Thâm Nhập 1 Môn

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Trích:
A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa
Phần 46
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không


Xưa nay, các vị đại đức có thành tựu đều là suốt đời đổ công sức nơi một bộ. Thời cổ, như ngài Thanh Lương suốt đời dốc hết công phu nơi kinh Hoa Nghiêm, Ngài giảng kinh Hoa Nghiêm năm mươi lần. Trí Giả đại sư chuyên dốc công sức nơi Pháp Hoa. Vào đời Đường, Nam Sơn Luật Tổ là ngài Đạo Tuyên Luật Sư ở núi Chung Nam chuyên dốc công sức nơi Tứ Phần Giới Luật. Tứ Phần Luật là một bộ sách rất lớn. Nơi nào giảng Tứ Phần Luật, Ngài tìm đến đó chỉ để nghe kinh, kinh giảng xong Ngài mới rời đi. Cận đại, pháp sư Viên Anh chuyên dốc sức nơi kinh Lăng Nghiêm, từ năm hai mươi lăm tuổi Ngài đã dốc sức nơi kinh Lăng Nghiêm mãi cho đến năm bảy mươi mấy tuổi mới hoàn thành bộ Lăng Nghiêm Kinh Giảng Nghĩa. Do công sức cả đời, Ngài mới có thành tựu to lớn ngần ấy. Cư sĩ Giang Vị Nông suốt đời chuyên dồn sức nơi kinh Kim Cang, bốn mươi năm dốc công phu nơi kinh Kim Cang, từ xưa tới nay chẳng ai giảng kinh Kim Cang hay hơn ông ta được. Một bộ Kim Cang Kinh Giảng Nghĩa của ông ta là bản chú giải kinh Kim Cang có uy tín nhất, người ta dụng công sâu dầy, bốn mươi năm mà! Đối với một bộ Tâm Kinh, Tâm Kinh gồm hai trăm sáu mươi chữ, cư sĩ Châu Chỉ Am cũng dùng bốn mươi năm công phu, viết thành tác phẩm Tâm Kinh Thuyên Chú. Đây là chú giải Tâm Kinh đầy uy tín, từ xưa đến nay không có một ai có thể vượt trội ông ta được! Do vậy, bất luận là giải môn hay hành môn đều phải chuyên công thì mới có thể thu được hiệu quả chẳng thể nghĩ bàn!


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Trích: Học Vi Nhân Sư, Hành Vi Thế Phạm
Những bài khai thị buổi sáng của Hòa thượng Tịnh Không

Tổng cương lãnh của việc tu hành (Buổi sáng 25-01-95)

Phương pháp của Ðại Thừa vô cùng khéo léo, dạy cho chúng ta phát Bồ Ðề Tâm, chuyển phiền não thành Bồ Ðề, là dùng phương pháp chuyển biến. Thiệt ra phiền não chẳng thể đoạn được, tại vì phiền não là chỗ khởi dụng của tự tánh, nếu đoạn hết phiền não thì đương nhiên tự tánh cũng bị đoạn mất luôn. Cho nên chỗ khởi dụng của tự tánh khi giác ngộ thì gọi là Bồ Ðề, khi mê thì gọi là phiền não, phiền não và Bồ Ðề là một sự việc, chỉ khác nhau ở chỗ mê hay ngộ. Thế nên phương pháp tu hành của Ðại Thừa là chuyển mê thành ngộ; có thể chuyển mê thành ngộ tức là có thể chuyển phiền não thành Bồ Ðề, chuyển sanh tử thành Niết Bàn. Ðại Thừa dùng phương pháp chuyển biến là tuyệt đối chính xác, đối với lý và sự đều tương ứng. Chỗ này cũng nói rõ người Ðại Thừa cao minh hơn Tiểu Thừa, người Tiểu Thừa chẳng có trí huệ nên phải dùng cách đè nén; người Ðại Thừa có trí huệ nên chuyển biến trở lại.
Gương mẫu tu học của Ðại Thừa là năm mươi ba lần tham vấn trong kinh Hoa Nghiêm. Năm mươi ba lần tham vấn này gồm có mọi người trong các ngành nghề, nam nữ già trẻ, thế gian và xuất thế gian, hết thảy đều tu Bồ Tát hạnh, vả lại còn là Bồ Tát cao cấp -- Phổ Hiền hạnh. Thế thì chúng ta rốt cuộc có học được hay chưa? Trong sanh hoạt mỗi ngày từ sáng đến tối có phải chúng ta đang tu Bồ Tát hạnh hay không? Có tu hạnh Phổ Hiền không? Nếu có thì mới hy vọng thành Phật, nếu không thì vẫn phải chịu sanh tử luân hồi.
Phải tu học như thế nào? Dùng những điểm chính yếu để nói thì là làm thế nào áp dụng Lục Ðộ vào trong đời sống hằng ngày. Làm được Lục Ðộ trong sanh hoạt thì bạn sẽ là Bồ Tát, nếu làm được mười nguyện trong sanh hoạt thì bạn sẽ là Phổ Hiền Bồ Tát rồi đó.
.................................
Chúng ta đọc Lục Tổ Ðàn kinh sẽ hiểu [tại sao] những người biết dụng công giống như Lục Tổ đại sư trong nhà bếp xay gạo, chẻ củi, làm những việc nặng nhọc mà khai ngộ. Tại sao vậy? Vì khi xay gạo, chẻ củi họ có đầy đủ Lục độ, Thập nguyện, nên trong lúc xay gạo, chẻ củi họ tu được hết Lục độ, Thập nguyện. Những người chẳng biết dụng công cho dù mỗi ngày tĩnh tọa tham thiền trong Thiền đường cũng không thể khai ngộ, phiền não tập khí vẫn còn cả đống. Nếu chúng ta biết tu thì lúc rửa chén, lau bàn, hết thảy Lục độ, Thập nguyện đều đầy đủ, được vậy thì làm sao chẳng hoan hỷ chứ? Người không biết dụng công sẽ nghĩ rằng những công việc này quá cực nhọc. Thế nên chuyển cảnh giới tức là chuyển tâm -- chuyển biến tâm lý, thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi quan niệm. Sự sai khác giữa người biết tu và chẳng biết tu là ở tại chỗ này.
Pháp sư Ðàm Hư trong phần sau của quyển Niệm Phật Luận kể chuyện bà họ Trương ở Thanh Ðảo, chùa Trạm Sơn, bà tu hành như thế nào? Mỗi ngày chủ nhật chùa Trạm Sơn có khóa tu niệm Phật, bà vào nhà bếp rửa chén. Chồng bà làm nghề kéo xe chở khách, chẳng ai coi trọng bà, thoạt nhìn bà chỉ rửa chén trong bếp, thực sự lúc đó bà đang tu Lục độ, Thập nguyện. Cho nên bà có thể dự biết ngày giờ ra đi, ngồi mà vãng sanh. Nếu bà chẳng tu tập như vậy thì làm sao có thành tựu như thế? Chỉ có người tu hành mới có thể nhìn biết [ai là] người chân chánh tu hành, người thường trong thế gian chẳng nhìn thấy. Người thế gian chỉ thấy bà là một người chẳng biết chữ, dốt nát, nghe kinh cũng chẳng hiểu, là một người chuyên giúp kẻ khác làm những công việc nặng nhọc. Họ đâu biết người như bà mới đáng gọi là người chân tu, thành tựu của những kẻ nghe kinh, tham thiền chẳng sánh bằng bà. Thế nên phải chân tu, phải hiểu lý, phải thực hiện các nguyên tắc, cương lãnh tu hành ngay trong đời sống thường ngày.


Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Đúng là thanhtinhtam! tangbong

A Di Đà Phật.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
thanhtam
Bài viết: 241
Ngày: 12/05/12 02:21
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtam »

Thiệt ra phiền não chẳng thể đoạn được, tại vì phiền não là chỗ khởi dụng của tự tánh, nếu đoạn hết phiền não thì đương nhiên tự tánh cũng bị đoạn mất luôn
*Trong Tứ hoằng thệ nguyện có lời thề nguyện : "Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn ".
*Vậy những lời giảng trên của PS TK có đúng chánh pháp ? Xin các bậc thiện tri thức cho kiến giải !


[b][color=#0040FF]NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI [/color][/b]!
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

thanhtam đã viết:
Thiệt ra phiền não chẳng thể đoạn được, tại vì phiền não là chỗ khởi dụng của tự tánh, nếu đoạn hết phiền não thì đương nhiên tự tánh cũng bị đoạn mất luôn
*Trong Tứ hoằng thệ nguyện có lời thề nguyện : "Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn ".
*Vậy những lời giảng trên của PS TK có đúng chánh pháp ? Xin các bậc thiện tri thức cho kiến giải !
Lời nói đó là sai lầm.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

thanhtinhtam đã viết: Chúng ta đọc Lục Tổ Ðàn kinh sẽ hiểu [tại sao] những người biết dụng công giống như Lục Tổ đại sư trong nhà bếp xay gạo, chẻ củi, làm những việc nặng nhọc mà khai ngộ. Tại sao vậy? Vì khi xay gạo, chẻ củi họ có đầy đủ Lục độ, Thập nguyện, nên trong lúc xay gạo, chẻ củi họ tu được hết Lục độ, Thập nguyện. Những người chẳng biết dụng công cho dù mỗi ngày tĩnh tọa tham thiền trong Thiền đường cũng không thể khai ngộ, phiền não tập khí vẫn còn cả đống. Nếu chúng ta biết tu thì lúc rửa chén, lau bàn, hết thảy Lục độ, Thập nguyện đều đầy đủ, được vậy thì làm sao chẳng hoan hỷ chứ? Người không biết dụng công sẽ nghĩ rằng những công việc này quá cực nhọc. Thế nên chuyển cảnh giới tức là chuyển tâm -- chuyển biến tâm lý, thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi quan niệm. Sự sai khác giữa người biết tu và chẳng biết tu là ở tại chỗ này.
Pháp sư Ðàm Hư trong phần sau của quyển Niệm Phật Luận kể chuyện bà họ Trương ở Thanh Ðảo, chùa Trạm Sơn, bà tu hành như thế nào? Mỗi ngày chủ nhật chùa Trạm Sơn có khóa tu niệm Phật, bà vào nhà bếp rửa chén. Chồng bà làm nghề kéo xe chở khách, chẳng ai coi trọng bà, thoạt nhìn bà chỉ rửa chén trong bếp, thực sự lúc đó bà đang tu Lục độ, Thập nguyện. Cho nên bà có thể dự biết ngày giờ ra đi, ngồi mà vãng sanh. Nếu bà chẳng tu tập như vậy thì làm sao có thành tựu như thế? Chỉ có người tu hành mới có thể nhìn biết [ai là] người chân chánh tu hành, người thường trong thế gian chẳng nhìn thấy. Người thế gian chỉ thấy bà là một người chẳng biết chữ, dốt nát, nghe kinh cũng chẳng hiểu, là một người chuyên giúp kẻ khác làm những công việc nặng nhọc. Họ đâu biết người như bà mới đáng gọi là người chân tu, thành tựu của những kẻ nghe kinh, tham thiền chẳng sánh bằng bà. Thế nên phải chân tu, phải hiểu lý, phải thực hiện các nguyên tắc, cương lãnh tu hành ngay trong đời sống thường ngày.
Đọc đoạn trích dẫn trên tôi nhớ hình như Cường Nam Ao Sen hay ai đó đã trích nguyên văn đoạn đó đăng vào trong một bài nào không nhớ, làm chỗ kiến giải của mình.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

thanhtam đã viết:
Thiệt ra phiền não chẳng thể đoạn được, tại vì phiền não là chỗ khởi dụng của tự tánh, nếu đoạn hết phiền não thì đương nhiên tự tánh cũng bị đoạn mất luôn
*Trong Tứ hoằng thệ nguyện có lời thề nguyện : "Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn ".
*Vậy những lời giảng trên của PS TK có đúng chánh pháp ? Xin các bậc thiện tri thức cho kiến giải !
Lời giảng trên là chánh thuyết, tương ứng với nghĩa lợi!
Nếu Tự Tánh không khởi tác dụng, ĐH ngày nay không có Kinh Phật xem.


Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

PHỤ LỤC

Hiếu thờ cha mẹ
Nguyện cho chúng sanh
Khéo vâng lời Phật
Nuôi nấng tất cả

Hiếu sự phụ mẫu,
đương nguyện chúng sinh,
thiện sự ư Phật,
hộ dưỡng nhất thiết.


(Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh – Tịnh Hạnh Phẩm)

Hiếu Kinh của Trung Quốc nói: “Hiếu là đạo thường của trời, nghĩa của đất, nết của dân” (Phù hiếu, thiên chi kinh dã, địa chi nghĩa dã, dân chi hạnh dã). Hiếu đạo là truyền thống tốt đẹp, là căn bản lập thân xử thế của mỗi cá nhân, là phép tắc cai trị đất nước. Các vị đế vương thánh minh cổ đại dùng cách gì để giáo hóa nhân dân, để thiên hạ quy thuận? Không phải là luật lệ hà khắc hoặc hình phạt tàn bạo, cũng không phải là sức mạnh quân sự hay đãi ngộ hậu hĩnh; mà dùng đức hạnh và đạo lý, khiến cho người dân tự nhiên gắn bó thân thiết với nhau, trên dưới già trẻ không có oán hận. Vì thế, Khổng Tử nói hiếu là cái gốc của đạo đức, bởi đó mà phát sanh ra mọi sự giáo hóa (Phù hiếu, đức chi bổn dã, giáo chi sở do sanh dã).

BÌNH ĐẲNG LÀ HIẾU THUẬN

Hiếu Kinh và Luận Ngữ đều là những điển tịch được lưu truyền rộng rãi nhất của Nho gia. Ở thời cổ, trong hơn ba ngàn thứ tội bị khép vào năm thứ cực hình (mặc: thích chữ lên trán hay mặt, tị: xẻo mũi, phí: chặt chân, cung: hoạn đối với con trai, cấm cố đối với con gái, và đại tịch: chém đầu), bất hiếu là tội nặng nhất. Đến thời Tống Nhân Tông, Hiếu Kinh được xếp vào trong hạng mục khoa cử khảo thí. Nhờ đó triều Tống đặc biệt có rất nhiều trung thần. Vào thời Hán Minh Đế và thời Đường Huyền Tông, các vị hoàng đế còn viết chú thích cho Hiếu Kinh, và chiếu lệnh thiên hạ học tập.

Thế nào là hiếu thuận cha mẹ? Sĩ chương trong Hiếu Kinh nói: “Nhờ ở thờ cha để thờ mẹ, mà lòng yêu đồng; nhờ ở thờ cha để thờ vua, mà lòng kính đồng. Cho nên mẹ lấy cái lòng yêu, mà vua lấy cái lòng kính, cái lẽ đó gồm có cả cha vậy”.

Hiếu thuận với cha mẹ như thế nào? Bài thơ Tiểu Uyển trong Kinh Thi, phần Tiểu Nhã ghi: “Sớm dậy tối ngủ, đừng để thẹn các bậc sinh ra mình” (túc hưng dạ mị, vô thiểm nhĩ sở sinh). Như thế đã đủ chưa? Trong chương Hiếu Hạnh của Hiếu Kinh nói: “Kẻ thờ cha mẹ, làm bề trên thì chẳng kiêu, làm bề dưới thì chẳng loạn, với người ngang thì chẳng tranh. Ba điều ấy chẳng trừ, làm cha mẹ thường thường lo lắng, dầu hằng ngày dùng ba món bò dê heo để dưỡng cha mẹ, cũng là chẳng hiếu”. Nói cách khác, hiếu thảo bao gồm cả việc thay đổi thói hư tật xấu của bản thân.

Hiếu là nguồn gốc của tất cả đạo lý trong kinh Phật. Thuở xưa, Địa Tạng Vương Bồ Tát là một vị Bà La Môn nữ hiếu thuận. Mục Liên tôn giả vì muốn cứu mẹ khỏi ngạ quỷ đạo đã đến thỉnh Đức Phật cứu độ, từ đó có pháp hội Vu Lan Bồn. Trong Phật giáo, giết cha mẹ cũng như làm thân Phật chảy máu, đều thuộc trọng tội ngũ nghịch, phải đọa vào địa ngục Vô Gián. Nếu một người không biết hiếu thảo với cha mẹ mà lại đi mong cầu phước báo thì chẳng có cách nào để đạt được cả.

nước La Dự Kỳ có một người rất hung ác, ngu si; bất hiếu với cha mẹ, khinh lờn người hiền, chẳng kính trưởng lão; gia đình suy kém, không được toại nguyện. Anh bèn phụng thờ thần lửa để cầu phước báo. Phương pháp thờ thần lửa là mặt trời gần lặn phải nhóm đống lửa lớn, hướng vào đó lễ bái, đến nửa đêm lửa tắt mới thôi. Cứ như thế trọn ba năm không thấy phước chi cả.

Anh xoay qua thờ mặt trời, mặt trăng. Phương pháp thờ mặt trời, mặt trăng là sáng mặt trời mọc, tối mặt trăng lên đều hướng về mặt trời, mặt trăng lễ bái, chừng nào mặt trời mặt trăng lặn mới thôi. Luôn trong ba năm như thế lại cũng chẳng thấy phước chi cả.

Anh đổi lại thờ trời, đốt hương quỳ lạy, dâng cúng hương thơm, hoa tốt, rượu ngon, thịt béo, nào dê, heo, bò, trâu cho đến nghèo cùng cũng chẳng được phước chi. Cực khổ lao nhọc mà trong gia đình không khỏi bệnh hoạn.

Khi anh nghe Đức Phật đang giáo hóa ở nước Xá Vệ, đến cả chư thiên đều tôn kính. Anh suy nghĩ: “Nếu ta đến phụng sự ắt hy vọng được phước”. Anh liền sang nước Xá Vệ, đến nơi Phật ở. Lúc vừa vào cửa tinh xá, xem thấy Đức Thế Tôn hình dung rực rỡ, nhan sắc đẹp lạ như trăng sao. Vừa thấy Phật anh rất hoan hỷ, cúi đầu làm lễ chắp tay bạch Phật: “Đời con rất ngu si chẳng biết Tam Tôn, phụng thờ thần lửa, nhật nguyệt cùng các vị thiên thần, siêng năng trọn chín năm mãi chẳng được phước. Nhan sắc tiều tụy, khí lực suy vi, thân thể nhiều bệnh hoạn, chết chẳng hẹn ngày. Cúi mong Đức Thế Tôn, bậc thầy cứu độ trời người. Phải chi xưa kia con biết quy y, ắt được phước lành”.

Đức Phật bảo: “Việc làm của ngươi là yêu tà, quỷ mị. Cúng tế như núi, tội như sông biển. Sát sanh cầu phước, phước ắt lìa xa. Giả sử trăm kiếp cần khổ tận sát trâu dê ngập trời dùng để cầu cúng, tội lớn như núi Tu Di, phước nhỏ như hạt cải, chỉ phí công mất của, rất đáng tiếc thương. Lại nữa, ngươi là người bất hiếu với cha mẹ, khinh lờn người hiền lành, chẳng kính người trưởng thượng, cống cao, ngạo mạn, ba độc thiêu đốt. Tội càng ngày càng sâu nặng, đâu do nhân duyên nào mà đặng phước đức. Nếu biết sửa đổi tâm tánh, lễ kính người hiền, mỗi mỗi động tác phụng thờ bậc trưởng thượng, bỏ tánh ác, sửa mình, làm nhân thì bốn phước càng ngày càng tăng thêm, đời đời khỏi tai họa. Những gì là bốn phước? Một là nhan sắc đoan trang, hai là khí lực cường tráng, ba là an ổn không bệnh, bốn là chết già không thọ yểu. Thực hành không giải đãi mới mong đắc đạo”.


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Lời bạt cho tấm biển ngạch Hương Quang Trang Nghiêm
Hương thơm công đức phước huệ, ánh sáng từ bi nhiếp thọ của Như Lai theo chiều dọc suốt cả ba đời, theo chiều ngang trọn khắp mười phương đều xông chiếu trọn khắp. Phàm phu đầy dẫy triền phược trọn chẳng nghe thấy, như kẻ mắt mù mũi điếc giữa trưa đi ngang rừng Chiên Đàn, trọn chẳng ngửi được mùi hương Chiên Đàn, chẳng thấy được ánh sáng mặt trời. Nếu sanh lòng chánh tín, thường niệm Phật hiệu, do được vạn đức hồng danh của Như Lai ngầm hun đúc, gia bị, nên nghiệp tiêu, trí rạng, chướng tận, phước cao, sẽ tự có thể tùy theo khả năng của chính mình mà đắc tam-muội nên thấy nghe đôi chút [hương công đức, ánh sáng từ bi của Phật], hoặc chứng Vô Sanh Nhẫn nên thấy nghe lớn lao, cho tới dùng sự trang nghiêm của Phật để tự trang nghiêm. Thầy Giám Viện là đại sư Diệu Chân mong những ai đến đây đều cùng được nhiễm mùi hương của Phật, cùng được hưởng quang minh của Phật, cậy tôi đề bốn chữ này và viết lời bạt để thưa với bậc thông sáng mai sau (Ấn Quang Đại sư - Mùa Thu năm Kỷ Mão, tức năm Dân Quốc 28 - 1939)


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

* Trong thời thế hiện nay, dẫu là bậc cổ Phật đã thành Chánh Giác thị hiện, chắc chắn cũng chẳng đề xướng gì khác ngoài chuyện “giữ vẹn luân thường, tận hết bổn phận và chú trọng nơi pháp môn Tịnh Độ!” Dẫu cho Đạt Ma đại sư thị hiện trong lúc này, cũng sẽ dùng pháp môn cậy vào Phật lực để dạy dỗ.
Thời tiết, nhân duyên thật sự là căn bản. Trái nghịch thời tiết, nhân duyên, cũng giống như mùa Đông mặc áo vải mỏng, mùa Hạ mặc áo cừu, đói uống, khát ăn, không chỉ vô ích mà ngược lại còn có hại! (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư trả lời cư sĩ Vương Đức Châu - 1)


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

* Ông chưa biết tông chỉ Tịnh Độ. Hãy nên y theo những gì đã nói trong Một Lá Thư Gởi Khắp mà sanh lòng tin thật sự, phát nguyện thiết tha, chí thành khẩn thiết, niệm danh hiệu Phật. Đừng dùng cách niệm quán tâm, hãy nên dùng cách niệm nhiếp tâm. Trong kinh Lăng Nghiêm, Đại Thế Chí Bồ Tát nói: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc Tam Ma Địa, ấy là bậc nhất”. Khi niệm Phật trong tâm (ý căn) phải niệm cho rõ ràng, rành rẽ, nơi miệng (thiệt căn) phải niệm cho rõ ràng, rành rẽ, nơi tai (nhĩ căn) phải nghe cho rõ ràng, rành rẽ. Ý, thiệt, nhĩ, ba căn mỗi mỗi đều nhiếp thủ Phật hiệu thì mắt cũng chẳng ngó Đông, dòm Tây, mũi cũng chẳng ngửi những thứ khí vị khác, thân cũng chẳng lười trễ, biếng nhác, đó gọi là “nhiếp trọn sáu căn”. Nhiếp trọn sáu căn để niệm tuy chẳng thể hoàn toàn không có vọng niệm, nhưng so với kẻ chẳng nhiếp [sáu căn để niệm] thì trong tâm thanh tịnh hơn nhiều lắm, vì thế gọi là “tịnh niệm”.
Nếu thường giữ được tịnh niệm cho liên tục chẳng bị gián đoạn, tâm sẽ tự được quy về một chỗ. Ở mức cạn là đắc nhất tâm, mức sâu là đắc tam-muội. Tam Ma Địa cũng là tên gọi khác của Tam Muội, ở đây (Trung Hoa) dịch là Chánh Định, hay còn dịch là Chánh Thọ. Chánh Định nghĩa là tâm an trụ nơi Phật hiệu, chẳng còn rong ruổi theo bên ngoài nữa. Chánh Thọ ngụ ý những gì được nạp thọ (thâu nhận) trong tâm chỉ là cảnh duyên công đức của Phật hiệu, hết thảy cảnh duyên đều chẳng thể được! (Thêm nữa, Chánh Định có nghĩa là Tịch lẫn Chiếu cùng viên dung, Chánh Thọ có nghĩa là khuất phục được vọng, Chân hiển hiện. Xin coi trong thư trả lời cư sĩ X... ở Vĩnh Gia - thư thứ năm, trong bộ Ấn Quang Văn Sao Tăng Quảng Chánh Biên). Có thể thật sự nhiếp cả sáu căn để niệm, chắc chắn nghiệp chướng tiêu trừ, thiện căn tăng trưởng. Chẳng cần phải quán tâm mà tâm tự thanh tịnh, sáng tỏ, sao lại đến nỗi mắc bệnh tâm hỏa bốc lên nữa ư? Do ông là phàm phu nghiệp lực cực nặng, lầm lạc dùng pháp quán tâm nên mới đến nỗi như thế. Pháp quán tâm chính là pháp tu Quán bên Giáo, chẳng thích hợp lắm với người niệm Phật!
Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối mới là vô thượng diệu pháp thích hợp khắp hết thảy căn cơ thượng, trung, hạ, cả phàm lẫn thánh. Hãy nên biết: “Nhiếp trọn” chú trọng tại Nghe. Dẫu niệm thầm trong tâm cũng vẫn phải nghe, bởi lẽ trong tâm khởi niệm liền có tướng của tiếng. Tai chính mình nghe tiếng trong tâm của chính mình, vẫn rành rẽ, rõ ràng. Nếu có thể nghe được từng câu, từng chữ rõ ràng, thì sáu căn đều quy về một (Hễ nhĩ căn được nhiếp thì các căn không cách nào rong ruổi theo bên ngoài, có thể đạt đến nhất tâm bất loạn. Xin hãy đọc lá thư gởi cho nữ sĩ Từ Phước Hiền trong bộ Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tăng Quảng Chánh Biên). So với tu những pháp Quán khác [thì pháp Niệm Phật] ổn thỏa, thích đáng nhất, ít tốn sức nhất, khế lý, khế cơ nhất. (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư trả lời cư sĩ Dương Vỹ Chương)


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thâm Nhập 1 Môn

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Thư trả lời cư sĩ Từ Chí Nhất - Ấn Quang Đại Sư

Hôm qua nhận được thư, biết con là thiếu niên phát tâm tu Tịnh nghiệp, khôn ngăn vui mừng, hâm mộ! Muốn trả lời thư trong ngày hôm qua, nhưng vì có khách nên chưa rảnh rỗi. Nay gởi cho con một cuốn Tịnh Độ Ngũ Kinh, đây là căn bản của pháp môn Tịnh Độ. Đọc kỹ hai bài tựa trước - sau của Quang sẽ tự biết được ý nghĩa chánh yếu. Tịnh Độ Thập Yếu, một bộ năm cuốn, đây chính là những trước thuật thiết yếu nhất của cổ nhân nhằm giảng rõ Tịnh Độ, trong bài tựa đã nói tường tận. Một bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, đây là sự tích vãng sanh xưa - nay. Một cuốn Gia Ngôn Lục, một cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn, đây là những sách hết thảy mọi người nên thường đọc. Một cuốn Sức Chung Tân Lương, một cuốn Cứu Kiếp Biên, một bộ Lịch Sử Thống Kỷ; sách này có bảng phân loại. Nếu tra cứu những chuyện hiếu và bất hiếu thì tra cứu trong bảng phân loại ở đầu quyển sẽ thấy được những chuyện hiếu và bất hiếu trong cả bộ sách. Một bộ An Sĩ Toàn Thư, sách Tây Quy Trực Chỉ cũng nằm trong ấy. Nếu [các sách định gởi cho con trên đây, đem] chia làm hai gói mà [vẫn] chưa đủ thì sẽ bỏ thêm Kỹ Lộ Chỉ Quy và Vật Do Như Thử vào. Nếu đủ rồi sẽ không thêm.

Mong con hãy cung kính đọc kỹ Ngũ Kinh, Thập Yếu thì sẽ biết rõ duyên do của pháp môn Tịnh Độ. Các pháp môn được giảng trong cả một đời đức Phật đều cậy vào tự lực để tu trì, đoạn Hoặc, chứng Chân, hòng liễu sanh tử, khó khăn còn hơn lên trời! Nếu do Tín - Nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì vạn người tu, vạn người về, nhưng cần phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, ăn chay, niệm Phật, cầu sanh Tây Phương. Dùng những điều này để tự hành, lại còn dùng những điều này để dạy người, khiến cho khắp hết thảy mọi người cùng tu Tịnh nghiệp, cùng sanh Tịnh Độ.

Tuổi con còn thơ ấu, phải cực lực chú ý giữ gìn thân thể! Hãy đọc kỹ sách Dục Hải Hồi Cuồng trong bộ An Sĩ Toàn Thư và Thọ Khang Bảo Giám. Có nhiều thiếu niên ý niệm tình dục dấy lên rồi bèn thủ dâm; chuyện ấy khiến thân thể bị tổn thương tột cùng, chớ nên phạm! Hễ phạm sẽ tàn hại thân thể, nhơ bẩn tự tâm, khiến cho thân thể hữu dụng bị chết yểu hoặc trở thành phế nhân yếu ớt không làm nên cơm cháo gì! Lại còn phải hằng ngày phản tỉnh, suy xét tội lỗi nơi thân, nơi tâm, ngõ hầu chẳng đến nỗi tự mình tàn hại. Nếu không, cha mẹ không nói, sư trưởng chẳng nói, bạn bè đàn đúm xúi giục nhau tạo thành thói ác ấy; chuyện này nguy ngập còn hơn đi vào vực sâu, bước trên băng mỏng đấy!

Tăng Tử có tư cách đại hiền mà đến lúc sắp chết mới nói: “Kinh Thi chép: ‘Dè dặt kinh sợ, như vào vực sâu, như đi trên băng mỏng’. Từ nay trở đi, ta biết đã thoát”. Chưa đến lúc sắp chết thì vẫn thường kinh sợ, nay ta sắp chết mới biết mình không bị hãm [trong tội lỗi]. Cừ Bá Ngọc năm hai mươi tuổi biết mười chín năm trước sai trái; đến tuổi năm mươi, biết bốn mươi chín năm trước đều sai. Khổng Tử vào tuổi bảy mươi còn muốn trời cho sống thêm vài năm hoặc dăm mười năm nữa để học kinh Dịch hòng tránh lỗi lớn. Cách thánh hiền gìn giữ, trưởng dưỡng sự phản tỉnh, suy xét như vậy chính là nền tảng để học Phật liễu sanh tử. Những điều khác đã được nói tường tận trong Văn Sao và các sách khác, cho nên không viết cặn kẽ!

Con tên là Giám Chương[1], lại còn có trí huệ chân chánh thì không gì chẳng hợp với Phật, thánh, không gì chẳng thuận với pháp thế tục. Người đời nay hễ hơi thông minh bèn cuồng vọng, đấy đều là vì chẳng biết nghĩa “vì việc học mà [đạo đức] ngày càng tăng thêm, vì đạo mà [thói hư] ngày càng tổn giảm”. “Vì việc học mà [đạo đức] ngày càng tăng thêm” chính là lấy đạo đức của thánh hiền chất chứa trong thân tâm ta. “Vì đạo mà [thói hư] ngày càng tổn giảm” là từ đấy phản tỉnh, suy xét nghiêm ngặt, sao cho khởi tâm động niệm trọn chẳng phạm tội lỗi gì! Nếu không, dẫu là bậc văn tài lỗi lạc vẫn chẳng thể vì việc học, huống hồ vì đạo! Hiện nay thời cuộc nguy hiểm, hãy nên khuyên hết thảy già - trẻ - trai - gái hằng ngày thường kiền thành niệm thánh hiệu Quán Thế Âm như một kế sách bậc thượng để cầu hòa bình, giữ gìn thân mạng. Trừ cách này ra, không tìm được cách nào khác đâu! Quang già rồi, mục lực lẫn tinh thần đều chẳng đủ, từ rày chỉ nên xem các sách như Văn Sao v.v… đừng gởi thư đến nữa, do không có sức để thù tiếp vậy!

Trước đây, thầy đã gởi pháp danh, kinh sách [cho con]. Thư lần này gởi đến, con chỉ ghi là “cẩn bẩm” (kính thưa), không khỏi quá ngạo mạn! Pháp Niệm Phật tùy theo cơ nghi, chớ nên chấp chặt. Nhưng trong hết thảy pháp, chọn lấy một pháp quan trọng nhất thì không chi bằng “lắng tai nghe kỹ”: Niệm từ tâm khởi, tiếng từ miệng phát ra, âm thanh lọt vào tai; đi, đứng, nằm, ngồi đều niệm như thế, nghe như thế. Niệm lớn tiếng, nhỏ tiếng, niệm thầm trong tâm, đều nghe như thế. Khi niệm thầm, trong tâm vẫn có tướng của tiếng, chứ không phải là không có tiếng. Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông Chương có câu: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc tam-ma-địa, ấy là bậc nhất”. Khi niệm Phật có thể lắng tai nghe kỹ chính là cách nhiếp trọn sáu căn. Bởi lẽ, tâm niệm thuộc về Ý Căn, miệng niệm thuộc về Thiệt Căn, tai nghe thì mắt chẳng nhìn chi khác, mũi chẳng ngửi gì khác, thân chẳng buông lung, biếng nhác. Vì thế gọi là “nhiếp trọn sáu căn”. Nhiếp trọn sáu căn để niệm thì tạp niệm dần dần dứt, cho đến không còn, vì thế gọi là “tịnh niệm”.

Thường giữ cho tịnh niệm liên tục chẳng gián đoạn sẽ đạt được Niệm Phật tam-muội. Tam Ma Địa chính là tên khác của tam-muội. Chúng ta tùy phần tùy sức niệm, tuy chưa thể đạt ngay được tam-muội, nhưng sẽ gần với tam-muội. Chớ nên nghĩ là dễ dàng rồi muốn mau đạt, kẻo sẽ dấy lên các ma sự! Người đắc Niệm Phật tam-muội thì trong đời này đã dự vào địa vị thánh nhân. Vì thế, hãy nên tự lượng! Pháp Tùy Tức[2] chính là pháp thứ chín được nói trong môn Thử Sanh Tha Sanh Thập Niệm Nhất Niệm (đời này, đời khác, mười niệm, một niệm) của cuốn Bảo Vương Tam Muội Luận, tức cuốn thứ năm của bộ Tịnh Độ Thập Yếu, xem [sách ấy] sẽ tự biết. Vì thế, chẳng cần phải nói nhiều. Mong hãy sáng suốt soi xét. Đang trong lúc đại kiếp đối đầu, quốc gia lẫn thân mạng mất - còn chẳng chắc này, cố nhiên nên nhất tâm niệm Phật, niệm Quán Âm để cầu hòa bình. Đừng nên hờ hững cầu tri giải mở mang để mong trở thành bậc thông gia vậy!

Chú thích:

[1] Giám Chương có nghĩa là soi xét, thấy biết rõ ràng, rạng rỡ.

[2] Pháp Tùy Tức được luận Bảo Vương Tam Muội (do ngài Phi Tích soạn vào đời Đường) nói tới ở đây, vốn xuất phát từ kinh Bi Hoa, do ngài Mật Tô (tiền thân của A Súc Bệ Phật khi còn tu nhân) chế ra. Theo đó, thay vì lấy xâu chuỗi để niệm Phật, hành nhân dùng hơi thở thay cho xâu chuỗi. Hễ thở ra bèn niệm Phật một câu, hít vô bèn niệm Phật một câu.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách