SỨC MẠNH CỦA MỘT HẠT GIỐNG

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

SỨC MẠNH CỦA MỘT HẠT GIỐNG

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

(Thành Công, Nguyện lực và Sự Trì Chí)



· Sống ở đời thì hệt như đi trên sợi dây căng giữa trời. Bạn phải chuyên tâm, một lòng hướng về phía trước mà bước. Không nên cứ quay đầu, áo não chuyện đâu đâu.

· Ðoạn đường đời thật chẳng dài lắm. Nhưng chắc chắn chẳng dễ đi. Bởi vậy, mình phải cẩn thận từng bước, đừng nên rối loạn lầm lẩn rồi đi trật phương hướng.

· Trẻ tuổi cường tráng thì huyết khí sung mãn vô cùng. Song nếu quá xung động thì chẳng sao tránh khỏi sức mòn lực kiệt. Do đó đi một chặp lại phải nghỉ mệt, khốn đốn lao nhọc hết sức mà mục tiêu thì vẫn còn xa lắc.

· Thành công thì dựa vào 1/ sức mạnh của lòng kiên nhẫn; 2/ nó cũng là kết quả của sự phấn đấu lâu dài trãi qua biết bao sự tích lũy, hàm dưỡng và hun đúc. Thành công không phải dựa vào một tí sức lực huyết khí, hay xung lực nhất thời.

· Người khéo dùng sức lực thì chẳng gấp, chẳng chậm. Người khéo giữ lý tưởng thì chẳng hung mãnh, cũng chẳng yếu hèn. Nhất chí nhắm về phiá trước, kiên định không thay lòng đổi dạ thì kết cuộc thế nào bạn cũng sẽ đạt tới mục tiêu.

· Nói về người có tài hoa đầy mình: một mặt, khi làm gì y rất dễ dàng đạt tới mục đích, rất mau chóng thành đạt ham muốn của trần thế. Mặt khác, bởi vì lòng truy cầu chẳng có giới hạn nên y vĩnh viễn không sao dễ dàng làm cho nội tâm được viên mãn. Tài hoa bấy giờ biến thành căn nguyên làm mình đau khổ.

· Mạng thì không phải đã sẵn định đoạt (như trong tử vi, tướng số). Mạng là chuyện không thể lý giải. Nhưng chắc chắn là mạng thì do nguyện lực của mỗi người định đoạt nó.
· Chuyện gì cũng từ nơi lòng quyết tâm: từ một hạt giống nhỏ mà bắt đầu.
· Là người nghèo: bạn hãy làm người chẳng nghèo chí hướng. Là người giàu: bạn hãy làm người giàu chí hướng hơn.

· Làm người: mình phải có chí hướng, tâm nguyện và niềm vui (thú vị nơi việc mình làm). Sống trên đời mà chẳng có chí hướng thì cũng như người lấy bút vẽ hình, chẳng biết vẽ gì: bên này một quẹt, bên kia một nét, rốt cuộc chẳng thành ra hình dạng gì cả.

· Không nên xem thường chính mình: bởi vì một người đều có vô hạn khả năng.
· Không nên xem thường sức lực của mình. Trên đời chẳng có chuyện gì gọi là chẳng thể làm được, mà cũng chẳng có ai được gọi là người không có năng lực. Nếu có thì cũng chỉ là người chẳng chịu làm mà thôi. Bạn như là một giọt nước nhỏ vào lu: trong khi cả lu nước là mọi người. Khi giọt nước vào lu thì nó kết hợp với nước trong lu làm thành một thể: lúc ấy không thể phân biệt được giọt nước ấy (bạn) với những giọt khác nữa.
· Bánh vẽ thì không làm bụng no. Bọt nổi trên nước thì không sao kết thành vòng đeo.

· Ðường nào hẳn cũng có người đã đi qua. Ði con đường ngàn dặm xa xăm ắt phải bắt đầu từ bước thứ nhất. Cảnh giới của Thánh nhân cũng phải bắt đầu từ phàm phu.
· Muốn giở lên thì phải hoàn toàn giở lên. Muốn vất xuống thì phải hết lòng vất xuống.
· Nhân cách của Bồ-tát thì cần chúng ta (người phàm) hoàn thành nó.

· Tâm của Phật thì chẳng có xa gần. Nguyện vọng của chúng sinh thì cũng chẳng có lớn bé. Chỉ cần mình tâm thành, ý chính thì mình có thể thành đạt được nguyện vọng.
· Mình phải làm đồng bạn của đức Phật, học làm vị đại nông phu. Nghĩa là mình canh tác làm ruộng phước cho chúng sinh khắp thiên hạ, biến miếng đất hoang dại thành mãnh ruộng đại phước.
· Sự nghiệp tế độ lợi ích chúng sinh cần dựa vào ba sức mạnh: một là tự lực, hai là Phật lực, ba là chúng duyên bình đẳng lực.
Tự lực: tức là nhân duyên phước huệ của mình. Muốn có phước thì phải gieo nhân, phải làm chuyện phước đức. Hạt giống này mình phải tự gieo lấy.

Phật lực: sau khi có tự lực, mình cần dựa vào sự gia trì của Phật lực. Mình ngưỡng xin chư Phật dùng ánh từ quang chiếu diệu, nguyện sao cho tâm mình và tâm Phật dung hợp làm một.
Chúng duyên bình đẳng lực: Phật và chúng sinh thì bình đẳng. Do đó mình phải cung kính cúng dường tất cả chúng sinh với tâm bình đẳng giống hệt như cung kính cúng dường chư Phật vậy.

· Nhiệt tâm thì dễ phát khởi. Hằng tâm (tâm kiên trì không đổi) thì khó giữ gìn. Nói suông mà không làm thì không sao thể nghiệm được chân lý. Phải thật sự bước đi trên đường đạo. Nếu bạn giữ được sự hành trì giốùng như khi bạn mới bắt đầu tu thì họạ may bạn có thể chứng ngộ thành Phật. (Tâm lúc mới phát, mới bắt đầu tu thì khi nào cũng dũng mãnh, hứng thú, tinh tấn, ưa thích. Nếu giữ được thái độ này hoài thì mới gọi là có hằng tâm).
· Kiên tâm trì chí thức dậy thật sớm để tu hành là một cách huấn luyện công phu tinh tấn siêng năng, không lười biếng rồi đó.
(còn tiếp)


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: SỨC MẠNH CỦA MỘT HẠT GIỐNG

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Sư Cô Chứng Nghiêm quê quán ở tỉnh Đài Trung, Đài Loan . Năm 23 tuổi cô xuất gia, sống đời thanh đạm tu hành . Vào thời kỳ ấy vì hoàn cảnh khó khăn, cô đã phải làm nhang, đèn cầy, đậu hủ, bán để giúp chùa và duy trì sinh hoạt cá nhân . Thấy sự khổ sở của đồng bào, cô đã phát đại nguyện hành đạo bồ tát để cứu tế chúng sinh . Với đại nguyện và tinh thần vì người quên mình, nhiều nhân duyên bất khả tư nghì đã cảm ứng, để đến năm 1966, cô thành lập Từ Tế Công Đức Hội . Thế rồi trãi qua hơn ba mươi năm cần khổ phục vụ, hội đã giúp không biết bao nhiêu người nghèo khổ bịnh tật và vì vậy hội đã trở thành một trong những tổ chức từ thiện cung ứng nhu cầu về y tế, phục vụ, giáo dục, văn hóa tích cực nhất ở Đài Loan . Những lời khuyên sau đây là lời cô bản thân kinh nghiệm, nói lại qúy vị tại gia cư sĩ, để đối diện thực tế mỗi ngày .

1) Danh lợi ở đời cũng hệt như xiềng xích, cột trói thân tâm ta . Ai chẳng bị danh lợi buộc ràng, người ấy mới thật là tự tại .
2) Tu hành phải khế ( hợp ) duyên để tu tâm, dựa vào sự việc để luyện tâm, tùy hoàn cảnh mà dưỡng tâm .

3) Ở trên đời ở trong mọi thời mọi nơi, mọi sự việc xung quanh ta đều thuyết pháp cho mình . Pháp ấy thông thường không có âm thanh tiếng nói; song lời pháp vô thanh ấy, nhiều khi làm người nghe có ấn tượng sâu sắc hơn cả pháp thốt ra lời nữa .
4) Chớ nên hở mở mắt nhìn là chỉ thấy lỗi lầm của kẻ khác, mà chẳng thấy lỗi lầm của chính mình .

5) Trong kinh có dạy rằng: Sắc dục là gông cùm trong cõi thế, là tai họa của cõi đời . Song kẻ phàm phu trọng sắc, cam tâm làm nô lệ cho nó, suốt đời đeo đuổi nó mà khổ sở . Suy nghĩ cho kỷ thì thân người bẩn thỉu, thường thải ra đồ dơ dáy, có gì đẹp đẻ đáng nói đâu !
6) Tình thương cần phải không ích kỷ; phải có lòng thương rộng lớn trùm phủ hư không khắp cùng pháp giới thì mới là rốt ráo được . Không nên để tình thương giống như bùn lầy: ướt át dính rít, bôi vào mặt ai thì dính rít vào đó .
7) Có được thì phải có mất . Phàm phu thì truy cầu tài vật, song thánh nhân thì theo đuổi chân lý .

8) Cái đẹp của ngoại vật qua mắt ta rồi thì hết . Vẽ đẹp của tâm địa thì cả đời ta khó quên .
9) Nghiệp thật ra chỉ là nghiệp chướng; hễ giàu sang có tiền thì sẽ có phiền não .

10) Tiến bộ của xã hội là thành qủa của mọi người cùng chung sức nỗ lực đóng góp . Nếu toàn thiên hạ chỉ có một mình bạn thì bạn chẳng ( tạo được hoàn cảnh như bây giờ và do đó chẳng ) có phước đức gì để hưởng thụ nó . Vì thế phải nên xem mình là kẻ tầm thường, chẳng thể đơn độc hưởng thụ; đối với kẻ khác phải có lòng cung kính . Phải biết tôn trọng người, cảm ơn người .

11) Tiền tài của cải không được khéo dung thì chúng cũng như lửa đốt thân . Con cái không được khéo dạy thì chúng sẽ thành loại cọp beo hại người .

12) Phải có những kẻ có lòng thương, từ bi giúp đỡ chúng sinh chịu khổ nạn thì nhân sinh mới không biến thành qúa tàn nhẫn .
13) Lúc mê chấp chẳng ngộ thì phiền não theo đó hiện khởi, như mây giăng, phủ khuất . Lúc chuyển mê thành ngộ thì bồ đề theo đó lộ bày, như mây tan, trăng hiện .

14) Cha mẹ trong nhà là Phật sống . Không hiếu thảo săn sóc cha mẹ thì không thể có phước đức đặng .

15) Nghịch cảnh giống như viên đá mài ngọc, có thể làm cho viên ngọc chưa chuốt biến thành sáng rực óng ánh .

16) Bởi vì có chúng sanh khổ nạn nên mới có bồ tát cứu khổ cứu nạn . Bồ tát có mắt hiền từ nhìn chúng sinh; Ngài luôn tâm niệm rằng: " Nếu mình không cứu giúp chúng sinh thì ai cứu giúp họ ? " Đó là tinh thần đại từ đại bi, bạt khổ ban vui của bồ tát .
17) Bịnh của tâm thì sâu hơn bịnh của thân . Tâm có thể sinh binh mạ cũng có thể làm bịnh đừng khởi .

18) Trách nhiệm của thầy là hướng dẫn . Nhưng đường đạo tu hành chắc chắn cần mình tự bước .

19) Cái muỗn canh suốt ngày múc canh nhưng chẳng biết đặng gì cả . Cũng vậy, người ngu suốt ngày phụng sự kẻ trí huệ nhưng chẳng thấy đặng chân pháp .
20) Đừng khinh thường việc thiện nhỏ, cho rằng nó chẳng có phước báo gì . Nước chảy tuy rỉ rả từng giọt, song từ từ có thể tràn đầy cả hồ . Phước báu mà được sung mãn cũng là do tích lũy từng ly từng tý mà thành .


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: SỨC MẠNH CỦA MỘT HẠT GIỐNG

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Kinh Văn:

Lại nữa, khi người ấy tâm hoàn toàn nhập vào tánh hư dung (emptiness), tứ chi bỗng nhiên đồng như cỏ cây, lửa thiêu dao cắt cũng không hay biết. Lửa thiêu cũng không nóng, dù bị lóc thịt cũng giống như chẻ cây. Cảnh giới này gọi là: "Trần cảnh và tứ đại hòa lẫn thành một thể đồng nhất". Ðó là cảnh giới tạm thời, không phải là chứng Thánh. Nếu không nghĩ mình chứng Thánh gọi là cảnh giới tốt. Nếu nghĩ là chứng Thánh liền rơi vào tà ma.




Giảng:

Lại nữa, khi tâm hoàn toàn nhập vào tánh hư dung. Khi tâm hòa nhập vào "không", nó tròn khắp nhưng hư dung. Nói nó có, cũng không phải là có, nói nó không có, nó cũng không phải là không có. Tứ chi bỗng nhiên đồng như cỏ cây, lửa thiêu dao cắt cũng không hay biết. Nếu ông lấy dao cắt hay lấy lửa đốt tay chân mình, sẽ không có một chút cảm giác nóng hay khó chịu nào cả. Lửa thiêu cũng không nóng. Khi ông có đốt thân, thân vẫn không thấy nóng. Dù bị lóc thịt cũng giống như chẻ cây. Nếu ông lóc thịt ra khỏi tay chân, thì cũng chỉ như bóc vỏ cây, chẳng thấy đau đớn gì cả.


Cảnh giới này gọi là: "Trần cảnh và tứ đại hòa lẫn thành một thể đồng nhất". Các trần tướng cùng hợp lại, và tánh đất, nước, gió, lửa hợp lại thành một thể. Tuy vậy, đó chỉ là cảnh giới tạm thời, một kinh nghiệm chợt có, không phải là cảnh giới vĩnh viễn, không phải là chứng Thánh. Ðừng nghĩ rằng ông đã chứng được quả vị Thánh.



Nếu không nghĩ mình chứng Thánh gọi là cảnh giới tốt. Nếu nghĩ là mình chứng Thánh, trở nên tự mãn, đại ngã mạn, sanh tâm kiêu ngạo liền rơi vào tà ma, sẽ bị bọn tà ma tấn công và vây chặc.




Kinh Văn:

Lại nữa, khi người ấy tâm thành tựu tánh thanh tịnh, công phu tịnh tâm đã đến mức cùng tột. Bỗng dưng thấy núi, sông, đất liền khắp mười phương đều thành cõi Phật, có đầy đủ bảy loại báu, ánh sáng chiếu khắp mọi nơi. Lại thấy hằng hà sa chư Phật, Như Lai khắp cõi hư không, cùng thấy lâu đài tráng lệ. Dưới thấy địa ngục, trên xem thấy thiên cung mà không ngăn ngại. Cảnh giới này gọi là: "Tư tưởng ưa chán ngưng đọng ngày một sâu, tưởng lâu mà thành." Ðó không phải là chứng Thánh quả. Không khởi tâm chứng Thánh gọi là cảnh giới tốt, nếu nghĩ mình chứng Thánh tức thì mắc vào tà ma.



Giảng:

Lại nữa, khi tâm thành tựu tính thanh tịnh, công phu tịnh tâm đến mức cùng tột. Chuyên chú tâm mình vào công phu tu đạo, thực hành pháp tu tam-muội (chánh định) đạt được trạng thái cực kỳ thanh tịnh. Lúc đó bỗng dưng thấy được núi, sông, đất liền khắp mười phương đều thành cõi Phật, có đầy đủ bảy loại châu báu ánh sáng chiếu khắp mọi nơi. Mỗi cung điện đều được trang hoàng bằng bảy loại châu báu: Vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, xích châu, mã não, san hô. Các loại châu báu này phát ra ánh sáng chiếu khắp mười phương. Lại thấy hằng hà sa chư Phật, Như Lai khắp cõi hư không, cùng thấy các lâu đài hoa lệ. Dưới thấy địa ngục. Nhìn xuống dưới thấy được toàn cõi địa ngục. Nhìn lên phía trên có thể xem thấy được những gì xảy ra trên thiên cung mà không ngăn ngại. Bất kỳ nơi nào cũng đều thấy được hết.



Cảnh giới này gọi là: "Tư tưởng ưa chán ngưng đọng ngày một sâu, tưởng lâu mà thành" như vậy. Tại sao ông lại có thể thấy được những cảnh này? Là vì ông thường có tâm yêu và ghét. Ông muốn lên cõi trời và cõi Phật và ghét việc xuống địa ngục.

Ông ngưng lắng những tư tưởng yêu ghét này, chuyên chú như gà mái ấp trứng, như mèo rình chuột, như rồng nuôi ngọc vậy. Chẳng nghĩ đến chuyện gì khác, mà chỉ nghĩ về những cảnh giới tốt đẹp ở cõi Phật và cảnh khổ biết bao nơi địa ngục. Tâm ưa thích những nơi chốn an vui Thánh thiện và ghét nơi đau khổ bất hạnh. Cuối cùng tư tưởng trở nên chuyên nhất, trở thành nhất phiến; và ngày càng lắng đọng, nghĩ tưởng lâu ngày mà hóa thành cảnh giới trên.



Ðó không phải là chứng Thánh. Không nên nghĩ rằng mình đã chứng được quả vị Thánh hay có công phu ghê gớm. Nếu không khởi tâm chứng Thánh, gọi là cảnh giới tốt. Thế thì không phải là xấu. Nếu nghĩ là chứng Thánh,và nói: "Cảnh giới này thật tuyệt. Ta đang ở cùng một nơi với chư Phật. Thực vậy, chính ta là Phật." Liền mắc vào tà ma. Nếu nghĩ như vậy thiên ma và ngoại đạo liền đến lôi kéo ông làm bạn đồng hành với ông. Chúng nói: "Ông nói ông đang ở nơi chư Phật phải không? Tốt lắm, chúng ta cùng kết bạn và chúng tôi sẽ theo thân cận với ông".


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: SỨC MẠNH CỦA MỘT HẠT GIỐNG

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Kinh Văn:

Lại nữa, khi người ấy dụng tâm nghiên cứu sâu xa, thoạt giữa đêm khuya thấy được những cảnh ở phương xa, thấy rõ phố chợ, giếng nước công cộng, đường phố, ngõ hẻm, bà con thân quyến, hoặc nghe lời họ nói chuyện với nhau. Cảnh giới này gọi là: "Do dồn ép tâm cùng tột, nên tâm phóng vọt ra và thấy nhiều thứ ở xa và cách ngại như vậy". Ðó không phải là chứng Thánh. Nếu không nghĩ là chứng Thánh, thì đó là cảnh giới tốt. Còn nếu tự xem mình là Thánh, liền lạc vào tà ma.



Giảng:

Lại nữa, khi dụng tâm nghiên cứu sâu xa, bỗng nhiên có thể thấy được những hiện tượng cảnh huống khác nhau ở những nơi chốn xa xôi vào lúc giữa đêm khuya. Có thể thấy được phố chợ, nơi hàng hóa được bán đầy trên phố. Giếng nước công cộng, nơi mọi người lấy nước dùng. Ðường phố lớn, ngõ hẻm nhỏ. Có thể thấy được luôn cả những bà con, quyến thuộc họ hàng thân tộc, cùng nghe được những lời họ nói chuyện với nhau. Nghe được lời họ bàn bạc, nói chuyện với nhau.



Cảnh giới này gọi là: "Do dồn ép tâm cùng tột, nên tâm phóng vọt ra và thấy được nhiều thứ ở xa và cách ngại như vậy". Trong việc tu tập của ông, ông đã ép chế tâm, không cho vọng tưởng. Lúc thúc ép tâm mình đến cực điểm thì ông có cảnh giới tâm mình được bay vọt ra mà thấy hết mọi vật bất kể là bao xa. Bình thường ông cố gắng không nhìn xem ngoại cảnh này. Nhưng a ha! Bây giờ hốt nhiên tâm ông vỡ ra, cái gì cũng thấy cả. Ðó không phải là chứng Thánh. Ðừng nghĩ rằng đây là cảnh giới tốt. Nếu không nghĩ mình đã chứng Thánh thì đó là cảnh giới tốt. Còn nếu tự xem mình là Thánh, liền lạc vào tà kiến. Nếu ông tuyên bố rằng mình đã chứng được Thánh quả, trong khi ông chẳng hề chứng được, hoặc ông tuyên bố rằng ông đã đắc đạo, trong khi ông chưa đắc đạo, thì liền rơi vào ma.




Kinh Văn:

Lại nữa, khi người ấy dụng tâm nghiên cứu cùng tột, thấy vị Thiện tri thức hình thể biến đổi. Chỉ trong chốc lát biến đổi thành nhiều loại khác nhau mà không thể giải thích được. Cảnh giới này gọi là: "Tà tâm bị loài ly mỵ hay bị thiên ma nhập vào vô cớ thuyết pháp, thông suốt diệu lý". Ðó không phải là chứng Thánh. Nếu không nghĩ mình đã chứng Thánh thì các ma sự liền tiêu hết. Còn nếu nghĩ mình đã chứng Thánh liền mắc vào lũ ma.





Giảng:

Ðây là trạng thái ma thứ mười của sắc ấm, gọi là "vọng kiến và vọng thuyết."



Lại nữa khi người ấy dụng tâm nghiên cứu cùng tột, thấy hình thể của Thiện tri thức. Người mà ông đã theo học giáo pháp biến đổi ngay trước mặt ông. Vị Thiện tri thức ấy chợt biến thành một ông lão, lát sau vị ấy biến thành một người trung niên, lát sau vị ấy biến thành một người thiếu niên. Ðó là nếu Thiện tri thức vốn là người nam lại biến thành người nữ. Ông sẽ nghĩ rằng: "Ồ người Thiện tri thức của ta đời trước là một người phụ nữ". Thực ra, những gì ông thấy được đều không có thực. Những sự biến đổi này là kết quả của vọng tưởng của ông. Chỉ trong chốc lát, nhiều sự biến chuyển xảy ra mà không giải thích được. Mọi việc biến đổi và trở nên khác với bình thường. Ðiều này tương tự với những gì mà người sử dụng ma túy LSD đã trải qua. Ðối với họ mọi vật trở nên có mầu sắc sáng chói, họ không thể nhìn rõ các vật thể ấy. Họ vẽ lên nhưng bức tranh kỳ quái không ai hiểu nổi, vì họ chỉ làm văng tung tóe bừa bãi các mầu sắc trên khung vải. Sau khi họ vẽ xong có người nói " Ồ thật là một danh họa!"
Có người thắc mắc: "Nhưng đây có phải là trường hợp của người tu đạo đã dùng ma túy không?"

Không. Cảnh giới trên gây nên do ma vương. Cảm giác "khác thường" của ông khi dùng LSD cũng là do ma vương gây nên. Nó làm cho mọi cảm giác trong ông biến đổi.

Cảnh giới biến đổi của sắc ấm, có khi tốt có khi xấu. Nếu người tu có đầy đủ thiện căn, thì sự biến đổi sẽ hướng chiều tốt đẹp. Nếu người tu không đủ thiện căn, sẽ hướng sang chiều không tốt. Cho nên có trùng trùng biến đổi.



Cảnh giới này gọi là: "Tà tâm bất chính bị loài ly mỵ hoặc thiên ma nhập vào, vô cớ giảng pháp thông suốt diệu lý." Tâm tà không chánh. Khi loài ly mỵ hoặc thiên ma nhập vào tâm ông, ông sẽ giống như những người tự xưng là biết nói Pháp, tự xưng là biết giảng Kinh, tự xưng là đã khai ngộ, tự xưng là bậc trưởng lão. Những người này không duyên cớ gì lại "biết" thuyết pháp, và tự chính họ cũng không biết mình nói điều gì nữa. Họ nói rằng họ đã thông đạt diệu nghĩa (của Phật Pháp) nhưng thật ra không phải là diệu nghĩa hay thông đạt gì hết. Họ cho rằng thuyết pháp nhưng thật sự không phải là thuyết pháp. Họ đã lấy điều sai, cho là đúng rồi tuyên bố rằng "Pháp" của họ là vi diệu. Họ tự khen mình và hủy báng người, tự xưng mình là đệ nhất, là trưởng lão.


Ðó không phải là chứng Thánh. Cảnh giới đó là một cảnh giới không tốt. Nếu không nghĩ mình chứng Thánh các ma sự liền tiêu tan. Bọn quân ma sẽ tự biến mất. Còn nếu nghĩ mình đã chứng Thánh liền mắc vào lũ ma. Nếu cho mình mình đã chứng Thánh quả, thì rất chóng ông sẽ đến địa ngục. Thì ông sẽ tự thấy chính mình đã chứng được địa ngục quả.




Kinh Văn:

A Nan, mười thứ cảnh hiện ra trong thiền định như thế, là do sắc ấm và tâm dụng công giao xen nhau mà có.



Giảng:

A Nan, mười thứ cảnh giới mô tả ở trên hiện ra khi thiền định, hay tĩnh lự. Do sắc ấm và tâm dụng công giao xen nhau mà có. Những cảnh giới trên thuộc về sắc ấm, khi dụng công thiền tập đến cực điểm, người tu có lúc gặp phải những cảnh giới hay trạng huống trên.




Kinh Văn:

Chúng sanh ngu mê, không biết suy xét tự lượng. Gặp nhân duyên này, mê không tự biết, nói là chứng Thánh, thành tội đại vọng ngữ, phải đọa vào địa ngục Vô Gián.



Giảng:

Chúng sanh ngu mê không suy xét tự lượng. Chúng sanh ngoan cố khó chuyển hóa, ngu mê khó thức tỉnh. Họ không tự duyệt xét lại mình, xem xét lại trình độ tu học của mình ở mức độ nào. Gặp nhân duyên này các cảnh giới ma sự, mê muội không tự biết, nói là chứng Thánh. Chúng tuyên bố: "Ồ! Ta là Phật, ta đã giác ngộ, ta đã chứng Thánh quả." Ông nói như vậy tức là đại vọng ngữ. Nói đại vọng ngữ, cho mình là Phật, thì nhất định sẽ đọa vào địa ngục Vô Gián.




Kinh Văn:

Trong đời Mạt Pháp, sau khi Như Lai nhập diệt, các ông nên nương theo và truyền bá giáo pháp này. Ðừng để cho thiên ma được dịp khuấy phá; ủng hộ bảo toàn Pháp bảo, khiến cho thành tựu được đạo quả Vô Thượng.

Giảng:

Trong thời Mạt Pháp, sau khi Như Lai nhập diệt, các ông nên nương theo và truyền bá giáo pháp này. A Nan ông nên hết lòng nương theo và thực hành giáo pháp mà ta đã giảng dạy cho các ông. Trong đời Mạt pháp, sau khi ta diệt độ, các ông phải truyền bá giáo pháp này. Ðừng để cho thiên ma hoành hành; ủng hộ bảo toàn Pháp bảo, khiến cho đắc thành đạo quả Vô Thượng. Phải nên duy trì và bảo hộ Chánh Pháp, mới đắc thành được đạo quả Vô Thượng.



(còn tiếp)


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: SỨC MẠNH CỦA MỘT HẠT GIỐNG

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

wow thật là tuyệt vời ......... Tâm Binh giỏi we' ah` tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách