".

Sau khi đã dặn dò cặn kẽ xong, Ngài nhập định rồi vào Niết bàn. Lúc bấy giờ nhằm ngày rằm tháng hai ÂL (theo giáo sử Trung hoa).

Rừng cây Ta-la tuôn hoa xuống phủ lên thân Ngài, trời đất u ám, cây cỏ héo úa, chim chóc im bặt tiếng hót. Vạn vật như chìm lặng trong giây phút nặng nề của sự chia ly.

Các đệ tử tẩn liệm xác Ngài vao trong kim quan và 7 ngày sau, đua kim quan Ngài vào thành Câu thi để tại chùa Thiện Quang và làm lễ trà tỳ (lễ hỏa thiêu).

Tám vị Quốc vương lớn ở Aánđộ kéo binh hùng tương dũng đến toan tranh dành XáLợi. Nhưng ông Hương-Tích y theo di chúc của Phật, đứng ra điều đình, và nhờ thế việc phân chia XáLợi đều được ổn thỏa.

(Kinh Di Giáo)


thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: 1. ĐẠO (TAO, THE WAY)

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Một số “tịnh tư ngữ lục” của Chứng Nghiêm Pháp Sư
1.Thái dương ánh sáng lớn, phụ mẫu ân đức lớn, quân tử lượng lớn, tiểu nhân khí lớn.
2.Thân làm việc tốt, miệng nói lời tốt, tâm nghĩ điếu tốt.
3.Tha thứ người khác là thiện đãi chính mình.4.Thành công là sự phát huy của ưu điểm, thất bại là sự tích lũy của nhược điểm.5.Không nên xem thường tự thân, bởi vì con người có khả năng vô hạn.
6.Bàn tay hướng xuống là giúp người, hướng lên là cầu người; giúp người an vui, cầu người khổ não.
7.Làm nhiều được nhiều, làm ít được ít.
8.Tình nguyện làm, hoan hỉ thôi
9.Tâm thường tri túc, thiện giải, cảm ân, bao dung
10.Làm việc nên làm là trí tuệ, làm việc không nên làm là ngu si11.Tính tình khẩu khí không tốt, tâm địa cho dù tốt cũng không được xem là người tốt
12.Tri thức cần đem tâm thể hội, tài năng trở thành trí tuệ của chính mình.
13.Tình thương không phải là yêu cầu đối phương, mà là sự trang trải của tự thân.
14.Kẻ thù lớn nhất của chúng ta không phải là ngưởi khác, mà có thể là chính mình.
15.Cần so sánh ai thương ai hơn, không nên so sánh ai sợ ai hơn.16.Mỗi ngày không có việc gì để làm, là hoang phí đời người; tích thiện, hữu dụng mới là sáng tạo của đời người.
17.Nên dụng tâm, không nên lo lắng buồn phiền.
18.Vì mình mà kiếm cớ thì sẽ không bao giờ tiến bộ.
19.Nhìn thấy người khác chướng mắt là do mình tu dưỡng chưa vào đâu cả.20.Trên đất trồng nhiều hoa thì không dễ sinh cỏ dại, tâm có nhiều điều thiễn thì không dễ gì sinh ác.
21.Thi thố bao nhiêu bổn phận thì được bấy nhiêu tài năng.
22.Nhà rộng không bằng tâm rộng.
23.Sân si, chính là tự đào hố khỏa lấp đức hạnh
24.Khi hưởng phước, đừng quên cái khổ cũ. Phước hết thì họa đến.25.Cảnh vật quanh mình hàng ngày quét dọn, vi tế nội tâm thường phải được giữ thanh tịnh.26.Niềm vui chân chính không phải là nhiều sở hữu, mà là ít toan tính.
27. Không phải có tiền là an vui, tâm không tàm quý mới là an vui tối thượng.
28.Khi muốn phê bình người, thì nên trước xem mình có hoàn thiện hay không.
29. Viêc nhỏ không làm, đại sự khó thành.
30. Thành tựu lớn nhất của đời người là đứng dậy từ thất bạ.i
31. Nói một lời hay, như miệng đang nở đóa hương sen; Nói lời không hay, như miệng đang nhả ra rắn độc.
32. Trên đời có hai việc quý, đó là hiếu thuận và hành thiện.
33. Đạo đức là sự nâng cao trí tuệ của mình, chứ không phải trách mắng lỗi lầm nhỏ nhặt chủa người khác.
34. Ngưỡng mộ người khác là trang nghiêm tự thân35. Tâm thường tốt, thì mọi ngày đều tốt.
36. Nhận ân tuy ít, báo đáp nên nhiều.
37. Nói lời xin lỗi là hàm ý muốn nói với đối phương mình vốn không phải xấu tệ hay thấp hèn như sai lầm đã qua.
38. Đối với Mẹ và Thầy thường phải tri ân, cảm ân, báo ân.
39. Đem tình thương để hóa giải nghi ngại; trong lòng hễ có tình thương thì không có sự nghi ngại.
40. Dù ở một mình cũng phải tự trang nghiêm như đang khi ở trước quần chúng.
41. Ly nước lạnh giải khát cổ họng người lữ hành trên sa mạc; tình yêu thương như ngọn lửa sưởi ấm cả cuộc đời ta.
42. Muốn được người tôn trọng, thì phải trước tôn trọng mình, tôn trọng mình là tu dưỡng nhiều đức hạnh.
43. Nói nhiều lời không bằng nói ít lời, nói ít lời không bằng nói lời tốt.
44. Điều đáng sợ không phải sai lầm mà là không biết sữa đỗi sai lầm.
45. Tâm ta như những thửa ruộng, không có hạt giống tốt thì không thể có thu hoạch tốt.
46. Có trí tuệ mới phân biệt được thiện ác phải trái, có khiêm tốn mới hoàn thiện được đức hạnh.
47. Đời người như giấc mộng, nhưng đức hạnh mà họ có được thì còn mãi thiên thu.
48. Quân tử hành sự vì mục tiêu, con tiểu nhơn thì vì mục đích
49. Gian nan cay đắng chính là chất liệu bổ dưỡng để giúp ta lớn lên từ cuộc sống.
50. Lòng thương chân chính chăm sóc chính trái tim bạn
51. Người nhàn không có niềm vui, người bận không có thị phi.52. Thay đổi mình là tự cứu, ảnh hưởng người khác là cứu người.
53 Giận giữ là sự điên cuồng trong chốc lát và tự làm tổn hại chính mình.
54. Quên lỗi không quên công, quên oán không quên ân.
55. Người khéo dùng thời gian thì ắt có thể nắm bắt được phương hướng nỗ lực của chính mình.
56. Phạm sai lầm thì nhanh chóng ăn năn tự trách, mới tịnh hóa được phiền não.
57. Có bao nhiêu năng lực thì làm bấy nhiêu chớ nên trễ nãi, trễ nãi đợi chờ đôi lúc làm mất cơ hội.58. Quân tử như nước tùy nơi mà ứng hợp với muôn vật, không nơi nào là không tự tại.
59. Đứng lại giữa đường còn gian nan hơn đi đến mục tiêu.
60.“ Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng”, phát nguyện dễ, hành nguyện khó.
61. Thành tựu người chính là thành tựu mình.
62. Người tự thương mình mời có thể thương người trong khắp thiên hạ.63. Vì người mà xử thế thì nên cẩn thận cân nhắc, nhưng không nên hẹp hòi cố chấp
64. Không sợ việc nhiều , chỉ sợ nhiều việc.65. Đời ngưới không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng
66. Không sợ một trượng bước không tới, chỉ sợ một tấc bước không đi.
67. Thị phi thế gian, nên xem là sự giáo dục cho chính mình
68. Đem thành tín đối vời người, dùng đức phục người, đó là cách đối nhân xử thế tốt nhất.__________________


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: 1. ĐẠO (TAO, THE WAY)

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

hay we' ah` giờ Zelda mới hiểu :D :D :D :D :D :D :D


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.26 khách