Vô Minh .

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Kinh nghiệm thực tiễn :
Từ ngàn xưa dựa vào những kinh nghiệm thực tiễn con người đã có nhận định về Thiện và ÁC . Thiện tức là hành động có kết quả tốt và đưa đến lợi ích , còn bất thiện là đưa đến sự sai trái không đúng, thất bại và đau khổ . Cũng như vậy theo tạng kinh tạng cũng có cách gọi là Tâm Thiện và Tâm Bất Thiện . Và theo tạng Vi Diệu Pháp thì chúng ta có cách gọi mới của Tâm Thiện là Tâm Dục Giới Tịnh Hảo nói tắc là Tâm Tịnh Hảo .

Đúng như vậy con người ta cũng đã được xác định là có 2 phần tốt và xấu . Khi phần xấu chiến thắng thì con người ta làm toàn hành động xấu , khi phần thiện thắng thì người ta làm hành động tốt . Đây là thực tiễn khách quan mà người đời đều nhận thấy và rút tỉa qua bao đời.

Như vậy thực tế con người không phải chỉ lúc nào cũng toàn là làm xấu và bất thiện cả .

Vô Minh :
Ở đây chúng ta có Si mê(MOHA) và tà kiến(MICCHÀDITTHI) xuất phát từ Vô Minh(AVIIJJÀ) .Sở hữu si còn gọi là Sở Hữu Bất Thiện Biến Hành vì sở hữu này được tìm thấy trong tất cả tâm bất thiện . Các bạn lưu ý ở đây Si mê
Và từ vì do Vô Minh nên ta có Tham và Sân . Tham làm cho thì bị đối tượng thu hút, dính mắc theo trần cảnh, muốm gom mọi vật làm sở hữu cho chính mình . Còn Sân thì mang tính chất là tàn hại , phá hoại , não hại


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

Vô minh nghĩa là không sáng suốt. Sáng suốt tức là nhận biết vạn vật theo đúng chân lý và phát huy được trí tuệ tối hậu.
Vì vậy, nếu nói cho đúng về nghĩa thì tất cả Hiền Thánh Tam Thừa đều còn vô mnh và tu tập trong vô minh, nhưng cái khác là có biết hướng đến chỗ hết vô minh hay là đắm chìm trong vô minh lại ẢO TƯỞNG LÀ HẾT VÔ MINH.
Nên, nói đến hoàn toàn sạch hết vô minh CHỈ CÓ PHẬT VỚI PHẬT MÀ THÔI. Không chỉ là phàm phu, nhân thiên, A LA HÁN, BÍCH CHI PHẬT CÒN VÔ MINH DO TÂM CHẤP MẮC KHÔNG THẤY ĐƯỢC CHÂN LÝ ĐÚNG NHƯ THẬT, TRÍ TUỆ HẠN HẸP, mà hàng Đại Bồ Tát siêu việt hơn những hạng trước vô số lần cũng vẫn còn vi tế vô minh, dù trí đã hơn hàng phàm phu và Thánh nhân Nhị Thừa vô số lần cũng vẫn chưa đạt đến trí tuệ cùng tột của chư Phật, nên bậc Pháp Thân Đại Sĩ vẫn còn phải "PHÁ TỪNG PHẦN VÔ MINH, CHỨNG TỪNG PHẦN PHÁP THÂN".
Nếu miễn cưỡng mà nói thì tu Phật pháp cũng có phần đoạn trừ vô minh, hiểu biết đúng đắn hơn nên so với phàm phu tục tử thì hàng Bồ Tát, hay thậm chí CHỈ LÀ A LA HÁN, BÍCH CHI PHẬT CŨNG VẪN KHÔNG CÓ CÁI VÔ MINH CỦA PHÀM PHU, DÙ KHÔNG PHẢI THẬT NGHĨA ĐOẠN TRỪ HẾT SẠCH VÔ MINH NHƯ PHẬT.


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

zelda đã viết: Kinh nghiệm thực tiễn :
Từ ngàn xưa dựa vào những kinh nghiệm thực tiễn con người đã có nhận định về Thiện và ÁC . Thiện tức là hành động có kết quả tốt và đưa đến lợi ích , còn bất thiện là đưa đến sự sai trái không đúng, thất bại và đau khổ . Cũng như vậy theo tạng kinh tạng cũng có cách gọi là Tâm Thiện và Tâm Bất Thiện . Và theo tạng Vi Diệu Pháp thì chúng ta có cách gọi mới của Tâm Thiện là Tâm Dục Giới Tịnh Hảo nói tắc là Tâm Tịnh Hảo .

Đúng như vậy con người ta cũng đã được xác định là có 2 phần tốt và xấu . Khi phần xấu chiến thắng thì con người ta làm toàn hành động xấu , khi phần thiện thắng thì người ta làm hành động tốt . Đây là thực tiễn khách quan mà người đời đều nhận thấy và rút tỉa qua bao đời.

Như vậy thực tế con người không phải chỉ lúc nào cũng toàn là làm xấu và bất thiện cả .
Thật ra, phàm phu dùng 99.99% thì giờ của mình lăn lộn trong bất thiện pháp đó em . Chẳng thế, Đức Thế Tôn đã không dạy chúng ta bài Kinh Lửa Cháy (Tương Ưng Bộ Kinh - Kinh 35.28). Chỉ khi tu tập, chúng ta họa may biết được Tham Sân Si đang hành hạ chúng ta từng giây phút như thế nào, họa may chúng ta mới nhận ra Tham Sân Si thô kệch cũng như vi tế đang ẩn náu trong Tâm chúng ta ra sao .

Link của bài Kinh Lửa Cháy (Tương Ưng Bộ Kinh - Kinh 35.28):

http://www.zencomp.com/greatwisdom/uni/ ... u4-35a.htm
zelda đã viết: Vô Minh :
Ở đây chúng ta có Si mê(MOHA) và tà kiến(MICCHÀDITTHI) xuất phát từ Vô Minh(AVIIJJÀ) .Sở hữu si còn gọi là Sở Hữu Bất Thiện Biến Hành vì sở hữu này được tìm thấy trong tất cả tâm bất thiện . Các bạn lưu ý ở đây Si mê
Và từ vì do Vô Minh nên ta có Tham và Sân . Tham làm cho thì bị đối tượng thu hút, dính mắc theo trần cảnh, muốm gom mọi vật làm sở hữu cho chính mình . Còn Sân thì mang tính chất là tàn hại , phá hoại , não hại
=D> =D> =D>


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Các bạn cùng Zelda và YP học bài Kinh Lửa Cháy nhé :) .

Nghe xong bài Kinh này, tất cả 1000 vị Tăng đắc đạo quả A la hán: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui với trạng thái này nữa". kinhle

Thân chúc các bạn nghe xong bài Kinh Lửa Cháy, các bạn cũng đạt được thành quả như 1000 vị Tăng thời xa xưa . kinhle

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

http://www.zencomp.com/greatwisdom/uni/ ... u4-35a.htm

28.VI. Bị Bốc Cháy (S.iv,19)

1) Một thời Thế Tôn trú ở Gàya, tại Gàyasiisa cùng với một ngàn Tỷ-kheo.

2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

-- Tất cả, này các Tỷ-kheo, đều bị bốc cháy. Và này các Tỷ-kheo, tất cả cái gì đều bị bốc cháy?

3-5) Mắt, này các Tỷ-kheo, bị bốc cháy . Các sắc bị bốc cháy. Nhãn thức bị bốc cháy. Nhãn xúc bị bốc cháy. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não... Tai... Mũi...

6-7) Lưỡi bị bốc cháy. Các vị bị bốc cháy. Thiệt thức bị bốc cháy. Thiệt xúc bị bốc cháy. Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não... Thân...

8) Ý bị bốc cháy. Các pháp bị bốc cháy. Ý thức bị bốc cháy. Ý xúc bị bốc cháy. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy... đối với tai... đối với mũi... đối với lưỡi... đối với thân... nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với các pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí hiểu biết rằng: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui với trạng thái này nữa".

10) Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

11) Và trong khi lời giải đáp này được nói lên, tâm của một ngàn Tỷ-kheo ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Là phàm phu, chúng ta hãy học căn bản cho vững , tạm gọi là diệt được Thân Kiến, Hoài Nghi và Giới Cấm Thủ . Khi diệt được chúng, ít ra, chúng ta không còn đi đi về về bốn đường ác đạo (súc sanh, ngạ quỷ, A tu la, địa ngục).

Đàng này, chúng ta ai cũng Tham Sân Si . Khi chết, không ai biết rõ mình sẽ đi về đâu, nói chuyện cao xa, quả thật, không ích lợi gì . tangbong tangbong tangbong


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Để hiểu bài Kinh Lửa Cháy, chúng ta cùng ôn lại vài danh từ căn bản:

http://caodaism.org/CaoDaiTuDien/l/l5-025.htm

a) LỤC CĂN: Sáu gốc rễ có sức nảy sanh.

Lục căn chính là sáu giác quan của con người để nhận biết sự vật:

1. Nhãn (mắt)
2. Nhĩ (tai)
3. Tỷ (mũi)
4. Thiệt (lưỡi)
5. Thân (da thịt)
6. Ý (tư tưởng).

b) LỤC THỨC: Sáu điều hiểu biết của con người.

Lục thức có được là do Lục căn. Lục thức gồm:

1. Nhãn thức: cái biết của mắt do nhìn thấy.
2. Nhĩ thức: cái biết của tai do sự nghe.
3. Tỷ thức: cái biết của mũi do sự ngữi.
4. Thiệt: cái biết của lưỡi do sự nếm.
5. Thân thức: cái biết của da thịt do đụng chạm.
6. Ý thức: cái biết của tư tưởng do trí não.

c) LỤC TRẦN: Trần là bụi, chỉ cõi trần. Lục trần là sáu cảnh nơi cõi trần diễn ra trước Lục căn, làm cho Lục căn sanh ra Lục thức. Lục trần gồm:

1. Sắc: cảnh vật có màu sắc xinh đẹp.
2. Thinh: âm thanh êm ái, lời nói ngọt ngào.
3. Hương: mùi thơm của hoa, của món ăn.
4. Vị: thức ăn ngon béo bổ.
5. Xúc: trang sức lụa là, da thịt mát mẻ.
6. Pháp: tư tưởng mưu tính thực hiện cho thỏa ý.

d) LỤC DỤC: Sáu điều ham muốn.

Lục trần khêu gợi Lục căn, Lục căn sanh ra Lục thức, Lục thức sanh ra Lục dục. Lục dục gồm:

1. Sắc dục: ham muốn nhìn thấy sắc đẹp.
2. Thinh dục: ham muốn nghe âm thanh êm tai.
3. Hương dục: ham muốn ngữi mùi thơm dễ chịu.
4. Vị dục: ham muốn món ăn ngon miệng.
5. Xúc dục: ham muốn xác thân sung sướng.
6. Pháp dục: ham muốn ý nghĩ được thỏa mãn.

=================================

YP chú thích:

LỤC ĐẠO (Trời, Người, A Tu La, Địa ngục, Ngă quỷ và Súc sinh) bao gồm 2 cõi lành (Trời và Người), và 4 cõi ác (A Tu La, Địa ngục, Ngă quỷ và Súc sinh). Bốn cõi ác là nơi chúng ta đi đi về về, mới thật là quê hương của chúng ta . Lâu lâu, chúng ta sinh được làm người, làm trời; ví như con rùa mù hàng trăm năm nổi lên mặt biết một lần, chui vào cái lỗ của khúc cây nổi dập dềnh trên mặt biển . =D>

Chúng ta quả thật là may mắn: vừa được làm người, vừa có đủ trí khôn biết điều hay lẽ phải, vừa được học Phật pháp . Trưởng Lão Narada khuyến khích chúng ta như sau :

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-dp&pp/dp&pp00.htm

"Được một vị Phật ra đời là hy hữu!
"Được một giáo lý cao minh là hy hữu!
"Được tái sanh làm người là hy hữu!

"Đời sống mặc dầu quý, quả thật là bấp bênh, vô định. Cái chết, trái lại, là điều không thể cưỡng, và nó sẽ đến, chắc như thế."
Sửa lần cuối bởi yen-phuong vào ngày 16/07/08 07:42 với 1 lần sửa.


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Trong bài Kinh Bốc Cháy, Đức Thế Tôn dạy về "Mắt" như sau :

Mắt, này các Tỷ-kheo, bị bốc cháy . Các sắc bị bốc cháy. Nhãn thức bị bốc cháy. Nhãn xúc bị bốc cháy. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi cái gì? Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não .

Khi phân tích đoạn trên từng chi tiết, chúng ta được Đức Thế Tôn dạy:

Mắt bị bốc cháy .
Các sắc bị bốc cháy .
Nhãn thức bị bốc cháy .
Nhãn xúc bị bốc cháy.
Cảm thọ do nhãn xúc bị bốc cháy .

Lửa tham, lửa sân, lửa si đốt cháy mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc, cảm thọ do nhãn xúc .
Sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đốt cháy mắt, sắc, nhãn thức, nhãn xúc, cảm thọ do nhãn xúc .


Cứ thế, chúng ta phân tích tiếp:

Tai bị bốc cháy .
Các thanh bị bốc cháy .
Nhĩ thức bị bốc cháy .
Nhĩ xúc bị bốc cháy.
Cảm thọ do nhĩ xúc bị bốc cháy .

Lửa tham, lửa sân, lửa si đốt cháy tai, thanh, nhĩ xúc, cảm thọ do nhĩ xúc .
Sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đốt cháy tai, thanh, nhĩ xúc, cảm thọ do nhĩ xúc .


Mũi bị bốc cháy .
Các hương bị bốc cháy .
Tỷ thức bị bốc cháy .
Tỷ xúc bị bốc cháy.
Cảm thọ do tỷ xúc bị bốc cháy .

Lửa tham, lửa sân, lửa si đốt cháy mũi, hương, tỷ xúc, cảm thọ do tỷ xúc .
Sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đốt cháy mũi, hương, tỷ xúc, cảm thọ do tỷ xúc .


Lưỡi bị bốc cháy .
Các vị bị bốc cháy .
Thiệt thức bị bốc cháy .
Thiệc xúc bị bốc cháy.
Cảm thọ do thiệt xúc bị bốc cháy .

Lửa tham, lửa sân, lửa si đốt cháy lưỡi, vị, thiệt xúc, cảm thọ do thiệt xúc .
Sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đốt cháy lưỡi, vị, thiệt xúc, cảm thọ do thiệt xúc .


Thân bị bốc cháy .
Các xúc bị bốc cháy .
Xúc thức bị bốc cháy .
Thân xúc bị bốc cháy.
Cảm thọ do thân xúc bị bốc cháy .

Lửa tham, lửa sân, lửa si đốt cháy thân, xúc, thân xúc, cảm thọ do thân xúc .
Sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đốt cháy thân, xúc, thân xúc, cảm thọ do thân xúc .



Và cuối cùng:

Ý bị bốc cháy .
Các pháp bị bốc cháy .
Ý thức bị bốc cháy .
Ý xúc bị bốc cháy.
Cảm thọ do ý xúc bị bốc cháy .

Lửa tham, lửa sân, lửa si đốt cháy ý, các pháp, ý thức, ý xúc, cảm thọ do ý xúc .
Sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đốt cháy ý, các pháp, ý thức, ý xúc, cảm thọ do ý xúc .


Tóm lại, tham, sân, si, sinh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đang đốt cháy toàn thể THÂN TÂM chúng ta .
Hay nói một cách cụ thể hơn:

Tham, sân, si, sinh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đang đốt cháy toàn thể THÂN TÂM Yến Phương.

(Wow ...)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Chúng ta học tiếp :) ...

http://www.zencomp.com/greatwisdom/uni/ ... u4-35a.htm

28.VI. Bị Bốc Cháy (S.iv,19)

...



9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy... đối với tai... đối với mũi... đối với lưỡi... đối với thân... nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với các pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí hiểu biết rằng: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui với trạng thái này nữa".

10) Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

11) Và trong khi lời giải đáp này được nói lên, tâm của một ngàn Tỷ-kheo ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.





Như vậy, toàn thể 1000 vị Tăng nghe Đức Thế Tôn thuyết giảng không hề lơ đãng . Từng lời của Đức Thế Tôn thấm vào tâm tư, vào xương tủy của chư Vị . Vì mười Ba la mật của chư Vị đã toàn hảo, lại thêm các Ngài tinh tấn từng giây từng phút, cộng thêm Lời Giảng thấm thía của Đức Thế Tôn, tất cả các điều kiện trên hội tụ lại, giúp các Ngài nhận rõ Thân Tâm của mình . Thế là các Ngài ... khởi lên trí hiểu biết rằng: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui với trạng thái này nữa". kinhle

Bài Kinh Bị Bốc Cháy quả siêu phàm . kinhle

Namo Buddhaya .
Namo Dhammaya .
Namo Sangaya .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

YP vừa thấy tấm hình này có thể tạm minh họa cho hiện tượng "Mắt Bốc Cháy":

Hình ảnh

Mến,
YP


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Lần này Zelda nói về cái gì tạo nên nghiệp .
Ở đây theo thuyết 12 nhân duyên thì ta có Vô Minh làm nhân sinh các duyên còn lại .
Vậy cái gì làm nhân sinh vô minh ?
Theo Đại Đức Thanh Tâm : nhân sinh vô minh là dục lậu , hữu lậu , vô minh lậu , tà kiến lậu .

TỨc là ở đây ta thấy rằng Vô Minh cũng sinh vô minh .
Tương tự ta cũng thấy rằng Nghiệp sẽ cho quả . Ở đây quả gồm 2 loại :
Quả trổ rồi thôi không để lại gì nữa . Ví như chiếc xe chạy hết xăng
Quả trổ nên nghiệp là quả của nghiệp ban đầu . Đây chính là nguyên nhân tạo nên luân hồi .
Do vậy Tham , Sân , Si cũng là quả của nghiệp quá khứ thưa các bạn .

Xin hết bài ở đây !!!!
Sửa lần cuối bởi zelda vào ngày 18/07/08 21:58 với 1 lần sửa.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chi YP ơi . Bài kinh quả Vi Diệu.
Theo em có phải ý rằng " các pháp hữu vi khổ đế bỏi Tham Ái " không chị/?


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

http://www.budsas.org/uni/u-ngan/thucte-02.htm

SỢ SỆT

Người nhận thấy cái sợ trong những việc không đáng sợ,
Và không sợ những việc đáng sợ,
Là còn mang tà kiến và phải chịu trạng thái đau khổ.

PHÁP CÚ KINH

Theo lời dạy của Ðức Phật, chỉ có một việc ta cần phải sợ. Nhưng bất hạnh thay! Chính đó là điều mà phần đông những người phàm như chúng ta ít sợ nhất. Ðiều duy nhất đáng cho ta sợ là hành ác, tạo nghiệp bất thiện (Akusala Kamma), bất luận dưới hình thức nào. Hành động (Kamma) bất thiện là những hành động bắt nguồn từ tham, sân, si, là những hành động có khuynh hướng tăng trưởng lòng tham, sân, si vì nó cũng tăng trưởng và kéo dài sự đau khổ trong vòng luân hồi, sanh tử triền miên. Bậc trí tuệ thì rất sợ và cố gắng lánh xa những hành động bất thiện, những hạng cuồng si thì thấy không có gì hại, lắm khi còn thấy vui sướng và đáng làm, đáng khen. Do đó có những hạng phụ huynh khuyên dạy con em "lăn xả vào đời", làm bất luận việc gì, có ngờ đâu đứa trẻ phải trả một giá rất đắc và rất đáng ghê sợ về sau, để hưởng trong hiện tại những tiến bộ vật chất tạm bợ, nhất thời, thật ra không đáng.

Một đàng khác người thế gian ghê sợ những điều mà đối với Ðức Phật, không có gì đáng sợ. Ta sợ những tai họa vật chất, những lỗ lả về tài chánh, ta sợ bệnh, sợ mất quyền thế, mất tiếng tăm và bao nhiêu cái sợ khác phụ thuộc vào hoàn cảnh ta đang sống. Ðối với Ðức Phật những cái sợ ấy và vô căn cứ. Khi nó phát sanh Ngài tự nghĩ "nó chỉ phát sanh ở hạng cuồng si, không thể phát sanh ở bậc trí tuệ". Ðó là một bài học cho người còn nhận thấy cái sợ trong những việc không đáng.

Ngày kia, có một đạo sĩ Bà-La-Môn đến hỏi Ðức Phật rằng người tu ẩn sĩ, một mình ở giữa rừng vắng vẻ quạnh hiu, khi mà chưa nhập định được thì có sợ không? Câu trả lời của Ðức Phật thật là sáng tỏ. Ngài nói "Thầy đã trả lời, này đạo sĩ, Thầy đã trả lời, và Ngài giải thích rằng những người tu ẩn sĩ, vì một lý do nào, chưa được chuẩn bị đầy đủ để sống đời cô độc ở giữa rừng sâu sẽ còn sợ sệt. Lúc chưa đắc quả Chánh Ðẳng Chánh Giác, Bồ Tát hằng tìm những nơi rùng rợn, ghê tởm sợ và sống một mình ở đó chờ cảm giác ghê sợ phát sanh để cố gắng chẽ ngự và dập tắt nó. Lúc ấy Ngài đã có tham thiền nhiều làm rồi và đã đạt được nhiều kết quả tinh thần rất cao, nên mỗi khi cái sợ phát sinh thì Ngài cố gắng vận dụng tâm lực để dập tắt và lần lần tiến đến mức thanh tịnh tuyệt đỉnh, chỉ có thể so sánh với một vị Phật. Tuy nhiên, Ðức Phật xác nhận rằng có sợ, đã nhìn thấy nguyên nhân của nó và Ngài nhìn nhận đối với người thế gian, tinh thần chưa được vững bền, đạo đức chưa được chắc chắn thì sợ là một sự thật. Thi sự có sự sợ sệt.

Ðành rằng, như Ðức Phật dạy, cái sợ chỉ phát sinh cho hạng cuồng si. Nhưng người thế gian thật sự là cuồng si. Cũng vì thế mà ta còn là người thế gian. Chúng ta luyến ái vật kia vật nọ, cố bám bíu lấy nó, giành giựt, ganh ghét lẫn nhau vì nó, và càng đi sâu càng bị màn vô minh che lấp. Vì thế ta đâm ra sợ. Nếu đôi khi chúng ta quyết can đảm lên, thế thường sự can đảm ấy có những lý do lầm lạc. Thí dụ như người thợ săn can đảm, với những khí giới tối tân, không sợ một thớt tượng. Trong khi mang theo súng ống đầy đủ để trừ một cái sợ nhỏ trong những cái không đáng sợ thì người thợ săn lại không sợ cái đáng lẽ phải sợ là tạo nghiệp bất thiện. Sự si cuồng tăng lên gấp đôi.

Chỉ có một con đường để thoát ra khỏi cái sợ. Ðó là con đường mà Ðức Phật đã vạch. Ngày nào mà ta chưa đến mức cuối cùng của con đường ấy, chừng nào mà ta chưa được hoàn toàn giải thoát, thì ta còn sợ. Nhưng ít ra, từ bây giờ ta hãy nhận ra nó và tìm hiểu nó là gì. Có phải là hậu quả bất hạnh của tham, sân, si không?

-ooOoo-

THOÁT RA KHỎI CÁI SỢ

Tất cả đều sợ hình phạt.
Tất cả đều sợ chết.
Hãy so bụng ta với bụng người,
Không nên sát sanh và không nên làm cho người khác sát sanh.

PHÁP CÚ KINH

Người có đạo đức, nhờ căn bản đạo đức, làm cho người khác yên tâm khi nghĩ đến mình. Con người đạo đức không khi nào là một dọa nạt, không khi nào giết người, không khi nào cướp giựt của ai, không cám dỗ, không nói xấu hay xay sưa phá rối. Một người đã nghiêm trì ngũ giới hẳn là trong sạch, là một người bạn láng giềng dễ chịu.

Có người cố làm giảm thiểu giá trị của 5 giới căn bản, cho rằng đó là những quy tắc "tiêu cực". Họ không chịu nghĩ đến hậu quả tích cực của nó là cái không khí yên lành mát mẽ mà người trì giới nghiêm chỉnh tạo quanh mình. Ðôi khi ta quên rằng điều mà phần đông mong mỏi không phải là sự trợ giúp tích cực mà chính là sự tự do, không bị phiền phức, không bị ai chen vào công việc mình. Người ta có thể tự mình lo công việc của mình và muốn được để yên. Ðó cũng là một điều mà người có tâm nhiệt thành với công tác xã hội nên lưu ý. Trong cái thế gian tranh chấp và phiền não lo âu này, không khí vui vẻ thuận hòa và yên tĩnh hẳn là đáng quý. Người nào có thể tạo nên một hoàn cảnh tương tợ là đã phục vụ nhân loại rất nhiều.

Ðã có bao nhiêu nhà tu ẩn sĩ, sống cô độc ở giữa rừng sâu mà không mang theo mình một loại khí giới nào. Vậy mà rất ít khi, nếu không phải là chưa bao giờ, ta nghe nói có vị nào bị thú dữ hành hung. Ðó vì chính những con thú rừng cũng nhạy cảm và tương ứng với không khí an lành từ ái mà các vị ấy đã tạo. Về điểm này, có nhiều lý do để tin rằng thú rừng tốt hơn người. Rất có thể loài thú không bao giờ làm tổn thương đến những nhân vật như chúa Jesus hay Giordano Bruno.

Người Phật tử tin chắc rằng một hành động có phương hại đến người khác không khi nào đem lại lợi ích cho mình. Vì vậy mà trong toàn thể lịch sử Phật Giáo không có trang nào bị máu làm hoen ố. Không có một người nào bị giết chóc hay bị hành hung vì không tin ở Ðức Phật. Phật Pháp là một lối sống tự do và cao thượng, chỉ thích hợp với một hạng người. Người Phật tử không tìm cách bắt buộc người khác phải chấp nhận lối sống ấy, bởi vì bắt buộc là đi ngược lại với tự do. Người Phật tử cũng không chủ trương rằng muốn được giải thoát hoàn toàn thì phải theo đạo Phật tức khắc. Vẫn còn thì giờ. Còn rất nhiều thì giờ. Còn cả một thời gian vô hạn. Những người không chấp nhận được Giáo Lý của Ðức Phật ngày hôm nay sẽ chấp nhận một ngày khác. Ta không cần phải lo sợ cho họ, cũng không nên làm ra vẻ ta đây là Cứu Tinh. Họ sẽ tự cứu lấy họ, mặc dầu chậm trễ, mặc dầu không phải bằng những phương tiện mà hiện nay họ đang tin tưởng.

Bây giờ, người Phật tử phải có thái độ như thế nào đối với người khuyên mình đổi tôn giáo theo về với họ? Thái độ của ta phải là hiểu biết, từ ái và nhẫn nại. Dầu sau, dẫu có trá hình đi nữa, đó cũng là một cử chỉ thân thiện. Người Phật tử phải lấy thiện ý đáp lại thiện ý. Ta hãy nói qua cho họ biết một ít về Phật giáo.


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách